Tải bản đầy đủ (.pdf) (93 trang)

nhận xét tình trạng bệnh quanh răng và biểu hiện tổn thương niêm mạc miệng trên bệnh nhân HIV-AIDS tại trung tâm y tế Từ Liêm - Hà Nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.48 MB, 93 trang )


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI




NGUYỄN THỊ HỒNG VÂN



NHẬN XÉT TÌNH TRẠNG BỆNH QUANH RĂNG
VÀ BIỂU HIỆN TỔN THƯƠNG NIÊM MẠC MIỆNG
Ở BỆNH NHÂN HIV/AIDS TẠI TRUNG TÂM Y TẾ
TỪ LIÊM - HÀ NỘI


LUẬN VĂN THẠC SỸ Y HỌC


Chuyên ngành : Răng Hàm Mặt
Mã số : 60.72.28


Người hướng dẫn khoa học: TS NGUYỄN MẠNH HÀ



HÀ NỘI – 2010


LỜI CẢM ƠN

Trong quá trình thực hiện luận văn này, tôi ñã nhận ñược rất nhiều sự
giúp ñỡ quý báu và tận tình của các ñơn vị và cá nhân.

Với tất cả lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tôi xin trân trọng cảm
ơn: PGS.TS. Nguyễn Mạnh Hà – Phó Viện trưởng Viện ñào tạo Răng Hàm
Mặt – Trường Đại học Y Hà Nội, người thầy ñã tận tình hướng dẫn, ñộng
viên và giúp ñỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn .
Tôi xin trân trọng cảm ơn:
PGS.TS Trịnh Đình Hải – Viện trưởng Viện Răng Hàm Mặt Quốc gia
Hà Nội.
PGS.TS Trương Mạnh Dũng – Viện trưởng Viện ñào tạo Răng Hàm
Mặt – Trường ñại học Y Hà Nội.
PGS.TS Trịnh Thị Ngọc – Khoa truyền nhiễm Bệnh viện Bạch Mai.
TS. Nguyễn Quốc Trung – Trường ñại học Y Hà Nội.
TS. Nguyễn Thị Thu Phương – Trường ñại học Y Hà Nội.
Là những người thầy, những nhà khoa học ñã cho tôi nhiều ý kiến ñóng
góp quí báu ñể tôi hoàn thành luận văn này.
Tôi xin trân trọng cảm ơn: Ban Giám hiệu, Phòng Đào tạo, Các thầy
cô Viện Đào tạo Răng hàm mặt – Trường ñại học Y Hà Nội ñã tận tình giảng
dạy, giúp ñỡ chỉ bảo cho tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện luận
văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn: Ban giám ñốc, Phòng Tổ chức, Khoa
kiểm soát dịch bệnh, cùng các bạn ñồng nghiệp tại Trung tâm Y tế Từ Liêm –
Hà Nội ñã tạo ñiều kiện tốt nhất và giúp ñỡ tôi thực hiện nghiên cứu này.
Gửi lời cảm ơn và chia sẻ tới các bệnh nhân, những người không may
phải sống chung với căn bệnh thế kỷ.
Cảm ơn tất cả các bạn tập thể lớp cao học khóa 2008-2010 ñã cùng gắn
bó giúp ñỡ sát cánh bên nhau trong quá trình học tập và thực hiện luận văn.

Cuối cùng, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn ñến những người thân trong gia
ñình, những người luôn ủng hộ hết mình, quan tâm ñộng viên và tạo ñiều kiện
cho tôi học tập và hoàn thành luận văn .

Hà nội, ngày 12 tháng 11 năm 2010
Nguyễn Thị Hồng Vân










CÁC CHỮ VIẾT TẮT

AIDS Acquired Immuno Deficiency Syndrome
Hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải.
ART Antiretrovirus Therapy
Liệu pháp kháng virus HIV.
ARV Antiretroviral
Thuốc kháng Retrovirus.
CDC The Center for Disease Control
Trung tâm kiểm soát dịch bệnh Hoa Kỳ.
ELISA Enzym Linked Immunosorbent Assay
Kỹ thuật miễn dịch gắn men.
HIV Human Immunodeficiency Virus.
Virus gây suy giảm miễn dịch ở người.

KS Kaposi Sarcoma.
RHM Răng Hàm Mặt.
RT Reverse Transcriptase.
Men phiên mã ngược.
TB Tế bào.
UNAIDS The Joint United Nations Programe on HIV/AIDS.
Tổ chức Liên hợp quốc về HIV/AIDS.
VQR Viêm quanh răng
WHO World Health Organization.
Tổ chức ytế thế giới.



MỤC LỤC
Trang
ĐẶT VẤN ĐỀ……………………………………………………… 1
Chương 1: TỔNG QUAN…………………………………………… 3
1.1. Tổng quan về HIV/AIDS………….……………………………. 3
1.1.1. Khái niệm về HIV/AIDS……………………………………………

3
1.1.2. Tình hình nhiễm HIV/AIDS…………………………………………. 3
1.1.3. Hệ miễn dịch……………………………………………………………

5
1.1.4. Diễn biến bệnh lý…………………………………………………… 5
1.2. Tổng quan về bệnh lý vùng quanh răng……………………… 6
1.2.1. Khái niệm……………………………………………………………… 6
1.2.2. Dịch tễ học bệnh quanh răng trên thế giới và ở Việt Nam……… 7
1.2.3. Các chỉ số dùng trong nghiên cứu bệnh VQR…………………….

1.2.4. Bệnh quanh răng ở người nhiễm HIV/AIDS………………………
8
9
1.3. Tổn thương niêm mạc miệng ở người nhiễm HIV/AIDS… … 11
1.3.1. Đặc ñiểm chung của bệnh nhiễm trùng cơ hội vùng miệng…… 11
1.3.2. Các tổn thương niêm mạc miệng hay gặp ở người nhiễm
HIV/AIDS …………………………………………………………………….
12
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU… 21
2.1. Đối tượng nghiên cứu…………………………………………… 21
2.1.1. Đối tượng lựa chọn………………………………………………… 21
2.1.2. Đối tượng loại trừ………………………………….………………… 21
2.1.3. Địa ñiểm nghiên cứu…………………………………………………. 21
2.1.4. Thời gian nghiên cứu………………………………………………… 21
2.2. Phương pháp nghiên cứu……………………………………… 21
2.2.1. Loại nghiên cứu……………………………………………………… 21
2.2.2. Cỡ mẫu………………………………………………………………… 21
2.2.3. Phương pháp thu thập số liệu……………………………………… 22
2.3. Xử lý số liệu……………………………………………………… 29
2.4. Đạo ñức nghiên cứu của ñề tài…………………………………. 29
Chương 3: KẾT QUẢ……………………………………………… 30
3.1. Đặc ñiểm của quần thể nghiên cứu…………………………… 30
3.2. Tình trạng bệnh quanh răng ở người nhiễm HIV/AIDS……… 36
3.3. Tình trạng bệnh lý niêm mạc miệng trên bệnh nhân nhiễm
HIV/AIDS
45
Chương 4: BÀN LUẬN……………………………………………… 55
4.1 Đối tượng và phương pháp nghiên cứu………………………… 55
4.2 Một số ñặc ñiểm dịch tễ của mẫu nghiên cứu……………………. 55
4.3 Tình trạng bệnh quanh răng ở bệnh nhân HIV/AIDS……………. 58

4.4 Tổn thương niêm mạc miệng ở bệnh nhân HIV/AIDS………… 62
Kết luận………………………………………………………………. 65
Kiến nghị…………………………………………………………… 66
Tài liệu tham khảo
Phụ lục



1

ĐẶT VẤN ĐỀ
HIV/AIDS là hội chứng gây suy giảm hệ thống miễn dịch của cơ thể.
Chúng làm cho cơ thể mất sức ñề kháng dẫn ñến dễ mắc các bệnh nhiễm
trùng mà người có hệ miễn dịch bình thường có thể vượt qua (còn gọi là
nhiễm trùng cơ hội). Các nhiễm trùng cơ hội do vi khuẩn, virus, nấm hay các
ký sinh trùng gây nên gặp ở hầu hết các bộ phận của cơ thể và có thể làm cho
người bệnh tử vong.
Một trong những bệnh nhiễm trùng cơ hội thường gặp nhất của
HIV/AIDS là bệnh lý vùng miệng. Các bệnh lý vùng miệng trên bệnh nhân
HIV/AIDS xuất hiện ngay trong giai ñoạn ñầu của quá trình nhiễm HIV/AIDS
có tác dụng như gợi ý, chỉ ñiểm giúp phát hiện HIV/AIDS bao gồm: viêm lợi,
viêm quanh răng và các tổn thương miệng khác như: nấm, bạch sản
lông…[1];[17];[19];[22];[24] . Theo một số nghiên cứu, hơn 1/3 những người
sống chung với HIV có các bệnh nhiễm trùng cơ hội vùng miệng [24]. Các
bệnh lý vùng miệng không ñe dọa ñến tính mạng nhưng làm người nhiễm
HIV rất khổ sở: Đau, khó chịu, rối loạn ăn uống… . Mặt khác một phần
không nhỏ các tổn thương miệng liên quan ñến HIV có thể ñiều trị ñược.Vì
vậy việc nghiên cứu thực tiễn trong lĩnh vực này là rất cần thiết, góp phần
nâng cao chất lượng sống cho bệnh nhân HIV/AIDS.
Những bệnh lý vùng miệng ở người nhiễm HIV/AIDS ñã ñược nhiều

tác giả trên thế giới ñề cập ñến [34];[37];[42];[43];[44];[45];[48], tuy nhiên ở
Việt Nam chưa nhiều tác giả nghiên cứu vấn ñề này.
Tại Trung tâm y tế Từ Liêm – Hà Nội, với sự hỗ trợ của Quỹ toàn cầu
hiện có khoảng 200 người nhiễm HIV ñang ñược quản lý và ñiều trị.
2

Trên quan ñiểm chăm sóc, dự phòng, ñiều trị HIV/AIDS toàn diện,với
hy vọng góp ñược một phần nhỏ bé vào công cuộc ñấu tranh với ñại dịch
nguy hiểm này, ñặc biệt tại Hà Nội - Việt Nam, chúng tôi tiến hành ñề tài:
“NhËn xÐt tình trạng bệnh quanh răng và biểu hiện tổn thương niêm
mạc miệng trên bệnh nhân HIV/AIDS tại Trung tâm Y tế Từ Liêm - Hà Nội”
với hai mục tiêu:
1. Nhận xét tình trạng bệnh vùng quanh răng trên bệnh nhân
HIV/AIDS ñang ñược ñiều trị tại trung tâm Ytế Từ Liêm- Hà Nội.
2. Nhận xét ñặc ñiểm tổn thương niêm mạc miệng ở các bệnh nhân
trên vµ ®ề xuÊt h−íng ñiÒu trÞ.









3

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN
1.1 Tổng quan về HIV/AIDS

1.1.1 Khái niệm về HIV/AIDS:
HIV viết tắt từ ” Human Immuno Deficiency Virus” nghĩa là virus gây
suy giảm miễn dịch ở người. Virus tấn công vào hệ thống miễn dịch của cơ
thể, làm suy yếu hệ thống này, từ ñó thuận lợi cho việc xuất hiện các nhiễm
trùng cơ hội, phát triển tới ung thư và dẫn tới nguy cơ gây tử vong cho bệnh
nhân.
AIDS là viết tắt của ”Acquired Immuno Deficiency Syndrome” nghĩa
là hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải do HIV gây ra. Ngày nay nó ñược
hiểu như là giai ñoạn muộn của quá trình tiến triển của nhiễm HIV [2];[5].
1.1.2 Tình hình nhiễm HIV/AIDS trên thế giới và Việt Nam
 Trên thế giới.
Sau hơn một phần tư thế kỷ kể từ khi những trường hợp nhiễm HIV/
AIDS ñầu tiên ñược biết ñến tại Hoa Kỳ (10/12/1981), ñến nay ñại dịch AIDS
ñã cướp ñi khoảng 25 triệu người và gần 40 triệu người trên khắp thế giới
ñang nhiễm virus HIV, một nửa trong số này là phụ nữ.

Theo Báo cáo của UNAIDS và WHO tình hình dịch AIDS toàn cầu
ñến cuối năm 2009 [30].
- Tổng số người nhiễm HIV còn sống: 33,4 triệu
- Tổng số người mới nhiễm trong năm 2009: 2,7 triệu
- Tổng số người chết do AIDS trong năm 2009: 2,0 triệu
Mặc dù tỉ lệ nhiễm bệnh ñang giảm dần do mức tăng dân số và nhiều
người nhiễm bệnh sống lâu hơn nhờ các loại thuốc mới, nhưng thực sự con số
người nhiễm bệnh lên cao nhất từ trước tới nay. Tiến sỹ Peter Piot, Giám ñốc
4

cơ quan UNAIDS cho biết, con số người nhiễm HIV trên thế giới vẫn tiếp tục
tăng lên và chưa có xu hướng giảm [51].
Theo báo cáo này, sa mạc Sahara là nơi có số người nhiễm HIV cao
nhất trên thế giới với gần 2/3 dân số, tiếp ñến là châu Á Thái Bình Dương với

8,3 triệu người nhiễm HIV. Tuy nhiên, Đông Âu và Trung Á lại là khu vực có
tốc ñộ lây nhiễm khủng khiếp nhất thế giới. Quốc gia bị ảnh hưởng nhất là
nước Swaziland bé nhỏ nơi một phần ba người lớn bị nhiễm vi rút HIV. Tuy
nhiên Kenya và Zimbabwe ñược báo cáo là con số nhiễm HIV tại ñây ñã có
giảm bớt. Nam Phi vẫn là nước có số người nhiễm HIV cao nhất tại Châu Phi:
5,5 triệu người lớn mang virus HIV. Ấn Độ ñã vượt qua Nam Phi ñể trở thành
quốc gia có nhiều người sống chung với HIV nhất thế giới. Số ca có HIV ở
quốc gia ñông dân thứ nhì hành tinh hiện chiếm 2/3 tổng số ca nhiễm loại
virus chết người này trên toàn Châu Á. Ước tính ñến cuối năm 2005, có 5,7
triệu người Ấn Độ sống chung với HIV. Tuy nhiên, tỷ lệ số người lớn có HIV
ở quốc gia Nam Á này là 0,9%, thấp hơn rất nhiều so với Nam Phi (18,8%).
Ước tính có khoảng 270.000 - 680.000 bệnh nhân AIDS ở Ấn Độ ñã chết kể
từ khi trường hợp AIDS ñầu tiên ñược phát hiện vào năm 1981. Các bang ở
miền nam Ấn Độ thường là những nơi ñại dịch AIDS hoành hành mạnh nhất.
Theo Cơ quan phòng chống AIDS của LHQ, hầu hết các trường hợp mắc
bệnh ở nước này ñều là do quan hệ tình dục không an toàn.


Campuchia và Thái Lan ñã giảm tỉ lệ nhiễm bệnh nhưng UNAIDS cho biết
Việt Nam, Indonesia và Papua New Guinea ñang là những ñiểm ñáng lo ngại.
Việc sử dụng ma túy ñang là nguyên nhân dẫn tới tình trạng gia tăng
người nhiễm AIDS tại Nga và Ukraina.
 Ở Việt Nam :
Theo báo cáo của Cục Phòng chống HIV/AIDS Việt Nam ,tính ñến
ngày 30/9/2010, cả nước có 180.312 người nhiễm HIV/AIDS ñang còn sống
5

ñược báo cáo, trong ñó có 42.339 bệnh nhân AIDS và tổng số người chết do
AIDS ñã ñược báo cáo là 48.368 người. Cho ñến nay, ñã có trên 74% số xã,
phường và 97,8% số quận/huyện trong toàn quốc ñã có báo cáo về người

nhiễm HIV/AIDS. Thành phố Hồ Chí Minh vẫn là ñịa phương có số người
nhiễm HIV/AIDS ñược báo cáo cao nhất, chiếm khoảng 23% số người nhiễm
HIV/AIDS ñược báo cáo của cả nước. Tính riêng trong 9 tháng ñầu năm
2010, toàn quốc ñã phát hiện ñược 9.128 người nhiễm HIV, 3.841 bệnh nhân
AIDS và 1.498 người tử vong do AIDS. Trong số người mới ñược phát hiện
nhiễm HIV trong 9 tháng qua, TP Hồ Chí Minh chiếm nhiều nhất (1345
người), tiếp ñến là Hà Nội (764), Điện Biên (743), Thái Nguyên (466), Thanh
Hóa (454) Phân tích hình thái nguy cơ lây nhiễm cho thấy, trong số những
người mới ñược phát hiện nhiễm HIV trong 9 tháng ñầu năm có 49% bị
nhiễm qua ñường máu, 38% qua ñường tình dục, 3% qua ñường mẹ - con và
10% không rõ ñường lây. Tỷ lệ người nhiễm HIV là nam chiếm 70,8% và nữ
chiếm 29,2%. Phần lớn người nhiễm HIV ñược phát hiện trong 9 tháng qua là
ở nhóm tuổi từ 20-39 (chiếm 82%), trẻ em dưới 15 tuổi chiếm gần 3% [30].
Dịch HIV/AIDS ở Việt Nam hiện nay ñã chuyển sang giai ñoạn nghiêm
trọng với các ñặc ñiểm sau [32];[30]:
 Có chiều hướng tăng lên một cách nhanh chóng trong 3-5 năm trở
lại ñây.
 Hình thái lây nhiễm HIV chủ yếu qua tiêm chích ma túy.
 Đối tượng trẻ hóa ngày càng rõ rệt.
 Lây nhiễm HIV qua quan hệ tình dục có xu hướng gia tăng.
 Đối tượng nhiễm HIV/AIDS ở Việt Nam ña dạng, có ở mọi ñịa
phương diễn biến phức tạp.

6

1.1.3. Hệ miễn dịch
Hệ miễn dịch là một hệ thống của cơ thể có nhiệm vụ chống lại những
tác nhân xâm nhập vào cơ thể như các loại virus,vi khuẩn, ký sinh trùng, nấm.
Hệ miễn dịch bao gồm nhiều loại tế bào khác nhau:
- Các tế bào lympho T: T CD4, T CD8. Trong ñó TCD4 là tế bào trụ cột

của hệ thống miễn dịch.
-Tế bào lympho B
- Các tế bào ñơn nhân, ñại thực bào…
HIV có khả năng xâm nhập vào rất nhiều loại tế bào của cơ thể nhưng
chủ yếu tấn công và gây tổn thương tế bào lympho T CD4. HIV bám vào bề
mặt tế bào cảm thụ nhờ sự phù hợp giữa receptor tế bào với gp.120 của virus
HIV.Trong ña số các trường hợp, các receptor này là các phân tử CD4 của
lympho T hoặc một số tế bào khác như bạch cầu ñơn nhân lớn, ñại thực bào và
một số tế bào dòng lympho B.
Như vậy số lượng TB TCD4 giảm là nét ñặc trưng nhất, từ ñó dẫn tới
hàng loạt các thay ñổi, cuối cùng là sự suy giảm miễn dịch, tạo ñiều kiện cho
nhiễm trùng cơ hội, ung thư phát triển và các bệnh này có thể làm cho người
nhiễm HIV tử vong.
1.1.4 Diễn biến bệnh lý
Quá trình diễn biến tự nhiên của HIV ñược ñịnh nghĩa là quá trình diễn
biến bệnh mà không ñiều trị. Quá trình này chia làm các giai ñoạn: Giai ñoạn
nhiễm trùng tiên phát (1-3 tuần); giai ñoạn không triệu chứng (5-8-10 năm:
giai ñoạn này sức ñề kháng và sức khỏe còn tốt); giai ñoạn có triệu chứng
(cận AIDS: vài tháng ñến vài năm. Đây là giai ñoạn sức ñề kháng bắt ñầu suy
giảm, xuất hiện những bệnh nhiễm trùng cơ hội nhẹ, tái phát nhiều lần); giai
ñoạn bị AIDS thật sự (14-24 tháng có thể tới 5 năm). Nói chung, nhiễm HIV
không ñược ñiều trị tiến triển sau 8-10 năm sẽ thành AIDS. Tuy nhiên khoảng
7

thời gian giữa lần phơi nhiễm ñầu tiên và khi bắt ñầu xuất hiện triệu chứng là
khác nhau và khoảng thời gian này có vẻ ngắn ở những người bị nhiễm qua
truyền máu và các bệnh nhi. Thường thì nhiễm HIV sau 10-15 năm sẽ dẫn tới
tử vong. Việc tạo nên kháng thể cần từ 6 tuần ñến 3 tháng mới có thể xác ñịnh
ñược. Những biện pháp thử gián tiếp ñể tìm HIV dựa trên nguyên tắc xác ñịnh
những kháng thể này. Những kháng thể này không thể xác ñịnh ñược trong

các giai ñoạn ñầu tiên của thời kỳ nhiễm bệnh.
Người ta gọi thời gian này là giai ñoạn cửa sổ. Sự phá hủy liên tục với
số lượng nhiều của TB Lympho CD4 có thể ñược cân bằng qua quá trình tạo
mới trong nhiều năm. Những nghiên cứu ñã ñưa ra rằng nếu trong cơ thể có
số TB CD4 là từ 500 ñến 1200 TB CD4/µl trong máu thì hệ thống miễn dịch
ñược coi là bình thường. Số lượng TB CD4 bị giảm xuống dưới ranh giới này
thì gọi là nhiễm HIV lâm sàng [2];[4];[7];[24].
1.2. Tổng quan về bệnh lý vùng quanh răng
1.2.1. Khái niệm
Vùng quanh răng lập thành một bộ phận hình thái và chức năng cùng
với răng tạo nên một cơ quan chức năng trong cơ thể. Vùng quanh răng và
răng có mối quan hệ gắn bó chức năng vì nó là một phần của bộ máy nhai.
Vùng quanh răng gồm có: lợi, dây chằng quanh răng, xương răng và
xương ổ răng.
Bệnh quanh răng là tình trạng viêm ở lợi và các tổ chức quanh răng.
Chúng rất phổ biến, nhiều nơi có tới 90% dân số mắc căn bệnh này [13];[23].
Nguyên nhân của bệnh viêm quanh răng rất phức tạp. Xếp theo nguyên
nhân gây bệnh gồm: nguyên nhân tại chỗ và ñiều kiện toàn thân thuận lợi.
Nguyên nhân tại chỗ gây bệnh hiện nay người ta xác ñịnh là vi khuẩn.
Ngoài những vi khuẩn ñã ñược xác ñịnh và công nhận là Bacteroides
Gingivalis, Actinomyces, cho ñến nay người ta ñã xác ñịnh 12 chủng vi khuẩn
8

liên quan ñến viêm quanh răng. Sự viêm nhiễm chủ yếu là nhiễm khuẩn có
liên quan chặt chẽ ñến sự xuất hiện và lắng ñọng của mảng bám răng tại chỗ.
Yếu tố nội tại hay toàn thân là những bệnh lý toàn thân, di truyền hay
mắc phải làm rối loạn hệ miễn dịch hoặc làm giảm sức ñề kháng, những rối
loạn nội tiết…
Như vậy mảng bám răng là yếu tố bên ngoài hết sức quan trọng trong
bệnh quanh răng. Nó là nguyên nhân chính, chủ yếu, mắt xích ñầu tiên dẫn

ñến sự hủy hoại vùng quanh răng. Còn phản ứng miễn dịch tại chỗ của cơ thể
là tác nhân nội tại quan trọng nhất trong những yếu tố ảnh hưởng bên trong
của bệnh quanh răng.
1.2.2.Dịch tễ học bệnh quanh răng trên thế giới và ở Việt Nam
Các nghiên cứu dịch tễ học trên thế giới và ở Việt Nam ñã chỉ ra rằng,
tình hình bệnh quanh răng ở các nước khác nhau. Viêm lợi gặp ở hầu hết mọi
người trong cộng ñồng. Tỷ lệ bệnh quanh răng thay ñổi tùy theo lứa tuổi.
 Trên thế giới
Điều tra Mỹ (1989) ở tuổi 20 tỷ lệ VQR là 8÷12%; ở tuổi 40 là
20÷40%; ở tuổi 60 là 38÷60% [13];[14].
Điều tra toàn quốc ở Đan Mạch (1985) cho thấy 50% số người bị Viêm
quanh răng ở các mức ñộ khác nhau [13].
Năm 1990,TCYTTG cho biết có trên 50 nước có từ 5÷20% người bị
viêm nặng ở tuổi 40 [13].
 Ở Việt nam
Theo ñiều tra sức khỏe răng miệng toàn quốc năm 2001 của Trần Văn
Trường, Trịnh Đình Hải, Lâm Ngọc Ấn ở người ≥18 tuổi tỷ lệ bị bệnh quanh
răng là 93,7% trong ñó viêm lợi 64,9% và viêm quanh răng 15,5% [29].
9

Nghiên cứu của Hà Hải Anh trên bệnh nhân có HIV/AIDS tỷ lệ mắc
bệnh quanh răng là 97,4% trong ñó viêm lợi 88%; viêm quanh răng
9,4%[1].
Nghiên cứu của Đặng Thị Thơ trên người nghiện ma túy lứa tuổi 16-46 tỷ
lệ người có bệnh vùng quanh răng 89,5% trong ñó viêm lợi 76,5% và viêm
quanh răng 13,0% [27].
Như vậy chúng ta có thể thấy ở Việt Nam tỷ lệ dân số bị mắc các bệnh
quanh răng là rất cao.
1.2.3. Các chỉ số dùng trong nghiên cứu bệnh VQR.
Để nghiên cứu bệnh học mô quanh răng có rất nhiều chỉ số: Chỉ số

lợi, chỉ số mảng bám, chỉ số quanh răng…Nhưng trong khuôn khổ nghiên
cứu này chúng tôi quan tâm ñặc biệt tới chỉ số nhu cầu ñiều trị quanh răng
cộng ñồng CPITN (Community Periodontal Index of Treatment Needs).
- Mục ñích: Thăm khám phát hiện bệnh vùng quanh răng.
- Phương pháp lựa chọn răng:
+ Thanh niên và người lớn (≥ 20 tuổi). Chia bộ răng thành 6 vùng
(Sextans). Vùng lục phân còn ít nhất 2 răng hoặc hơn, còn chức năng. Khi
vùng chỉ còn 1 răng thì cho sang vùng bên cạnh. Nếu vùng không còn răng
nào thì ñánh dấu gạch chéo (X). Chỉ tính răng 8 khi nó thế chỗ chức năng
răng 7. Khám tất cả các răng vùng lục phân, ở mỗi vùng lấy chỉ số của răng
nặng nhất ñể tính cho vùng ñó. Sơ ñồ như sau:
17-14 13-23 24-27
47-44 43-33 34-37

+ Trẻ em và thanh thiếu niên (7-19 tuổi): Chia thành 6 vùng lục phân.
Đánh giá mỗi vùng, răng 6 ở phía sau, răng cửa giữa phải trên, răng cửa giữa
trái dưới. Khi răng chỉ ñịnh không còn thì vùng lục phân ñó ñánh dấu chéo (X).
10


- Cách tiến hành:
+ Dụng cụ: Sonde thăm của Tổ chức y tế thế giới.
+ Khám tình trạng quanh răng:
• Tình trạng viêm lợi biểu hiện bằng lợi chảy máu hay không khi
thăm khám.
• Tình trạng cao răng trên và dưới lợi.
• Tình trạng viêm quanh răng biểu hiện bằng túi bệnh lý nông sâu tùy
theo mức ñộ khi thăm túi quanh răng, ñộ lung lay của răng.
- Cách ñánh giá:
Theo WHO có 5 mã số ñược ghi:

Mã số TÌNH TRẠNG QUANH RĂNG
0 Tổ chức quanh răng bình thường (lành mạnh)
1 Lợi chảy máu sau thăm nhẹ (thấy trực tiếp hay qua gương khám)
2 Có cao răng trên hoặc dưới lợi (nhưng vẫn thấy toàn bộ vùng ñen
của cây thăm dò).
3 Túi lợi 4-5 mm (Viền lợi nằm trong vạch ñen của cây thăm dò)
4 Túi lợi bệnh lý sâu ≥ 6 mm (không thấy vùng ñen trên cây thăm
dò, ñây là viêm quanh răng giai ñoạn nặng)

1.2.4.Những biểu hiện bệnh quanh răng ở người nhiễm HIV/AIDS[19][24]
 Đặc ñiểm chung:
Bệnh viêm quanh răng liên quan ñến nhiễm HIV thường có những biểu
hiện trầm trọng hơn bệnh VQR thông thường, ñáp ứng kém hơn với ñiều trị
cổ ñiển, tiến triển nhanh hơn, gây mất xương và lộ chân răng nhiều hơn.

11

 Viêm lợi :
Dấu hiệu thường là một ñường viền ñỏ ở lợi với những ñiểm viêm ñỏ ở
niêm mạc xương ổ, và lợi dễ chảy máu dù vệ sinh răng miệng tốt và ít có tích
tụ mảng bám. Các ñiểm viêm ñỏ có thể do sự bội nhiễm Candida. Đôi khi
thấy gai lợi sưng phồng ở vài ñiểm.
 Viêm quanh răng :
Mô quanh răng bị tiêu hủy nhanh chóng, ñau nhức nhiều, răng lung lay.
Trái với bệnh VQR thông thường, có sự tiêu mất các mô nâng ñỡ nhưng túi
không sâu. Có thể kèm viêm lợi lở loét hoại tử.
 Viêm lợi lở loét hoại tử : ANUG
Thường chỉ thấy ở trẻ suy dinh dưỡng, hay bị các bệnh làm suy giảm hệ
thống miễn dịch.


người trưởng thành bị nhiễm HIV cũng dễ thấy viêm lợi
loét hoại tử.
Các kết quả nghiên cứu trong và ngoài nước:
Theo nghiên cứu của Hà Hải Anh trên 192 bệnh nhân nhiễm
HIV/AIDS có 3 trường hợp viêm ñỏ ñường viền lợi chiếm tỷ lệ 1,56%; 2
trường hợp viêm lợi loét hoại tử (1,04%); không có trường hợp nào viêm
quanh răng HIV[1].
Nghiên cứu của Phạm Thị Huyền Trang trên 160 bệnh nhân AIDS ñiều trị
nội trú tại bệnh viện Đống Đa có tỷ lệ viêm ñỏ ñường viền lợi là 8,8% [22].
Nghiên cứu của Cebalos (1996) trên 396 bệnh nhân HIV/AIDS ở Tây Ban
Nha có 2 bệnh nhân viêm ñỏ ñường viền lợi (0,5%) không có bệnh nhân nào
viêm lợi loét hoại tử và viêm quanh răng HIV[37].
Các nghiên cứu của một số tác giả nước ngoài tỷ lệ viêm lợi loét hoại
tử dao ñộng từ 5-11%: Reichart PA và cộng sự (2002) nghiên cứu trên 110
bệnh nhân nhiễm HIV[43]; Barr và cộng sự (1992) nghiên cứu trên bệnh nhân
ñồng tính nam nhiễm HIV[35].
12


Điều trị : Các dạng bệnh quanh răng ở người nhiễm HIV phải ñược
ñiều trị bằng biện pháp vệ sinh răng miệng kỹ lưỡng, có thêm biện pháp
rửa các tổn thương với Betadine10% và súc miệng hàng ngày với 0,1 – 0,2
chlorhexidine gluconate cho ñến khi khỏi bệnh. Bệnh nhân bị ñau và có tổn
thương cấp tính phải ñược ñiều trị kháng sinh chống vi khuẩn yếm khí
gram âm [19]
.
1.3. Tổn thương niêm mạc miệng ở người nhiễm HIV/AIDS
1.3.1. Đặc ñiểm chung của bệnh nhiễm trùng cơ hội vùng miệng
HIV làm suy giảm miễn dịch sẽ cho phép phát triển một số bệnh cơ hội
và khối u. Tổn thương vùng miệng là một trong những triệu chứng sớm nhất,

nguyên nhân không phải trực tiếp virus HIV gây ra [19];[24].
Các biểu hiện bệnh lý miệng trên người nhiễm HIV ñánh dấu sự tiến
triển của bệnh và xảy ra ở gần 30 ñến 80% các bệnh nhân nhiễm [24]. Yếu tố
dự ñoán trước sẽ có các tổn thương miệng là ñếm thấy số lượng CD4 giảm <
200 TB/mm
3
, tải lượng virus> 3000 copies/mL, khô miệng, vệ sinh răng
miệng kém[19];[24].
Bệnh lý vùng miệng liên hệ ñặc biệt với HIV và có rất nhiều loại tổn
thương khác nhau như nhiễm nấm, nhiễm virus, vi khuẩn, u tân sinh như
Kaposi sarcoma và các tổn thương không ñiển hình như loét ap-tơ tái phát
nhiều lần và các bệnh lý tuyến nước bọt.
Tổn thương vùng miệng có thể xuất hiện như là một dấu hiệu chẩn
ñoán AIDS hoặc có thể như một ñặc ñiểm lâm sàng nổi bật của suy giảm
miễn dịch. Chúng thường là những dấu hiệu chỉ ñiểm cho việc tiên lượng cho
quá trình nhiễm trùng cơ hội. Điều trị theo phương pháp thông thường dựa
theo chẩn ñoán tạm thời hay chẩn ñoán xác ñịnh. Xem xét lại chẩn ñoán nếu
ñiều trị không có hiệu quả. Vì vậy khám răng miệng là một khâu bắt buộc
trong quá trình theo dõi và ñiều trị bệnh nhân HIV/AIDS.
13

Năm 1981 ñã có những báo cáo ñầu tiên về AIDS là những bệnh nhân
bị viêm phổi do nhiễm Pneumocystis carinii ñồng thời cũng có nhiễm nấm
Candida miệng. Người ta nghiên cứu thấy có 59% bệnh nhân HIV(+) có nấm
miệng và hơn 90% bệnh nhân AIDS trải qua nấm Candida vùng họng, miệng
[48]. Theo Anteyi K.O, Thacher T.D và cộng sự (Nigeria) có 53% bệnh nhân
HIV/AIDS có biểu hiện bệnh nhiễm trùng cơ hội vùng miệng, trong ñó nhiễm
nấm Candida miệng chiếm 49%[34] và theo Reichart PA, Khongkhunthian P
(Thái Lan) có 48% có bệnh lý miệng, trong ñó Candida miệng thể giả mạc
chiếm 10,3%; Candida miệng thể ban ñỏ chiếm 6,9%; bạch sản lông

chiếm 11,5%[42],[43]. Theo Trần Thị Bích Liên, tỷ lệ nấm miệng là
47,1%; bạch sản lông 6,0% [20]. Nghiên cứu của Phạm Thị Huyền Trang
tỷ lệ nấm miệng 72,4%; nhóm Herpes chiếm 8,2%; bạch sản dạng lông
5,5%; loét ap-tơ 4,4%[22].
Trong các Candida thì Candida albicans là dòng phổ biến nhất, các
dòng Candida khác cũng phân lập ñược trong thử nghiệm với Fuconazole
là C.krusei, C.tropicalis, C.glabrata [40], [48].
1.3.2. Các biểu hiện tổn thương niêm mạc miệng hay gặp ở người có
HIV/AIDS [1];[19];22][24]:
Có nhiều cách phân loại tổn thương miệng liên quan ñến HIV.

Năm
1992 phân loại sau ñây ñã ñược thống nhất sau một cuộc họp về biểu hiện
vùng miệng của HIV tại London [19] :
Nhóm 1 : Các tổn thương liên quan mật thiết với nhiễm HIV
 Nhiễm candida : dạng ban ñỏ, dạng màng giả
 Bạch sản dạng lông
 Kaposi sarcoma
14

 Bệnh nha chu : ban ñỏ vùng nướu viền, viêm nướu lở loét hoại tử, viêm
nha chu lở loét hoại tử.
Nhóm 2 : Các tổn thương liên quan với nhiễm HIV
 Nhiễm vi khuẩn : Mycobacterium avium -cellulare, M. Tuberculosis
 Nhiễm sắc melanin
 Viêm miệng lở loét hoại tử
 Bệnh tuyến nước bọt : khô miệng, phì ñại tuyến nước bọt 1 hay 2 bên
 Ban xuất huyết giảm tiểu cầu
 Loét
 Nhiễm virus : herpes simplex, HPV (condyloma acuminata, focal

epithelial hyperplasia, verruca vulgaris)
Nhóm 3 : Các tổn thương có thể gặp ở người nhiễm HIV
 Nhiễm vi khuẩn : Actinomyces israeli, Escherichia coli, Klebsiella
pneumoniae
 Bệnh mèo cào
 Phản ứng thuốc
 Tăng tế bào dạng biểu mô ở thành mạch máu
 Nhiễn nấm ngoài candida : Cryptococcus neoformans, Geotrichum
candidum, Histoplasma capsulatum, Aspergillus flavus
 Rối loạn thần kinh : liệt mặt, ñau dây thần kinh tam thoa
 Viêm miệng áp tơ tái phát

Nhiễm virus : cytomegalovirus, molluscum contagiosum

1.3.2.1. Nhiễm nấm:
 Nhiễm Candida miệng (Oral Candidasis):
- Candida miệng là bệnh rất thường gặp ở người nhiễm HIV, có thể
xảy ra trong bất kỳ thời ñiểm nào của bệnh, thường gặp lần ñầu khi tế bào
15

CD4 giảm < 200 TB/ mm
3
. Nấm miệng cũng thường ñược thấy ở các nhóm
có nguy cơ cao như người nhận máu, mại dâm và tiêm chích ma túy.
Theo nghiên cứu của Phạm Thị Huyền Trang trên 160 bệnh nhân
HIV/AIDS tỷ lệ nhiễm nấm là 72,4%[22]. Theo nghiên cứu của Trần Thị
Bích Liên tỷ lệ nấm họng là 65,7%[20]. Còn theo tác giả Khonkhunthian
(Thái Lan) trên một nghiên cứu ở 74 bệnh nhân HIV tỷ lệ nhiễm nấm hay
gặp nhất với 44,5%[42].
- Nhiễm nấm Candida miệng chia làm 4 thể lâm sàng chính (phân

loại ñược trình bày tại Hội thảo Quốc tế lần thứ III về AIDS tại Washington):
o Giả mạc (tưa) (Pseudomex mbranous)
o Tăng sản (Hyperplastic)
o Ban ñỏ (teo) (Erythematous/atrophic)
o Viêm mép (Angular cheilitis).
- Triệu chứng: Đau, rát trong miệng, giả mạc trắng hoặc màu kem,
cạo lấy giả mạc ñể lộ phần niêm mạc ñỏ và có chảy máu. Tổn thương có
nhiều ổ, có thể bao phủ niêm mạc má, mặt trên lưỡi, lợi, vòm họng.
Candidiasis quá sản hay gặp trên niêm mạc má, màng màu trắng, cạo không
ñược. Thể ban ñỏ là những tổn thương dát ñỏ trên niêm mạc má hàm ếch
cứng và mặt lưỡi. Viêm khóe miệng biểu hiện bằng ñỏ, nề và loét ở góc mép.
- Chẩn ñoán : Dựa vào các triệu chứng lâm sàng, có thể cạo hoặc sinh
thiết tổn thương nhuộm gram hoặc KOH 10% soi kính hiển vi.
 Các bệnh nấm khác: Ít gây tổn thương ở các bệnh nhân HIV/AIDS.
Giá trị chỉ ñiểm của nhiễm nấm Candida ở miệng:
Một số nghiên cứu về các trường hợp lâm sàng răng miệng trên thế
giới cho thấy rằng nấm Candida miệng xuất hiện như là những biểu hiện ñầu
tiên của bệnh AIDS cũng là sự khởi ñầu của nấm Candida họng và thực
quản. Oral Candidasis trong nhóm nguy cơ cao có giá trị tiên lượng cho sự
16

toàn phát AIDS sau ñó. Vì vậy các nha sỹ phải chú ý trong việc phát hiện
nấm Candida miệng ở bệnh nhân có vẻ ngoài khỏe mạnh [1];[24];[48] .
Nhiều nghiên cứu cho thấy nếu bệnh nhân xuất hiện triệu chứng khó
nuốt kèm với nhiễm nấm Candida họng, miệng thì nhiều khả năng là nhiễm
Candida thực quản, một trong những nhiễm trùng cơ hội ñường tiêu hóa hay
gặp nhất, chiếm 10-30% các nhiễm trùng cơ hội tại Mỹ [45].
Với thể tăng sản nếu ñiều trị kháng nấm không hiệu quả phải xem xét
lại và nên làm sinh thiết kiểm tra[19];[24];[45].
13.2.2. Nhiễm Virus:

Cũng như nhiễm nấm, lợi dụng tình trạng suy giảm miễn dịch do HIV
gây ra, một số virus có khả năng ñịnh cư hoặc tái phát hoạt ñộng ở miệng gây
nên các tổn thương. Bao gồm nhóm virus Herpes và Papilloma virus(HPV).
 Herpes Simplex Virus (HSV-1):
Ở bệnh nhân nhiễm HIV, viêm miệng Herpes xảy ra với tỉ lệ 5-13%, gây
tổn thương trầm trọng và lan tỏa hơn là ở người không nhiễm HIV, bệnh dai
dẳng, khó ñiều trị dứt ñiểm và dễ tái phát.
Theo nghiên cứu của Phạm Thị Huyền Trang trên 160 bệnh nhân
HIV/AIDS tỷ lệ Herpes Simplex chiếm 6,6%[22]. Theo tác giả Thái Lan
Khonkhunthian tỷ lệ này là 6,9%[42]. Còn theo một nghiên cứu khác tại Châu
Âu của Robinson (Anh) tỷ lệ này là 3,4%[44].
- Thường gây nên những tổn thương loét và rất ñau. Hay gặp nhất ở
vòm miệng cứng, niêm mạc sừng. Ban ñầu là những bọng nước nhỏ sau ñó vỡ
ra gây các vết loét. Khi phối hợp với HIV, các tổn thương này có thể tồn tại
nhiều tuần và gây ñau ñáng kể. Cũng có thể gặp tổn thương không ñiển hình
giống như một vết loét hay vết rạch ở lưỡi hoặc dưới dạng bắt chước của một
bệnh khác.
17

- Chẩn ñoán : Dựa vào lâm sàng và xét nghiệm. Lý tưởng nuôi cấy và
làm tế bào thấy có ñiển hình là các tế bào khổng lồ. Để chẩn ñoán chính xác
hơn làm kháng thể ñơn dòng.
 Vacirella zoster virus (VCV/HHV-3):
- Gây nên Zona, thủy ñậu, ñây là một thành viên khác của nhóm
Herpes virus, có thể gây ra loét miệng, thường phối hợp với tổn thương da
ñặc thù. Tổn thương của Herpes Zoster thường liên quan ñến dây thần kinh
sinh ba một hoặc cả hai bên và có thể xuất hiện ở cả niêm mạc sừng và không
sừng hóa. Tổn thương sớm là các bọng nước sau ñó vỡ ra tạo vết loét và làm
lại hoàn toàn. Tuy nhiên ở da chúng trở nên chai lại và ñôi khi tạo sẹo .Tổn
thương này thường gây ñau. Ở một số bệnh nhân ñau răng như là một triệu

chứng sớm trước khi xuất hiện tổn thương mặc dù không tìm thấy răng
nguyên nhân.
- Chẩn ñoán: Dựa trên lâm sàng.
 Bạch sản dạng lông (tóc) (Oral HairyLeukoplakia): [19];[20];[22];
[24];[43];[44]
Bạch sản dạng lông ñược mô tả ñầu tiên vào cuối năm 1981 ở San
Francisco, sau ñó ñược ghi nhận khá phổ biến ở bệnh nhân nhiễm HIV ở
nhiều nước.
Theo nghiên cứu Trần Thị Bích Liên tỷ lệ bạch sản dạng lông ở bệnh nhân
HIV/AIDS là 6,0% [20]. Theo nghiên cứu của Reichart (Bắc Thái Lan) tỷ lệ
bạch sản dạng lông là 11,5% [43]. Tuy nhiên theo công trình nghiên cứu tại
Anh cùa tác giả Robinson trên 312 bệnh nhân HIV/AIDS thì bạch sản dạng
lông là tổn thương hay gặp nhất với 44,2%[44].
- Nguyên nhân do virus Epstein-Bar gây nên. Vị trí gặp hầu hết rìa
bên của lưỡi.
18

- Lâm sàng: Tổn thương là một vùng bạch sản, không thể hết do chà
xát hay lau chùi. Bề mặt mềm có các nếp gấp dễ phân biệt nhau, có khuynh
hướng chạy theo ñường ñứng dọc theo cạnh bên lưỡi trước. Bề mặt có các nếp
lồi ”nhô ra như tóc”, nhiều rõ nhất khi thè lưỡi sang một bên. Trường hợp
nặng có thể toàn bộ mặt trên lưỡi bị tổn thương và ñôi khi (rất hiếm) cả niêm
mạc má và môi. Thương tổn trông giống nấm Candida thể tăng sản mãn tính
nhưng không lan và ñiều trị như nấm không có tác dụng. Bạch sản dạng lông
là một tổn thương rất ñáng chú ý, hầu hết các bệnh nhân có bạch sản dạng
lông ñều là người nhiễm HIV và bệnh sẽ tiến diễn tới AIDS trong vòng 24
ñến 30 tháng sau khi có tổn thương này. Tổn thương loạn sản dạng lông
không tìm thấy ở niêm mạc khác của cơ thể và liên quan chặt chẽ với hiện
tượng siêu vi trong máu. Bạch sản dạng lông không cần ñiều trị ñặc hiệu.
- Chẩn ñoán: Dựa vào lâm sàng và làm sinh thiết soi bệnh phẩm trên

kính hiển vi ñiện tử thấy virus.
 Human Papilloma virus (Oral warts):
- Gây nên các mụn cóc giống như u nhú vùng miệng (oral
papilloma), mụn cơm (condylomata) và các biểu mô tăng sản. Có thể gặp
nhiều dạng mụn ở miệng một số mụn mọc ra kiểu súp lơ, một số có giới
hạn rõ, một số dạng phẳng và hoàn toàn biến mất khi niêm mạc bị kéo
căng. Những mụn này có thể gây rắc rối vì có thể lấy hết khỏi khoang
miệng nhưng thường hay tái phát sau cắt bỏ.
- Chẩn ñoán: Dựa trên lâm sàng các vết thương ñiển hình.
1.3.2.3. Các khối u tân sinh(Neoplastic):
 Kaposi’s sarcoma(KS)
[19];[20];[22][44]:

- Được mô tả lần ñầu vào thế kỷ 19 như là một khối u thông thường
nhất xảy ra ở trên ñàn ông trung niên ở Jewish hoặc Địa Trung Hải. Gần ñây
thấy nhiều tại Châu Phi, nơi ñang có ñại dịch, ñặc biệt là ở Đông Phi. Các tổn
thương trong nhóm này thường tiến triển từ từ và ñáp ứng tốt với ñiều trị. Tuy
19

nhiên khi phối hợp với nhiễm HIV thì KS có thể ác tính hơn và ñôi khi không
ñáp ứng với ñiều trị.
Theo nghiên cứu của Phạm Thị Huyền Trang trên 160 bệnh nhân
HIV/AIDS tại Bệnh viện Đống Đa không có trường hợp nào có tổn thương
dạng u tân sinh như Kaposi Sarcoma [22]. Nghiên cứu của các nước trong
khu vực chỉ gặp 0,2% các trường hợp Kaposi Sarcoma tại Thái Lan [44],
ñồng thời rất hiếm tại Ấn Độ [30].
- Lâm sàng:
KS bao gồm nhiều ổ tân sinh ở vùng miệng, tổn thương có thể xuất
hiện một mình hoặc phối hợp với tổn thương da, nội tạng hay bướu lympho.
Tổn thương KS ñầu tiên thường xuất hiện ở miệng. Thường có thể có màu ñỏ,

xanh hoặc tía, có thể phẳng hoặc phồng lên, cứng hoặc nhiều dạng phức tạp.
Vị trí hay gặp nhất trong miệng là hàm ếch cứng, tuy nhiên có thể gặp tổn
thương tại bất kỳ vị trí nào trong miệng, bao gồm lợi, hàm ếch mềm và niêm
mạc miệng. KS ở lợi có thể làm sưng lan khắp các nhú lợi gần giống như
bệnh viêm quanh răng hoặc ñôi khi giống như bệnh parulis. Tổn thương ở lợi
có thể tạo các túi lợi khá lớn, có thể bị nhiễm khuẩn thứ phát do vệ sinh kém
và niêm mạc ở trên ñó có thể bội nhiễm với Candida. Tổn thương lưỡi thường
ở ñường giữa, màu nhạt hơn và nhiều trường hợp thấy KS có thể xuất hiện
như một sưng phồng của niêm mạc có màu bình thường. Tổn thương KS ñược
cho là phát sinh từ hệ Lympho hoặc biểu mô thành mạch. Các yếu tố phối hợp
gây nên KS trên người nhiễm HIV chưa ñược biết, mặc dù có nhiều yếu tố
liên quan, gồm cytomegalovirus.
- Chẩn ñoán: Dựa vào tổn thương lâm sàng và sinh thiết nơi tổn
thương. Về mặt bệnh lý tổn thương ñặc trưng của KS là tăng sinh các tế bào
thoi, hình thành những khoảng trống như bị cắt rách, chúng có thể chứa hồng
cầu thoát mạch.

×