Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Viêm ruột thừa trẻ em: Dễ chẩn đoán nhầm pps

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (112.95 KB, 5 trang )

Viêm ruột thừa trẻ em: Dễ chẩn đoán nhầm
Điều trị bằng kháng sinh đến ngày thứ 10 thì bé
N.H.L(6 tuổi, ở Hà Nội) rơi vào tình trạng đau
bụng, sốt cao mê man Bác sĩ cho hay, bé bị
viêm ruột thừa giai đoạn muộn do chẩn đoán
nhầm.
Nhầm lẫn tai hại
Gia đình bé L cho biết, hơn 1 tuần trước bé bắt
đầu nhăn nhó kêu đau bụng, nôn và đi tiêu
chảy Cho rằng con mình lại mắc chứng bệnh
liên quan đến tiêu hoá, gia đình đã đưa bé đến
khám tại một cơ sở tư nhân. Sau đó, bé L đã
được bác sĩ ở cơ sở này kê uống nhiều ngày một
số loại thuốc, trong đó có kháng sinh.
Đến ngày thứ 10 kể từ khi bị đau bụng bé L đã
rơi vào tình trạng đau bụng dữ dội, sốt cao mê
man, không muốn ăn, uống Lúc này, gia đình
bé mới hốt hoảng đưa con đi cấp cứu. Qua thăm
khám, các bác sĩ chuyên khoa thông báo, bệnh
nhi bị áp- xe ruột thừa, phần viêm đã vỡ mủ, gây
ra viêm ổ bụng và có thể dẫn đến biến chứng
dính ruột.
Theo TS. Trần Bình Giang, khoa Phẫu thuật cấp
cứu bụng, Bệnh viện Việt Đức, viêm ruột thừa
thừa là dạng cấp cứu hay gặp nhất, chiếm
53,38% mổ cấp cứu do bệnh lý bụng. Bệnh hay
gặp nhất từ lứa tuổi 3 - 15, sau đó giảm dần theo
tuổi.
Đây là một bệnh thường gặp, dễ điều trị và
không để lại di chứng nếu được chẩn đoán sớm
và chính xác trong vòng 24 giờ đồng hồ. Ngược


lại, để quá lâu ruột thừa viêm đã mưng mủ, vỡ
hoặc hoại tử sẽ gây áp-xe, viêm toàn bộ ổ bụng,
đe dọa tính mạng hoặc để lại những di chứng về
sau như táo bón hoặc tiêu chảy mãn tính.
Ở trẻ em (đặc biệt ở lứa tuổi dưới 6), việc chẩn
đoán viêm ruột thừa thường dễ bị nhầm lẫn sang
các loại bệnh khác do trẻ chưa biết xác định
chính xác vị trí đau mà thường chỉ khóc, bỏ ăn
uống, không muốn cho người lớn đụng chạm
vào người, đặc biệt là phần bụng.
Trong khi đó, nhiều người lớn do chủ quan hoặc
không có kiến thức về bệnh cũng cho rằng trẻ bị
rối loạn tiêu hoá, hoặc khó chịu trong người nên
đã cho trẻ uống thuốc kháng sinh, làm cảm giác
đau của trẻ giảm đi, hoặc khó phân biệt. Đây là
một trong những sai lầm tai hại bởi phần viêm
không được xử lý kịp thời có thể gây nhiễm
trùng hoặc bị hoại tử khiến bệnh trở nên nghiêm
trọng, có thể dẫn đến tử vong.
Biểu hiện khi trẻ viêm ruột thừa
Theo lời khuyên của các bác sĩ chuyên khoa, trẻ
rất có thể bị viêm ruột thừa và cần đến bệnh viện
ngay nếu có những triệu chứng như: sốt, tiêu
chảy, nôn, trằn trọc, quấy khóc, co chân bên phải
gấp vào bụng. Trẻ không ăn, quan sát bụng thấy
chướng nhẹ.
Cần lưu ý, trong trường hợp trẻ bị viêm ruột
thừa dạng nhiễm độc thì thường ít thấy đau bụng
hơn nhưng thường sốt rất cao (39 - 40oC), mạch
nhanh nhỏ, thở nông, có thể tụt huyết áp, đầu

ngón chân, tay tím lạnh.
Ở trẻ lứa tuổi dưới 2, bệnh viêm ruột thừa ít xảy
ra. Tuy nhiên, không nên loại trừ khả năng bệnh
xảy ra nếu thấy:
- Trẻ khóc thét và thường co gập người khi bị
chạm vào bụng.
- Sốt, mặt lừ đừ, bỏ bú, môi nhợt, tay chân lạnh.
- Nôn nhiều, có thể kèm theo tiêu chảy, thở gấp,
lơ mơ hoặc li bì.

×