Tải bản đầy đủ (.pdf) (13 trang)

VAI TRÒ CỦA KỸ THUẬT ELISA TRONG CHẨN ĐOÁN PHÂN BIỆT BỆNH NHIỄM GIUN LƯƠN VỚI CÁC BỆNH LÝ ĐƯỜNG TIÊU HÓA pps

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (117.7 KB, 13 trang )

VAI TRÒ CỦA KỸ THUẬT ELISA TRONG CHẨN ĐOÁN
PHÂN BIỆT BỆNH NHIỄM GIUN LƯƠN VỚI CÁC BỆNH LÝ
ĐƯỜNG TIÊU HÓA

TÓM TẮT
Đặt vấn đề: Sử dụng ELISA trong chẩn đoán bệnh nhiễm giun lươn
trên các bệnh nhân có bệnh lý đường tiêu hoá là cấp thiết hiện nay.
Mục tiêu nghiên cứu: - Tìm hiểu tỷ lệ nhiễm giun lươn trên các bệnh
nhân có hội chứng dạ dày tá tràng bằng phương pháp huyết thanh chẩn đoán
ELISA. - Tìm hiểu tỷ lệ nhiễm giun lươn ở bệnh nhân có hội chứng dạ dày
tá tràng bằng phương pháp nội soi dạ dày tá tràng và soi cấy phân. - So sánh
hiệu quả của hai phương phàp chẩn đoán giun lươn: phương pháp soi cấy
phân cổ điển và phương pháp huyết thanh miễn dịch men ELISA. - Theo dõi
đáp ứng với điều trị đặc hiệu bằng thiabendazole 25mg/kg/ ngày trong 03
ngày.
Phương pháp nghiên cứu: Kỹ thuật ELISA.
Kết quả: tỷ lệ nhiễm giun lươn ghi nhận là khá cao: 24,6 %
Kết luận: về vấn đề chẩn đoán bệnh giun lươn gây viêm dạ dày tá
tràng, trong nghiên cứu này đã cho thấy kỹ thuật ELISA là phương pháp
phát hiện bệnh với tỷ lệ cao và nhanh. Các phương pháp khác như nội soi,
sinh thiết, soi phân tìm ấu trùng giun lươn nên bổ sung thêm nếu có điều
kiện.
SUMMARY
Background: Applying ELISA in diagnosis of gastro-duodenal
strongyloidiasis is very necessary nowadays.
Objectives: - determine prevalence of strongyloidiasis in gastro-
duodenal diseases by ELISA. – determine prevalence of strongyloidiasis in
gastro-duodenal diseases by gastro-duodenal endoscopy and stool culture. –
Compare effectiveness between strongyloidiasis by ELISA and classic stool
culture method. – Follow up treatment response by thiabendazole
25mg/kg/day for 03 days.


Methodology: ELISA technique
Results: The prevalence of stronngyloidiasis in gastro-duodenal
diseases was 24.6 %.
Conclusion: In diagnosis of strongyloidiasis, ELISA technique
provides an effective diagnosis with high prevalence of strongyloidiasis in
gastro-duodenal diseases. Other methods such as gastro-duodenal
endoscopy, biopsy and stool culture could be also use if it’s possible.

ĐẶT VẤN ĐỀ
Bệnh nhiễm giun lươn rất phổ biến ở nước ta, một nước thuộc vùng
khí hậu nhiệt đới nóng và ẩm. Đặc biệt giun lươn có chu trình tự nhiễm, nếu
không được điều trị sẽ tồn tại trong cơ thể suốt đời. Biểu hiện lâm sàng của
bệnh nhiễm giun lươn rất đa dạng, phong phú. Tùy vào vị trí ký sinh mà
giun lươn gây triệu chứng lâm sàng tương ứng, rất dễ nhầm lẫn với những
bệnh lý nội ngoại khoa khác. Ở đường tiêu hóa, bệnh nhân nhiễm giun lươn
thường bị chẩn đoán nhầm với các bệnh lý khác của dạ dày tá tràng, rối loạn
tiêu hóa. Vấn đề chẩn đoán đúng bệnh rất khó khăn nếu chỉ dựa vào phương
pháp cổ điển là soi phân trực tiếp. Nếu muốn tìm ra ấu trùng giun lươn thì
phải lấy toàn bộ số phân đi trong ngày để làm phương pháp tập trung, rất bất
tiện cho bệnh nhân cũng như cho kỹ thuật viên xét nghiệm. Trong bối cảnh
đó, phương pháp huyết thanh miễn dịch men (kỹ thuật ELISA) là phương
tiện hiệu quả để chẩn đoán bệnh, cho kết quả nhanh,, giùp các thầy thuốc có
hướng điều trị thích hợp, kịp thời cho bệnh nhân.
Mục tiêu nghiên cứu
- Tìm hiểu tỷ lệ nhiễm giun lươn trên các bệnh nhân có hội chứng dạ
dày tá tràng bằng phương pháp huyết thanh chẩn đoán ELISA.
Tìm hiểu tỷ lệ nhiễm giun lươn ở bệnh nhân có hội chứng dạ dày tá
tràng bằng phương pháp nội soi dạ dày tá tràng và soi cấy phân.
- So sánh hiệu quả của hai phương phàp chẩn đoán giun lươn: phương
pháp soi cấy phân cổ điển và phương pháp huyết thanh miễn dịch men

ELISA.
- Theo dõi đáp ứng với điều trị đặc hiệu bằng thiabendazole 25mg/kg/
ngày trong 03 ngày.
ĐỐI TƯỢNG – PHƯƠNG PHÁP
Đối tượng
Tất cả các bệnh nhân có hội chứng dạ dày tá tràng, rối loạn tiêu hóa
đến khám tại khoa Nhiễm Bệnh viện Trưng Vương và khoa Nội Bệnh viện
Bệnh Nhiệt Đới từ tháng 11/2004 đến tháng 10/2006.
Phương pháp
- Phương pháp lâm sàng và thực nghiệm labo.
- Lâm sàng
- Cận lâm sàng
- Theo dõi điều trị.
- Lâm sàng:
1/ Chọn các bệnh nhân có hội chứng dạ dày tá tràng.
2/ Cho chỉ định làm làm huyết thanh chẩn đoán giun lươn.
3/ Cho chỉ định nội soi dạ dày tá tràng.
4/ Cho chỉ định soi, cấy phân tìm ấu trùng giun lươn.
Thực nghiệm labo
1/ Làm chẩn đoán huyết thanh miễn dịch học, ghi nhận kết quả(1) (2)
2/ Nội soi dạ dày tá tràng để quan sát tổn thương, qua đó sinh thiết
sang thương, hút dịch để soi tươi hoặc cấy tìm ấu trùng giun lươn.
3/ Soi tươi và cấy các mẫu sinh thiết dạ dày tìm ấu trùng giun lươn.
Theo dõi điều trị đặc hiệu :
Điều trị đặc hiệu bằng thiabendazol 25mg/kg ×2 lần/ ngày trong 3
ngày, theo dõi triệu chứng lâm sàng trong thời gian điều trị, đáp ứng điều trị.
KẾT QUẢ
Bảng 1: tỷ lệ nhiễm giun lươn của các bệnh nhân đưa vào nghiên cứu
Tổng số bệnh nhân có hội chứng dạ dày tá tràng


447
Chẩn đoán nhiễm giun lươn

Dương tính

Am tính
Số bệnh nhân

110

337
Tỷ lệ %

24,6 %

75.4 %
Có 447 bệnh nhân được chẩn đoán là có hội chứng dạ dày tá tràng
chọn vào nghiên cứu, sau khi làm huyết thanh chẩn đoán để xác định bệnh
nhiễm giun lươn, có 110 bệnh nhân dương tính được phân tích để tìm hiểu
các đặc điểm cận lâm sàng và đáp ứng với điều trị.
Huyết thanh chẩn đoán giun lươn dương tính

Eosinophile máu
> 5%

Soi phân tìm ấu trùng giun lươn

Nội soi dạ dày tá tràng có ấu trùng giun lươn

Đáp ứng với điều trị đặc hiệu

Sau 1 đợt

Sau 2 đợt
110 ca

43 ca

23 ca

24 ca

93

11
Tỷ lệ %

39 %

20.9%

21.81 %

84.54 %

10 %
Kết quả ở bảng 2 cho thấy, trong số 110 ca mace bệnh, có 43 ca có
bạch cầu ái toan tăng cao > 5%, chiếm tỷ lệ 39 %, 23 trường hợp soi phân
tìm thấy ấu trùng giun lươn, chiếm 20.9%, 24 ca nội soi dạ dày tá tràng tìm
thấy ấu trùng giun lươn, chiếm 21.81 %.
BÀN LUẬN

Tỷ lệ bệnh nhân nhiễm giun lươn trong số các bệnh nhân có hội chứng
dạ dày tá tràng
Tỷ lệ nhiễm giun lươn trên các bệnh nhân có hội chứng dạ dày tá
tràng là: 24.6 %
Đây là vấn đề mà từ trước đến nay chưa được y văn ở ta đề cập đến,
nếu không có khảo sát một cách hệ thống thì không thể hình dung được.
Mặc dù nghiên cứu này chỉ thực hiện giới hạn trong bệnh viện nhưng kết
quả này rất đáng quan tâm vì giun lươn gây hội chứng dạ dày tá tràng khá
cao trong bối cảnh nước ta, là vùng dịch tễ.
Giá trị của kỹ thuật chẩn đoán ELISA
Từ năm 1998, kỹ thuật ELISA đã được sử dụng phổ biến tại nhiều
bệnh viện ở Tp Hồ Chí Minh. Chúng tôi ghi nhận một số đặc điểm như sau:
(7,8)
- Kỹ thuật ELISA với kháng nguyên được điều chế từ ấu trùng giun
lươn cho kết quả khá tốt.
- Mẫu dương tính phải đạt ở độ pha loãng huyết thanh từ 1/800 trở
lên, nếu nhỏ hơn hoặc bằng 1/400 được coi là âm tính.
- Độ nhạy của kỹ thuật ELISA trong chẩn đoán bệnh nhiễm giun lươn
là 93%, độ đặc hiệu là: 100%, giá trị tiên đoán dương tính là: 100%, giá trị
tiên đoán âm tính là: 99% (7,8)
- Phản ứng chéo xảy ra với các loại ký sinh trùng khác được ghi nhận
hầu như không đáng kể. (7)
Vai trò của các yếu tố cận lâm sàng khác trong chẩn đoán bệnh nhiễm
giun lươn
Trong nghiên cứu này, các yếu tố cận lâm sàng khác được thực hiện
đồng thời với kỹ thuật ELISA đã được ghi nhận như sau:
Bạch cầu toan tính: tăng trên 5%: có 43 bệnh nhân, chiếm tỷ lệ 39 %
- Soi phân tìm ấu trùng giun lươn: có 23 ca dương tính (20.9 %)
- Nội soi dạ dày tá tràng tìm ấu trùng giun lươn: 24 ca (21.81 %)
Theo y văn(2), tỷ lệ bạch cầu toan tính tăng trên 5% ở bệnh nhân

nhiễm giun lươn chỉ chiếm khoảng 30 %, do đó đây không phải là yếu tố đặc
hiệu cho bệnh nhiễm giun lươn, nó chỉ là dấu hiệu gợi ý cho bệnh lý nhiễm
ký sinh trùng nói chung.
Tỷ lệ soi phân tìm ấu trùng giun lươn nhìn chung cũng rất thấp(7,5),
khoảng 5%-10 %, vì ấu trùng có rất ít trong phân, trong nghiên cứu này
chúng tôi vứa soi, vừa cấy phân nên tỷ lê dương tính có tăng lên (20.9 %) do
đó soi phân hoặc cấy phân cũng không phải là phương pháp hiệu quả để phát
hiện bệnh nhiễm giun lươn.
Trong số 110 bệnh nhân nhiễm giun lươn cho nội soi dạ dày, chúng
tôi sinh thiết ổ loét và soi tìm ký sinh trùng, có 24 ca tìm thấy ấu trùng giun
lươn trong ổ loét. Đây là bằng chứng rõ ràng nhất về vai trò của giun lươn
trong bệnh lý dạ dày tá tràng. Tuy nhiên do chưa có kinh nghiệm về vị trí ký
sinh của giun lươn trong dạ dày nên kết quả sinh thiết còn chưa cao, đây là
vấn đề chúng tôi đang cố khắc phục để cho kết quả chính xác hơn trong thời
gian tới.
Như vậy cận lâm sàng chẩn đoán bệnh nhiễm giun lươn ở dạ dày tá
tràng chủ yếu nhờ vào huyết thanh chẩn đoán, kế đến là nội soi và soi phân.
Đáp ứng với điều trị đặc hiệu
Để khẳng định chẩn đoán xác định bệnh nhiễm giun lươn, chúng tôi
tiến hành điều trị đặc hiệu bằng thiabendazol (6), liều : 25mg/kg × 2 lần /
ngày, theo dõi triệu chứng lâm sàng trong thời gian điều trị và sau điều trị.
KẾT LUẬN
Qua các ca bệnh viêm loét dạ dày tá tràng điển hình được khảo sát, tỷ
lệ nhiễm giun lươn ghi nhận là khá cao: 24.6 %. Triệu chứng lâm sàng tại
chỗ và toàn thân rất phong phú, dễ nhầm lẫn các bệnh lý như viêm loét dạ
dày tá tràng, suy nhược cơ thể. Do đó cần phải quan tâm đến ký sinh trùng
này để tránh bỏ sót chẩn đoán.
Về vấn đề chẩn đoán bệnh giun lươn gây viêm dạ dày tá tràng, nghiên
cứu này đã cho thấy kỹ thuật ELISA là phương pháp phát hiện bệnh với tỷ lệ
cao nhất, nhanh nhất. Các phương pháp khác như: nội soi, sinh thiết, soi

phân tìm ấu trùng giun lươn nên bổ sung thêm nếu có điều kiện.
Các bệnh nhân được điều trị đặc hiệu bệnh nhiễm giun lươn bằng
thiabendazole, đáp ứng với điều trị sau 1 đợt là 84.54 %, số bệnh nhân phải
điều trị sau hai đợt là 10 % Như vậy kỹ thuật ELISA là kỹ thuật nên được
chọn lựa để xác định bệnh nhiễm giun này, một loại giun gây bệnh dây dưa,
phức tạp nhưng lại chưa được quan tâm đúng mức.

×