PHẪU THUẬT PHACO
ĐIỀU TRỊ CẬN THỊ NẶNG
TÓM TẮT
Mục đích: đánh giá kết quả khúc xạ, thị lực và tỉ lệ biến chứng sau
phẫu thuật phaco lấy thể thủy tinh trong ở bệnh nhân cận thị nặng.
Nơi tiến hành: bệnh viện Mắt TP HCM.
Phương pháp: Nghiên cứu can thiệp loạt ca không đối chứng gồm
114 mắt cận thị nặng điều trị phẫu thuật phaco lấy thể thủy tinh trong và đặt
kính nội nhãn trong thời gian 2004 và 2006. Phân tích khúc xạ trước mổ và
sau mổ, thị lực có kính trước mổ và sau mổ, thị lực không kính sau mổ, và
biến chứng sau mổ. Thời gian theo dõi trung bình là 9 tháng (1 – 27 tháng).
Kết quả: Khúc xạ trước mổ trung bình là -17,41 ± 4,05D và sau mổ là
+0,39 ± 0,81D. Tỉ lệ độ cầu tương đương trong phạm vi ± 0,5 D là 45,45%,
± 1D là 78,18%, và ± 2D là 97,27%. Thị lực có kính trước mổ trung bình là
0,57 ± 0,27. Sau mổ, thị lực không kính trung bình là 0,58 ± 0,25, thị lực có
kính trung bình 0,84 ± 0,23. So với trước mổ, 33,94% mắt có thị lực có kính
không thay đổi, 62,38% tăng ít nhất một hàng và 3,67% giảm ít nhất một
hàng. Bong võng mạc xảy ra ở 2 mắt (1,8%). Trong 11 trường hợp đục bao
sau (9,6%), có 3 mắt cần thủ thuật laser capsulotomy (2,6%). Một mắt
(0,9%) xuất hiện viêm màng bồ đào sau mổ 3 tháng và 2 mắt (1,8%) tăng
nhãn áp sau mổ 1 tuần.
Kết luận: Phẫu thuật phaco lấy thể thủy tinh trong và đặt kính nội
nhãn ở bệnh nhân cận thị nặng cho kết quả khúc xạ và thị lực tốt, tỉ lệ biến
chứng nặng thấp. Đây là phương pháp hiệu quả và an toàn cho người cận thị
nặng ở độ tuổi lão thị không có chỉ định phẫu thuật LASIK.
ABSTRACT
EFFICACY AND SAFETY OF CLEAR LENS EXTRACTION FOR
HIGH MYOPIA
Tran Thi Phuong Thu, Pham Thi Bich Thuy
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 11 – Supplement of No 3 - 2007:29
– 34
Purpose: To evaluate the refractive and visual acuity results and
incidence of complications in high myopic patients after clear lens extraction
and refractive lens exchange.
Setting: Ho Chi Minh city Eye Hospital, Ho Chi Minh city, Vietnam
Methods: This non-comparative interventional study comprised of
high myopic eyes (N = 114) with clear lens having lens extraction with
phacoemulsification and IOL implantation between 2004 and 2006. The pre-
operative and post-operative refractions; pre-operative and post-operative
best-corrected visual acuity (BCVA) and uncorrected visual acuity (UCVA);
and post-operative complications were analyzed. The mean follow-up was 9
months (1 – 27 months).
* Bệnh viện Mắt Tp. HCM
Results: The mean pre-operative refraction was -17.41 ± 4.05 D and
post-operative one was +0.39 ± 0.81 D. Post-operative spherical equivalent
(SE) within ± 0.5 D in 45.45%, ± 1D in 78.18%, and ± 2D in 97.27% of
cases. The mean pre-operative BCVA was 0.57 ± 0.27 and at the final
examination the mean UCVA and BCVA were 0.58 ± 0.25 and 0.84 ± 0.23
respectively. Post-operative BCVA, comparing with pre-operative BCVA,
was no change in 33.94%, gained one line or more in 62.38% and lost one
line or more in 3.67% of cases. Retinal detachment occurred in 2 eyes
(1.8%). Of 11 eyes having posterior capsular opacification (9.6%), 3 eyes
had Nd:YAG laser capsulotomy performed (2.6%). One eye (0.9%) had
moderate anterior uveitis 3 months post-operatively and 2 eyes (1.8%) had
high intraocular pressure 1 week post-operatively.
Conclusions: Clear lens extraction and IOL implantation offered
good refractive and visual results and a low incidence of severe
complications in high myopic patients. Therefore, it can be an effective and
safe procedure to treat high myopia which is out of LASIK scope of
treatment in presbyopic patients.
MỞ ĐẦU
Hiện nay nhiều loại phẫu thuật có thể điều trị cận thị nặng để giúp
bệnh nhân không lệ thuộc kính đeo hoặc kính tiếp xúc. Ba phương pháp chủ
yếu là laser in situ keratomileusis (LASIK), đặt phakic IOL hoặc phaco lấy
thể thủy tinh trong. LASIK đang là phẫu thuật hàng đầu điều trị cận thị vì
tính chính xác cao và thời gian hồi phục nhanh. Tuy nhiên đối với cận thị
nặng và rất nặng, giác mạc không đủ dày để áp dụng phương pháp này, khả
năng thoái triển sau mổ cao, tăng nguy cơ xuất hiện dãn phình giác mạc,
loạn thị không đều và chất lượng thị giác sau mổ giảm do hình thể giác mạc
bị biến đổi sâu sắc. Ngoài ra còn có các biến chứng khác liên quan vạt giác
mạc như lệch vạt, biểu mô xâm lấn. Phẫu thuật đặt phakic IOL cũng là
phương pháp điều trị cận thị nặng hiệu quả, kết quả ổn định (không thoái
triển), và bảo tồn khả năng điều tiết của bệnh nhân. Tuy nhiên, phương pháp
này cũng có một số biến chứng như mất dần tế bào nội mô, nguy cơ tăng
nhãn áp và đục thể thủy tinh. Ở bệnh nhân độ tuổi lão thị thì phẫu thuật này
không còn ý nghĩa bảo tồn khả năng điều tiết nữa.
Phẫu thuật lấy thể thủy tinh trong nhằm mục đích điều trị cận thị nặng
đã được Fukala khởi xướng từ năm 1890. Tuy nhiên, do tỉ lệ biến chứng cao
nên phẫu thuật này đã bị cấm áp dụng cho đến năm 1980.
5
Với sự xuất hiện
kỹ thuật nhũ tương hóa thể thủy tinh, các máy móc thiết bị phẫu thuật và đo
đạc, kỹ thuật mổ, công nghệ kính nội nhãn ngày càng tiến bộ vượt bậc, phẫu
thuật lấy thể thủy tinh ngày càng trở nên an toàn, rút ngắn thời gian hồi
phục. Phẫu thuật phaco không những để phục hồi thị lực mà còn có ý nghĩa
điều trị khúc xạ. Phẫu thuật phaco điều trị cận thị nặng hiệu quả, kết quả
không thoái triển, không ảnh hưởng chất lượng thị giác do không làm thay
đổi hình thể giác mạc, không gây loạn thị không đều và thời gian hồi phục
nhanh. Tuy nhiên, sau mổ phaco bệnh nhân mất khả năng điều tiết, tăng
nguy cơ bong võng mạc
8
, có nguy cơ phù hoàng điểm dạng nang, nhiễm
trùng nội nhãn.
Vì đây là phương pháp điều trị cận thị nặng hiệu quả, thích hợp cho
người cận nặng ở độ tuổi giảm khả năng điều tiết, kỹ thuật mổ an toàn ít gây
biến chứng, nên phẫu thuật phaco điều trị cận nặng đang được các phẫu
thuật viên khúc xạ trên thế giới áp dụng. Với kết quả đáng khích lệ từ nghiên
cứu kết quả phẫu thuật phaco trên bệnh nhân đục thể thủy tinh cận thị trung
bình và nặng năm 2004
9
, chúng tôi tiến hành nghiên cứu này nhằm đánh giá
tính hiệu quả của phương pháp phaco trong điều trị cận thị nặng qua sự phục
hồi thị lực và khúc xạ sau mổ, đánh giá tính an toàn qua tỉ lệ biến chứng
nặng sau mổ, đặc biệt là biến chứng bong võng mạc.
BỆNH NHÂN - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Trong thời gian từ 6/2004 đến 11/2005, các bệnh nhân được chọn
nghiên cứu với tiêu chuẩn cận thị nặng từ -8,0 D trớ lên, không muốn đeo
kính gọng hoặc kính tiếp xúc, thị lực sau chỉnh kính tối thiểu 0.1 (thập
phân), độ loạn thị giác mạc không quá 3,0D, không đục thể thủy tinh hoặc
đục không ảnh hưởng thị lực (đục vỏ, đục chấm rải rác), giác mạc quá mỏng
không thể điều trị bằng phương pháp LASIK. Loại trừ các bệnh nhân đục thể
thủy tinh đáng kể gây giảm thị lực (đục nhân, đục dưới bao sau), lệch thể
thủy tinh, dây chằng zinn yếu, có bệnh lý mắt khác ảnh hưởng thị lực như
bệnh lý giác mạc, glaucoma, viêm màng bồ đào, bong võng mạc hay tiền căn
bong võng mạc, bệnh lý hoàng điểm, bệnh lý thần kinh thị …
Thiết kế nghiên cứu: can thiệp, loạt ca liên tiếp không đối chứng.
Các bệnh nhân được khám mắt toàn diện tại khoa Khúc Xạ gồm đo thị
lực, nhãn áp, khúc xạ chủ quan và khách quan, khám sinh hiển vi, khám đáy
mắt với dãn đồng tử và kính volk superfield. Bệnh nhân được khảo sát bản
đồ định khu giác mạc bằng Orbscan khảo sát loạn thị giác mạc và loại trừ
giác mạc chóp, đo các thông số nhãn cầu bằng IOL Master, siêu âm B khảo
sát phần sau nhãn cầu. Công suất kính nội nhãn được tính theo công thức
SRK\T với khúc xạ mục tiêu -1D đối với kính nội nhãn dương và -2D đối
với kính nội nhãn âm. Đối với bệnh nhân được phát hiện có thoái hóa nguy
cơ bong võng mạc ở võng mạc ngoại vi (thoái hóa lưới, lỗ rách) sẽ được gửi
điều trị laser argon dự phòng trước khi tiến hành phẫu thuật phaco ít nhất 2
tuần.
Các bệnh nhân được một phẫu thuật viên (TTPT) thực hiện phẫu thuật
phaco với máy Legacy 20000 tại khoa Bán Công Kỹ Thuật Cao. Quy trình
phẫu thuật gồm: tiêm tê hậu cầu hoặc nhỏ tê, rạch giác mạc rìa phía thái
dương 3,2 mm, xé bao trước liên tục, thủy tách và hút nhân theo kỹ thuật
chip and flip, đặt kính nội nhãn mềm trong bao, tái tạo tiền phòng và kháng
sinh tiền phòng vancomycine. Kính nội nhãn mềm acrylic được sử dụng, chủ
yếu là Acrysof MA, SA (Alcon) hoặc Bigbag (IOLTech). Sau mổ, bệnh
nhân được dùng thuốc nhỏ Tobradex 4 tuần.
Bệnh nhân được tái khám 1 ngày, 1-2 tuần, 1 tháng, 3 tháng, 6 tháng,
1 năm, 2 năm sau mổ. Các thông số cần thu thập sau mổ ở lần tái khám 1
ngày và 1-2 tuần gồm thị lực không kính và các biến chứng sớm; lúc 1
tháng, 3 tháng, 6 tháng gồm: thị lực không kính và có chỉnh kính, khúc xạ
chủ quan, các biến chứng muộn (đục bao sau, bong võng mạc …); lúc 1 năm
và 2 năm gồm: thị lực, các biến chứng muộn, tình trạng đáy mắt.
Chúng tôi dùng phần mềm SPSS for windows 15.0 phân tích thống
kê. Mức ý nghĩa chọn là 0,05.
KẾT QUẢ
Trong thời gian từ 6/2004 đến 7/2006 có 114 mắt của 69 bệnh nhân
được khảo sát. Trong số này có 24 nam và 45 nữ, tuổi trung bình 40,81 ±
6,56 (24 – 55), 62 mắt phải và 52 mắt trái. Thời gian theo dõi trung bình 9,1
± 7,13 tháng (1 – 27), trong đó 97 mắt được theo dõi ít nhất 3 tháng.
Độ cầu tương đương (SE) trung bình trước mổ -17,41 ± 4,05D (-29,0
đến -8,5D). Loạn thị giác mạc trung bình 1,1 D (0,05 – 3,0D). Thị lực có
chỉnh kính trước mổ 0,57 ± 0,27 (0,02 – 1,0) (hệ thập phân) hay 0,32 ± 0,32
(0,0 – 1,7) (hệ logMAR). Trục nhãn cầu trung bình 30,42 ± 1,98 mm (26,1 –
36,5). Công suất kính nội nhãn từ -8,0 đến +10,5D. 86 mắt (75,4%) đặt kính
nội nhãn Acrysof MA, 27 mắt (23,7%) Acrysof SN, 1 mắt (0,9%) Bigbag.
Bảng 1. Đặc điểm mẫu nghiên cứu
Trung
bình ± đ
ộ
lệch chuẩn
Khoảng
Tuổi
40,81
± 6,56
24 – 55
Thời
gian theo
dõi (tháng)
9,1 ±
7,13
1 – 27
Trục
nhãn c
ầu
(mm)
30,42
± 1,98
26.1 –
36.5
Khúc
xạ SE (D)
-
17,41
± 4,05
-29,0 –
-8,5
Thị
l
ực có kính
(thập phân)
0,57 ±
0,27
0,02 –
1,0
Khúc xạ
Khúc xạ cầu tương đương trung bình lúc 1 tháng 0,39 ± 0,74D (-1,50
đến 3,13), 3 tháng 0,40 ± 0,76D (-1,50 đến 2,00) và ở lần khám cuối cùng
0,39 ± 0,81D (-2,25 đến 3,13). Sau mổ, 45,45% mắt có độ khúc xạ cầu
tương đương trong khoảng ± 0,5D, 78,18% trong khoảng ± 1D và 97,27%
trong khoảng ± 2D.
Thị lực
Thị lực không kính trung bình sau mổ 1 tháng 0,60 ± 0,25 (0,02 – 1,0)
(thập phân) hay 0,27 ± 0,25 (1,7 – 0,0) (logMAR), 3 tháng 0,62 ± 0,23 (0,2 –
1,0) hay 0,24 ± 0,18 (0,7 – 0,0), lần khám cuối cùng 0,58 ± 0,25 (0,00 – 1,0)
hay 0,31 ± 0,36 (3,0 – 0,0).
Tỉ lệ đạt thị lực không kính sau mổ từ 0,5 trở lên ở thời điểm 1 tháng
là 67,32%, 3 tháng là 75,64%, và lần khám cuối cùng 67,54%.
Thị lực có chỉnh kính trung bình sau mổ 1 tháng 0,84 ± 0,21 (0,02 –
1,0) hay 0,10 ±0,21 (1,7 – 0,0), 3 tháng 0,85 ± 0,21 (0,3 – 1,0) hay 0,09 ±
0,14 (0,52 – 0,0), lần khám cuối cùng 0,84 ± 0,23 (0,0 – 1,0) hay 0,13 ± 0,36
(3,0 – 0,0).
Tỉ lệ đạt thị lực có chỉnh kính từ 0,5 và 0,8 trở lên ở thời điểm 1 tháng
là 91,92% và 77,78%, 3 tháng là 89,04% và 73,97%, và lần khám cuối cùng
91,07% và 75%.
Tỉ lệ có thị lực chỉnh kính tăng hơn trước mổ 62,39%, không thay đổi
33,94% và thấp hơn trước mổ 3,67%.
Chỉ số hiệu quả: thị lực không kính sau mổ / thị lực chỉnh kính trước
mổ = 1,52.
Chỉ số an toàn: thị lực chỉnh kính sau mổ / thị lực chỉnh kính trước mổ
= 2,29.
Bảng 2. Kết quả khúc xạ và thị lực
Trư
ớc mổ
Sau mổ
SE
Trun
g bình
Trung
bình
±
0,5D
±
1,0D
±
2,0D
-
17,41 ±
4,05
0,39±0.
74
45,45
%
78,18
%
97,27
%
Thị
lực
Trun
g bình
Trung
bình
≥ 0,5
≥ 0,8
Khô
ng kính
0,58 ±
0,25
67,54
%
28,90
%
Có
kính
0,57
± 0,27
0,84 ±
0,23
91,07
%
75,00
%
Biến chứng
Biến chứng trong mổ: không có trường hợp nào xảy ra biến chứng
trong mổ.
Trong thời gian 1 tuần sau mổ, có 2 mắt tăng nhãn áp (1.8%), được
điều trị thuốc hạ nhãn áp nhỏ tại chỗ và uống, ngưng thuốc Tobradex. Nhãn
áp được kiểm soát tốt trong vòng 1 tuần sau điều trị nội khoa.
Biểu đồ 1. Độ cầu tương đương sau mổ
Biểu đồ 2. Thị lực chỉnh kính so với trước mổ
Bong võng mạc xảy ra ở 2 mắt (1,8%). Trong đó, 1 bệnh nhân 54 tuổi,
độ cận trước mổ -21,0D xuất hiện bong võng mạc có lỗ rách sau mổ mắt
phải 1 tháng và đã có tiền căn bong võng mạc ở mắt kia. Bệnh nhân còn lại
31 tuổi, độ cận -21,38D xuất hiện bong võng mạc sau mổ mắt phải 24 tháng.
Đục bao sau xảy ra 11 mắt (9,6%), trong đó có 3 mắt (2,6%) đục đáng
kể gây giảm thị lực và triệu chứng chói lóa mắt nên được chỉ định điều trị
laser capsulotomy. Thời điểm xuất hiện đục bao sau trung bình là 7,13 ±
3,09 tháng (4 – 12 tháng).
Một trường hợp xuất hiện viêm màng bồ đào trước sau mổ 3 tháng,
mức độ trung bình, với dấu hiệu lắng đọng sau giác mạc và Tyndall tiền
phòng. Mắt được đặt kính nội nhãn Acrysof SN. Viêm đáp ứng tốt với
corticoid tại chỗ (Predforte 1%).
Không có trường hợp nào xảy ra phù hoàng điểm dạng nang, xuất
huyết hoàng điểm, tân mạch hoàng điểm.
Bảng 3. Biến chứng sau mổ
Biến chứng S
ố
mắt
Tỉ
lệ %
Bong võng
mạc
2 1,8
Đục bao sau 11
9,6
Capsulotomy
3 2,6
Tăng nhãn áp 2 1,8
Viêm màng
bồ đào
1 0,9
BÀN LUẬN
Phẫu thuật phaco lấy thể thủy tinh trong nhằm mục đích điều trị cận
thị nặng cho kết quả thị lực đáng khích lệ. Chỉ số hiệu quả = 1,52 chứng tỏ
đa số bệnh nhân có thị lực không kính sau mổ tốt hơn thị lực có kính trước
mổ. 67,32% mắt sau mổ có thị lực không kính ≥ 0,5. Đa số mắt có thị lực có
kính sau mổ tăng tốt hơn trước mổ (62,39%), trong đó 20,18% tăng 1 hàng
thị lực, 13,76% tăng 2 hàng, 28,44% tăng từ 3 hàng trở lên. Phẫu thuật
phaco không can thiệp giác mạc, không làm thay đổi hình thể giác mạc, vì
vậy chất lượng thị giác không bị ảnh hưởng. Do đó, thị lực phục hồi thường
tốt hơn trước mổ và bệnh nhân không than phiền gì về những rối loạn thị
giác đêm như sau phẫu thuật LASIK điều trị cận thị độ cao.
Khúc xạ sau mổ của bệnh nhân trong nghiên cứu này đa số trong vòng
± 1D. Với kinh nghiệm từ nghiên cứu trên mắt đục thể thủy tinh cận thị
trước đây, chúng tôi dùng công thức tính công suất IOL SRK\T và chọn sai
số khúc xạ dự đoán -1D đối với trường hợp IOL dương và -2D đối với
trường hợp IOL âm. Nghiên cứu của MacLaren cũng dùng công thức
SRK\T, kết quả cho thấy khúc xạ sau mổ thường ở phía viễn thị so với khúc
xạ dự đoán, chứng tỏ công thức này có khuynh hướng tính thấp hơn thực tế.
Ông khuyến cáo nên chọn công suất IOL cho khúc xạ dự đoán cận 1 đến 2 D
đối với IOL có công suất bằng 0 hoặc âm.
4
Sai số khúc xạ sau mổ của
nghiên cứu này tương đương với kết quả của các tác giả khác trên thế giới.
Tuy nhiên, vì đây là phẫu thuật điều chỉnh khúc xạ nên chúng tôi mong
muốn dự đoán khúc xạ sau mổ chính xác hơn nữa, nhằm giúp bệnh nhân đạt
được thị lực không chỉnh kính tốt nhất. Với máy IOL Master đo trục nhãn
cầu theo nguyên lý quang học với độ chính xác cao, chúng tôi cần hiệu chỉnh
hằng số A phù hợp cho bệnh nhân cận thị và sự dụng các công thức tính
công suất IOL thế hệ mới nhằm đạt kết quả khúc xạ tốt nhất.
Bảng 4. So sánh sai số khúc xạ sau mổ với các tác giả
Tỉ lệ SE
Tác gi
ả
(năm)
Số
ca
± 0,5D
± 1D ± 2D
Colin
(1999)
1
52 59,1% 85,7%
Vicary
(1999)
11
138 56% 78,3% 93,5%
Fernández-
190 41% 79%
Vega (2003)
3
Uhlmann
(2006)
10
14 42,8% 85,7%
Tr
ần Thị
Phương Thu
(2004)
9
123 50% 70,5%
Tr
ần Thị
Phương Thu
(2006)
114 45,45%
78,18%
97,27%
Đo khúc xạ sau mổ theo thời gian cho thấy độ khúc xạ không thay đổi
theo khuynh hướng thoái triển như phẫu thuật dùng laser excimer. Vì vậy
phẫu thuật phaco cho kết quả rất ổn định.
Có 2 mắt bị tăng nhãn áp trong 1 tuần sau mổ. Mắt cận thị thường có
tiền phòng sâu hơn bình thường, do đó cần bơm nhiều nước khi tái tạo tiền
phòng. Chính vì vậy đây có thể là nguyên nhân gây tăng nhãn áp trong thời
gian hậu phẫu sớm.
Tỉ lệ đục bao sau ít 9,6% và tỉ lệ điều trị laser capsulotomy 3,6%. Với
các loại IOL thế hệ mới acrylic hydrophilic (Acrysof) và thiết kế bờ optic
vuông cạnh, tỉ lệ đục bao sau giảm thiểu rõ so với các loại IOL thế hệ trước
đây. Đây cũng là điểm thuận lợi vì nhiều nghiên cứu cho thấy nguy cơ bong
võng mạc tăng sau thủ thuật laser capsulotomy.
Biến chứng đáng ngại nhất có thể gây mất thị lực sau phẫu thuật thể
thủy tinh là biến chứng bong võng mạc. Nghiên cứu Russel cho thấy tỉ lệ
bong võng mạc sau phẫu thuật thể thủy tinh là 1,17% tăng so với tỉ lệ bong
võng mạc trong dân số chung là 0,0118%.
2
Nghiên cứu của các tác giả cho tỉ
lệ bong võng mạc khác nhau từ 0 – 8,1% (bảng 5). Colin theo dõi bệnh nhân
sau mổ trong 7 năm nhận thấy tỉ lệ bong võng mạc ngày càng tăng với thời
gian theo dõi từ 0% sau 1 năm, 1,9% sau 4 năm đến 8,1% sau 7 năm.
1
Vì
vậy, cần có thời gian theo dõi lâu dài để đánh giá tỉ lệ biến chứng bong võng
mạc sau mổ. Phân tích của Fernández-Vega cho thấy bong võng mạc liên
quan đến tuổi trẻ (30-55 tuổi).
3
Uhlmann phối hợp phẫu thuật phaco và cắt
pha le thể một thì nhằm tránh xảy ra bong pha lê thể sau sau mổ, giúp ổn
định khối dịch kính và không gây co kéo võng mạc về sau.
10
Đây cũng là
một giải pháp hợp lý giúp giảm tỉ lệ bong võng mạc sau mổ. Tuy nhiên
nghiên cứu này áp dụng với số lượng ít bệnh nhân nên cần xem xét đánh giá
thêm. Nghiên cứu của chúng tôi trong thời gian ngắn nên chưa thể đánh giá
toàn diện biến chứng này, cần tiếp tục theo dõi lâu dài hơn. Ngoài ra chúng
tôi kiểm tra tình trạng võng mạc của bệnh nhân sau mổ định kỳ nhằm phát
hiện thoái hóa võng mạc có nguy cơ gây bong võng mạc để điều trị laser
argon kịp thời.
Bảng 5. So sánh tỉ lệ bong võng mạc với các tác giả
Tác gi
ả
(năm)
Số
ca
Tỉ
lệ (%)
Th
ời
gian theo
dõi
Packard
(2003)
5
2036 1,85
43,5
tháng
Colin
(1999)
1
52 8,1
7
năm
Pucci
(2001)
6
25 4
42,92
tháng
Fernandez-
Vega (2003)
3
190 2,1
4,78
năm
Ravalico
(2003)
7
388 0,26
47,16
tháng
Uhlmann
(2006)
10
14 0
30
tháng
Fan
(1999)
2
118 1.69
33,06
tháng
Vicary
(1999)
11
42 2,3
5,06
tháng
Tr
ần Thị
Phương Thu
(2004)
9
123 0,8
7,76
tháng
Tr
ần Thị
Phương Thu
(2006)
114 1,69
9,1
tháng
Nói tóm lại, phẫu thuật phaco lấy thể thủy tinh trong điều trị cận thị
nặng là phương pháp hiệu quả, cho kết quả ổn định, thời gian phục hồi
nhanh sau mổ và tỉ lệ biến chứng thấp. Đây là phương pháp thích hợp cho
người cận thị nặng ở lứa tuổi lão thị. Để giảm thiểu nguy cơ bong võng mạc
cần khám đáy mắt kỹ trước mổ và điều trị tổn thương võng mạc ngoại vi
nguy cơ và theo dõi sau mổ lâu dài. Nghiên cứu này cần thêm thời gian để
đánh giá các biến chứng bong võng mạc.