Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Núm vú giả lợi hay hại? docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (112.43 KB, 5 trang )

Núm vú giả lợi hay hại?
Các bậc cha mẹ thường có thói quen cho bé ngậm
núm vú giả vì lý do này hay lý do khác. Tuy nhiên,
việc làm này có thật sự đúng? Và làm thế nào để bé
được an toàn nếu đó là sở thích của bé?
Lợi ích của việc ngậm núm vú giả
- Do núm vú giả được làm bằng cao su mềm rất
giống ti mẹ, nên việc ngậm núm vú giả có thể thay
thế ti mẹ, nhất là ở những trẻ có thói quen vừa ngậm
ti mẹ vừa ngủ.
- Núm vú giả giúp bé dễ đi vào giấc ngủ.
- Nếu bé đang rất đói bụng mà bạn còn phải mất
thời gian pha chế sữa hoặc chưa cho bé bú mẹ ngay
được thì núm vú giả sẽ có tác dụng “hoãn binh” rất
hữu hiệu.
- Giúp giảm triệu chứng SIDS: Các nhà khoa học
Mỹ đã tìm ra rằng, ngậm núm vú giả trong khi ngủ
giúp bé tránh được chứng đột tử.
- Bỏ đi dễ dàng: Khi muốn "cai" ngậm vú giả, bạn có
thể vứt đi dễ dàng trong khi việc bỏ thói quen mút tay
khó khăn hơn nhiều.
Tác hại
Bên cạnh những ích lợi trên, việc ngậm núm vú giả
cũng có những mặt tiêu cực đối với bé:
- Cho trẻ dùng núm vú giả sớm có thể gây ảnh
hưởng đến quá trình bú mẹ: Việc bú mẹ khác hẳn với
việc bú bình hay ngậm núm vú giả. Vậy nên nếu cho
bé dùng núm vú giả quá sớm sẽ khiến việc bú mẹ khó
khăn hơn.
- Nếu dùng núm vú giả với mục đích dễ ngủ, trẻ sẽ
rất dễ bị giật mình, khóc thét khi núm vú giả rời khỏi


miệng.
- Dùng núm vú giả tăng nguy cơ viêm tai giữa: Các
minh chứng đã chỉ ra rằng, dùng núm vú giả có liên
quan đến biệm viêm tai giữa. Và tình trạng viêm tai
giữa ở trẻ sơ sinh ít hơn trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên.
- Gây nên các vấn đề về răng miệng: Các chuyên gia
khuyến cáo rằng, chỉ nên dùng núm vú giả trong năm
đầu bởi nếu tiếp tục dùng trong những năm sau thì
răng cửa của bé sẽ có nguy cơ bị mọc xiên thậm chí
còn ảnh hưởng đến cấu tạo hàm trên và hàm dưới.
- Cả mút tay và ngậm núm vú giả đều rất mất vệ sinh
vì sẽ đưa vô số vi trùng xâm nhập vào cơ thể.
Những điều nên và không nên làm
Hiệp hội Sức khỏe bà mẹ trẻ em Hoa Kỳ khuyên: chỉ
nên cho bé dùng núm vú giả khi trẻ được trên 1 tháng
tuổi, tức là sau khi việc bú mẹ đã trở nên ổn định.
Không nên cho trẻ ngậm núm vú giả ngay sau khi
chào đời, hãy chờ đợi khi bạn đã thiết lập một chế độ
bú đều đặn.
Nếu trẻ không thích ngậm núm vú giả, bạn không nên
ép buộc trẻ, mà thay vào đó hãy “tôn trọng” quyết
định của bé. Bạn có thể thử lại vào lần hoặc từ bỏ
hoàn toàn ý định đó.
Không nên cho bé sử dụng núm vú giả trong một thời
gian dài, chỉ nên cho bé ngậm núm vú giả trước khi
ngủ, còn sau khi ngủ say nên lấy ra ngay.
Vệ sinh sạch sẽ núm vú giả. Trước khi cho bé dùng
núm vú giả, phải chắc chắn là nó đã được rửa thật
sạch và khử trùng. Có thể khử trùng bằng cách ngâm
trong dấm trắng vài phút và sau đó rửa sạch lại.

Nếu núm vú bị rơi ra trong khi bé ngủ thì bạn đừng
nên cố gắng đút nó lại miệng bé.
Cẩn thận khi chọn núm vú cho bé, có những loại dễ
bị cắn nát, bé sẽ nuốt và bị hóc.
Thay thế kịp thời: Không thể dùng mãi mãi một cái,
hãy kiểm tra, thay mới liên tục. Những núm vú bị
mòn, bị đứt, hỏng có thể gây hại cho trẻ.
Rửa sạch núm vú giả sau mỗi lần sử dụng, hoặc nếu
nó bị rơi xuống đất.
Không bao giờ được ngâm núm vú giả với bất kì chất
lỏng hoặc chất có vị ngọt nào vì nó có thể khiến bé bị
sâu răng.
Không bao giờ được sử dụng các núm vú giả tự gia
đình sản xuất.
Sử dụng một cái kẹp được thiết kế riêng để gắn núm
vú giả vào quần áo của bé, nhưng không bao giờ
được gắn nó với một sợi dây hay bất cứ vật gì có thể
khiến bé bị nghẹt thở.
Chỉ cho bé dùng một núm vú giả rỗng. Tránh các sản
phẩm được đổ đầy chất lỏng có thể là nơi trú ẩn của
các mầm bệnh.
Hầu hết mọi trẻ đều “cai” núm vú giả trong độ tuổi
từ 2 - 4 tuổi, tuy nhiên nếu con bạn không chịu từ bỏ
thói quen đó, bạn cần hỏi ý kiến bác sĩ để giúp bé.

×