Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Quá trình hình thành bệnh suy dinh dưỡng part3 ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (196.69 KB, 6 trang )

các bà mẹ tưởng con mình mập ra, sổ sữa vì khi đo vòng cánh tay
hoặc theo dõi cân nặng không thấy giảm, ngược lại có thể tăng.
.Rối loạn sắc tố da: thường gặp ở nếp gấp cổ, nách,
háng, khuỷu tay, khuỷu chân, mông, với đặc điểm:
* Có thể là chấm hoặc nốt hoặc tập trung thành từng mảng
to nhỏ không đều.
* Thay đổi màu: đỏ  nâu  đen.
Đây là những vùng da có nhiều sắc tố melanin, do da bị
thiếu dinh dưỡng bị khô, bong vẫy dễ bị hăm đỏ, lở lóet.
Tình trạng thiếu dinh dưỡng còn biểu hiện ở các cơ quan
khác:
* Tóc thưa, bạc màu, dễ gãy, dễ rụng.
* Răng sậm màu, dễ sâu răng, dễ rụng hoặc mọc chậm
so với tuổi.
* Biểu hiện thiếu vitamin A ở mắt gây mù lòa.
* Xương: bị loãng do thiếu vitamin D và canxi làm
cho điểm cốt hóa chậm, đầu xương dài bị khoét và xương dễ bị
biến dạng.
* Gan: to và chắc do thoái hóa mỡ, nếu nặng có thể tử
vong do suy gan.
* Tim: trẻ dễ bị suy tim gây tử vong đột ngột do thiếu
đạm, thiếu máu, thiếu vitamin B1.
* Ruột: niêm mạc ruột teo dần, mất các nếp nhăn, làm
giảm chức năng hấp thu gây rối loạn tiêu hóa. Ngoài ra nhu động
ruột giảm gây chướng bụng.
* Tụy: tuyến tụy teo dần, giảm tiết các men tiêu hóa.
* Não: nếu trẻ bị SDD sớm lúc tế bào não chưa hình
thành đầy đủ (quí III của thai kỳ và 6 tháng đầu sau sanh) hoặc
lúc tổ chức não chưa hình thành và các dây thần kinh myelin hóa
(trước 3 tuổi) sẽ tác hại đến sự trưởng thành của não và giảm trí
thông minh.



b. Thể teo đét (Còn được gọi là MARASMUS). Ở thể này
trẻ bị SDD do đói thật sự, trẻ thiếu tất cả các chất đạm, glucid,
chất béo, ở mức độ trầm trọng. Năng lượng hầu như không còn,
vì vậy để sống trẻ phải huy động tất cả các chất dự trữ: glucid,
chất béo, và sau cùng là chất đạm. Biểu hiện lâm sàng chính của
thể này là trẻ mất hết lớp mỡ dưỡi da ở toàn thân.
Ở Việt Nam, dân gian thường gọi thể teo đét này là ban khỉ
vì trẻ có vẻ mặt gầy, mắt trũng, hốc hác, người teo nhỏ như con
khỉ. Các bắp thịt cũng teo nhỏ, nhão và mất hẳn, bụng chướn
mông teo và 4 chi khẳng khiu toàn thân chỉ còn da bọc xương.
- Nguyên nhân:
. Trẻ không được nuôi bằng sữa mẹ, phải uống nước
cháo loãng hoặc bột loãng thay sữa, loãng đến mức chỉ còn nưước
và có rất ít glucid.
. Trẻ bú sữa mẹ nhưng từ tháng thứ 4 trở đi, mẹ không
cho ăn thêm: bột, rau xanh, trái cây, chất béo và chất đạm. Hoặc
có trường hợp trẻ được bú sữa mẹ, được ăn dặm thêm các chất
khác nhưng thiếu chất béo là nguồn cung cấp năng lượng quan
trọng.
. Trẻ mắc các bệnh như sởi, tiêu chảy, mà mẹ bắt trẻ
kiên ăn.
. Trẻ bị sốt kéo dài, tiêu hao nhiều năng lượng.
- Lâm sàng:
. Các triệu chứng của thiếu vitamin A, B1, B12, D,
K, ở mức độ nhẹ hơn thể phù.
. Thể teo đét không có ttriệu chứng gan to do thoái hóa
mỡ do đó chức năng gan ít bị ảnh hưởng.
. Tim: trẻ ít bị đe dọa suy tim do mức độ thiếu đạm
thiếu máu thiếu K và thiếu B1 nhẹ hơn thể phù.

. Ruột: niêm mạc ruột ít bị tổn thương nặng nên trẻ ít
bị tiêu chảy và rối loạn tiêu hóa.
Ở thể teo đét này nếu điều chỉnh chế độ ăn kịp thời, giải
quyết được nguyên nhân trẻ sẽ nhanh chóng phục hồi. Tiên lượng
trước mắt của thể này tốt hơn thể phù.

c. Thể hỗn hợp
Đây là thể phù đã được điều trị, khi trẻ hết phù trở thành teo
đét nhưng gan vẫn còn to do thoái hóa mỡ, chưa phục hồi hoàn
toàn do trẻ teo đét, da bọc xương nhưng lại rối loạn sắc tố da.



Lâm sàng Maramus Kwashiorkor
Những dấu hiệu xuất hiện thường xuyên
Giảm cung cấp
Tuổi
Đặc tính
Phù
Lớp mỡ dưới
da
Teo cơ
Tinh thần
Năng lượng
0-2
mãn
Không
Mất nhiều

Thờ ở hay kích

thích
Protéin
1-3
cấp
Phù trắng, mềm ở chi
dưới, cẳng tay, mặt
Còn được giữ lại, nhưng
không chắc
Đôi khi bị che lắp do phù
Kích thích, rên rỉ, thờ ơ
Những dấu hiệu đôi khi xuất hiện
Thèm ăn
Tiêu chảy
Thay đổi ở da
Thay đổi ở tóc
Gan to
Mặt trăng tròn
Thường tốt
Thường gặp
Không
Ít
Không, ít
(-)
Kém, bỏ ăn
Thường gặp
Mảng sắc tố đôi khi bong-
viêm da
Thưa, dễ gãy, dễ nhổ
Gan to do tích tụ mỡ
(+)

Cận lâm sàng
Protid toàn
phần
A/G
Hb
Bình thường hay
giảm
Giảm hoặc bình
thường
Bình thường hay
Giảm
Giảm nhiều
Giảm nhiều
giảm
Xét nghiệm phân
Hạt mỡ (-) +++
Nước tiểu
N
2

Urê/Creatimin
Thiếu máu
Thiếu vitamin


+
+




++
++

6. Xét nghiệm
6.1. Thiếu máu nhược sắc
- Hồng cầu: giảm về số lượng và chất lượng.
- Huyết sắc tố giảm.
Do thiếu đạm, thiếu sắc, thiếu vitamin B12 và acid
folic,…những chất cần thiết để tạo hồng cầu.
6.2. Thiếu đạm
- Đạm tòan phần trong máu giảm rất nặng ở thể phù: < 4g%
và giảm ít hơn thể teo đét: 4-5g%.
- Tỷ lệ A/G bình thường ở thể teo đét do thành phần
albumin và globulin giảm đều nhau.
Ngược lại tỷ lệ A/G bị đảo ngược trong thể phù do thành
phần Albumin giảm là chủ yếu.
Ngoài ra do áp lực keo trong huyết tương giảm gây thoát
dịch và phù gian bào, ứ dịch ở màng bụng, màng tinh hoàn,…Aùp
lực máu vào thận cũng bị giảm gây thiểu niệu hoặc vô hiệu ở giai
đoạn nặng của bệnh.
- Thay đổi các thành phần của acid amin.
. Tăng loại không cần thiết: glycin, alanin, serin,…
. Giảm các loại cần thiết: tyrosin, Lysin, tryptophan,
methionin,…
6.3. Thiếu men chuyển hóa
Như các men:
- Phosphatase; - Esterase; - Cholinesterase; - Amylase; -
Lipase.
6.4. Rối loạn nước và điện giải
- Rối loạn phân phối nước: giữ nước ở gian bào trong thể

phù và thiếu nước mãn trong thể teo đét.
- Các chất điện giải trong máu bị giảm, nhất là trong thể
phù: Na
+
, Cl
-
, K
+
, Ca
++
, và HCO
3
-
.
6.5. Thiếu chất béo
Các thành phần chất béo trong máu đều bị giảm: lipid,
cholesterol, triglycerid.
6.6. Giảm khả năng bảo vệ cơ thể
Do các chức năng bảo vệ cơ thể đều giảm nên trẻ rất dễ mắc
các bệnh nhiễm trùng nhất là ở thể phù.
6.7. Suy chức năng gan
Nhất là trong thể phù khi gan đã to, chắc do thoái hóa mỡ.
Do thiếu men chuyển hóa nên chất lipid hình thành từ glucid thừa

×