THAY ĐỔI CHỨC NĂNG HÔ HẤP Ở BỆNH NHÂN BPTNMT
SAU 6 THÁNG ĐIỀU TRỊ THEO GOLD
TÓM TẮT
Mục tiêu: Xác định sự thay đổi hô hấp ký ở bệnh nhân bệnh phổi tắc
nghẽn mãn tính sau 6 tháng điều trị theo GOLD.
Phương pháp: nghiên cứu tiền cứu, mô tả. Theo dõi 76 bệnh nhân
bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính được điều trị theo GOLD. Hàng tháng bệnh
nhân được tái khám theo dõi lâm sàng và hô hấp ký. Ghi nhận sự thay đổi
của các chỉ số FVC, FEV1, PEF, FEF 25-75 hàng tháng.
Kết quả: FVC, FEV1, PEF, FEF 25-75 đều tăng trong 3 tháng đầu
điều trị và sau đó giảm dần theo diễn tiến của bệnh. Sự thay đổi FEV1 có ý
nghĩa thống kê.
ABSTRACT
Objective: to determine the change of spirometry in chronic
obstructive pulmonary disease after 6 months of treatment according to the
GOLD.
Methods: Prospective, descriptive study. There were 76 patients
COPD treated according to the GOLD. Monthly follow-up were performed
with examination and spirometry. Monitoring of FEV1, FVC, PEF, FEF25-
75 were recorded.
Results: FVC, FEV1, PEF, FEF25-75 are increasing after 3 months of
treatment and decreasing after that. Change of FEV1 percentage is
significant.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính là bệnh thường gặp, tỉ lệ mắc bệnh và tử
vong ngày càng cao. Theo Tổ Chức Y Tế Thế Giới có khỏang 600 triệu người
bị BPTNMT và 2,75 triệu người tử vong trong năm 2004.
Tỉ lệ BPTNMT ở Việt Nam là 6,7% cao nhất trong vùng, BPTNMT
tiến triển làm người bệnh tàn phế nặng nề, chất lượng cuộc sống giảm sút, là
gánh nặng kinh tế cho xã hội.
Bệnh thường chẩn đoán ở giai đoạn trễ, ngay cả hô hấp ký là tiêu
chuẩn vàng của chẩn đoán cũng chưa đuợc áp dụng rộng rãi.
Chiến lược toàn cầu về bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính” (GOLD) ra đời
năm 2001 do Viện Tim Phổi Huyết Học Hoa Kỳ và Tổ Chức Y Tế Thế Giới
biên soạn và được cập nhật hàng năm. GOLD đã được áp dụng rộng rãi và
thành công tại nhiều quốc gia, góp phần quản lý BPTNMT ở giai đoạn ổn định
trong cộng đồng, giảm thiểu các đợt cấp và nhập viện.
GOLD cũng đã được áp dụng để quản lý BPTNMT tại BV ĐHYD
TPHCM từ năm 2001 và mang lại kết quả tốt.
Hô hấp ký vừa là tiêu chuẩn vàng trong chẩn đoán và đánh giá
BPTMNT vừa là yếu tố theo dõi diễn tiến bệnh. Thay đổi của các thông số
này có ý nghĩa trong quá trình theo dõi và điều trị BPTNMT.
Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu tổng quát
Khảo sát thay đổi chức năng hô hấp ở bệnh nhân BPTNMT qua 6
tháng điều trị theo GOLD.
Mục tiêu chuyên biệt
- Khảo sát tỉ lệ hút thuốc lá
- Khảo sát triệu chứng lâm sàng thường gặp.
- Khảo sát thay đổi FEV1
- Khảo sát thay đổi FVC
- Khảo sát thay đổi PEF
- Khảo sát thay đổi FEF 25-75
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Thiết kế nghiên cứu
Mô tả cắt ngang
Đôí tượng nghiên cứu
Bệnh nhân BPTNMT từ giai đoạn II đến khám tại phòng 1 BV ĐD Y
Dược TPHCM từ tháng 2-2006 đồng ý tham gia nghiên cứu.
Tiêu chuẩn loại trừ
Bệnh nhân có chống chỉ định của đo hô hấp ký hoặc không đồng ý
tham gia.
Tiến hành
- Bệnh nhân được chụp X quang, khám bệnh, đo CNHH tại phòng 1-
BV ĐHYD TPHCM
- Bệnh nhân được điều trị theo hướng dẫn của GOLD
- Bệnh nhân được tái khám hàng tháng và có đo CNHH.
Phương pháp thống kê
Thu thập số liệu và xử lý thống kê bằng phần mềm SPSS 13.0 và trình
bày dưới dạng trung bình ± độ lệch chuẩn.
Sử dụng phép kiểm T để so sánh trung bình giữa các nhóm. P< 0.05
được xem là có ý nghĩa thống kê.
KẾT QUẢ- BÀN LUẬN
Nghiên cứu được thực hiện trong 6 tháng từ tháng 2/ 2006 trên 76
bệnh nhân, kết quả thu được như sau
Đặc điểm dân số nghiên cứu
Tuổi : tuổi trung bình là
Giới: nam nhiều hơn nữ, nam chiếm 81,6%, nữ chiếm 18,4%
Hút thuốc lá : 52/76 bệnh nhân có hút thuốc chiếm 64,4%. Hút thuốc
trung bình là 34,6 pack year.
Triệu chứng lâm sàng thường gặp nhất là khó thở.
Bảng 1: Các triệu chứng lâm sàng thường gặp
Phân độ giai đoạn BPTNMT
Bảng 2: Tỉ lệ các giai đoạn BPTNMT
BPTNMT giai đoạn III chiếm tỉ lệ cao nhất 57.9%
Có 35/76 BN (46.1%) là BPTNMT có yếu tố hen.
Chức năng hô hấp
Min
(%)
Max
(%)
Trung
bình (%)
FEV
1
30 106
61.9
FVC
13 78 36.7
PEF
11 100
38.3
FEF
5 38 16.1
25-75
Thay đổi chức năng hô hấp qua 6 tháng
FVC FEV1 PEF FEF25-
75
Thán
g 1
61.9±15.
3
39.6±13 38.2±17 16.1±7
Thán
g 2
65.6±
15.1
P=0.1
41.3±15.
9
P=0.2
45.2±19
P=0.001
17.6±9.4
P=0.05
Thán
g 3
66.2±
15.5
P=0.2
41.9±16.
2
P=0.3
46.4±18
P=0.7
17.6±9.3
P=0.7
Thán
g 4
68.5±
15.9
P=0.4
45.3±17.
5
P=0.3
50.1±21.
1
P=0.02
19.2±9.9
P=0.2
Thán 67.7±16. 43.3±23. 47.5±21. 16.7±10.
FVC FEV1 PEF FEF25-
75
g 5 1
P=0.9
3
P=0.8
2
P=0.2
8
P=0.7
Thán
g 6
63.2±15.
8
P=0.8
40.4±17.
6
P=0.05
46.8±23.
7
P=0.2
18.1±10.
1
P=0.1
Thay đổi FVC không có ý nghĩa thống kê
FEV1 lúc đầu có cải thiện, tuy nhiên từ tháng thứ 6 thông số tắc
nghẽn này giảm có ý nghĩa thống kê, điều này cũng phù hợp vì FEV1 sẽ
giảm theo diễn tiến tự nhiên của bệnh cho dù cò điều trị hay không.
PEF cải thiện rất nhanh sau điều trị, đây là chỉ số rất nhạy.
FEF cũng cải thiện ít sau đó giảm như FEV 1.
Bảng 3: Thay đổi chức năng hô hấp theo thời gian
KẾT LUẬN
- Tỉ lệ hút thuốc lá cao: 64.4%
- Số lượng hút thuốc lá trung bình: 34.6 PY.
- Triệu chứng lâm sàng thường gặp nhất là khó thở.
- BPTNMT có yếu tố hen chiếm: 46.1%
- CNHH cải thiện sau 3 tháng điều trị, sau đó sẽ sụt giảm theo diễn
tiến của bệnh, sụt giảm từ tháng thứ 6 có ý nghĩa thống kê.
- Thay đổi FVC không ý nghĩa theo dõi bệnh
- Thay đổi FEV1 giảm từ tháng thứ 6 có ý nghĩa, trong 3 tháng đầu
khi đềi trị thông số tắc nghẽn này có thể cải thiện ít, sau đó sẽ giảm từ tháng
thứ 6.
- Thay đổi PEF rất nhạy có ý nghĩa, cải thiện ngay sau khi bắt đầu
điều trị. Tuy nhiên trong BPTNMT thì yếu tố tiên lượng là chỉ số tắc nghẽn
FEV1, PEF không có ý nghĩa lắm, PEF có ý nghĩa ở bệnh nhân hen phế
quản hơn.
ĐỀ NGHỊ
Theo dõi bệnh nhân BPTNMT lâu hơn, dùng nhiều thang đánh giá
hơn là đơn thuần dựa vào chỉ số tắc nghẽn (FEV1)