Tải bản đầy đủ (.pdf) (40 trang)

TÌNH TRẠNG THỪA CÂN Ở TRẺ 2 - 6 TUỔI ppsx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (143.31 KB, 40 trang )

TÌNH TRẠNG THỪA CÂN Ở TRẺ 2 - 6 TUỔI


TÓM TẮT
Mở đầu: Thừa cân / béo phì là một vấn đề sức khỏe nghiêm trọng,
không những phổ biến ở các nước đã phát triển mà còn đang tăng dần ở các
nước đang phát triển.
Mục tiêu: Xác định tỉ lệ, mức độ của thừa cân ở trẻ 2-6 tuổi tại các
trường mầm non quận Gò Vấp, TPHCM năm 2005.
Phương pháp: Nghiên cứu cắt ngang, tiến hành trong năm 2005 trên
1242 trẻ đang học tại các trường mầm non Gò Vấp. Với 30 cụm (lớp) được
chọn từ phương pháp PPS, các trẻ được đo cân nặng và chiều cao theo
phương pháp chuẩn với các công cụ có độ chính xác cao. Thừa cân được xác
định khi chỉ số CN/CC > + 2SD (WHO 1995).
Kết quả: Tỷ lệ trẻ TC năm 2005 là 11,8%, vượt hơn 20 lần tỷ lệ SDD
(0,5%), và đã tăng gần 1,5 lần chỉ trong vòng 4 năm (năm 2001: 7,9%). Tỷ
lệ các mức độ TC năm 2005 được phân bố theo thứ tự lần lượt là: độ 1
(8,3%), độ 2 (2,9%) và độ 3 (0,6%). Sự gia tăng tỷ lệ TC năm 2005 so với
năm 2001 chủ yếu là do gia tăng TC độ 1.
Kết luận: Đây là thông điệp cảnh báo ngành y tế của quận Gò Vấp nên
có kế hoạch can thiệp kịp thời và nên mở rộng nghiên cứu TC ở trẻ tiền học
đường trên phạm vi lớn hơn, đi sâu vào các yếu tố liên quan và giám sát xu
hướng thay đổi tỷ lệ thừa cân.
ABSTRACT
Background: Overweight/obesity is serious health problem. It is not
only existing in developed countries, but also increasing in developing
countries.
Objectives: To identify prevalence and grade of overweight in
children aged 2-6 years old at kindergartens of Govap district, HoChiMinh
city, in 2005.
Method: This cross-sectional study was conducted on 1242 children


of kindergartens of Govap district, HoChiMinh city, in 2005. With 30
clusters (classes) chosen from PPS sampling, we measured the weight and
height of children aged 2-6 years old by standard methods and precise
instruments. Overweight was defined according to standard of WHO 1995
(Weight for height > +2SD).
Result: Overweight prevalence of these preschool children is 11.8%,
over 20 times of malnutrition (0.5%), increased by 1.5 times in 4 years
(2001: 7.9%). Prevalence by overweight grade in 2005 was respectively
allocated: grade 1 (8.3%), grade 2 (2.9%) and grade 3 (0.6%). The higher
overweight prevalence in 2005 was due to higher first overweight grade in
comparison with that of 2001.
Conclusion: This message warning Govap health authorities that they
should have timely intervention programs and future overweight studies
should be widen in broader scope, especially focus on associated factors and
prevalence trends, in preschool children.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Thừa cân / béo phì (TC/BP) là một vấn đề sức khỏe nghiêm trọng,
không những phổ biến ở các nước đã phát triển mà còn đang tăng dần ở các
nước đang phát triển [7], trong đó có Việt Nam. TC/BP nay được xem là
dịch bệnh, là cửa ngõ của nhiều bệnh mạn tính không lây như bệnh tiểu
đường, cao huyết áp, bệnh tim mạch [1]. TC/BP là mối đe dọa đến sức
khỏe lâu dài và tuổi thọ [9].
Hiện tại, người ta quan tâm nhiều đến thừa cân (TC) ở trẻ em, vì nó sẽ
ảnh hưởng đến sức khỏe của chúng khi trưởng thành do làm gia tăng nguy
cơ đối với một số bệnh như cao huyết áp, bệnh mạch vành, tiểu đường týp 2,
rối loạn chuyển hóa Lipid, viêm xương khớp, sỏi mật, tàn tật, khó thở khi
ngủ và một số bệnh ung thư [12]. Trẻ bị TC từ nhỏ thì sẽ tiếp tục dai dẳng
TC cho đến lớn và mức độ béo càng nghiêm trọng ở trẻ nhỏ thì sự dai dẳng
đến lớn càng cao [10].
Theo Tổ chức Y tế Thế giới, năm 2004 là năm đầu tiên trên toàn thế

giới tỷ lệ TC/BP đã vượt qua suy dinh dưỡng và xu thế này sẽ ngày càng gia
tăng nếu như không có biện pháp ngăn chặn kịp thời [2]. Chính phủ Hoa Kỳ
ước tính khoảng 30% trẻ em của quốc gia họ đang bị TC và đang trên đà tiến
đến TC nặng. Theo kết quả điều tra của NHANES tỷ lệ TC là 20,6% ở trẻ 2 -
5 tuổi [9].
Trong khi tại các nước đã phát triển (Hoa Kỳ, Nhật Bản, ) tỷ lệ TC
thường tăng gấp đôi sau 15-20 năm, thì tại thành phố Hồ Chí Minh
(TPHCM) - thành phố lớn của một nước đang phát triển - tình trạng TC lại
gia tăng với tốc độ chóng mặt. Theo số liệu điều tra tình trạng dinh dưỡng
trẻ em dưới 5 tuổi của Trung tâm dinh dưỡng (TTDD) TPHCM cho thấy tỉ lệ
TC có chiều hướng tăng từ 2,1% (1999) lên đến 6,0% (2004) tức là tăng gần
gấp 3 lần chỉ trong vòng 5 năm [2]. Khảo sát tình trạng dinh dưỡng ở trẻ học
tại các trường mầm non 2002-2003 trên toàn TPHCM cho thấy tỷ lệ TC là
7,8% [5], cao gần gấp rưỡi tỷ lệ suy dinh dưỡng (SDD) (5,6%).
Gò Vấp là một quận ở vùng ven nội và ngoại thành mang tính chất
chuyển tiếp cả về địa dư lẫn kinh tế. Do đó, khi TPHCM phát triển thì sẽ
xuất hiện tình trạng phân cực về kinh tế giữa vùng nội và ngoại thành, dân
cư ở vùng ven này có thể chịu nhiều ảnh hưởng dẩn đến sự chuyển biến về
tình trạng TC theo chiều hướng có thể khác với các quận nội thành và huyện
ngoại thành khác. Theo khảo sát của TTDD TPHCM 2000-2001 tại các
trường mầm non Quận Gò Vấp tỷ lệ TC ở trẻ khá cao (7,9%) [3]. Tuy nhiên,
đến nay, sau 4 năm thành phố phát triển, vẫn chưa có khảo sát nào đánh giá
xu hướng thay đổi TC tại vùng ven này.
Vì thế, để đánh giá tình trạng TC của trẻ mầm non Gò Vấp năm 2005,
từ đó đề xuất biện pháp can thiệp phù hợp nhằm cải thiện tình trạng TC của
trẻ, và được sự đồng ý của Phòng giáo dục quận Gò Vấp, chúng tôi đã tiến
hành nghiên cứu này.
Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu tổng quát: Xác định tỉ lệ, mức độ của thừa cân ở trẻ 2-6 tuổi
tại các trường mầm non quận Gò Vấp, TPHCM năm 2005.

Mục tiêu cụ thể
- Xác định tỉ lệ thừa cân ở trẻ 2-6 tuổi tại các trường mầm non
quận Gò Vấp, TPHCM năm 2005.
- Xác định tỷ lệ các mức độ thừa cân năm 2005.
- Đánh giá sự khác biệt về tỷ lệ, mức độ thừa cân năm 2005 so
với năm 2001.
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Dân số nghiên cứu
- Dân số mục tiêu: Trẻ 2–6 tuổi tại các trường mầm non quận
Gò vấp.
- Dân số chọn mẫu: Trẻ 2–6 tuổi đang học tại các trường mầm
non Gò vấp 2005.
Địa điểm và thời gian nghiên cứu: tháng 1 - 6 / 2005, tại Quận Gò
vấp, TPHCM
Thiết kế nghiên cứu: Cắt ngang mô tả
Cỡ mẫu: Áp dụng công thức ước lượng một tỷ lệ với độ tin cậy 95%,
p = tỷ lệ TC của điều tra trước (7,9%), sai số d = 0,025, hệ số thiết kế bằng
2 với phương pháp chọn mẫu cụm, phòng ngừa bỏ cuộc và làm tròn, ta chọn
cỡ mẫu n = 1000 trẻ
Kỹ thuật chọn mẫu: Phương pháp chọn mẫu cụm theo phương pháp
PPS: chọn 30 cụm, đơn vị cụm là lớp, yếu tố quan sát là trẻ trong các lớp
được chọn.
Tiêu chuẩn chọn vào mẫu: Trẻ đang học tại các trường mầm non
Quận Gò Vấp năm 2005 và được phụ huynh đồng ý cho tham gia nghiên
cứu.
Tiêu chuẩn loại trừ:
- Trẻ vắng mặt trong buổi điều tra lần 2 để cân đo vét tại trường
- Không có sổ lưu ghi đầy đủ ngày tháng năm sinh
- Bị tật ảnh hưởng đến việc cân đo như vẹo cột sống, dị tật ở bàn
chân

- Bị bệnh lý nội tiết hoặc thận gây phù như hội chứng Cushing,
thận hư,
- Trẻ nhỏ hơn 2 tuổi hoặc lớn hơn 6 tuổi tính đến ngày điều tra
Liệt kê và định nghĩa các biến số:
- Tuổi: biến không liên tục, 5 giá trị. Định nghĩa tuổi dựa theo
WHO 1983.
- Giới: biến nhị giá, nam hoặc nữ
- Dân tộc: biến danh định (kinh, hoa, khác)
- Loại hình trường: biến danh định (công lập, bán công, tư thục)
- Khối lớp: biến danh định (cơm, mầm, chồi, lá)
- Cân nặng trẻ: biến liên tục, tính theo kílôgam, lấy 1 số lẻ.
- Chiều cao trẻ: biến liên tục, đo khi trẻ đứng, tính theo centimét,
lấy 1 số lẻ
- Thừa cân của trẻ: biến nhị giá, có hoặc không. “Có” khi
CN/CC > + 2SD.
Thu thập thông tin:
- Công cụ cân, đo: dùng cân điện tử TANITA và thước
Microtoise của Nhật
- Cân đo trực tiếp tại trường để xác định tỷ lệ và các mức độ TC
Các phương pháp hạn chế sai số:
- Sai số do không/ thiếu đáp ứng: Tăng cỡ mẫu 10%, điều tra vét
những trẻ được chọn nhưng vắng mặt.
- Sai số do thu thập số liệu: Tổ chức tập huấn kỹ cho các điều tra
viên, sử dụng các dụng cụ thiết bị có mức sai số thấp, kỹ thuật đo cân nặng
và chiều cao theo đúng quy cách. Có tiến hành điều tra thử.
Phương pháp xử lý số liệu
Nhập số liệu bằng phần mềm EPIDATA 3.0, xử lý thống kê mô tả
bằng STATA 8.0.
KẾT QUẢ
Bảng 1. Đặc tính của mẫu nghiên cứu (n=1242)

Đặc tính

Tần số

Tỷ lệ (%)
Loại hình trường

Công lập

668

53,8


Bán công

144

11,6


Tư thục

430

34,6
Khối lớp

Cơm


80

6,4


Mầm

380

30,6


Chồi

394

31,7




388

31,2
Nhóm tuổi

2 tuổi

10


0,8


3 tuổi

138

11,1


4 tuổi

379

30,5


5 tuổi

408

32,9


6 tuổi

307

24,7
Giới tính


Nam

643

51,8


Nữ

599

48,2
Dân tộc

Kinh

1229

98,9


Hoa

11

0,9


Khác


2

0,2
Tổng

1242

100,00
Đa số trẻ học trường công lập (53,8), tỷ lệ nam và nữ tương đương
nhau, dân tộc kinh là chủ yếu (98,9%) và nhóm trẻ 2 tuổi là thấp nhất
(0,8%).
Hình 1. Tỷ lệ thừa cân năm 2005(n=1242)
Tỷ lệ trẻ TC năm 2005 là 11,8%, tỷ lệ suy dinh dưỡng rất thấp (0,5%).
Hình 2. Tỷ lệ các mức độ thừa cân năm 2005
Trong số trẻ TC năm 2005, TC độ 1 chiếm tỷ lệ cao nhất (8,3%), kế
đến là độ 2 (2,9%) và thấp nhất là độ 3 (0,6%).
Bảng 2. Phân bố tỷ lệ thừa cân năm 2005 theo giới tính (n=147)


Tổng

Tần số (f)

Tỷ lệ (%)

p
Nam

643


89

13,8


Nữ

599

58

9,7

0,023
Tổng

1242

147

11,8


Tỷ lệ trẻ nam TC cao gấp 1,5 lần so với nữ , sự khác biệt có ý nghĩa
thống kê (p=0,023).
Bảng 3. Phân bố tỷ lệ các mức độ TC 2005 theo tuổi, giới, dân tộc
(n=1242).

Các đặc tính




TC độ 1

TC độ 2

TC độ 3

p
tổng

f

%

f

%

f

%


Tuổi



















2 tuổi

0

0

0.0

0

0.0

0

0.0





3 tuổi

20

13

1,1

3

0,2

4

0,3




4 tuổi

37

27

2,2


7

0,6

3

0,2

0,035


5 tuổi

×