Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Trẻ viêm ruột thừa dễ bị chẩn đoán nhầm pot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (118.23 KB, 6 trang )

Trẻ viêm ruột thừa dễ bị chẩn đoán nhầm
Bé Bi 4 tuổi, con chị Thu ở Khâm Thiên (Hà
Nội), vừa phải cắt bỏ mẩu ruột thừa sưng
đến mức sắp vỡ. Suýt nữa Bi đã không được
mổ kịp thời vì một bác sĩ chẩn đoán cháu bị
rối loạn tiêu hóa.
Thấy Bi kêu đau bụng, nôn, chị Thu mang
con đến một phòng khám tư. Bác sĩ nghi
lồng ruột, nhưng kết quả siêu âm không xác
định chẩn đoán này nên lại cho về tiếp tục
theo dõi. Về nhà, Bi bị đi ngoài nhiều lần.
Gọi điện cho bác sĩ, chị Thu yên tâm cho
rằng con mình chỉ bị rối loạn tiêu hóa.
Đến chiều, thấy con trai ngày càng đau bụng
dữ dội, xanh mét cả mặt mày, chị Thu đưa
con đến Bệnh viện nhi Trung ương khám.
Bé Bi được xác định viêm ruột thừa và mổ
cấp cứu ngay. Các bác sĩ cho biết chỉ chậm
chút nữa thì đoạn ruột thừa sẽ vỡ, có thể
nguy hiểm đến tính mạng.
Trường hợp trẻ viêm ruột thừa bị chẩn đoán
nhầm như bé Bi khá phổ biến. Bác sĩ Bùi
Ngọc Lâm, Phó trưởng phòng khám ngoại
Bệnh viện Xanh Pôn (Hà Nội), cho biết
viêm ruột thừa cũng có thể xảy ra ở trẻ em,
thậm chí có những trẻ 3-4 tuổi đã bị. Bệnh
này rất khó chẩn đoán và không dễ phân biệt
với các bệnh lý có triệu chứng đau bụng
khác.
Triệu chứng điển hình của viêm ruột thừa là
đau vùng bụng dưới bên phải. Tuy nhiên với


trẻ em, điểm đau rất khó xác định vì trẻ
không miêu tả được là đau ở đâu, thậm chí
bác sĩ ấn bụng chỗ nào cũng kêu đau. Viêm
ruột thừa cũng thường gây sốt, nhưng nhiều
trẻ không có triệu chứng này, chỉ khi đoạn
ruột viêm bị vỡ thì mới sốt.
Biểu hiện nôn và tiêu chảy ở trẻ viêm ruột
thừa cũng dễ bị nhầm với rối loạn tiêu hóa.
Ông Bùi Ngọc Lâm cho biết rất nhiều bác sĩ
bị nhầm như vậy, một phần do ở trẻ em,
viêm ruột thừa ít phổ biến hơn rối loạn tiêu
hóa.
Dấu hiệu
viêm ruột
thừa ở trẻ:

- Đau
bụng.
- Sốt nhẹ.
- Buồn
nôn và
nôn.
- Đi lỏng.
- Bụng
sưng hoặc
trương.
Các triệu
chứng n
ày
có thể

Ngoài ra, các biện pháp chẩn
đoán hình ảnh như siêu âm
không phải lúc nào cũng phát
hiện tổn thương viêm ruột thừa.
Chính vì vậy, không ít trẻ mắc bệnh này bị
phát hiện chậm hoặc điều trị sai, dẫn đến tử
vong.
Do bệnh khó xác định như vậy nên phụ
huynh cần đưa con đến bệnh viện nếu trẻ
đau bụng nhiều, không giảm sau 1-2 giờ,
kèm theo nôn, đi lỏng hoặc sốt. Viêm ruột
thừa ở trẻ em tiến triển rất nhanh, chỉ sau 6-
8 tiếng đã có thể vỡ (ở người lớn thường là 1
ngày, có thể đến 2-3 ngày), dẫn đến viêm
màng bụng, nguy cơ tử vong cao.
không
xuất hiện
đầy đủ.
"Việc theo dõi ở nhà rất nguy hiểm" - bác sĩ
Lâm nói. Ông cho biết từng có trường hợp
bệnh nhi có người thân là giáo sư y khoa nên
được để ở nhà theo dõi. Kết quả là khi đến
bệnh viện, ruột thừa đã bị vỡ.
Các bác sĩ cũng khuyến cáo phụ huynh tuyệt
đối không cho trẻ dùng thuốc giảm đau nếu
trẻ đau bụng mà chưa xác định được nguyên
nhân. Thuốc sẽ làm mất triệu chứng bệnh và
gây khó khăn cho việc chẩn đoán của bác sĩ.
Hậu quả là trẻ chậm được điều trị, dễ gặp
nguy hiểm hơn.



×