Tải bản đầy đủ (.doc) (45 trang)

đánh giá sự biến đổi chức năng thất trái ở bệnh nhân nhồi máu cơ tim cấp sau can thiệp đặt stent động mạch vành bằng siêu âm tim

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (316.46 KB, 45 trang )

Đặt vấn đề
Nhồi máu cơ tim (NMCT) là tình trạng cơ tim hoại tử do hậu quả thiếu
máu cơ tim kéo dài, xảy ra chủ yếu do xơ vữa động mạch vành kết hợp với
huyết khối gây tắc một hoặc nhiều nhánh động mạch tương ứng.
Ở các nước công nghiệp phát triển, NMCT là một vấn đề quan trọng
hàng đầu đối với sức khoẻ cộng đồng. Tại Mỹ, mỗi năm trung bình có
700.000 người nhập viện vì NMCT [7]. Tại Việt Nam, trong thời gian gần
đây, tỷ lệ NMCT ngày càng có khuynh hướng gia tăng rõ rệt. Theo thống kê
của Viện Tim mạch - Bệnh viện Bạch Mai, trong 10 năm từ 1980 đến 1990
chỉ có 108 ca NMCT và riêng 10 tháng đầu năm 1995 đã có 31 bệnh nhân
NMCT vào cấp cứu tại Viện Tim mạch [5].
Mặc dù hiện nay đã có nhiều tiến bộ trong chẩn đoán và điều trị bệnh,
song NMCT vẫn là loại bệnh có nhiều biến chứng nguy hiểm như sốc tim, rối
loạn nhịp tim, vì tim, suy tim do đó tỷ lệ tử vong của bệnh còn rất cao. Với
những bệnh nhân còn sống sau NMCT, tình trạng bệnh và các biến chứng của
nó cũng có ảnh hưởng nặng nề về sức khoẻ, tâm lý người bệnh và kinh tế của
gia đình họ cũng như xã hội. Trong NMCT, các nghiên cứu đều cho thấy chức
năng tim, nhất là chức năng thất trái thường bị suy giảm và đây là yếu tố quan
trọng giúp tiên lượng bệnh trong giai đoạn cấp cũng như theo dõi kết quả điều
trị và đánh giá tiến triển của bệnh. Vì vậy, việc đánh giá chính xác chức năng
tim và sự biến đổi của nó sau các biện pháp điều trị tái tưới máu là một vấn đề
được các thầy thuốc rất quan tâm.
Về mặt điều trị, với mục đích tái lập tưới máu cơ tim càng sớm càng tốt,
can thiệp đạt stent động mạch vành là phương pháp điều trị được lựa chọn với
1
nhiều ưu điểm hơn các phương pháp điều trị truyền thống bằng thuốc tiêu sợi
huyết hay phẫu thuật bắc cầu nối động mạch vành do đạt được kết quả tương
đương nhưng lại rút ngắn được thời gian tái lập tưới máu đồng thời Ýt biến
chứng hơn so với phương pháp phẫu thuật.
Trong hai thập kỷ qua, siêu âm tim đã có nhiều tiến bộ vượt bậc và ngày
càng được ứng dụng nhiều trong chẩn đoán và theo dõi NMCT. Đây là biện


pháp thăm dò không chảy máu dễ thực hiện nên có thể làm nhiều lần cho
phép đánh giá chức năng tim rất tốt. Trên thế giới, nhiều nghiên cứu cho thấy
siêu âm tim rất có giá trị trong việc cung cấp các thông tin về tiên lượng
NMCT [6], [8]. Ở Việt Nam, những nghiên cứu về NMCT trong những năm
gần đây chủ yếu tập trung về dịch tễ, các yếu tố nguy cơ, các phương pháp
chẩn đoán và điều trị. Tuy nhiên, những nghiên cứu về sự thay đổi chức năng
thất trí (CNTT) sau can thiệp đặt stent động mạch vành cũng như các yếu tố
ảnh hưởng đến sự biến đổi đó còn rất hạn chế. Vì vậy, chúng tôi thực hiện đề
tài này nhằm hai mục tiêu:
1. Đánh giá chức năng thất trái của bệnh nhân NMCT tại Viện tim
mạch Việt Nam trước và ngay sau khi can thiệp đặt stent động
mạch vành và sau 3 tháng.
2. Khảo sát các yếu tố ảnh hưởng tới sự biến đổi chức năng thất trái
của bệnh nhân NMCT sau can thiệp đặt stent động mạch vành.
2
Chương 1
Tổng quan
1.1. Đại cương về NMCT
1.1.1. Định nghĩa
Năm 2000, Hội Tim mạch Châu Âu (European Society of Cardiology -
ESC) kết hợp với Trường môn Tim mạch Hoa Kỳ (American College of
Cardiology - ACC) đã đưa ra một định nghĩa về NMCT: "NMCT là tình trạng
khi có một lượng bất kỳ cơ tim bị hoại tử do hậu quả của thiếu máu cục bộ cơ
tim kéo dài" [13].
1.1.2. Dịch tễ học NMCT
NMCT căn bệnh phổ biến ở các nước phát triển. Tại Mỹ, trung bình mỗi
năm có 700.000 người nhập viện do NMCT [7]. Còn ở Pháp, mỗi năm có
khoảng 100.000 người bị NMCT [7], [13].
Ở Việt Nam, theo thống kê của Viện Tim mạch quốc gia Việt Nam,
trong 10 năm (1980 - 1990) chỉ có 108 ca NMCT vào viện, nhưng trong 5

năm từ 1991 đến 1995 có 82 ca vào viện vì NMCT và chỉ riêng 10 tháng đầu
năm 1995 đã có 31 bệnh nhân NMCT vào cấp cứu tại Viện Tim mạch [5].
Theo Trần Đỗ Trinh và cộng sự, tỷ lệ tử vong của bệnh trong thời gian nằm
viện là 27,4% [4].
1.1.3. Chẩn đoán NMCT
Để chẩn đoán xác định NMCT, các nhà lâm sàng vẫn dựa theo tiêu
chuẩn của Tổ chức Y tế thế giới [7] là có 2 trong 3 tiêu chuẩn sau:
3
1. Đau thắt ngực điển hình, kéo dài 30 phút dùng các thuốc giãn mạch
vành không đỡ.
2. ST ≥ 1mm ở Ýt nhất 2 chuyển đạo ngoại vi hoặc ≥ 2mm ở Ýt nhất 2
chuyển đạo trước tim liên tiếp và/hoặc block nhánh trái mới xuất hiện trên
điện tâm đồ.
3. Men CK - MB tăng Ýt nhất gấp 2 lần giới hạn trên bình thường.
1.1.4. Điều trị NMCT
1.1.4.1. Điều trị nội khoa:
- Điều trị nội khoa luôn là biện pháp điều trị cơ bản, bắt đầu cho mọi
bệnh nhân CMCT.
- Các thuốc được sử dụng bao gồm thuốc làm giảm đau, giảm nhu cầu
oxi của cơ tim và bảo vệ tế bào cơ tim khỏi tình trạng thiếu máu.
1.1.4.2. Điều trị tái tưới máu
- Điều trị tái tướu máu bằng thuốc tiêu sợi huyết: là phương pháp điều trị
truyền thống trong NMCT. Hiện nay, do tỷ lệ thành công không cao, phương
pháp này chỉ được chỉ định khi bệnh nhân có chống chỉ định với can thiệp
động mạch vành qua da và với phẫu thuật.
- Can thiệp động mạch vành qua da: là biện pháp được ưu tiên lựa chọn
trong điều trị NMCT ở những bệnh nhân đủ tiêu chuẩn. Bệnh nhân NMCT có
chỉ định có thể được can thiệp cấp cứu nên rút ngắn được thời gian từ khi
khởi phát cho tới khi được điều trị tái tưới máu, giúp cải thiện tiên lượng bệnh
rõ rệt [7], [8]. So với phẫu thuật bắc cầu nối, can thiệp động mạch vành, đặc

biệt là can thiệp có đặt stent, cho kết quả tương đương [8] nhưng lại tránh
được các tai biến nặng nề của phẫu thuật.
4
- Phẫu thuật bắc cầu nối động mạch vành: chỉ được chọn lựa khi bệnh
nhân không có chỉ định với can thiệp động mạch vành qua da (do tổn thương
phức tạp hoặc tổn thương nhiều thân động mạch vành).
1.1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến tiên lượng trong NMCT
Trong NMCT, tiên lượng của người bệnh trong giai đoạn cấp cũng như
về lâu dài phụ thuộc vào kích thước của vùng nhồi máu, bản chất của tổn
thương (tổn thương một thân hay nhiều thân động mạch vành, tổn thương
phức tạp ). Ngoài ra, cơ địa của bệnh nhân (tuổi, giới, tình trạng béo phì ),
yếu tố gia đình và các bệnh lý kèm theo như tăng huyết áp, đái tháo đường,
rối loạn lipid máu, qua các cơ chế trực tiếp đều có những ảnh hưởng nhất định
lên chức năng thất trái của bệnh nhân NMCT, do đó anh hưởng đến tiên
lượng của người bệnh [1], [7].
1.2. Chức năng thất trái sau NMCT
1.2.1. Chức năng tâm thu thất trái
Giảm trao đổi chất của các tế bào cơ tim do thiếu máu cục bộ dẫn tới
giảm chức năng bơm của thất trái: cung lượng tim, thể tích tống máu, huyết
áp giảm đi, thể tích cuối tâm thu tăng lên.
Mọi số nghiên cứu cho thấy mức độ suy tim trên lâm sàng cũng như trên
các thăm dò đều có tương quan với phạm vi vùng cơ tim bị nhồi máu [6], [7].
1.2.2. Chức năng tâm trương thất trái
Thay đổi khả năng tâm trương của thất trái trong NMCT thể hiện chủ
yếu là sự giảm khả năng giãn của thất trái, rối loạn đổ đầy tâm trương. Cũng
như chức năng tâm thu, chức năng tâm trương cũng tương quan với kích
thước của ổ nhồi máu [11], [12].
5
1.2.3. Chức năng thất trái và tiên lượng bệnh
Theo Rackley, có mối liên quan tuyến tính giữa các thông số đặc hiệu

của chức năng thất trái với sự xuất hiện các triệu chứng lâm sàng như khó thở,
tình trạng sốc [7]. Chức năng thất trái, kể cả trong giai đoạn cấp cũng như di
chứng đều là yếu tố quan trọng tiên lượng về chức nưang tim cũng như thời
gian sống của bệnh nhân. Trong đó, phân số tống máu (EF) và độ giãn thất
trái (đo bằng thể tích thất trái cuối tâm trường và cuối tâm thu) là 2 yếu tố tiên
lượng chính [10], [12].
Để đánh giá chức năng tim trong NMCT, người ta đã áp dụng một số
biện pháp thăm dò như thăm dò huyết động chụp cản quang buồng thất trái,
ghi xạ hình buồng thất trái, siêu âm tim,
1.3. Siêu âm đánh giá chức năng thất trái ở bệnh nhân NMCT
Siêu âm tim là một phương pháp thăm dò không chảy máu cho kết quả
nhanh và chính xác. Nhiều nghiên cứu còn nhấn mạnh rằng đây là một kỹ
thuật tốt để phát hiện sớm về co bóp và chức năng tim cũng như các biến đổi
về hình thái và cấu trúc tim xảy ra khi cơ tim bị nhồi máu [6], [11], [15]. Vì
vậy, siêu âm tim là thăm dò chủ yếu được các nghiên cứu sử dụng để đánh giá
những thay đổi về cấu trúc và chức năng tim sau nhồi máu cũng như hiệu quả
của các liệu pháp điều trị như thuốc tiêu huyết khối hoặc nong động mạch
vành [10], [12]. Một số nghiên cứu trước đây cũng cho thấy, sau can thiệp
ĐMV, chức năng thất trái của bệnh nhân có những biến đổi đáng kể. Trong
nghiên cứu của mình, Weber nhận thấy 70% các bệnh nhân NMTC có sự cải
thịên chức năng thất trái từ mức độ vừa trở lên (15%) [14].
Siêu âm TM cho phép đánh giá các chỉ số:
- Biên độ vận động của vách liên thất và thành sau thất trái.
6
- Bề dày vách liên thất cuối tâm trương và cuối tâm thu.
- Đường kính thất trái cuối tâm trương (Dd) và cuối tâm thu (Ds).
- Chỉ số co ngắn sợi cơ (%D)
- Thể tích thất trái cuối tâm trương (Vd)
- Thể tích thất trái cuối tâm thu (Vs)
- Phân số tống máu (EF)

Tuy nhiên, khi vùng mỏn tim giãn và giảm vận động như trong NMTC thì
phương pháp này không phản ánh đúng kích thước và khả năng co bóp của tim.
Trên siêu âm 2D, thể tích thất trái và phân số tống máu EF được tính
theo công thức SIMPSON. Trong phương pháp này, thể tích buồng tim (V) là
tổng thể tích của 20 hình khối (19 khối trụ và 1 khối nón) cắt vuông góc với
trục dài của tim, mỗi mảnh có chiều dày h = 1/20L và đường kính = D.
Các nghiên cứu đều cho thấy EF trên siêu âm 2D tương quan tốt với kết
quả chụp buồng tim cản quang [12] và chụp buồng tim bằng phóng xạ [14].
7
Chương 2
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu
2.1. Địa điểm nghiên cứu
Nghiên cứu được tiến hành tại Viện Tim mạch Quốc gia Việt Nam -
Bệnh viện Bạch Mai.
2.2. Đối tượng n ghiên cứu
Tất cả các bệnh nhân được chẩn đoán là NMCT cấp nằm điều trị tại Viện
Tim mạch từ 6/2009 đến 12/2009.
2.2.1. Tiêu chuẩn lựa chọn bệnh nhân:
- Bệnh nhân đã được các bác sỹ chuyên khoa tim mạch chẩn đoán xác
định là NMCT cấp phù hợp tiêu chuẩn chẩn đoán sau:
1. Đau thắt ngực điển hình, kéo dài 30 phút dùng các thuốc giãn mạch
vành không đỡ.
2. ST ≥ 1mm ở Ýt nhất 2 chuyển đạo ngoại vi hoăc ≥ 2mm ở Ýt nhất 2
chuyển đạo trước tim liên tiếp và/hoặc block nhánh trái mới xuất hiện trên
điện tâm đồ.
3. Men CK - MB tăng Ýt nhất gấp 2 lần giới hạn trên bình thường.
Chẩn đoán xác định khi ≥ 2 tiêu điểm trên
- Bệnh nhân bị NMCT lần đầu.
- Bệnh nhân không có các bệnh lý về van tim, tim bẩm sinh hoặc rối loạn
nhịp tim trước đó.

8
- Bệnh nhân có chỉ định chụp và can thiệp đặt Stent ĐMV và kết quả can
thiệp thành công.
2.2.2. Tiêu chuẩn loại trừ
- Bị NMCT tái phát.
- Bệnh nhân có các bệnh lý về van tim, tim bẩm sinh hoặc rối loạn nhịp
tim trước đó.
- Bệnh nhân không có chỉ định can thiệp đặt Stent ĐMV hoặc can thiệp
đặt Stent ĐMV thất bại.
2.3. Phương pháp nghiên cứu
2.3.1. Thiết kế nghiên cứu:
Nghiên cứu mô tả tiến cứu tự đối chứng, theo dõi bệnh nhân sau can
thiệp 3 tháng.
2.3.2. Cỡ mẫu và cách chọn mẫu
* Cỡ mẫu:
Sử dụng công thức cỡ mẫu của nghiên cứu như sau:
2
2
)2/1(
d
pq
Zn
α

=
Z
(1-
α
/2)
: giá trị thu được từ bảng Z ứng với giá trị α đã chọn

α = 0,05 thì Z
(1-
α
/2)
= 1,96
p: tỷ lệ bệnh nhân có cải thiện CNTT sau can thiệp ĐMV: 0,7
q = 1 - p = 0,3
d: khoảng sai lệch mong muốn giữa tỷ lệ cải thiện CNTT từ mẫu và tỷ lệ
cải thiện CNTT từ nghiên cứu trước đó (chọn d = 0,1)
9
Thay vào công thức trên ta có:
n = 1,96
2
x 0,7 x 0,3/(0,1)
2
= 80,67 (n = 81)
* Cách chọn mẫu:
- Tất cả các bệnh nhân NMCT vào viện không phân biệt giới, tuổi đủ
tiêu chuẩn lựa chọn thì đều đưa vào nghiên cứu. Lấy liên tiếp cho đến đủ cỡ
mẫu thì dừng lại. Mỗi bệnh nhân theo dõi tối thiểu 3 tháng sau điều trị.
2.3.3. Các biến số nghiên cứu
Mục tiêu Tên biến số/ chỉ số Định nghĩa Phân loại Phương pháp thu
thập/ công cụ
Thông tin
chung
Giới Nam/nữ nhị phân hỏi/quan sát
Tuổi Năm liên tục hái
Mục
tiêu 1
Siêu

âm
tim
D
d
mm liên tục đo bằng máy siêu âm
D
s
mm liên tục đo bằng máy siêu âm
%D % liên tục đo bằng máy siêu âm
V
d
ml liên tục đo bằng máy siêu âm
V
s
ml liên tục đo bằng máy siêu âm
SV ml liên tục đo bằng máy siêu âm
EF % liên tục đo bằng máy siêu âm
VLT
CTTh
mm liên tục đo bằng máy siêu âm
VLT
CTTr
mm liên tục đo bằng máy siêu âm
TSTT
CTTh
mm liên tục đo bằng máy siêu âm
TSTT
CTTr
mm liên tục đo bằng máy siêu âm
V

TT
ml liên tục đo bằng máy siêu âm
M
TT
gr liên tục đo bằng máy siêu âm
Tình trạng van tim,
dây chằng
hở dây chằng khác danh mục đo bằng máy siêu âm
Mục
tiêu 2
Tiền
sử
Hút thuốc lá bao/năm rời rạc hái, xem bệnh án
Đái tháo đường có/không nhị phân hái, xem bệnh án
Gia đình có người
NMCT
có/không nhị phân hái, xem bệnh án
Tình
trạng
lâm
sàng
ĐTN có/không nhị phân hái, xem bệnh án
Thời gian ĐTN trước 12h
sau 12h
Killip I, II, III, VI thứ hạng hái/ quan sát
10
Huyết áp Tụt/bình
thường/cao
thứ hạng khám lâm sàng
Nhịp tim chậm/bình thường/

nhanh
thứ hạng khám lâm sàng
BMI gầy/bình thường/
thừa cân/ béo phì
thứ hạng làm xét nghiệm tại
Labo bệnh viện BM
Các
xét
nghi
ệm
Cholesterol
TP
bình thường/ cao
vừa/ rất cao
thứ hạng làm xét nghiệm tại
Labo bệnh viện BM
Triglycerit bình thường/ cao nhị phân làm xét nghiệm tại
Labo bệnh viện BM
HDL - Cho bình thường/ cao nhị phân làm xét nghiệm tại
Labo bệnh viện BM
LDL - Cho bình thường/ cao nhị phân làm xét nghiệm tại
Labo bệnh viện BM
GOT bình thường/ cao nhị phân làm xét nghiệm tại
Labo bệnh viện BM
GPT bình thường/ cao nhị phân làm xét nghiệm tại
Labo bệnh viện BM
CK bình thường/ cao nhị phân làm xét nghiệm tại
Labo bệnh viện BM
CK - MB bình thường/ cao nhị phân làm xét nghiệm tại
Labo bệnh viện BM

Điện tâm đồ nhịp tim/ trục QRS/
sóng Q/ QRS/ ST
danh mục ghi diện tâm đồ tại
phòng điện tâm đồ
viện tim mạch
Chụp ĐMV tổn thương 1 thân/
tổn thương 2 thân/
tổn thương 3 thân
danh mục chụp ĐMV tại phòng
thông tim viện tim
mạch
2.3.4. Các phương tiện, vật liệu phục vụ nghiên cứu
- Bệnh án nghiên cứu được thiết kế riêng để thực hiện nghiên cứu
- Máy siêu âm 2D và Doppler hiệu Kontron sigma 44CFM, đầu dò cơ
học loại 3,5 và 5megahertz.
2.3.5. Phương pháp thu thập số liệu
- Tất cả các bệnh nhân trong nhóm nghiên cứu đều được thăm khám lâm
sàng, khai thác bệnh sử, tiền sử theo mẫu bệnh án nghiên cứu.
11
- Tất cả bệnh nhân đều được làm đầy đủ các xét nghiệm ngay sau khi
nhập viện:
+ Xét nghiệm huyết học và sinh hoá tại Labo xét nghiệm của bệnh viện
Bạch Mai.
+ Ghi điện tâm đồ tại phòng ghi điện tâm đồ của Viện tim mạch.
+ Siêu âm tim tại phòng Siêu âm tim Viện Tim mạch.
- Mọi bệnh nhân đều được chụp ĐMV và nếu không có chống chỉ định
thì đều được can thiệp đặt Stent ĐMV theo đúng quy trình chuẩn của bệnh
viện Bạch Mai.
- Tất cả các chỉ số trên được đánh giá lại sau can thiệp ĐMV (trong vòng
24h) và sau khi can thiệp 3 tháng.

2.3.6. Cách khắc phục sai sè
- Cách khắc phục sai sè
- Các đối tượng nghiên cứu được lựa chọn theo đúng tiêu chuẩn lựa chọn
bệnh nhân đã đặt ra. Toàn bộ thành viên trong nhóm nghiên cứu đều được tập
huấn và thống nhất về các kỹ thuật thu thập thông tin và khám lâm sàng.
- Siêu âm tim là một kỹ thuật phức tạp phụ thuộc vào trình độ và kinh
nghiệm của từng người làm. Do vậy, để khắc phục, chúng tôi mời những bác
sỹ có trình độ và kinh nghiệm về siêu âm tim làm siêu âm tim cho tất cả các
bệnh nhân được nghiên cứu.
- Để có thể theo dõi được đầy đủ các thông số của mọi bệnh nhân, các
đối tượng tham gia nghiên cứu đều được giải thích đầy đủ về và chấp nhận
đến tái khám đầy đủ then hẹn.
12
2.3.7. Các vấn đề về đạo đức nghiên cứu
- Đề tài nghiên cứu được sự chấp thuận của lãnh đạo Viện Tim mạch
Việt Nam và các lãnh đạo phòng ban liên quan.
- Mọi bệnh nhân tham gia nghiên cứu đều được giải thích rõ về mục
đích nghiên cứu, tiến hành nghiên cứu và đồng ý tham gia quá trình nghiên
cứu. Tình hình bệnh tất và các thông tin liên quan của bệnh nhân đều được
đảm bảo bí mật, mọi dữ liệu được công bố đều có sự chấp thuận của người
bệnh và thân nhân của họ.
2.4. Xử lý số liệu nghiên cứu
- Các dữ liệu xử lý theo phương pháp thống kê y học bằng chương trình
Epi - Info 6.04, SPSS để tính các thông số trung bình thực nghiệm, phương
sai, độ lệch chuẩn, tỷ lệ, OR.
- Khi so sánh và kiểm định các giá trị của các thông số trước và sau can
thiệp chúng tôi dùng test-t ghép cặp.
13
Chương 3
Dự kiến kết quả

3.1. Các đặc trưng cơ bản
3.1.1. Phân bố bệnh nhân theo tuổi và giới
Bảng 3.1. Phân bố bệnh nhân theo tuổi và giới
Giới Nam Nữ
SL % SL %
Tuổi < 50
50 ≤ Tuổi < 60
Tuổi ≥ 60
3.1.2. Các yếu tố nguy cơ có ở bệnh nhân
Bảng 3.2. Phân bố nguy cơ của bệnh nhân
TĐ Bệnh nhân
n %
HTL Có
Không
ĐTĐ Có
Không
THA Có
Không
TS Có
Không
BMI

Không
RLMM

Không
14
3.2. Đánh giá kết quả can thiệp
3.2.1. Đánh giá kết quả lâm sàng
Bảng 3.3. Kết quả lâm sàng

TĐ Trước can thiệp Sau cạn thiệp 24h
p
n % n %
Đau
ngực

Không
HA
Tụt
BT
Cao
Mạch
Nhanh
BT
Chậm
Độ Killip
I
II
III
IV
15
3.2.2. Đánh giá các chỉ số SA của bệnh nhân trước và sau can thiệp 24h
Bảng 3.4. Bảng so sánh chỉ số trước và sau can thiệp
TĐ Trước can thiệp Sau cạn thiệp 24h
p
n % n %
EF
< 40
40 - 60
> 60

Dd
< 40
40 - 65
> 50
Ds
< 25
25 - 50
> 50
Vd
< 80
80 - 120
> 120
Vs
< 25
25 - 50
> 50
16
3.2.3. Đánh giá CNTT trước can thiệp và sau cạn thiệp 24h
Bảng 3.5. Đánh giá đường kính tâm trương thất trái
CS
Sè BN
D
1
tb(D
1
= Ddt - Dds) SD
1
p
n
Bảng 3.6. Đánh giá đường kính tâm thu thất trái

CS
Sè BN
D
2
tb (D
2
= Dst - Dss) SD
1
p
n
Bảng 3.7. Đánh giá phân suất tống máu thất trái
CS
Sè BN
EF
htb
(EFh = EFt - EFs) S
EFh
p
n
17
3.2.4. Bảng so sánh CNTT trước can thiệp và sau can thiệp 3 tháng:
Bảng 3.8. Đánh giá đường kính tâm trương thất trái
CS
Sè BN
D
1
tb(D
1
= Ddt - Dds) SD
1

p
n
Bảng 3.9. Đánh giá đường kính tâm thu thất trái
CS
Sè BN
D
2
tb (D
2
= Dst - Dss) SD
1
p
n
Bảng 3.10. Đánh giá phân suất tống máu thất trái
CS
Sè BN
EF
htb
(EFh = EFt - EFs) S
EFh
p
n
18
3.3. Đánh giá về ảnh hưởng của các yếu tố nguy cơ
3.3.1. Đánh giá chung
Bảng 3.11. Sự biến đổi CNTT ở bệnh nhân có yếu tố nguy cơ và không có
yếu tố nguy cơ
NC
CS
ĐTĐ THA Tuổi

Số
ĐMV
hẹp
HTL RLMM
Không

Sè BN
EFhtb
3.3.2. So sánh mức độ biến đổi CNTT ở các nhóm có nguy cơ khác nhau
sau 24 giê.
Bảng 3.12. So sánh sự biến đổi CNTT giữa 3 nhóm nguy cơ
NC
EFh
Không có Có 1 Có 2 trở lên
EFh ≥ 15%
EFh < 15%
Bảng 3.13. So sánh sự biến đổi CNTT giữa nhóm khong có yếu tố nguy cơ
và nhóm có yếu tố nguy cơ
NC
EFh
Không có Có yếu tố nguy cơ
EFh ≥ 15%
EFh < 15%
3.3.3. Bảng so sánh mức độ biến đổi CNTT ở các nhóm có nguy cơ khác
nhau sau 03 tháng:
19
Bảng 3.14. So sánh sự biến đổi CNTT giữa 3 nhóm nguy cơ
NC
EFh
Không có Có 1 Có 2 trở lên

EFh ≥ 15%
EFh < 15%
Bảng 3.15. So sánh sự biến đổi CNTT giữa nhóm khong có yếu tố nguy cơ
và nhóm có yếu tố nguy cơ
NC
EFh
Không có Có yếu tố nguy cơ
EFh ≥ 15%
EFh < 15%
20
Chương 4
Dự kiến bàn luận
Bàn luận theo mục tiêu nghiên cứu
4.1. Sự biến đổi CNTT sau can thiệp đặt stent ĐMV
Bàn luận về CNTT trước can thiệp, sau can thiệp ở các thời điểm sau
24h và sau 3 tháng, từ đó bàn về mức độ biến đổi CNTT do can thiệp đặt stent
ĐMV, tỷ lệ cải thiện, so sánh với kết quả của các tác giả khác.
4.2. ảnh hưởng của những yếu tố nguy cơ tới CNTT sau can thiệp
So sánh sự biến đổi CNTT giữa các nhóm bệnh nhân có mức nguy cơ
khác nhau. So sánh với kết quả của các tác giả trước đó.
21
Dự kiến kết luận
1. Sự biến đổi CNTT trước và sau can thiệp 24 giờ và sau 3 tháng.
2. Kết luận về mức độ biến đổi CNTT ở những nhóm nguy cơ khác
nhau.
22
Dự kiến kiến nghị
• Kiến nghị về sử dụng phương pháp đặt stent ĐMV sau khi biết vai
trò của nó trong việc cải thiện CNTT thông qua siêu âm tim.
• Kiến nghị về chỉ định đặt stent ĐMV ở các nhóm bệnh nhân (cân

nhắc giữa nguy cơ và lợi Ých) dựa kết quả nghiên cứu về ảnh hưởng
của các yếu tố nguy cơ nên sự biến đổi CNTT sau can thiệp.
23
KẾ HOẠCH THỰC HIỆN
Nội dung công
việc
Người thực
hiện
Tháng
4/09
Tháng
5/09
Tháng
6/09
Tháng
7/09
Tháng
8/09
Tháng
9/09
Tháng
10/09
Tháng
11/09
Tháng
12/09
Tháng
1/2010
Tháng
2/2010

Lập và hoàn
thiện đề cương
nghiên cứuq
Nhóm nghiên
cứu
Báo cáo thông
qua đề cương
Nhóm nghiên
cứu và Hội
đồng khoa học
Thử bệnh án
mẫu
Nhóm nghiên
cứu
Thu thập số liệu Nhóm nghiên
cứu
Xử lý số liệu,
viết báo cáo
Nhóm nghiên
cứu
Báo cáo kết quả
nghiên cứu
Nhóm nghiên
cứu và Hội
đồng khoa học
Theo dõi thực
hiện nghiên cứu
Nhóm nghiên
cứu
24

DỰ KIẾN KINH PHÍ
Công việc Đơn giá x nhân công Thành tiền
1. Chuẩn bị nghiên cứu
Photo tài liệu tham khảo 100đ/trang x 200 trang 20.000
Truy cập, lấy thông tin từ Internet 5.000đ/trang x 10 trang 50.000
In Ên, photo đề cương nghiên cứu,
in giấy trong
80.000
In bệnh án mẫu 2.000đ/bộ x 90 bé 180.000
2. Tiến hành nghiên cứu
Bồi dưỡng người lấy thông tin 100.000đ/công x 4 công 400.000
Bồi dưỡng người làm siêu âm tim 20.000đ/lượt x 90 lượt 1.800.000
Chi phí điện thoại, liên lạc 200.000
3. Hoàn thành báo cáo
Xử lý số liệu 50.000đ/công x 4 công 200.000
In Ên, tạo slide báo cáo 800.000
4. Chi phí phát sinh khác 100.000
Tổng 3.830.000
25

×