Tải bản đầy đủ (.pdf) (24 trang)

NHỮNG TỔN THƯƠNG NIÊM MẠC MIỆNG LIÊN QUAN VỚI NHIỄM HIV Ở NGƯỜI CAI NGHIỆN MA TÚY doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (189.4 KB, 24 trang )

NHỮNG TỔN THƯƠNG NIÊM MẠC MIỆNG LIÊN QUAN
VỚI NHIỄM HIV Ở NGƯỜI CAI NGHIỆN MA TÚY

TÓM TẮT
Mục tiêu: Tỷ lệ người nhiễm HIV tại Việt Nam đang gia tăng ngày
càng cao, đặc biệt là nhóm người nghiện ma tuý.
Phương pháp: Khảo sát thăm dò 200 người cai nghiện ma tuý nhiễm
HIV thì tỷ lệ người có tổn thương niêm mạc miệng khá cao, thường gặp nhất
ở lứa tuổi từ 20–30 tuổi (68,5%); phái nam nhiều hơn phái nữ.
Kết quả: Nhóm tổn thương có liên quan mật thiết với nhiễm HIV
gặp nhiều nhất (88,6%). Nhiễm nấm Candida và Bạch sản tóc là hai tổn
thương thường gặp nhất (62,7%; 22,8%). Trong nhiễm nấm Candida thì tổn
thương dạng màng giả gặp nhiều nhất (48,5%), dạng ban đỏ (37,4%). Ngoài
ra còn có một số tổn thương khác như viêm nướu HIV, viêm nướu lở loét,
loét không đặc hiệu, viêm nướu miệng Herpes, tổn thương dạng mụn cơm.
Vị trí các tổn thương gặp nhiều nhất ở lưỡi (46,8%), khẩu cái (20,3%), niêm
mạc má (19%), môi (3,8%).
Kết luận: Trong khảo sát này không ghi nhận được trường hợp nào
có Sarcom Kaposi, ung thư tế bào gai, Lymphom không Hodgkin.
ABSTRACT
Objectives: In HoChiMinhcity, the population at highest risk of HIV
infection are drug users with an estimated prevalence of 65% seropositivity.
Method: This pilot survey was conducted on 200 drug users (170
male and 30 female) aged from 15 to 50, residing in a center of rehabilitation
and professional training in HoChiMinhcity. Oral examination was carried
out by 2 calibrated examiners to detect HIV related oral mucosal lesions
according to the diagnosis criteria of the WHO, 2002.
Result: HIV related lesions were detected in 81 subjects with a total
of 158 lesions. The overall prevalence was 40.5% and was significantly
higher in male than in female (62.7% and 22.8% respectively, p<0.05).
Among the subjects with detected lesions, 53.1% had 1 lesion, 28.4% had 2


lesions and 18.5% had 3 lesions or more. 88.6% lesions were HIV closely
related lesions with 62.7% oral candidiasis, 22.8% oral hairy leukoplakia,
1.9% HIV related gingivitis and 0.6% ulcerative necrotizing gingivitis.
Pseudomembranous type was found in 48.5% cases of oral candidiasis and
erythematous type in 37.4% cases. HIV related lesions were recorded in
3.8% cases such as atypical ulceration (0.6%), herpetic stomatitis (1.3%) and
papillomatous lesions (0.6%). Aphthous ulcer was found in 1.3% cases.
Sites of lesions were recorded in decreasing frequency as follows: tongue
46.8%, palate 20.3%, buccal mucosa 19.0%, lips 3.8%.
Conclusion: Poor oral hygiene status was most often associated with
HIV related oral mucosal lesions.
MỞ ĐẦU
Đến tháng 5/ 2004, Việt Nam có 81.000 người nhiễm HIV. Tp. HCM
là 1 trong 6 tỉnh thành có tỷ lệ nhiễm HIV cao nhất có trên 13.000 người
nhiễm HIV. Tỷ lệ nhiễm HIV ở người nghiện chích ma túy tại thành phố Hồ
Chí Minh tăng từ 26,6% vào năm 1993 đến 82,5% vào năm 2002
Người nhiễm HIV có ít nhất 1 loại biểu hiện vùng miệng trong thời
gian bệnh. Do đó biểu hiện miệng được xem là tiêu chuẩn quan trọng để
phát hiện và theo dõi diễn tiến của bệnh, đặc biệt là sự chuyển biến sang giai
đoạn AIDS.
Ở TP HCM người nhiễm HIV chủ yếu thuộc nhóm nghiện ma tuý.
Khảo sát thăm dò biểu hiện vùng miệng liên quan đến nhiễm HIV tại TT
GD-DN Bình Triệu để thu thập thông tin giúp cho việc thiết lập kế hoạch chăm
sóc và điều trị răng miệng nhằm cải thiện và nâng cao sức khoẻ răng miệng.
Mục tiêu nghiên cứu
Xác định tỷ lệ người cai nghiện có tổn thương niêm mạc miệng liên
quan nhiễm HIV.
Ghi nhận các đặc điểm lâm sàng của từng loại TTNMM liên quan với
nhiễm HIV.
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu cắt ngang mô tả
Đối tượng nghiên cứu
Mẫu khảo sát
200 người cai nghiện tại TT GD-DN Bình Triệu.
Phương pháp chọn mẫu thuận tiện.
Thời gian khám
Tháng 5 năm 2004.
Dụng cụ và vật liệu khám
Bộ đồ khám, cây đo túi, cây đè lưỡi bằng gỗ, găng tay, khẩu trang
giấy, đèn pin, máy chụp ảnh kỹ thuật số.
Chẩn đoán lâm sàng
Tổn thương niêm mạc miệng theo phân loại của WHO
Các tổn thương liên quan mật thiết với nhiễm HIV
Nhiễm nấm Candida: dạng màng giả, dạng ban đỏ, dạng tăng sinh hay
mãn tính, dạng chốc mép, Bạch sản tóc, Sarcôm Kaposi; Lymphom không
Hodgkin.
Bệnh nha chu: viêm nướu hoại tử –HIV, viêm nướu – HIV, viêm nha
chu – HIV
Các tổn thương có liên quan vừa với nhiễm HIV
Viêm nướu miệng Herpes, Zona, Tổn thương dạng mụn cơm (Nhiễm
HPV), Loét không đặc hiệu, Ban xuất huyết giảm Tiểu cầu, Nhiễm sắc
melanin, Viêm miệng lở loét hoại tử. Bệnh tuyến nước bọt: khô miệng, phì
đại tuyến nước bọt.
Các tổn thương ít liên quan với nhiễm HIV
Nhiễm nấm ngoài Candida: Histoplasma. Nhiễm Cryptococcus.
Nhiễm Cytomegalo virút. Viêm miệng áp tơ tái phát.
Rối loạn thần kinh: liệt mặt, bệnh dây thần kinh tam thoa.
Nhiễm xạ khuẩn,
Bệnh mèo quào

Phương pháp thu thập số liệu
Khám lâm sàng và ghi nhận các tổn thương vùng miệng.
Chụp ảnh những trường hợp điển hình.
Phỏng vấn trực tiếp bệnh nhân về phương thức & thời gian sử dụng
ma túy.
Xử lý số liệu
Số liệu thu thập qua các phiếu điều tra và được xử lý bằng phần mềm
Excel.
KẾT QUẢ
Mẫu khảo sát
Khảo sát thăm dò những tổn thương vùng miệng ở 200 người cai
nghiện tại Trung tâm giáo dục và dạy nghề Bình Triệu; bao gồm 85% (170
người) là nam và 15% (30 người) là nữ; đã ghi nhận được một số kết quả
như sau:
Nhóm tuổi thường gặp nhất là từ 21 đến 30 tuổi (chiếm 71,5%).
Người nhỏ tuổi nhất là 15 và lớn nhất là 52.
Tuổi trung bình là 26 tuổi (độ lệch chuẩn 5,9).
Kết quả khảo sát cho biết tỷ lệ nam/nữ
là 5,67:1.
Mẫu nghiên cứu
Trong mẫu khảo sát (200 người), 81 người có biểu hiện vùng miệng
(trong đó, người sử dụng ma túy bằng cách chích là 92,6%, bằng cách hút là
7,4%).
Bảng 1: Mẫu nghiên cứu phân bố theo tuổi và giới
Giới Tổng số
Nam Nữ
Tuổi
n

% n


% n

(%)

15 - 20

6 3,5 1

3,3 7 3,5
21-30 54 31,8 2

6,7 56

28,0
31-40 13 7,6 3

10,0 16

8,0
41-50 2 1,2 0

0,0 2 1,0
>50 0 0,0 0

0,0 0 0,0
Tổng số

75 44,1 6


20,0 81

40,5
X
2
=6,15 P = 0,013<0,05
Những người có tổn thương chiếm tỷ lệ 40,5%. Tỷ lệ người có tổn
thương ở phái nam (44,1%) nhiều hơn phái nữ (20%) (p = 0,013).
Nhóm tuổi thường gặp nhất là từ 21 đến 30 tuổi (chiếm 28,0%).
Bảng 2: Số tổn thương ở người có biểu hiện vùng miệng
Nam Nữ Tổng số Số
tổn thương/

1
bệnh nhân n

(%) n

(%) n (%)
1
4
1 54,7

2

33,3

43 53,1

2

1
9 25,3

4

66,7

23 28,4

> 3
1
5 20,0

0

0,0 15 18,5

Tổng
số
7
5
100,
0 6

100,
0
81,
0
100,
0

X
2
=6,52 P = 0,011<0,05
Trong 81 người có biểu hiện vùng miệng, tỷ lệ người có 1 tổn thương:
53,1%, người có 2 tổn thương: 28,4%, người có 3 tổn thương: 18,5%.
Tổn thương niêm mạc miệng (TTNMM):
Trong 81 người có tổn thương, kết quả khám ghi nhận có 158
TTNMM.
Bảng 3: Các TTNMM phân bố theo giới tính
Giới Tổng số
Nam Nữ
D
ạng tổn
thương
niêm m
ạc
miệng
n % n

% n %
Nấm
Candida
94

63,
9
5

45,
5

99

62,
7
B
ạch sản
tóc
35

23,
8
1

9,1

36

22,
8
Viêm
nướu HIV 2
1,4

1

9,1

3 1,9

Viêm nha

chu
9
6,1

1

9,1

10

6,3

Viêm
1 0,7

0

0,0

1 0,6

miệng lở loét
Loét
không đặc hiệu 0
0,0

1

9,1


1 0,6

Viêm

ớu miệng
Herpes 1
0,7

1

9,1

2 1,3

D
ạng mụn
cơm (nhi
ễm
HPV)
1
0,7

0

0,0

1 0,6

Aptơ (đơn
giản) 2

1,4

0

0,0

2 1,3

Nhiễm
sắc tăng
1
0,7

1

9,1

2 1,3

Bạch sản

1 0,7

0

0,0

1 0,6

Tổng số

14
7 100

1
1 100

15
8 100

Nhóm tổn thương liên quan mật thiết với nhiễm HIV có tỷ lệ 88,6%,
gồm có nhiễm nấm Candida chiếm tỷ lệ: 62,7%, tổn thương bạch sản tóc:
22,8%, viêm nướu HIV: 1,9%, viêm nướu lở loét: 0,6%.
Nhóm tổn thương có liên quan với nhiễm HIV có tỷ lệ 3,8%, bao gồm
loét không đặc hiệu: 0,6%, viêm nướu miệng Herpes: 1,3 %, tổn thương
dạng mụn cơm: 0,6%.
Nhóm tổn thương có thể gặp trong
nhiễm HIV chỉ có tổn thương áp tơ đơn giản chiếm 1,3%.
Bảng 4: Vị trí các TTNMM phân bố theo giới tính
Nam Nữ Tổng số
Vị
trí
n (%)

n

(%)

n (%)
Lưỡi


71 48,0 3 27,3

74 46,8
Môi 4 2,7 2 18,2

6 3,8
Nướu

14 9,5 2 18,2

16 10,1
Niêm
mạc má 27 13,5 3 9,1 30 19,0
Kh
ẩu
cái 31 20,9 1 9,1 32 20,3
T
ổng
số
147

94,6 11 81,8

158 100,0

X
2
=9,32 P = 0,054> 0,05
TTNMM gặp nhiều nhất ở lưỡi (46,8%), sau đó là khẩu cái (20,3%),
niêm mạc má (19,0%), môi (3,8%).

Giới tính không ảnh hưởng đến vị trí tổn thương niêm mạc miệng (p =
0,054).
Nhiễm nấm Candida
Trong 81 người có biểu hiện vùng miệng, 58 người có nhiễm nấm
Candida (76,3%); nam chiếm tỷ lệ là 71,1%, nữ là 66,7%.
Bảng 5: Vị trí tổn thương nấm Candida phân bố theo giới
Nam Nữ Tổng số
Vị
trí
n

(%) n

(%) n

(%)
Lưỡi

35 37,2 2

40,0 37 37,4
Kh
ẩu
cái mềm 31 33,0 1

20,0 32 32,3
Niêm
mạc má
26 27,7 2


40,0 28 28,3
Niêm
mạc môi 2 2,1 0

0 2 2,0
T
ổng
số 94 100,0

5

100,0

99 100,0

Tổn thương nấm Candida thấy nhiều nhất ở lưỡi (37,4%), khẩu cái
(32,3%), niêm mạc má (28,3%), niêm mạc môi (2,0%).
Bảng 6: Các dạng lâm sàng của tổn thương nấm Candida phân bố
theo giới tính
Nam Nữ Tổng số
D
ạng
lâm sàng
n

(%) n

(%) n

(%)

D
ạng
màng giả
44

46,8 4

80,0 48

48,5
D
ạng
36

38,3 1

20,0 37

37,4
ban đỏ
D
ạng
chốc mép
1 1,1 0

0,0 1 1,0
D
ạng
tăng sinh
13


13,8 0

0,0 13

13,1
T
ổng
số
94

100,0 5

100,0 99

100,0
Tổn thương dạng màng giả (48,5%) gặp nhiều nhất trong nhiễm nấm
Candida. Sau đó là tổn thương dạng ban đỏ (37,4%), dạng tăng sinh
(13,1%).
Nhiễm nấm Candida dạng chốc mép ít nhất, chỉ gặp ở 1 nam.
Tổn thương bạch sản tóc:
Bảng 7: Tổn thương bạch sản tóc phân bố theo tuổi và giới
Nam Nữ Tổng số
Tuổi

n

(%)

n


(%)

n

(%)

15 –
20 1 1,3 1

16,7 2 2,4
21 –
30 27

35,5 0

0,0 27

32,9
31 –
40 4 5,3 0

0,0 5 6,1
> 40

0 0,0 0

0,0 0 0,0
T
ổng

số
32

42,1 1

16,7 33

40,2
Trong 81 người có biểu hiện vùng miệng, 33 người có tổn thương
bạch sản tóc (40,2%). Chỉ có một trường hợp là nữ.
Lứa tuổi gặp nhiều nhất là từ 21-30 (32,9%).
Tổn thương bạch sản tóc chỉ khám thấy ở hông lưỡi.
Hạch cổ
Trong 200 người khám, tổng số người có hạch cổ là 44 người, trong
đó gồm 42 nam và 2 nữ. Vị trí hạch thường gặp nhất là vùng dưới hàm
(79,5%), vùng cổ (13,6%), vùng dưới cằm (6,8%).
Các biểu hiện lâm sàng toàn thân kèm theo:
1 bệnh nhân nam bị Zona ở da bụng.
1 nam bị ban đỏ toàn thân có nhiều mụn nước nhỏ.
Các yếu tố liên quan
Tình trạng vệ sinh răng miệng kém, ít được tiếp cận với các dịch vụ chăm
sóc răng miệng.
Phương thức sử dụng ma tuý: chích (92,6%), hút (7,4%).
Hút thuốc: đa số nam giới có hút thuốc.
BÀN LUẬN
Tỷ lệ
Theo kết quả nghiên cứu của nhiều tác giả, tỷ lệ tổn thương niêm mạc
miệng thay đổi trong một khoảng rất lớn (40%-72%). Tại Malaysia, kết quả
nghiên cứu của S.L Sujack trong nhóm nghiện chích ma túy nhiễm HIV tỷ lệ
tổn thương niêm mạc miệng cũng khá cao khoảng 40,6%. Kết quả khảo sát

của chúng tôi trên nhóm đối tượng nghiện chích ma túy ghi nhận được tỷ lệ
người có biểu hiện vùng miệng là 40,5%. Có nhiều kết quả khác nhau của
các nghiên cứu trên thế giới về tỷ lệ các tổn thương vùng miệng trên bệnh
nhân nhiễm HIV nhưng nhìn chung các tỷ lệ này tương đối cao, hay các tổn
thương niêm mạc miệng tương đối thường gặp trong nhóm người nhiễm
HIV.
Lâm sàng
Vị trí tổn thương: vị trí thường gặp là ở lưỡi chiếm 46,8% (trong đó,
lưng lưỡi và hông lưỡi là chủ yếu), tỷ lệ này trùng hợp với nghiên cứu của
S.L. Sujak là 40%. Theo y văn, hông lưỡi là vị trí đặc trưng của tổn thương
bạch sản tóc. Trong khảo sát của chúng tôi và của S.L. Sujak

tổn thương
thường gặp nhất là nhiễm nấm Candida, bạch sản tóc và lưỡi là vị trí hay gặp
của hai tổn thương này. Ngoài ra còn các vị trí khác như khẩu cái, niêm mạc
má, nướu, môi.
Các dạng lâm sàng
Nhiễm nấm Candida
Khảo sát trên nhóm nghiện chích ma túy có tỷ lệ nhiễm HIV khoảng
70%, đã ghi nhận được tỷ lệ nhiễm nấm Candida vùng miệng là 29%. Trong
những tổn thương niêm mạc miệng liên quan với nhiễm HIV, tổn thương
nấm Candida trong khảo sát của chúng tôi cũng có tỷ lệ cao nhất là 62,7%.
Sự khác nhau giữa tỷ lệ của các nghiên cứu theo W. Nittayananta có thể do
các yếu tố sau, sự dao động của mẫu nghiên cứu, các thông số lâm sàng
dùng để chẩn đoán có thể khác nhau giữa các quốc gia hay giữa các trung
tâm. Nghiên cứu của S.L. Sujak và K. Ranganathan, thấy rằng: trong các
dạng lâm sàng của nhiễm nấm Candida thì dạng màng giả là thường gặp
nhất, tiếp theo là dạng ban đỏ. Kết qủa của chúng tôi cũng ghi nhận tương
tự. Nhưng tỷ lệ tổn thương dạng tăng sinh trong khảo sát của chúng tôi thì
nhiều hơn và ngược lại dạng chốc mép ít hơn.

Bạch sản tóc
Theo W Nittayananta, tổn thương bạch sản tóc là do nhiễm vi rút
Epstein-Barr, thường thấy ở người nhiễm HIV/AIDS, có tỷ lệ từ 2-43%.
Trong nghiên cứu của chúng tôi, tổn thương này có tỷ lệ 22,6% đứng thứ hai
sau nhiễm nấm Candida. Kết quả của S.L. Sujak là 11,8% được khảo sát
trong 509 người nghiện chích ma tuý và H. Dean Millard là 18,5% nghiên
cứu trong nhóm mẫu có khoảng 76% người có sử dụng ma túy. Ngược lại,
trong các nghiên cứu ở châu Âu và nước Mỹ như LL Patton và Schodt tổn
thương bạch sản tóc có tỷ lệ cao nhất, chiếm khoảng 26%. Điều này được
giải thích do trong mẫu nghiên cứu của LL Patton những người nam đồng
tính luyến ái làm tăng nguy cơ của tổn thương bạch sản tóc cộng thêm việc
sử dụng thuốc kháng nấm cũng làm giảm nguy cơ của tổn thương nấm
Candida.
Tổn thương nha chu
3 trường hợp bị viêm nướu HIV tỷ lệ 1,9% (2 nam có ở vùng nướu
phía trong răng cối lớn hàm trên, 1 nữ có ở nướu răng trước). Có một ca
viêm nướu lở loét ở phái nam 27 tuổi (0,6%). Viêm nha chu có tỷ lệ 6,3%,
và nhiều trường hợp liên quan với tình trạng vệ sinh răng miệng kém hơn là
do nhiễm HIV.
Tân sinh
Tương tự như nghiên cứu của S.L. Sujak, không ghi nhận được bệnh
nhân nào có sarcom Kaposi, ung thư tế bào gai, lymphom không Hodgkin.
Các tổn thương niêm mạc miệng khác
Tổn thương dạng mụn cơm ở niêm mạc môi dưới, được cho là do
nhiễm vi rút Human Papilloma, có tỷ lệ rất thấp là 0,6%. Theo W
Nittayananta tổn thương này có tỷ lệ thấp ở người nhiễm HIV. Kết quả
nghiên cứu của S.L. Sujak cũng không ghi nhận được bệnh nhân nào S.L.
Sujak cũng không ghi nhận được trường hợp nào có tổn thương này.
KẾT LUẬN
Tổn thương niêm mạc miệng có tỉ lệ cao trong nhóm đối tượng nghiện

ma túy chiếm 40,5%.
Thường gặp nhất ở lứa tuổi từ 20 -30 (68,5%)
Phái nam nhiều hơn phái nữ (nam: 44,1%; nữ: 20%)
Nhóm tổn thương liên quan mật thiết với nhiễm HIV có tỷ lệ là
88,6%. Nhóm tổn thương liên quan với nhiễm HIV là 3,8%. Nhóm tổn
thương ít gặp là 1,3%.
Vị trí gặp nhiều nhất là ở lưỡi, khẩu cái.
Nhiễm nấm Candida và bạch sản tóc là 2 tổn thương liên quan mật
thiết với nhiễm HIV thường gặp nhất.
Trong các dạng lâm sàng của nhiễm nấm Candida, dạng màng giả gặp
nhiều nhất, kế đến là dạng ban đỏ, dạng tăng sinh, dạng chốc mép.
Kết quả khảo sát cho thấy mô hình bệnh lý niêm mạc miệng liên quan
với nhiễm HIV tương tự mô hình của các nước trong khu vực Đông Nam Á.

×