MỤC LỤC
MỞ ĐẦU.................................................................................................................2
I. Đặc điểm hình thái vòng đời phân loại của sán lá:..................................3
II. Các bệnh do sán lá gây ra.........................................................................4
II.1. Bệnh sán lá dạ cỏ ở động vật dạ cỏ..........................................................4
II.2. Bệnh sán lá phổi.......................................................................................7
II.2.1. Bệnh sán lá phổi ở gia súc........................................................................7
II.2.2. Bệnh sán lá phổi ở gia cầm......................................................................10
II.3. Bệnh sán lá gan........................................................................................11
2.3.1 Bệnh sán lá gan ở động vật ăn thịt...........................................................11
2.3.2 Bệnh sán lá gan ở gia súc nhai lại............................................................13
KẾT BÀI.................................................................................................................17
1
MỞ ĐẦU
Cơ thể vật nuôi thường xuyên phải đối mặt với nhiều loại bệnh khác nhau, trong
đó một số bệnh thường gặp trong chăn nuôi như bệnh dịch tả, bệnh phó thương
hàn, một số bệnh do kí sinh trùng như bệnh sán dây, bệnh sán lá…Mỗi loại bệnh
có mức độ nguy hại khác nhau đến các giai đoạn sinh trưởng và phát triển của vật
nuôi . Khi mắc phải bệnh vật nuôi thường mắc phải những triệu chứng như bỏ ăn,
gầy gò, khả năng miễn dịch kém…làm giảm sức sống và sức sản xuất của vật
nuôi từ đó ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế cùa người chăn nuôi. Vì vậy để chăn
nuôi đạt hiệu quà cao thì trước hết người chăn nuôi cần phài nắm vững các kiến
thức cơ bản về kĩ thuật chăn nuôi bên cạnh đó cần phải biết được một số loại bệnh
thường gặp ở vật nuôi để có phương pháp phòng trị kịp thời.
Nội dung sau đây sẽ giúp chúng ta tìm hiểu đại cương về 3 loại bệnh thường gặp
ở vật nuôi:
Bệnh sán lá gan
Bệnh sán lá dạ cỏ
Bệnh sán lá phổi
2
SÁN LÁ VÀ NHỮNG BỆNH DO SÁN LÁ GÂY RA
I.ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI -VÒNG ĐỜI -PHÂN LOẠI CỦA SÁN LÁ
*Đặc điểm hình thái
- Sán lá kí sinh thuộc ngành Platyhelminthes.
- Hình dạng: đa số sán lá dẹp theo hướng lưng bụng có hình dạng giống chiếc lá,
hình chóp nón, hình lòng máng, ..
- Màu sắc: sán lá có màu hồng, màu xám, màu trắng ngà.
- Kích thước thay đổi tuỳ theo loài sán biến động từ 0,1 mm đến 150 cm đôi khi
đến 1m.
-Cấu trúc:
+ Bên ngoài: nhẵn phủ những gai, vẩy, mang những giác bám.Sán lá có 2 loại
giác bám là giác bám miệng và giác bám bụng.
+ Bên trong gồm có:
*Hệ tiêu hoá
*Hệ bài tiết
*Hệ thần kinh
*Hệ sinh dục
*Hệ tuần hoàn và hô hấp hoàn toàn tiêu giảm
*Cơ quan cảm giác ờ sán trưởng thành bị tiêu giảm
-Sinh sản sán lá thụ tinh bằng cách tự thụ tinh hoặc thụ tinh chéo.
* Vòng đời
-Sán lá 1 kí chủ trung gian : cercaria rụng đuôi nhờ tuyến dịch thể bao bọc xung
quanh và biến thành nang ấu (metacercaria) tiếp tục phát triển thành sán trưởng
thành, nếu súc vật nuốt phải.
-Sán lá kí chủ trung gian: sau khi qua kí chủ trung gian thứ 2 cercaria biến thành
metacercaria nếu kí chủ cuối cùng ăn phải kí chủ trung gian thứ 2 sẽ nhiễm sán
trưởng thành.
- Sán lá 3 kí chủ trung gian: sau khi qua kí chủ trung gian thứ 2 cercaria biến
thành mesocercaria nếu kí chủ trung gian thứ 3 ăn phải kí chủ trung gian thứ 2 sẽ
phát triển thành metacercaria. Metacercaria sẽ phát triển thành dạng trưởng thành
nếu được kí chủ cuối cùng ăn phải kí chủ trung gian thứ 3.
3
* Phân loại
-Sán lá bao gồm 3 lớp phụ : Bucephalidae, Aspidogastridae, Prosostomidae
- Ở nước ta sán lá kí sinh ở vật nuôi chim thú chỉ gặp ở các loài thuộc sán phân
lớp Prosostomidae phân lớp này có 2 bộ, 9 phân bộ và nhiều họ.
II. CÁC BỆNH DO SÁN LÁ GÂY RA.
2.1. BỆNH SÁN LÁ DẠ CỎ Ở ĐỘNG VẬT NHAI LẠI
*Căn bệnh
Bệnh sán lá dạ cỏ thuộc họ Paramphistomatidae do nhiều loài giun sán gây
ra thuộc các giống: Paramphistomum, Gigantocotyle, Calicophoron,
Ceylonocotyle, Gastrothylax, Fischoederius, Carmyerius, Homalogaster,
Ogmocotyle. Loài được nghiên cứu nhiều nhất là Paramphistomum cervi.
Sán này thường ký sinh ở dạ cỏ, thời kỳ di hành thấy sán nhiều ở khí quản
như dạ lá lách, dạ muối khế, ruột non, ruột già, ống mật, túi mật, xoang bụng đôi
khi thấy ở bể thận.
Phân loại
Phân bộ: Paramphistomata Szidat, 1936.
Họ: Paramphistomatidae Fischoeder, 1901.
Phân họ: Paramphistomatinae choeder, 1901.
Giống: Paramphistomum Fischoeder, 1901.
Giống: Fischoederius Stiles et Goldberger, 1910.
Loài Paramphistomum cervi ( chrank 1790 )
Sán dài từ 5 - 15 mm. và rộng 2 - 3 mm. Thân hình nón, rất dày, thót phía
trước, mở rộng và tù phía sau. Màu đỏ nhạt, phần trước thấp hơn, phần sau càng
thẩm hơn. Lổ sinh dục ở gần khoảng một phần ba đoạn trước thân. Các manh
tràng kết thúc về phía lưng; giác bụng cuối thân, rộng và sâu. Tinh hoàn chia
thành nhiều thùy không rõ và cái rõ và cái nọ ở sau cái kia, các tuyến noãn hoàn
hai bên thân, hình thành những nhóm dày đặc, sát nhau, kéo dài dài từ hầu sau
giác bụng, cả về phía lưng và phía bụng.
4
Trứng hình bầu dục, cực hẹp có nắp, ở cực đối diện vỏ trứng dày ra; kích
thước trứng 0,155 - 0,162 mm ( 0,075 - 0,090 mm ).
Loài Fischoederius elongatus ( Polrier 1883 ).
Thân màu vàng đỏ; dài 10 - 20 mm và rộng bằng 1/4 chiều dài, hai đầu hẹp
lại, giác bụng thường tròn, sâu, chiều dài bằng 1/8 chiều dài thân. Đầu sán mang
những gai thịt xung quanh lỗ miệng. Hầu hình bầu dục, dài 0,6 - 0,8 mm, dẫn đến
thực quản dài bằng hầu, tinh hoàn bầu dục chia thùy rõ rệt, xếp cái nọ sau cái kia
trên đường trung tuyến của thân sán, trước giác bụng, tinh hoàn sau 1-2 mm, tinh
hoàn trước 0,8-1 mm. Buồng trứng hình cầu, đường kính 0,3-0,35 mm ở giữa hai
tinh hoàn.
Trứng 0,125-0,135 ( 0,065-0,0070 mm ).
Loài ceyloncotyle scolicoelium ( Fischoeder 1901 ).
Dài 5,2 mm, rộng 1,8 mm. Đường lưng hơi cong. Giác bụng đường kính 0,87
mm. Hầu dài 0,5 mm. Thực quản có chỗ phình, dài 0,84 mm. Tinh hoàn chia thùy
không rõ, hình elip, dài 0,6 mm và dày 0,9 mm.
Trứng 0,121-0,131 ( 0,070-0,073 mm ).
Loài Calicophoron calicophorum ( Fischoeder 1901 ).
Dài 5-6 mm, có thể dài đến 8 mm, rộng 2,5-3,5 mm. Thân hơi hẹp, đường
lưng cong, giác bụng đường kính 1,5-2 mm. Hầu chiều dài 0,6-1 mm. Thực quản
chiều dài 0,62 mm, có nhiều chỗ phình. Tinh hoàn thường chia thùy rõ, dài từ 0,6-
0,9 mm và dày khoảng 1,2-1,4 mm.
Trứng 0,121-0,140 ( 0,055-0,062 mm ).
*Ký chủ
Vật chủ cảm nhiễm: trâu nhiễm cao nhất, kế đến là bò, cừu, dê.
Ký chủ trung gian: là các loài Planorbis compressa, Gyraulus albus, Galba
bulumoides, Bulinus conturtus, Indoplanorbis exustus.
*Vòng đời
Sán thường ký sinh ở dạ cỏ, sán đẻ trứng, trứng theo phân ra ngoài, nếu gặp
điều kiện thuận lợi sau thời gian 11-12 ngày chúng nở ra miracidium ở nhiệt độ
26-30
0
C, micracidium bơi lội trong nước tìm ký chủ trung gian là các loài ốc. Sau
đó xâm nhập vào và phát triển thành sporocysts. Sporocysts sinh sản vô tính cho ra
5
9 redia, mỗi redia sinh sản vô tính cho ra 16-20 cercaria. Quá trình tiến hành
trong ký chủ trung gian cần 52-60 ngày. Sau đó Cercaria chui ra khỏi ký chủ trung
gian bơi lội trong nước một thời gian rụng đuôi tạo thành kén metacercaria bám
vào cây cỏ thủy sinh. Nếu súc vật ăn cỏ có lẫn cercaria hoặc nang ấu
metacercaria, ấu trùng vào đường tiêu hóa, ấu trùng sẽ trải qua các quá trình di
hành phức tạp cuối cùng đến dạ cỏ phát triển thành sán trưởng thành sau một thời
gian 7-14 tuần. Sán có thể sống trong cơ thể một năm và có thể ký sinh ở động vật
hoang dã khác.
*Dịch tễ
Phân bố hầu như khắp nơi trên thế giới.
Tỷ lệ nhiễm ở trâu cao hơn ở bò ( trâu 100%; bò: 90,4%; dê: 20%)
Biến động nhiễm sán tăng dần theo lứa tuổi.
*Cơ chế sinh bệnh
Sán trưởng thành có giác miệng, giác bụng rất khỏe nên ký sinh thường làm
tổn thương niêm mạc.
Ấu trùng thường làm tổn thương niêm mạc ruột và các cơ quan khác.
Đồng thời đem theo vi trùng gây bệnh, xâm nhập vào cơ quan có khi làm
con vật chết.
Độc tố tiết ra có thể gây sưng, viêm, loét, xuất huyết, thủy thủng, thiếu
máu.
*Triệu chứng
Ấu trùng sau khi xâm nhập vào cơ thể, chúng tiếp tục di hành và cư trú
trong các cơ quan, sau vài ngày xuất hiện triệu chứng tiêu chảy, mệt mỏi, gầy
còm, niêm mạc mắt, mũi nhợt nhạt.Sau 7-10 ngày nhiễm bệnh có khi nhiệt độ cơ
thể tăng tới 40-40,5
0
C, đôi khi thấy thủy thủng ở vùng vú, và vùng gian hàm. Khi
tiêu chảy nặng phân có thể lẫn máu và chất nhày hôi thối. Lông xù xì, dễ rụng,
mắt trũng sâu, lờ đờ. Khi nhiễm nặng con vật ngày càng gầy yếu trầm trọng rồi
chết sau từ 5-30 ngày.
*Bệnh tích
Xác chết gầy còm. Dạ cỏ có nhiều sán. Niêm mạc dạ cỏ, dạ tổ ong, tá tràng và
ruột bị viêm cata hay xuất huyết. Có nhiều sán non ở niêm mạc và các cơ quan
khác. Niêm mạc tăng sinh dầy lên sau đó hoại tử,hạch lâm ba thoái hóa, túi mật
sưng to.
*Phòng trị
6
Định kỳ tiêm phòng bệnh ( 1 năm 2 lần, những vùng nhiễm nhiều thì 1 năm 3-4
lần).
- Vệ sinh, chăm sóc quản lý tốt.
- Diệt ốc, vệ sinh sát trùng bãi chăn thả, chuồng trại….Ủ phân tiêu diệt trứng sán.
Khi nhập gia súc mới phải kiểm tra và tiêm phòng bệnh.
- Dùng 1 trong các sản phẩm sau của ANOVA để phòng và trị bệnh.
+ NITRONIL : Tiêm dưới da 1 ml/ 25 kg thể trọng.
Thú non : 3 tháng 1 lần.
Thú lớn : 6 tháng 1 lần.
+ Kết hợp tiêm NOVA Fe + B12 hoặc NOVASAL COMPLEX hoặc NOVA-
HEPA + B12 hoặc NOVA-ATP COMPLEX để giúp thú phục hồi cơ thể.
- Trị bằng Albendazole liều 10 mg/kg thể trọng cho uống, muốn diệt sán non tăng
liều gấp đôi.
2.2. BỆNH SÁN LÁ PHỔI
2.2.1. Bệnh sán lá phổi ở gia súc
*Định nghĩa ca bệnh
- Ca bệnh lâm sàng: ho ra máu, thường ra ít một lần với đờm, màu đỏ tươi hoặc
màu rỉ sắt, cũng có khi ho ra nhiều máu tươi cùng một lúc, ho ra máu từng đợt
trong năm và có khi kéo dài nhiều năm; thường không kèm theo sốt, không có
tình trạng nhiễm trùng trừ trường hợp bội nhiễm, cơ thể ít suy sụp khác với bệnh
lao và các bệnh phổi khác. Có hội chứng 3 giảm ở đáy phổi, nếu sán ở trong màng
phổi có thể gây tràn dịch màng phổi.
- Ca bệnh xác định: xét nghiệm có trứng sán lá phổi trong đờm hoặc trong phân
(do bệnh nhân nuốt đờm) hoặc trong dịch màng phổi.
*Chuẩn đoán:
+ Loại mẫu bệnh phẩm: chủ yếu là đờm hoặc dịch màng phổi hoặc phân nếu
bệnh nhân nuốt đờm.
+ Phương pháp xét nghiệm: soi tươi tìm trứng trong đờm hoặc ly tâm lắng cặn
đờm, dịch màng phổi để tìm trứng sán lá phổi.
*Tác nhân gây bệnh:
Trong 40 loài sán lá phổi, có trên 10 loài gây bệnh chủ yếu là Paragonimus
westermani; ở Việt Nam mới chỉ phát hiện thấy loài Paragonimus heterotremus ở
miền Bắc.
7