HÌNH THỂ SỐNG HÀM MẤT RĂNG
TOÀN BỘ HÀM DƯỚI
TÓM TẮT
Mục tiêu: Nghiên cứu này được tiến hành trên 64 mẫu hàm dưới của
bệnh nhân mất răng toàn bộ hai hàm nhằm khảo sát hình thể sống hàm mất
răng toàn bộ hàm dưới của người Việt.
Phương pháp: Hình thể sống hàm tại các vị trí cần khảo sát được vẽ
bằng biên dạng kế, sau đó scan các hình vẽ này vào máy vi tính để đo đạc
bằng phần mềm AutoCAD. Tỉ số giữa chiều rộng phần phía dưới với chiều
rộng phần phía trên sống hàm được tính để phân loại hình thể sống hàm lồi.
Kết quả: Phân loại về sống hàm gồm: lồi, phẳng và lõm. Sống hàm
lồi chiếm nhiều nhất (98,4%), không có sống hàm lõm. Sống hàm phẳng
thường thấy ở 1/3 sau cung hàm. Trong dạng lồi có ba dạng: vuông,
parabole và tam giác. Dạng tam giác chiếm nhiều nhất ở các mốc đo (64,9 –
71,1%), ngoại trừ tại đường giữa thì dạng vuông (39,6%) và parabol (34,5%)
chiếm nhiều hơn dạng tam giác (25,8%).
Kết luận: Đa số sống hàm đều có chiều cao nhỏ hơn chiều rộng đáy
(98,8%). Chỉ có sự khác biệt mang ý nghĩa thống kê khi so sánh chỉ số kích
thước trung bình giữa nữ và nam ở 1/3 trước cung hàm.
ABSTRACT
Objectives: This study was carried out on 64 mandibular casts
obtained from the impressions of edentulous patients to investigate the shape
of lower fully edentulous ridge of Vietnamese.
Method: Profilometer was used for drawing ridge contours. After
transferring these images to the computer, their dimensions were measured
by AutoCAD software. Ratio of above-part width to below-part of ridge was
used for classifying convex ridge form.
Results: There were three ridge forms: convex, flat and negative
ridge. The majority was convex ridge forms (98.4%), no negative ridge form
was found, flat ridges were commonly found in 1/3 posterior region. We
classified convex ridge into three forms: triangular, square & parabolic. The
triangular form (64.9–71.1%) was prevalent at most of the locations but at
mid-line, the square (39.6%) & parabolic form (34.5%) were commonly
found.
Conclusions: Majority of convex ridge form having the height that is
smaller than bottom width (98.8%). There were only statistically significant
differences in the size index between sexes at 1/3 anterior region.
MỞ ĐẦU
Trong thực tế lâm sàng, việc điều trị phục hình toàn hàm ở hàm dưới
thường được đánh giá là khó khăn hơn ở hàm trên, do diện tích bề mặt mô
nâng đỡ phục hình của hàm dưới vốn đã nhỏ hơn so với hàm trên, mà mức
độ tiêu xương của hàm dưới còn cao gấp 4 lần hàm trên. Mặt khác, do bệnh
nha chu, mất răng sớm ở h àm dưới, sử dụng hàm giả quá lâu thường dẫn
đến sự tiêu xương trầm trọng ảnh hưởng đến hình thể sống hàm mất răng
toàn bộ.
Vì vậy, chúng tôi bước đầu thực hiện nghiên cứu “Hình thể sống hàm
mất răng toàn bộ hàm dưới” trên một mẫu dân số người Việt, với mục tiêu:
- Đề nghị một cách phân loại về hình thể sống hàm mất răng toàn bộ
hàm dưới.
- Xác định tỉ lệ phân bố các loại hình dạng sống hàm mất răng toàn bộ
hàm dưới tại các vị trí đo đạc.
- So sánh tỉ lệ % các loại hình dạng sống hàm mất răng toàn bộ hàm
dưới giữa giới nữ và nam, giữa bên phải và bên trái tại các vị trí đo đạc.
- So sánh chỉ số kích thước của sống hàm giữa giới nữ và nam, giữa
bên phải và bên trái tại các vị trí đo đạc.
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Phương tiện nghiên cứu
Mẫu hàm đổ từ dấu sau cùng của 64 bệnh nhân mất răng toàn bộ hai
hàm đến điều trị tại khoa Răng Hàm mặt, Đại Học Y Dược TPHCM từ tháng
9-2003 đến tháng 4-2005 (loại những mẫu hàm của bệnh nhân mới nhổ răng
dưới ba tháng hoặc có điều trị phẫu thuật điều chỉnh sống hàm, phẫu thuật
trên xương hàm, mẫu hàm không rõ các mốc để xác định điểm chuẩn).
Phương pháp nghiên cứu
Xác định mặt phẳng chuẩn
Được xác định bởi ba điểm chuẩn sau (h. 1 a,b): Điểm đỉnh sống hàm
trên đường giữa (tại vị trí thắng lưỡi): điểm A
1.
Hai điểm hai bên phía sau:
điểm giới hạn trước của gối hậu nha trên đỉnh sống hàm: điểm đỉnh gối hậu
nha E, E’.
Vẽ đường đỉnh sống hàm (hình 2a,b,c).
Vẽ hình dạng mặt cắt sống hàm
Nguyên tắc: Vẽ hình dạng mặt cắt sống hàm theo đường vuông góc
với tiếp tuyến của đường đỉnh sống hàm tại các vị trí: đường giữa, 1/3 trước,
giữa, sau của cung hàm phải và trái (hình 3a).
- Đo các kích thước sống hàm bằng phần mềm AutoCAD sau khi đã
scan hình vẽ vào máy vi tính (hình 4).
Quy ước hình dạng sống hàm (hình 5)
Sống hàm lồi: Nếu có một điểm bất kỳ trên sống hàm cao hơn đường
nối H
1
H
2
và cách đường này một khoảng > 2mm
Hình 1a: Thanh chữ T và mẫu hàm
A
1
E’
E
Hình 1bc: Mẫu hàm với ba điểm chuẩn
Hình 2a: Điều chỉnh mặt chân đế của song song kế song song với mặt
phẳng nằm ngang
Hình 2a: Điều chỉnh mặt chân đế của song song kế song song với mặt
phẳng nằm ngang
Hình 2c: Vẽ đường đỉnh sống hàm bằng dụng cụ nhỏ (có thanh ngang
song song với mặt phẳng nằm ngang)
Hình 3a: Các vị trí vẽ hình dạng mặt cắt sống hàm
Hình 3b: Mẫu hàm sau khi xác định đầy đủ các điểm hướng dẫn vẽ
Hình 3c: Vẽ hình dạng mặt cắt sống hàm bằng biên dạng kế
H
1
, H
2
: điểm thấp nhất của vùng chuyển đổi niêm mạc ngoài và trong;
H: trung điểm của H
1
H
2
;
S: đỉnh sống hàm
SH = h: chiều cao sống hàm
N
1
T
1
= a: chiều rộng phần phía trên sống hàm
N
3
T
3
= c: chiều rộng phần phía dưới sống hàm
H
1
H
2
= d: chiều rộng đáy sống hàm
c/a > 1,5
1 ≤ c/a ≤ 1,5
Hình 5: Quy ước hình dạng sống hàm
Sống hàm phẳng
Khi mọi điểm trên sống hàm (cao hơn hoặc thấp hơn đường nối H
1
H
2
)
và cách đường này một khoảng ≤ 2mm. Hình 5: Quy ước hình dạng sống
hàm.
Sống hàm lõm
Khi có một điểm bất kỳ trên sống hàm thấp hơn đường nối H
1
H
2
và
cách đường này một khoảng > 2mm.
Sống hàm lẹm:
Trong những sống hàm lồi, chúng tôi khảo sát thêm sống hàm có lẹm
hay không. Quy ước có ba dạng sống hàm lẹm (hình 6)
A Sống hàm lẹm mặt ngoài; B Sống hàm lẹm mặt
trong
C Sống hàm hình nấm
Hình 6. Quy ước sống hàm lẹm
KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN
Phân bố hình thể sống hàm (biểu đồ1)
- Đa số sống hàm lồi
- Không có sống hàm lõm
Sống hàm phẳng thường ở 1/3 sau cung hàm (do tương ứng với vùng
RCL, vùng thường mất răng sớm nhất bị tiêu xương nhiều)
Biểu đồ 1: Phân bố hình thể sống hàm
Phân loại sống hàm lồi dựa theo tỉ số c/a
- Theo quy ước ban đầu, sống hàm lồi có hai dạng: tam giác và vuông.
- Dựa trên kết quả thu được, chúng tôi phân sống hàm thành ba loại ,
với quy ước đề nghị như sau:
c/a ≤ 1,45
Sống hàm dạng vuông
1,45 < c/a ≤ 1,73
Sống hàm dạng parabole
c/a > 1,73
Sống hàm dạng tam giác
Hình 6: Quy ước đề nghị phân loại hình thể sống hàm
Phân bố hình dạng trong sống hàm lồi
Tại đường giữa, sống hàm vuông và parabole chiếm nhiều hơn. Điều này
cho thấy vùng răng trước thường mất sau cùng (biểu đồ 2).
Biểu đồ 2: Phân bố hình dạng trong sống hàm lồi
Chỉ số kích thước (CSKT)
- CSKT = (h/d)x100 Đa số sống hàm lồi có chiều cao nhỏ hơn chiều
rộng đáy (98,8%). Điều này tương tự với nghiên cứu của Pietrokovski.
- Dựa theo CSKT chúng tôi chia sống hàm làm ba loại: thấp - rộng,
cao vừa - rộng vừa, cao – hẹp.
- CSKT trung bình tăng dần từ vùng 1/3 sau cung hàm đến 1/3 trước
cung hàm. Như vậy có thể nói chiều cao sống hàm tăng dần từ sau ra trước
hoặc là chiều rộng đáy tăng dần từ trước ra sau.
So sánh CSKT trung bình giữa nữ và nam (bảng 1)
Chỉ có sự khác biệt mang ý nghĩa thống kê giữa nam và nữ về chỉ số
kích thước tại 1/3 trước cung hàm.
Bảng 1: So sánh CSKT trung bình giữa nữ và nam
Nữ (n=34) Nam (n=30)
Ch
ỉ số
kích thước
Trung
bình (%)
Độ
lệch
chuẩn
Trung
bình (%)
Độ
lệch
chuẩn
t p
Đư
ờng
giữa
61,7 19,4
58,1 23,7 0,63 0,53
>
0,05
1/3
trư
ớc cung
hàm bên
phải
55,2 15,3
46,9 15,2 2,14 0,04
<
0,05
1/3
trư
ớc cung
60,8 15,4
45,1 14,7 4,14 0,00
<
hàm bên trái
0,05
1/3
gi
ữa cung
hàm bên
phải
48,5 16,7
42,7 13,2 1,45 0,15
>
0,05
1/3
gi
ữa cung
hàm bên trái
49,0 15,5
46,3 13,7 0,73 0,47
>
0,05
1/3
sau cung
hàm bên
phải
37,0 14,0
42,5 12,9 -
1,53
0,13
>
0,05
1/3
sau cung
hàm bên trái
40,6 12,2
40,0 11,4 0,18 0,86
>
0,05
Nhận xét về phương pháp nghiên cứu
Điểm chuẩn
- Điểm chuẩn phía trước: điểm đỉnh sống hàm tại vị trí thắng lưỡi (vì
thắng lưỡi dễ xác định hơn thắng môi do kỹ thuật lấy dấu)
- Điểm chuẩn phía sau: điểm giới hạn trước gối hậu nha (vì gối hậu nha có
cấu trúc tuyến và niêm mạc nên không bị ảnh hưởng nhiều bởi sự tiêu xương ổ ,
vị trí này có thể xác định bằng cách dùng thước chữ T nên có thể lặp lại nghiên
cứu với kết quả đo tương tự).
Cách vẽ hình dạng mặt cắt sống hàm
Vẽ theo đường vuông góc với tiếp tuyến của đường đỉnh sống hàm tại
các vị trí đo nên hình dạng mặt cắt của sống hàm ít bị biến đổi.
Phương pháp vẽ bằng biên dạng kế so với phương pháp cưa mẫu hàm:
- tiết kiệm được thời gian và công sức
- mẫu hàm không bị hỏng sau khi nghiên cứu