Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Rối nhiễu tâm trí tuổi học đường pps

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (111.62 KB, 5 trang )

Rối nhiễu tâm trí tuổi học đường
Ở các nước phát triển, cứ 10 học sinh thì có một trẻ
bị rối nhiễu tâm trí. Ở các nước đang phát triển, tỷ lệ
ở mức cao hơn, có nước lên đến 20% như Ethiopia,
Pe Ru, Ấn Độ. Tại Việt Nam, các nghiên cứu gần đây
của Trung tâm Nghiên cứu và Đào tạo Phát triển
cộng đồng (Liên hiệp các Hội Khoa học & Kỹ thuật
VN) đã chỉ ra gánh nặng rối nhiễu tâm trí là một vấn
đề sức khỏe công cộng rất đáng quan tâm trong
trường học.
Rối nhiễu tâm trí là gì?
Rối nhiễu tâm trí là tình trạng lệch lạc về sức khỏe
tâm trí đã vượt qua ngưỡng tự điều chỉnh của cơ thể.
Đây là một dạng rối loạn tâm thần. Trên thực tế, rối
nhiễu tâm trí biểu hiện phức tạp, diễn biến dần dần
nên dễ bị chẩn đoán nhầm sang các bệnh thực thể
khác hoặc bị bỏ qua.
Ở mức độ nhẹ, bệnh có biểu hiện rất chung chung
như nhức đầu, mệt mỏi không có nguyên nhân rõ
ràng, chán ăn, hồi hộp hoặc đau bụng, lo lắng quá
mức, khả năng tập trung trong học tập kém đi, trí nhớ
giảm Thường giai đoạn này, bệnh không được phát
hiện, hoặc phổ biến hơn, được chẩn đoán nhầm sang
một bệnh thực thể khác như cúm, mất ngủ, suy nhược
cơ thể, viêm họng, đau dạ dày, rối loạn giấc ngủ, rối
loạn nhịp tim
Tổ chức Y tế Thế giới đã tổng kết, 1/4 số bệnh nhân
đến khám các bệnh tiêu hóa, tim mạch, xương khớp,
thần kinh ở các phòng khám đa khoa, thực chất
không bị các bệnh trên, mà là bị rối nhiễu tâm trí.
Số đông rối nhiễu tâm trí, sau một thời gian dài có


thể hồi phục. Một tỷ lệ nhỏ các đợt bệnh diễn biến
mau dần, các triệu chứng xuất hiện rõ rệt và thường
xuyên hơn, ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt và học tập
của trẻ. Trẻ trở nên rất khó tập trung trong học tập,
học hành sa sút ở tất cả các môn bất chấp mọi cố
gắng.
Những hậu quả đáng tiếc xảy ra với lứa tuổi học sinh
như chán học, bỏ học, phá rối, bỏ nhà ra đi hoặc tự
tử, phần lớn bắt nguồn từ rối nhiễu tâm trí không
được phát hiện và điều trị kịp thời.

Phát hiện rối nhiễu tâm trí
Khác với các bệnh thực thể (chẩn đoán bệnh chủ yếu
dựa vào kết quả xét nghiệm), chẩn đoán rối nhiễu tâm
trí chỉ có một cách duy nhất là dựa vào khám lâm
sàng. Các xét nghiệm khác chỉ giúp để loại trừ các
bệnh thực thể.
Tổ chức Y tế Thế giới khuyến cáo, việc chẩn đoán rối
nhiễu tâm trí ở lứa tuổi học đường phải được bắt đầu
từ gia đình và trường học. Trước những biểu hiện bất
thường về hành vi ứng xử, tâm lý, tình cảm, thói quen
sinh hoạt hoặc kết quả học tập của trẻ sút kém, cha
mẹ, thầy cô giáo cần bình tĩnh theo dõi và tâm sự với
trẻ, cùng phân tích tìm căn nguyên. Khi không có lý
do hay giải thích xác đáng nào được đưa ra, phải nghĩ
đến rối nhiễu tâm trí và sử dụng bộ công cụ sàng lọc
SDQ25.
SDQ25 là một bảng hỏi khoa học dùng cho phát hiện
rối nhiễu tâm trí ở trẻ từ 4-16 tuổi, do tác giả Robert
Goodman thuộc Viện tâm thần London đưa ra vào

thập niên 90. SDQ25 có tỷ lệ phát hiện bệnh đúng và
tỷ lệ loại trừ bệnh đúng đạt từ 70 đến 95% khi so
sánh với kết quả khám chuẩn của chuyên gia tâm
thần nhi khoa quốc tế.
Ở Việt Nam, trung tâm Nghiên cứu và Đào tạo Phát
triển Cộng đồng đã tiến hành dịch thuật và đưa vào
đánh giá thử nghiệm trên cộng đồng. Sử dụng SDQ25
sẽ nhanh chóng giúp các bậc cha mẹ hoặc nhà trường
định hướng tình trạng sức khỏe tâm trí của trẻ.
Nếu trẻ có số điểm trên ngưỡng, cần đưa trẻ đến
khám tư vấn ở phòng khám về dự phòng và chống rối
nhiễu tâm trí. Tại đó, một nhóm các nhà tâm thần
học, tâm lý học, bác sĩ nhi khoa sẽ tiến hành phối hợp
đánh giá để đưa ra chẩn đoán chắc chắn và cùng gia
đình, nhà trường phân tích, xác định yếu tố nguy cơ
gây rối nhiễu tâm trí cho trẻ, từ đó tìm biện pháp
khắc phục.

×