Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

chuyên đề ngữ văn ôn thi đại học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (109.14 KB, 16 trang )


CHUYÊN ĐỀ NGỮ VĂN ÔN THI ĐẠI HỌC
A-Kinh nghiệm thi môn Ngữ Văn
Môn văn: phải biết tổng hợp vấn đề
Theo dõi các đề thi tuyển sinh ĐH môn văn nhiều năm gần đây, chúng ta thấy nội dung đề thi
thường nằm trong chương trình ngữ văn lớp 11, 12 gồm chương trình cơ bản và nâng cao. Trong đó
thí sinh cần chú ý một số nội dung.
Câu 1 là phần kiểm tra kiến thức, thường xoay quanh năm tác giả: Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí
Minh, Tố Hữu, Nam Cao, Nguyễn Tuân, Xuân Diệu. Câu hỏi thường yêu cầu làm rõ ý nghĩa nhan
đề của tác phẩm, tình huống truyện, phong cách sáng tác, nêu giá trị nhân đạo của tác phẩm, so
sánh các giai đoạn văn học… Đây là câu lý thuyết nên thí sinh cần làm chính xác, rõ ràng những
kiến thức trong sách giáo khoa. Tuy nhiên, không đơn giản chỉ có vậy mà thí sinh cần trình bày cả
cách hiểu, cảm nhận của mình về vấn đề đó.
Câu 2: luôn là câu nghị luận xã hội. Đề thường xoay quanh các chủ đề tư tưởng – đạo lý và những
hiện tượng trong đời sống. Lưu ý, trong khi làm bài, tuy phần giải thích rất quan trọng, nhưng nếu
cảm thấy từ ngữ đó có thể nêu được khái niệm mà không thể nào giải thích được thì chỉ nên nêu nội
dung chung, để tránh trường hợp giải thích sai. Bởi vì khi đã giải thích sai, mọi việc lập luận hoặc
mô tả sau đó đều đi sai hướng. Hãy nhớ thêm rằng tuy đề tài mênh mông, nhưng tất cả đều có một
mục đích là giúp chúng ta sống tốt hơn và có ích hơn.
Câu 3: đây là phần nghị luận văn học (câu 3a, 3b) và là nội dung có số điểm nhiều nhất, nhưng rất
nhiều học sinh thường chỉ tập trung vào chương trình 12 và bỏ hẳn chương trình 11, hoặc chỉ học
văn xuôi và hoàn toàn bỏ phần thơ. Thí sinh không nên học tủ như thế mà nên học tất cả những tác
phẩm chính có trong chương trình thi.
Các kiểu đề thường gặp như sau: phân tích giá trị nhân đạo của tác phẩm, cảm nhận về hình tượng
văn học, bình giảng một đoạn thơ, bài thơ; so sánh các hình tượng văn học trong cùng một tác
phẩm hoặc hai tác phẩm khác nhau, phân tích tác phẩm hoặc một hình tượng để làm rõ một vấn đề
nào đó…
Ngoài ra, những tác phẩm về cảm hứng thế sự sau năm 1975 cần luyện tập kỹ, vì phần lớn thí sinh
rất lúng lúng khi tiếp cận đề tài này. Với những đề liên quan đến hai tác phẩm của hai tác giả, thí
sinh không chỉ cần có kỹ năng phân tích thơ mà phải có khả năng tổng hợp khái quát được vấn đề.
Những bài làm được điểm cao ở câu này là những bài có vốn kiến thức văn học, có kỹ năng làm bài


tốt và có tư duy khái quát, tổng hợp vấn đề. Ngoài ra thí sinh cũng cần có những cảm xúc về nét
đẹp trong văn học. - GV NGUYỄN ĐỨC HÙNG
* Bố trí thời gian hợp lý: Theo kinh nghiệm của nhiều thầy cô cho biết, các thí sinh thậm chí là học
sinh giỏi đều hay mắc phải lỗi về bố trí thời gian không hợp lý nên khi hết giờ vẫn chưa làm xong
hoặc cuống cuồng viết vội vài dòng kết luận cụt ngủn. Và những bài làm như thế sẽ bị đánh giá
thấp dẫn đến kết quả không khả quan.
Để tránh được lỗi đó, các thí sinh cần đọc kỹ đề thi một lượt, xác định điểm và thời gian làm cho
từng câu. Đối với phần hỏi về tác giả, tác phẩm (2 điểm) các bạn nên làm trong khoảng 30 phút.
Bởi vì đây là phần kiểm tra kiến thức cơ bản nên thí sinh cần học thuộc và nắm chắc những ý chính
mà câu hỏi yêu cầu, tránh lan man, dài dòng.
Đối với câu nghị luận các bạn cũng chỉ dành từ 30 – 45 phút để triển khai ý và viết, còn lại dành
thời gian để làm câu tự luận vì đây là phần chiếm số lượng điểm khá lớn. (Cần lưu ý phải lập dàn ý
sơ giản hoặc chi tiết trước khi viết bài để tránh thiếu ý, trình tự các ý lộn xộn và lạc đề.
Tiếp đến cần xác định đầy đủ yêu cầu của đề thi về các phương diện như kiểu bài: xác định xem đề
bài yêu cầu sử dụng kỹ năng nghị luận nào: trình bày, giải thích, chứng minh, bình giảng, phân tích,
so sánh hay kiểu bài tổng hợp đòi hỏi kết hợp nhiều kĩ năng nghị luận).
Dòng đời như một dòng sông – Ai không tập bơi sẽ bị nhấn chìm – Chasler Chaplin.

* Đối tượng và nội dung nghị luận: Đề bài yêu cầu giải quyết vấn đề gì? Phạm vi kiến thức và dẫn
chứng: Để giải quyết vấn đề đó, cần huy động và sử dụng những kiến thức và dẫn chứng nào cho
phù hợp và có sức thuyết phục cao nhất).Đồng thời, xác định nội dung và hình thức trình bày bài
viết. Điều này sẽ giúp bài văn không bị lạc đề, xa đề. Các bạn cũng cần vận dụng nhuần nhuyễn các
kiểu bài sau:
- Các kiểu bài phân tích văn học thường có trong đề thi là: Phân tích tác phẩm hoặc một đoạn tác
phẩm, phân tích hình tượng nhân vật, phân tích diễn biến tâm trạng nhân vật, phân tích các vấn đề
văn học, phân tích chi tiết nghệ thuật và nhan đề tác phẩm.
- Còn bình giảng văn học chỉ khám phá những điểm nút, những từ ngữ chìa khoá, những mạch
ngầm để mở đường thưởng thức văn bản, chứ không che lấp hay thay thế văn bản nghệ thuật. Khi
bình giảng, cần chú ý tới những chỗ trống, chỗ lạ hoá, khác thường trong văn bản, đặc biệt là cách
cấu tạo hình tượng, các chi tiết giàu ý nghĩa, các từ ngữ dùng đắt hoặc kết hợp đặc biệt.

Từ chỗ độc đáo đặc thù đó, tìm đến mạch lạc bên trong của bài thơ, bài văn, khám phá mối liên hệ
không gian, thời gian, cách cảm nhận riêng của tác giả cũng như cấu tứ, bố cục của tác phẩm.
- Khi bình giảng thơ, để hệ thống ý của bài văn được chặt chẽ, điều quan trọng nhất là phải hiện ra
cấu trúc của đoạn thơ, bài thơ. Đối với các bài thơ, đoạn thơ có sử dụng hình thức lặp cấu trúc, liệt
kê, điệp từ như Tâm tư trong tù, Việt Bắc, Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm thì khi bình giảng, để
tránh bài viết lặp lại một cách nhàm chán, tuyệt đối không được bình từng dòng, mà phải nhóm các
chi tiết, hình ảnh thành một hệ thống, rồi mới giảng và bình về hệ thống ấy.
Chẳng hạn, 9 dòng đầu của đoạn thơ Đất nước (Nguyễn Khoa Điềm), có sự lặp đi, lặp lại của điệp
khúc“Đất Nước đã có…”, “Đất Nước có trong…”, “Đất Nước bắt đầu…”, “Đất Nước lớn lên…”,
“Đất Nước có từ…” cho thấy nhà thơ trầm tư suy ngẫm về thời điểm ra đời của Đất Nước (gồm các
dòng 1,3,9), quá trình lớn lên (dòng 4) và phạm vi tồn tại của Đất Nước (dòng 2).
Vì vậy, khi bình giảng đoạn thơ này, cần chú ý nhóm các dòng thơ 1,3,9 thành một ý, dòng 4 là một
ý và dòng 2 là một ý. Từ “ngày đó” là phép thế đại từ có ý nghĩa thay thế cho các dòng 5,6,7,8, nên
để hiểu được ý nghĩa dòng thơ thứ 9, cần hiểu được các dòng thơ trước đó.
CÁC TÁC GIẢ VĂN HỌC VIỆT NAM CẦN CHÚ Ý
I) NAM CAO (1917-1951)
Câu 1: Trình bày nội dung sáng tác của Nam Cao trước và sau CMT8:
Sự nghiệp văn học của Nam Cao trải dài trên hai thời kì,trước và sau CMT8:
a.Trước CMT8: sáng tác của Nam Cao tập trung vào 2 đề tài chính:
- Đề tài người trí thức tiểu tư sản nghèo: tiêu biểu là các tác phẩm “Những truyện không muốn
viết”, “Trăng sáng”, “Đời thừa”, “Sống mòn”.Trong khi mô tả hết sức chân thực tình cảnh nghèo
khổ,bế tắc của những nhà văn nghèo,những “Giáo khổ trường tư”,học sinh thất nghiệp Nam Cao
đã làm nổi bật tấn bi kịch tinh thần của họ,đặt ra những vấn đề có ý nghĩa xã hội to lớn.Đó là tấn bi
kịch dai dẳng của người trí thức,những người có ý thức sâu sắc về giá trịđời sống và nhân
phẩm,muốn sống có hoài bão,nhưng lại bị gánh nặng cơm áo và hoàn cảnh XH làm cho “chết
mòn”, phải sống “Đời thừa”.
- Đề tài về người nông dân: “Chí Phèo”, “Trẻ con không được ăn thịt chó”, “Một bữa no”, “Lão
Hạc”, Ở đề tài này,Nam Cao thường nhắc đến những hạng cố cùng,những số phận hẩm hiu bị ức
hiếp,bị lưu manh hóa Nhà văn đã kết án sâu sắc cái XH tàn bạo làm hủy diệt cả nhân tính của
những con người lương thiện. Ở một số tác phẩm,Nam Cao đã thể hiện niềm xúc động trước bản

chất đẹp đẽ,cao quý trong tâm hồn họ(Lão Hạc).
b.Sau CMT8: Nam Cao sáng tác để phục vụ công cuộc kháng chiến,truyện ngắn “Đôi mắt”, “Nhật
ký ở rừng”và tập bút kí “Chuyện biên giới” của ông thuộc vào những sáng tác đặc sắc nhất của nền
Dòng đời như một dòng sông – Ai không tập bơi sẽ bị nhấn chìm – Chasler Chaplin.

văn học mới sau CM còn rất non trẻ khi đó.Ngòi bút Nam Cao vừa tỉnh táo,sắc lạnh,vừa nặng trĩu
suy tư và đằm thắm yêu thương. Nam Cao là cây bút bậc thầy,ông xứng đáng được coi là một nhà
văn lớn giàu sức sáng tạo của nền văn học VN.
Câu 2: Trình bày Tuyên ngôn nghệ thuật của Nam Cao
Tuyên ngôn nghệ thuật của Nam Cao chủ yếu được thể hiện qua những phương diện sau:
a. Lên án thứ văn chương nghệ thuật vị nghệ thuật:“Chao ôi! Nghệ thuật không cần phải là ánh
trăng lừa dối,không nên là ánh trăng lừa dối,nghệ thuật chỉ có thể là tiếng đau khổ kia,thoát ra từ
kiếp lầm than”(Trăng Sáng)
b. Truyện ngắn “Đời thừa” có lẽ là nơi Nam Cao phát biểu đầy đủ nhất về quan niệm nghệ thuật
của mình:
- Một tác phẩm “thật giá trị” thì phải có nội dung nhân đạo sâu sắc : “Nó phải chứa đựng được một
cái gì lớn lao,mạnh mẽ,vừa đau đớn lại vừa phấn khích.Nó ca tụng tình thương,tình bác ái,sự công
bình…Nó làm cho người gần người hơn.”
- Nhà văn đòi hỏi cao sự tìm tòi sáng tạo và lương tâm người cầm bút: “Văn chương không cần đến
những người thợ khéo tay,làm theo một vài kiểu mẫu đưa cho.Văn chương chỉ dung nạp những
người biết đào sâu,biết tìm tòi,khơi những nguồn chưa ai khơi và sáng tạo những cái gì chưa có.”
- Văn chương đòi hỏi phải có trách nhiệm của người cầm bút: “Sự cẩu thả trong bất cứ nghề gì
cũng là một sự bất lương.Nhưng cẩu thả trong văn chương thì thật là đê tiện.”
c. Trong tác phẩm “Đôi mắt” viết sau CM, Nam Cao đã nêu lên quan điểm riêng của mình: “Vẫn
giữ đôi mắt ấy để nhìn đời thì càng đi nhiều,càng quan sát lắm,người ta chỉ càng thêm chua chát và
chán nản.” Tức là phải có sự cách tân trong ngòi bút,tìm tòi và hiểu biết sâu rộng về thực tế để phục
vụ sáng tác văn chương.

II) NGUYỄN ÁI QUỐC – HỒ CHÍ MINH (1890-1969):
Câu 1: Quan điểm sáng tác của HCM:

- HCM xem văn nghệ là một hoạt động tinh thần phong phú và phục vụ có hiệu quả cho sự nghiệp
CM,là công cụ hỗ trợ chiến đấu:Văn chương trong thời đại CM phải có chất thép “Nay ở trong thơ
nên có thép/Nhàthơ cũng phải biết xung phong”.
- Người luôn yêu cầu tính chân thực và tính dân tộc:Người khuyên các nghệ sĩ phải bớt đi chất mơ
mộng,tăng thêm chất hiện thực.Phải miêu tả cho hay,cho chân thật,cho hùng hồn.Phải diễn đạt giản
dị,dễ hiểu,giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt.
- Bác luôn quan tâm đến đối tượng thưởng thức từ đó quyết định hình thức và nội dung của tác
phẩm văn học: Đối tượng chính là quần chúng nhân dân.Trước khi viết,Người luôn đặt ra và trả lời
các câu hỏi: Viết cho ai(đối tượng thưởng thức), Viết cái gì(nội dung), Viết để làm gì(mục đích
viết), Viết như thế nào(cách viết)
*KL: nhờ có hệ thống quan điểm này,tác phẩm văn chương của Bác vừa có giá trị tư tưởng,tình
cảm,nội dung thiết thực mà còn có nghệ thuật sinh động,đa dạng.
Câu 2: Trình bày sự nghiệp sáng tác của HCM:
Sự nghiệp sáng tác của Người được quy tụ chủ yếu trên ba lĩnhvực:
a) Văn chính luận:
- Nội dung: cổ vũ tinh thần đấu tranh CM củanhân dân,tố cáo tội ác của thực dân,đế quốc.
- Tác phẩm tiêu biểu:
+ Bản án chế độ thực dân Pháp(1925): tác phẩm có giá trị hiện thực sắc sảo là bản án tố cáo tội ác
tày trời của thực dân Pháp đối với nhân dân các nước thuộc địa.
+ Tuyên ngôn độc lập(1945): văn kiện chính trị có ý nghĩa trọng đại: khai sinh ra nước VN Dân
Dòng đời như một dòng sông – Ai không tập bơi sẽ bị nhấn chìm – Chasler Chaplin.

chủ cộng hòa; là áng văn chính luận mẫu mực.
+ Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến(1946),Không có gì quý hơn độc lập tự do(1966): đó là lời
hịch truyền đi vang vọng khắp non song làm rung động trái tim biết bao người Việt yêu nước.
b) Truyện và kí:
- Nội dung: vạch trần bộ mặt gian xảo,tố cáo tội ác của thực dân,phong kiến,kêu gọi tinh thần đấu
tranh của nhân dân.
- Tác phẩm:
+ Lời than vãn của bà Trưng Trắc(1922)

+ Vi hành(1923)
+ Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu.
c) Thơ ca:
- Nhật kí trong tù: phản ánh bức tranh đen tối của XH Trung Quốc dưới thời Tưởng Giới
Thạch.Tấm lòng nhân đạo bao la “sống cho tất cả chỉ quên mình”. Đặc biệt là bức chân dung tự họa
về mặt tinh thần của người tù vĩ đại.Các tác phẩm tiêu biểu: “Chiều tối”, “Lai Tân”, “Người bạn tù
thổi sáo”…
- Thơ HCM và thơ chữ Hán HCM: cổ vũ tinh thần đấu tranh CM và thể hiện tinh thần lạc quan,yêu
nước của Hồ chủ tịch.

III) TỐ HỮU (1920-2002)
Câu 1:Trình bày ngắn gọn nội dung từng tập thơ của Tố Hữu (sự nghiệp sáng tác)
a. Tập thơ “Từ ấy” (1937-1946): tập thơ gồm ba phầntương ứng với ba chặng đường thơ trong
mười năm hoạt động của Tố Hữu:
- Máu lửa:ca ngợi lý tưởng và kêu gọi quần chúng bị áp bức đứng lên đấu tranh
- Xiềng xích: ghi lại những cuộc đấu tranh gay go của những chiến sĩ CM trong nhà tù thực
dân.Thể hiện sự trưởng thành vững vàng của người thanh niên CM qua thử thách bộc lộ một tâm
hồn yêu đời tha thiết.
- Giải phóng: thể hiện niềm vui chiến thắng,ca ngợi CM thành công.
b. Tập thơ “Việt Bắc” (1947-1954): là chặng đường thơ của Tố Hữu trong những năm kháng chiến
chống thực dân Pháp xâm lược.Tập thơ ca ngợi cuộc kháng chiến, con người kháng chiến,đồng thời
phản ánh những gian lao,lòng anh dũng của quân và dân ta.Sự trưởng thành của nhân dân dưới sự
lãnh đạo của Đảng và Bác Hồ đã đưa cuộc kháng chiến đến thắng lợi (Cả nước, Lên Tây Bắc, Việt
Bắc, Bầm ơi, Lượm…)
c. Tập thơ “Gió lộng” (1955-1961): là tiếng hát ca ngợi cuộc sống mới XHCN ở miền Bắc và bộc
lộ tình cảm tha thiết với miền Nam,đồng thời thể hiện ý chí thống nhất đất nước,tình cảm quốc tế
vô sản với các dân tộc anh em trong niềm vui,Tố Hữu không quên nhớ về quá khứ để thấm thía
những khổ đau của ông cha ( Mùa thu tới, Ba mươi năm đời ta có Đảng, Quê mẹ…)
d. Tập thơ “Ra trận” (1962-1971) và “Máu và hoa” (1972-1977):là hai tập thơ ra đời trong thời kì
cả nước chiến đáu kiên cường,giải phóng miền Nam thống nhất đất nước.Cả hai tập thơ khẳng định

phẩm chất con người VN,đồng thời là khúc ca khải hoàn kết thúc cuộc chiến đấu,Bắc Nam một
nhà,non song liền một dải (Tiếng hát sang xuân, Nước non ngàn dặm)
e. Tập thơ “Một tiếng đờn” (1992) và “Ta với ta” (1999): viết trong thời kì sau chiến thắng 1975
chan chứa niềm vui,biểu lộ những chiêm nghiệm và suy nghĩ sâu sắc trước cuộc đời,giọng thơ vì
thế trầm lắng,thấm đượm chất suy tư.Điều đáng trân trọng đó là: trước sau Tố Hữu vẫn kiên định
niềm tin vào lý tưởng và con đường CM.
Dòng đời như một dòng sông – Ai không tập bơi sẽ bị nhấn chìm – Chasler Chaplin.

Câu 2: Phong cách nghệ thuật thơ Tố Hữu:
a. Thơ Tố Hữu mang tính chất trữ tình chính trị sâu sắc: bao trùm thơ Tố Hữu là vấn đề lý tưởng,lẽ
sống: lẽ sống CM,lẽ sống cộng sản,vì mục đích chung của đất nước.Đi liền với lẽ sống là tình cảm
lớn,niềm vui lớn của con người CM đối với lãnh tụ,nhân dân,đất nước.
b. Thơ Tố Hữu mang khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn: nhà thơ chủ yếu quan tâm đến
những vấn đề sống còn của đất nước.Cảm hứng của Tố Hữu là cảm hứng lịch sử dân tộc chứ không
phải cảm hứng thế sự đời tư,với những con người mang phong cách tiêu biểu cho cả cộng đồng
như: chị Trần Thị Lý, anh Nguyễn Văn Trỗi…
c. Thơ Tố Hữu có giọng điệu tâm tình,ngọt ngào,đày tình thương mến: xuất phát từ quan niệm về
thơ: “Thơ là tiếng nói đồng ý,đồng chí,đồng tình – Thơ là điệu hồn đi tìm những tâm hồn đồng
điệu.” Tuy nói về những vấn đề chính trị nhưng thơ Tố Hữu lại như “thơ của một tình nhân” đầy
niềm say đắm.Điều này được thể hiện qua các hô ngữ, câu cảm thán,cách xưng hô: “anh em ơi”,
“đồng bào ơi”…
d. Thơ Tố Hữu đậm đà tính dân tộc trong nội dung và hình thức thể hiện: điều này được thể hiện
qua những thi liệu quen thuộc,gần gũi như phong cảnh quê hương đất nước,con người bình dân…
và ngôn ngữ giản dị,dễ hiểu.Tính dân tộc còn được thể hiện ở thể thơ lục bát, thơ bảy chữ được
biến hóa linh hoạt,cùng với nhiều biện pháp tu từ cổ điển được sử dụng nhưng lại biểu hiện được
nội dung mới của thời đại.Giọng thơ mang đầy tính nhạc điệu.
KHÁI QUÁT VHVN TỪ 1945 ĐẾN HẾT TK XX
Câu ?. Nêu hoàn cảnh lịch sử, văn hoá, xã hội có ảnh hưỏng tới nền văn học Việt Nam từ sau cách
mạng tháng Tám đến năm 1975.
- VH vận động và phát triển dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản.

- VH tồn tại và phát triển trong hoàn cảnh lịch sử đặc biệt: kháng chiến chống thực dân Pháp và đế
quốc Mĩ kéo dài 30 năm, xây dựng CNXH ở miền Bắc.
- Đ/k giao lưu văn hoá chỉ giới hạn trong một số nước xã hội chủ nghĩa (Liên Xô, Trung Quốc).
Câu ?. Nêu tóm tắt các chặng phát triển và thành tựu mỗi chặng của văn học Việt Nam từ sau cách
mạng tháng Tám đến năm 1975.
Chia ba giai đoạn. Mỗi giai đoạn có đặc điểm riêng và thành tựu nhất định.
a. G/đoạn 1945 –1954 (kháng chiến chống Pháp)
- Tập trung phản ánh cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, ca ngợi Tổ quốc và quần chúng ND,
kêu gọi tinh thần đoàn kết toàn dân, biểu dương những tấm gương quên mình vì nước.
- Thơ, truyện, kịch, kí, lí luận văn học đạt nhiều thành tựu.
- Tác giả - tác phẩm tiêu biểu: Việt Bắc - Tố Hữu, Tây Tiến – Quang Dũng, Đôi mắt - Nam Cao,
Đất nước đứng lên - Nguyên Ngọc, Truyện Tây Bắc - Tô Hoài,…
b. G/đoạn 1955–1964 (xây dựng CNXH ở miền Bắc và đấu tranh thống nhất đất nước)
- Ca ngợi cuộc sống mới, con người mới và sự đổi đời. Nỗi đau chia cắt hai miền đ/ nước và khát
vọng thống nhất đất nước.
- Truyện ngắn, tiểu thuyết, thơ có những thành tựu mới, kịch nói phát triển.
- Tác giả - tác phẩm tiêu biểu: Mùa lạc - Nguyễn Khải, Gió lộng - Tố Hữu, Ánh sáng và phù sa -
Chế Lan Viên, Người lái đò sông Đà - Nguyễn Tuân,…
c. G/đoạn 1965–1975 (kháng chiến chống đế quốc Mĩ):
- Tập trung viết về cuộc chống Mĩ, ca ngợi tinh thần yêu nước và chủ nghĩa anh hùng CM.
- Văn xuôi, thơ, kịch nói và nhiều công trình phê bình, lí luận có giá trị xuất hiện.
- Tác giả - tác phẩm tiêu biểu: Những đứa con trong gia đình - Nguyễn Thi, Rừng xà nu – Nguyễn
Trung Thành, Dấu chân người lính - Nguyễn Minh Châu, Mặt đường khát vọng – NKĐ, Ra trận,
Máu và hoa - Tố Hữu,…
Dòng đời như một dòng sông – Ai không tập bơi sẽ bị nhấn chìm – Chasler Chaplin.

Câu ?. Nêu và phân tích ngắn gọn những đặc điểm cơ bản của văn học Việt Nam từ sau cách mạng
tháng Tám đến năm 1975, trong đó đặc điểm nào được xem là quan trọng nhất?
a) Nền VH v/động theo hướng CM hoá, gắn bó sâu sắc với vận mệnh chung của đất nước.
b) Nền văn học hướng về đại chúng

c) Nền văn học chủ yếu mang khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn.
Đặc điểm thứ nhất là đặc điểm quan trọng nhất chi phối những đặc điểm còn lại.
Câu ?. Tr/bày ngắn gọn về khuynh hướng sử thi và c/hứng lãng mạn của nền VHVN 1945 – 1975.
- Khuynh hướng sử thi: được thể hiện trong vh ở các mặt sau:
+ Đề tài: Tập trung phản ánh những vấn đề có ý nghĩa sống còn của đất nước: Tổ quốc còn hay
mất, tự do hay nô lệ.
+ Nhân vật chính: là những con người đại diện cho phẩm chất và ý chí của dân tộc; gắn bó số phận
cá nhân với số phận đất nước; luôn đặt lẽ sống của dân tộc lên hàng đầu.
+ Lời văn mang giọng điệu ngợi ca, trang trọng và đẹp tráng lệ, hào hùng.
+ Người cầm bút có tầm nhìn bao quát về lịch sử, dân tộc và thời đại
- Cảm hứng lãng mạn: Tuy còn nhiều khó khăn gian khổ, nhiều mất mác, hy sinh nhưng lòng vẫn
tràn đầy mơ ước, vẫn tin tưởng vào tương lai tươi sáng của đất nước. Cảm hứng lãng mạn đã nâng
đỡ con người VN vượt lên mọi thử thách hướng tới chiến thắng.
Câu 5. Nêu thành tựu cơ bản của VHVN 1975-2000.
- Từ 1975 nhất là từ năm 1986, VHVN vận động theo hướng dân chủ hóa, mang tính nhân bản,
nhân văn. Văn học phát triển đa dạng hơn về thủ pháp nghệ thuật, đề cao cá tính sáng tạo của nhà
văn, mang tính chất hướng nội, quan tâm nhiều đến số phận cá nhân trong những hoàn cảnh phức
tạp đời thường.
- Tác giả - tác phẩm tiêu biểu: Đàn ghita của Lor-ca – Thanh Thảo, Ai đặt tên cho dòng sông –
Hoàng Phủ Ngọc Tường, Chiếc thuyền ngoài xa – Nguyễn Minh Châu, Hồn Trương Ba, da hàng
thịt – LQV,…
________________________________
BÀI: TUYÊN NGÔN ĐỘC LẬP – HỒ CHÍ MINH
Câu ?. Hoàn cảnh ra đời và mục đích sáng tác của bản Tuyên ngôn Độc lập.
- HCST: Ngày 19/ 8/ 1945 chính quyền thủ đô về tay nhân dân. Ngày 26. 8, chủ tịch HCM từ chiến
khu Việt Bắc về tới HN. Tại căn nhà số 48, phố Hàng Ngang, Người soạn thảo bản TNĐL. Ngày
2/9/1945 tại Quảng trường Ba Đình - HN trong hoàn cảnh: thù trong giặc ngoài, vận mệnh Tổ quốc
ngàn cân treo sợi tóc Người đã thay mặt Chính phủ lâm thời nước VNDCCH đọc bản TNĐL, trước
50 vạn đồng bào.
- MĐST: Tuyên bố nền độc lập, tự do của dân tộc, khai sinh ra nước VN dân chủ cộng hòa. Bác bỏ

dứt khoát luận điệu xảo trá và ngăn chặn âm mưu xâm lược nước ta của TDP, đ/quốc Mỹ. Tranh
thủ sự đồng tình ủng hộ của ND thế giới đối với sự nghiệp chính nghĩa của dt
Câu ?. Cho biết đối tượng và giá trị (ý nghĩa văn bản) của bản Tuyên ngôn Độc lập?
- Giá trị lịch sử: TNĐL là một văn kiện có giá trị lịch sử to lớn: tuyên bố chấm dứt chế độ thực dân
phong kiến ở nước ta và mở ra kỉ nguyên độc lập tự do của dân tộc và khẳng định quyết tâm bảo vệ
nền độc lập, tự do ấy.
- Giá trị văn học: Bản tuyên ngôn là một bài văn chính luận ngắn gọn, súc tích, lập luận chặt chẽ,
đanh thép, lời lẽ hùng hồn và đầy sức thuyết phục - áng văn bất hủ.
- Giá trị tư tưởng: kết tinh l/tưởng đấu tranh g/phóng d/tộc và t/thần yêu chuộng độc lập, tự do.
(Nếu câu hỏi là ý nghĩa vb thì bỏ những chữ “giá trị ls, giá trị vh, giá trị tư tuởng. Còn lại viết hết).
- Đối tượng hướng đến: TNĐL không chỉ hướng tới đồng bào cả nước mà còn hướng tới nhân dân
toàn thế giới và đặc biệt là: thực dân Pháp, đế quốc Mỹ cùng các nước Đồng minh.
Dòng đời như một dòng sông – Ai không tập bơi sẽ bị nhấn chìm – Chasler Chaplin.

Câu 11. Giải thích vì sao bản Tuyên ngôn Độc lập của Việt Nam lại mở đầu bằng việc trích dẫn hai
bản Tuyên ngôn Độc lập của Mỹ và Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của cách mạng Pháp ?
- Trong bản Tuyên ngôn Độc lập, Hồ Chí Minh trích dẫn hai bản Tuyên ngôn của Mỹ và của Pháp
để làm căn cứ pháp lý cho bản Tuyên ngôn của Việt Nam.
- Đó là những Tuyên ngôn tiến bộ, có tính chân lý được cả thế giới thừa nhận.
- Mặt khác Người tranh thủ sự ủng hộ của Mỹ và phe Đồng minh. Người trích Tuyên ngôn của
Pháp để
sau đó buộc tội Pháp lợi dụng lá cờ, tự do, bình đẳng, bác ái đến cướp nước ta, làm trái với tinh
thần tiến bộ của chính bản Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của Cách mạng Pháp
_______________________________________-
“NGUYỄN ĐÌNH CHIỂU, NGÔI SAO SÁNG TRÊN BẦU TRỜI ”-PHẠM VĂN ĐỒNG
Câu ?. Cho biết HCST và mục đích sáng tác, giá trị của bài viết “Nguyễn Đình Chiểu ….”
- Hoàn cảnh sáng tác: Viết nhân dịp kỉ niệm 75 năm ngày mất của Nguyễn Đình Chiểu (3/7/1888).
Tác phẩm được đăng trên Tạp chí Văn học tháng 7/1963. Hoàn cảnh đất nước: từ 1960 Mĩ leo
thang bắn phá miền Bắc, lê máy chém khắp miền Nam. Đây là giai đoạn lsử đầy đau thương của
CMVN

- Mục đích sáng tác: Bằng cách nghị luận xác đáng chặt chẽ, xúc động, thiết tha, hình ảnh ngôn từ
đặc sắc, bài viết trước hết là để tưởng nhớ NĐC, người con trung nghĩa của đất nước để nhớ lại lời
thề thiêng liêng của Người “sống đánh giặc, thác cũng đánh giặc”; kế đến là để định hướng, điều
chỉnh cách nhìn nhận, đánh giá về thơ văn NĐC, nhất là những giá trị tinh thần lớn lao của thơ văn
NĐC đối với thời đại bấy giờ và ngày nay. Đồng thời cổ vũ đấu tranh chính trị, khơi dậy tinh thần
yêu nước thương nòi, đấu tranh chống đế quốc Mỹ.
- Ý nghĩa văn bản: Khẳng định ý nghĩa cao đẹp của cuộc đời và sự nghiệp của Nguyễn Đình Chiểu:
cuộc đời của một chiến sĩ phấn đấu hết mình cho sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, sự nghiệp
văn học của ông được coi là một minh chứng hùng hồn cho địa vị và tác dụng to lớn của văn học
nghệ thuật cũng như trách nhiệm của người cầm bút đối với dân tộc, đất nước.
__________________________________________________________________
TÂY TIẾN – QUANG DŨNG
Câu ?. Trình bày hoàn cảnh sáng tác bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng.
- Tây Tiến vừa chỉ hướng hành quân, vừa là tên một đơn vị quân đội được thành lập đầu năm 1947.
- Tây Tiến có nhiệm vụ phối hợp với bộ đội Lào, bảo vệ biên giới Việt –Lào, đồng thời đánh tiêu
hao lực lượng quân đội Pháp ở Thượng Lào cũng như ở miền tây Bắc Bộ Việt Nam. Địa bàn đóng
quân và hoạt động của đoàn quân TT khá rộng nhưng chủ yếu là ở biên giới Việt – Lào. Chiến sĩ
Tây Tiến phần đông là thanh niên, học sinh, trí thức Hà Nội, chiến đấu trong những hoàn cảnh gian
khổ thiếu thốn về vật chất, bệnh sốt rét hoành hành dữ dội. Tuy vậy, họ sống rất lạc quan và chiến
đấu rất dũng cảm.
- Quang Dũng là đại đội trưởng ở đơn vị Tây Tiến từ đầu năm 1947, rồi chuyển sang đơn vị khác.
Rời đơn vị cũ chưa bao lâu, tại Phù Lưu Chanh, Quang Dũng viết bài thơ Nhớ Tây Tiến. Khi in lại,
tác giả đổi tên bài thơ là Tây Tiến. Tây Tiến là một bài thơ xuất sắc, có thể xem là một kiệt tác của
Quang Dũng, xuất hiện ngay trong thời gian đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp
Câu ?. Đặc điểm nổi bật của bài thơ Tây Tiến ?
- Cảm hứng lãng mạn: Tác phẩm đã bày tỏ mạch cảm xúc tràn trề của cái tôi trữ tình - nỗi nhớ nồng
nàn bao bọc cả bài thơ. Sử dụng nhiều hình ảnh gây ấn tượng mạnh, phát huy cao độ trí tưởng
tượng khiến cho bài thơ có nhiều so sánh liên tưởng độc đáo. Đối tượng miêu tả có nhiều nét phi
thường, thiên nhiên Tây Bắc vừa hùng vĩ, dữ dội, vừa thơ mộng trữ tình, hoang sơ mà ấm áp, người
lính Tây Tiến hào hoa, mộng mơ, lãng mạn. Sử dụng rộng rãi thủ pháp đối lập: đối lập về hình ảnh,

Dòng đời như một dòng sông – Ai không tập bơi sẽ bị nhấn chìm – Chasler Chaplin.

thanh điệu, tính cách của người lính TT.
- Âm hưởng bi tráng: “bi” là đau buồn, “tráng” là khỏe khoắn, mạnh mẽ. Tác phẩm có âm hưởng bi
tráng thường không né tránh những chuyện xót xa, đau lòng nhưng bao giờ cũng đưa đến những
xúc cảm mạnh mẽ, rắn rỏi. Tác giả đã nhắc đến những khó khăn gian khổ trong những cuộc hành
quân, nói đến những mất mác, hi sinh, nhưng trong cái đau thương ấy đã hàm chứa những nét đẹp
hùng. Bi mà không luỵ. Cái bi được thể hiện bằng một giọng điệu, âm hưởng, màu sắc tráng lệ, hào
hùng.
- Chất lãng mạn hoà hợp với chất bi tráng, tạo nên vẻ đẹp độc đáo của bài thơ.
Câu ?. Nội dung (ý nghĩa văn bản) và nghệ thuật của bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng.
- Nội dung: Bài thơ đã khắc hoạ thành công hình tượng người lính Tây Tiến trên nền cảnh núi rừng
miền Tây hùng vĩ, dữ dội. Hình tượng người lính Tây Tiến mang vẻ đẹp lãng mạn, đậm chất bi
tráng sẽ luôn đồng hành trong trái tim và trí óc của mỗi chúng ta.
- Nghệ thuật: bút pháp lãng mạn, sử dụng rộng rãi thủ pháp đối lập cùng những sáng tạo về hình
ảnh, ngôn ngữ và giọng điệu.
______________________
VIỆT BẮC – TỐ HỮU
Câu ? Nêu hoàn cảnh sáng tác bài thơ Việt Bắc. Nêu ý nghĩa của văn bản (bài thơ)?
- Sau chiến thắng Điện Biên Phủ, hiệp định Giơ-ne-vơ kí kết, hòa bình được lập lại, đất nước bước
sang thời kì mới. Tháng 10/1954, những người kháng chiến dời căn cứ từ miền núi trở về miền
xuôi, Trung ương Đảng và Chính phủ rời chiến khu Việt Bắc về lại Thủ đô Hà Nội, nhân sự kiện có
tính chất lịch sử này, Tố Hữu sáng tác bài thơ Việt Bắc. Bài thơ này nằm trong tập thơ Việt Bắc
(1946-1954).
- Ý nghĩa văn bản: Bài thơ Việt Bắc là bản anh hùng ca về cuộc kháng chiến, bản tình ca về nghĩa
tình cách mạng và kháng chiến.
Câu ?. Cho biết kết cấu đặc biệt của đoạn trích Việt Bắc.
Bài thơ Việt Bắc sử dụng hình thức đối đáp giao duyên quen thuộc trong ca dao – dân ca giữa
người ra đi và người ở lại, giữa người cán bộ và người dân Việt Bắc qua cặp đại từ ta và mình. Lối
hát đối đáp và cách cấu tứ này rất thường thấy trong ca dao, dân ca:

- Mình về có nhớ ta chăng
Ta về ta nhớ hàm răng mình cười.
Trong bài thơ, nhà thơ Tố Hữu đã vận dụng hình thức trên một cách linh hoạt, đạt hiệu quả cao.
Mình có khi chỉ người cán bộ miền xuôi, ta chỉ nhân dân Việt Bắc:
Mình về mình có nhớ ta
Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nông.
Nhưng có khi mình lại chỉ người người ở lại, ta lại là người đi:
Ta đi ta nhớ những ngày
Mình đây ta đó đắng cay ngọt bùi.
Trong trường hợp khác sự vận dụng mình – ta còn linh hoạt hơn
Mình đi mình lại nhớ mình
Nguồn bao nhiêu nước, nghĩa tình bấy nhiêu.
Có thể thấy việc thay đổi liên tục ý nghĩa biểu đạt của hai từ ta và mình là một sự sáng tạo độc đáo
của nhà thơ. Hai từ này đã hình thành một cuộc đối đáp thật sự giữa người đi và kẻ ở, cũng có khi
đó là sự phân thân tự vấn của người đi để đáp lại nghĩa tình sâu nặng của kẻ ở. Chính sự đa dạng
này giúp tác giả nói được cái riêng của mình và cái chung của bao người vừa thân mật, vừa kín đáo
và trang trọng, sau nữa đã tạo cảnh tiễn biệt dùng dằng thương nhớ và làm cả bài thơ dài không bị
Dòng đời như một dòng sông – Ai không tập bơi sẽ bị nhấn chìm – Chasler Chaplin.

nhàm chán.
Câu ?. Nêu nội dung và nghệ thuật chủ yếu của bài thơ Việt Bắc
a) Nội dung: Tái hiện một thời kháng chiến chống Pháp gian khổ mà anh hùng, nghĩa tình gắn bó
thắm thiết của những người kháng chiến với Việt Bắc, với nhân dân, đất nước. Qua đó, tình cảm
thuỷ chung truyền thống của dân tộc được nâng lên thành tình cảm thời đại, đó là ân tình cách
mạng - một cội nguồn sức mạnh quan trọng tạo nên thắng lợi của cách mạng và kháng chiến.
b) Nghệ thuật: Đậm đà tính dân tộc: thể thơ lục bát truyền thống được sử dụng nhuần nhuyễn, kết
cấu đối đáp thường thấy trong ca dao được sử dụng sáng tạo, cặp đại từ nhân xưng mình – ta với sự
biến hoá linh hoạt, những biện pháp tu từ quen thuộc được sử dụng: so sánh, ẩn dụ, nhân hoá, hoán
dụ… Đoạn trích cũng mang chất sử thi đậm nét khi tác giả tạo dựng được hình tượng kẻ ở, người đi
đại diện cho tình cảm của cả cộng đồng.

___________________________________________
ĐẤT NƯỚC – NGUYỄN KHOA ĐIỀM
Câu ?. Cho biết hoàn cảnh sáng tác của đoạn trích “Đất Nước” (trích Trường ca Mặt đường khát
vọng-Nguyễn Khoa Điềm)? Trình bày ý nghĩa của đoạn trích.
- HCST: Đoạn trích “Đất Nước” thuộc phần đầu chương V của trường ca Mặt đường khát vọng.
Trường ca Mặt đường khát vọng được Nguyễn Khoa Điềm hoàn thành ở chiến khu Trị Thiên năm
1971, in lần đầu năm 1974. Viết về sự thức tỉnh của thế hệ trẻ đô thị vùng tạm chiếm miền Nam về
non sông đất nước, về sứ
mệnh của thế hệ mình, xuống đường đấu tranh hòa nhịp với cuộc chiến chống Mỹ.
- Ý nghĩa vb: Đoạn trích thể hiện cách cảm nhận mới về Đất Nước, qua đó khơi dậy lòng yêu nước,
tự hào dân tộc, tự hào về nền văn hóa đậm đà bản sắc Việt Nam.
Câu ?. Nét đặc sắc của đoạn trích “Đất Nước” (trích trường ca Mặt đường khát vọng-Nguyễn Khoa
Điềm) được biểu hiện như thế nào? Ý nghĩa văn bản?
- Bài thơ là sự cảm nhận, phát hiện Đất Nước trong một cái nhìn tổng hợp và toàn vẹn ở những
phương diện: không gian (địa lý), thời gian (lịch sử) và bản sắc văn hóa. Đoạn trích sử dụng sáng
tạo các chất liệu văn hoá, văn học dân gian và rất thích hợp với việc thể hiện tư tưởng “Đất Nước
nhân dân” (ĐN của dân, do nhân dân làm ra).
Câu ?. Trình bày nội dung và nghệ thuật của đoạn trích Đất Nước của Nguyễn Khoa Điềm?
- Nội dung: Đoạn trích thể hiện cái nhìn mới mẻ về Đất Nước của nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm qua
nhiều phương diện: lịch sử, địa lý, văn hóa,… Đất Nước là sự hội tụ và kết tinh bao công sức và
khát vọng của nhân dân. Nhân dân là người làm ra Đất Nước.
- Nghệ thuật: Sự độc đáo đầy phóng túng của thể thơ tự do, giọng thơ trữ tình - chính luận, sự vận
dụng những chất liệu của văn hoá và văn học dân gian (ngôn từ, hình ảnh bình dị, dân dã, giàu sức
gợi) làm sáng tỏ thêm tư tưởng Đất Nước của Nhân dân.
________________________________________
SÓNG – XUÂN QUỲNH
Câu ?. Nêu ý nghĩa nhan đề bài thơ “Sóng”.
“Sóng” là hình tượng đẹp của thiên nhiên. Các thi nhân thường mượn hình tượng sóng để biểu đạt
những sắc thái tình cảm của mình: buồn mênh mang, vui bất tận, hay tình yêu ào ạt của con
người… Sóng là hình tượng trung tâm của bài thơ gắn liền với sức sống và vẻ đẹp của tâm hồn nhà

thơ, vừa là biểu tượng cho tình yêu nồng ấm, dào dạt, tha thiết, bền bĩ và vĩnh hằng.
Câu ?. Nêu hoàn cảnh sáng tác bài thơ “Sóng” – XQ và cho biết ý nghĩa văn bản
Bài thơ “Sóng” được sáng tác năm 1967 trong chuyến đi thực tế ở vùng biển Diêm Điền (Thái
Bình), lúc đó XQ mới 25 tuổi trẻ trung, yêu đời. Đây là một bài thơ đặc sắc viết rất hay về tình yêu,
rất tiêu biểu cho phong cách thơ Xuân Quỳnh.
Dòng đời như một dòng sông – Ai không tập bơi sẽ bị nhấn chìm – Chasler Chaplin.

Ý nghĩa văn bản: Vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ trong tình yêu hiện lên qua hình tượng sóng:
tình yêu thiết tha, nồng nàn, đầy khát vọng và sắt son chung thuỷ, vượt lên mọi giới hạn của đời
người.
Câu ?. Nêu nội dung và nghệ thuật cơ bản của bài thơ “Sóng”.
- Nội dung: Bài thơ là sự cảm nhận về tình yêu từ hình tượng sóng với tất cả những sắc thái, cung
bậc (nỗi nhớ, sự thủy chung, trắc trở) và cả khát vọng vĩnh cửu hóa tình yêu của một tâm hồn phụ
nữ luôn chân thành, khát khao hạnh phúc.
- Nghệ thuật: Thể thơ năm chữ, nhịp điệu thơ đa dạng, linh hoạt tạo nên âm hưởng của những con
sóng: lúc dạt dào sôi nổi, lúc sâu lắng dịu êm rất phù hợp với việc gởi gắm tâm tư sâu kín và những
trạng thái tình cảm phức tạp của tâm hồn. Cấu trúc bài thơ được xác lập theo kiểu đan xen giữa
hình tượng sóng-bờ, anh-em cũng góp phần làm nên nét đặc sắc cho bài thơ.
Câu? : Nêu ý nghĩa biểu tượng của h/tượng sóng và mối quan hệ giữa hai hình tượng “sóng” và
“em” trong bài thơ “Sóng” của Xuân Quỳnh.
- Tựa đề bài thơ là “Sóng”. Đây cũng chính là hình tượng trung tâm của bài thơ. Xuân Quỳnh đã
nối tiếp
truyền thống trong thơ ca là lấy sóng để hình dung tình yêu, đem sóng nước so sánh với sóng tình:
“Sóng tình dường đã xiêu xiêu/ Xem trong âu yếm có chiều lả lơi” (Nguyễn Du). Dù tiếp nối truyền
thống văn học nhưng “sóng” của Xuân Quỳnh vẫn có những nét độc đáo riêng. Có thể nói, cả bài
thơ là những con sóng tâm tình của một người phụ nữ được khơi dậy khi đứng trước biển cả, đối
diện với những con sóng muôn trùng. Tác giả nói với mình, nói với người về tình yêu trẻ trung
nồng nhiệt gắn với khát vọng hạnh phúc muôn thuở của con người.
- Trong bài thơ còn có một hình tượng trữ tình nữa, đó là “em” (“em” cũng là “sóng” mà “sóng”
cũng là “em”). “Sóng” là một hình tượng ẩn dụ, là sự hóa thân của cái tôi trữ tình của nhà thơ.

“Sóng” và “em” vừa hòa nhập làm một, lại vừa phân đôi ra để soi chiếu vào nhau. Tâm hồn của
người phụ nữ đang yêu soi vào sóng để thấy rõ lòng mình, nhờ sóng biểu hiện những trạng thái của
lòng mình. Với hình tượng “sóng”, Xuân Quỳnh đã tìm đuợc một cách thể hiện xác đáng vẻ đẹp
tâm hồn của người phụ nữ trong tình yêu. Cấu trúc song hành này tạo thành chiều sâu nhận thức và
nét độc đáo riêng cho bài thơ.
_____________________________________________
ĐÀN GHI-TA CỦA LOR-CA – THANH THẢO
Câu ?. Cho biết HCST, thể thơ, nhạc tính và ý nghĩa văn bản của bài thơ “Đàn ghi ta của Lor-ca”
của Thanh Thảo.
- HCST: Bài thơ Đàn ghi ta của Lor-ca rút trong tập Khối vuông ru-bích. Đây là một trong những
sáng tác tiêu biểu cho kiểu tư duy thơ Thanh Thảo: giàu suy tư, mãnh liệt, phóng túng, nhuốm màu
sắc tượng trưng- siêu thực. Bài thơ lấy cảm hứng từ những giây phút bi phẫn trong cuộc đời của
Lor-ca và câu nói “khi tôi chết hãy chôn tôi với cây đàn” (Ghi nhớ - Lor-ca) để sáng tác bài thơ
này.
- Thể thơ: Bài thơ được viết theo thể thơ tự do với phong cách tượng trưng có pha màu sắc siêu
thực rất gần gũi với phong cách thơ Lor-ca: đề nghị lối viết tự động, cho rằng thơ là mạch cảm xúc
tuôn tràn nên dường như không mạch lạc, hình ảnh mới lạ, không viết hoa đầu dòng, không ngắt
câu.
- Nhạc tính: Bài thơ như giai điệu một bản nhạc, có phần nhạc đệm của Ghi ta cùng với chuỗi âm li
la li la li la… Mở đầu và kết thúc bài thơ gợi lên tiếng vang giàu nhạc điệu, ngân nga trong lòng
người đọc.
- Ý nghĩa vb: Ca ngợi vẻ đẹp nhân cách, tâm hồn và tài năng của Lor-ca – nhà thơ, nhà cách tân vĩ
đại của văn học Tây Ban Nha và thế giới thế kỉ XX.
Dòng đời như một dòng sông – Ai không tập bơi sẽ bị nhấn chìm – Chasler Chaplin.

Câu? . Trình bày ý nghĩa câu thơ đề từ: “khi tôi chết hãy chôn tôi với cây đàn”
- Đây là câu thơ được rút từ bài thơ “Ghi nhớ” của Lor-ca, được nhà thơ Thanh Thảo lấy làm lời đề
từ cho bài thơ “Đàn ghi ta của Lor-ca”. Câu thơ giống như lời di chúc của Lor-ca khi tiên cảm về
cái chết của mình.
- Sau khi chết, Lor-ca muốn được chôn cùng với cây đàn, điều đó cho thấy: Tình yêu nghệ thuật

của Lor-ca; Tình yêu thiết tha của người nghệ sĩ Lor-ca với xứ sở quê hương TBN.
- Lor-ca biết thi ca của mình một ngày nào đó sẽ trở thành vật cản cho những người đến sau, nên đã
di chúc đối với những người làm nghệ thuật: hãy biết chôn nghệ thuật của ông để sáng tạo, để đem
đến những cái mới cho nghệ thuật.
Câu?. Trình bày ý nghĩa nhan đề bài thơ “Đàn ghi ta của Lor-ca” của Thanh Thảo?
- Đàn ghi ta (hay còn gọi là Tây Ban cầm) là nhạc cụ truyền thống của đất nước Tây Ban Nha.
Nhan đề bài thơ gợi liên tưởng đến nền nghệ thuật của đất nước TBN.
- Đàn ghi ta gắn liền với cuộc đời và sự nghiệp nghệ thuật của Lor-ca. Vì vậy, hình ảnh đàn ghi ta ở
nhan đề bài thơ tượng trưng cho khát vọng sáng tạo nghệ thuật của Lor-ca.
- Nhan đề như một lời khẳng định của nhà thơ Thanh Thảo: Đàn ghi ta của Lor-ca. Điều đó phần
nào cho thấy niềm ngưỡng mộ và tấm lòng đồng cảm của TT đối với người nghệ sĩ thiên tài.
Câu?. Cho biết n/dung, ngh/thuật của bài thơ “Đàn ghi ta của Lor-ca” của nhà thơ Thanh Thảo.
1. Nội dung: Bài thơ đã xây dựng được hình tượng Lor-ca với những khía cạnh khác nhau: một
nghệ sĩ tự do và cô đơn, một cái chết oan khốc, bi phẫn bởi những thế lực tàn ác, một tâm hồn nghệ
sĩ bất diệt. Lor-ca là một hình tượng bi tráng về người nghệ sĩ chân chính trong một môi trường bạo
lực thống trị đã sống và chết rất cao đẹp. Qua việc thể hiện cái chết đau xót của Lor-ca, bài thơ còn
là tiếng nói tri âm của Thanh Thảo với nghệ thuật chân chính và nghệ sĩ Lor-ca.
2. Nghệ thuật: Hình thức nghệ thuật độc đáo: kết hợp hai yếu tố thơ và nhạc về kết cấu; mang
phong cách tượng trưng pha màu sắc siêu thực rất gần gũi với phong cách thơ Lor-ca; Hình ảnh thơ
phong phú, ngôn từ mới mẻ góp phần làm nên diện mạo phong phú của thơ ca VN sau 1975.
NGƯỜI LÁI ĐÒ SÔNG ĐÀ – NGUYỄN TUÂN
Câu?. Trình bày hoàn cảnh sáng tác, ý nghĩa văn bản và phong cách nghệ thuật của Nguyễn Tuân
qua tùy bút Người lái đò Sông Đà?
- HCST: Người lái đò sông Đà được in trong tập tùy bút “Sông Đà” (1960). Viết trong thời kì xây
dựng CNXH ở miền Bắc. Đây là kết quả của những chuyến đi thực tế đến Tây Bắc năm 1958 vừa
để thỏa mãn thú phiêu lãng, vừa tìm kiếm vẻ đẹp thiên nhiên và chất vàng mười “thứ vàng mười
được thử lửa” ở tâm hồn những con người lao động và chiến đấu vùng Tây Bắc trong thực tiễn
cuộc sống mới. “Người lái đò Sông Đà” đã khẳng định: ông lái đò Lai Châu là hình tượng trung
tâm của bài viết.
- Ý nghĩa vb: Tác giả đã giới thiệu, khẳng định, ngợi ca vẻ đẹp của thiên nhiên và con người lao

động ở miền Tây Bắc của Tổ quốc; thể hiện tình yêu mến, sự gắn bó thiết tha của Nguyễn Tuân đối
với đất nước và con người Việt Nam.
Câu?. Nguyễn Tuân đã phát hiện ra những đặc điểm nào của sông Đà? Những thủ pháp nghệ thuật
đặc sắc nào đựơc Nguyễn Tuân vận dụng để làm nổi bật những phát hiện của mình?
- Viết về sông Đà, Ng/ Tuân phát hiện hai nét nổi bật nhất của sông Đà: hung bạo và trữ tình.
- Để làm nổi bật tính chất hung bạo và trữ tình của con sông, t/g đã v.dụng kết hợp nhiều BPNT:
+ Trước hết, phải kể đến nghệ thuật nhân hóa. Đá trên thác sông Đà mai phục, bày “thạch trận” để
tiêu diệt bất cứ con thuyền nào dám vượt thác. Nước thì kêu rống lên, vào hùa với đá để đánh
những miếng đòn “hiểm độc nhất”.
+ Nghệ thuật trùng điệp và bút pháp trữ tình đã giúp Nguyễn Tuân thể hiện rõ nét trữ tình của con
sông “tuôn dài tuôn dài như áng tóc trữ tình”.
Dòng đời như một dòng sông – Ai không tập bơi sẽ bị nhấn chìm – Chasler Chaplin.

+ sử dụng nhiều cách so sánh những hình ảnh của đá, của nước, của thác, con thuyền, người lái đò,
… Qua ngòi bút của nhà văn, cuộc vượt thác như một trận thủy chiến,…
___________________________________
BÚT KÍ AI ĐẶT TÊN CHO DÒNG SÔNG – HOÀNG PHỦ NGỌC TƯỜNG
Câu?. Ý nghĩa nhan đề bài kí “Ai đã đặt tên cho dòng sông?” của n/v Hoàng Phủ Ngọc Tường?
- Bài kí lí giải tên dòng sông bằng một huyền thoại mĩ lệ: “Người làng Thành Chung có nghề trồng
rau thơm. Ở đây kể lại rằng vì yêu quí con sông xinh đẹp, nhân dân hai bờ sông đã nấu nước của
trăm loài hoa đổ xuống dòng sông cho làn nước thơm tho mãi mãi”. Huyền thoại ấy đã trả lời câu
hỏi: “Ai đã đặt tên cho dòng sông?”. Rất có thể tác giả muốn khẳng đinh: chính những người dân
bình thường – những người sáng tạo ra văn hóa, văn học, lịch sử “đã đặt tên cho dòng sông”.
- Đặt tiêu đề và kết thúc bằng câu hỏi “Ai đã đặt tên cho dòng sông?” để nhằm mục đích:
+ Lưu ý người đọc về cái tên đẹp của dòng sông: sông hương, sông thơm.
+ Nói lên khát vọng của con người muốn đem cái đẹp và tiếng thơm để xây đắp v/hóa và l/sử cho
qhđn.
+ Gợi lên niềm biết ơn đối với những người đã khai phá miền đất này, niềm tự hào về qh. Mặt khác
không thể trả lời vắn tắt trong một vài câu mà phải trả lời bằng cả bài kí dài ca ngợi vẻ đẹp, chất
thơ của dòng sông.

Câu ?. Trình bày HCST, nội dung và nghệ thuật của bút kí “Ai đã đặt tên cho dòng sông”?
- Hoàn cảnh ra đời, vị trí đoạn trích: Bút kí “Ai đặt tên cho dòng sông?” là một trong những bài tùy
bút đặc sắc của Hoàng Phủ Ngọc Tường, được viết ở Huế vào dịp tiết Cốc Vũ ngày 4.1.1981. Sau
được in trong tập bút kí cùng tên (1986). Đoạn trích này nằm ở phần một cộng với lời kết của toàn
tác phẩm. Tuy nhiên đoạn trích không chỉ đề cập tới cảnh quan thiên nhiên sông Hương xứ Huế mà
còn thấy được sự gắn bó với lịch sử và văn hóa của cố đô Huế. Tác phẩm tiêu biểu cho văn phong
của Hoàng Phủ Ngọc Tường.
- Nội dung (Ý nghĩa văn bản): Thể hiện những phát hiện, khám phá sâu sắc và độc đáo về sông
Hương; bộc lộ tình yêu tha thiết, sâu lắng và niềm tự hào lớn lao của nhà văn đối với dòng sông
quê hương, với xứ Huế thân thương.
- Nghệ thuật: Sức liên tưởng kì diệu, sự hiểu biết phong phú về kiến thức địa lý, lịch sử, văn hoá
nghệ thuật và những trải nghiệm của bản thân. Ngôn ngữ trong sáng, phong phú, uyển chuyển, giàu
hình ảnh, giàu chất thơ, sử dụng nhiều phép tu từ như: so sánh, nhân hoá, ẩn dụ, Có sự kết hợp
hài hoà cảm xúc và trí tuệ, chủ quan và khách quan.
Câu?. Thông qua bài kí “Ai đã đặt tên cho dòng sông?”, nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường muốn
nhắn gửi đến bạn đọc điều gì?
- Khi đứng trước một dòng sông văn hoá rất cần đến một tư thế và tâm thế văn hoá của con người.
Hãy biết đánh động tình yêu trong tâm hồn mình trước dòng sông quê hương đã nuôi lớn cuộc đời
mình.
- Hãy luôn sống trong tâm thế có trách nhiệm với cuộc đời, luôn biết ngạc nhiên về cái bí ẩn, phong
phú vô tận của tạo vật.
___________________________________
VỢ CHỒNG A PHỦ - TÔ HOÀI
Câu?Trình bày ngắn gọn nội dung và nghệ thuật của tác phẩm Vợ chồng A Phủ - Tô Hoài.
- Nội dung: Cuộc sống cơ cực, tối tăm của đồng bào các dân tộc thiểu số vùng cao dưới ách áp bức
kìm kẹp của thực dân và chúa đất thống trị; quá trình người dân các dân tộc thiểu số thức tỉnh cách
mạng và vùng lên tự giải phóng đời mình, đi theo tiếng gọi của Đảng.
- Nghệ thuật: Tác giả thành công trong nghệ thuật xây dựng nhân vật, điển hình là nhân vật Mị có
tâm trạng, có diễn biến biến tâm lí phù hợp với hoàn cảnh. Tác giả có biệt tài miêu tả cảnh thiên
Dòng đời như một dòng sông – Ai không tập bơi sẽ bị nhấn chìm – Chasler Chaplin.


nhiên, cảnh sinh hoạt, tính cách con người, phong tục tập quán đậm đà màu sắc dân tộc miền núi.
Lối trần thuật uyển chuyển linh hoạt.
__________________________________________
VỢ NHẶT – KIM LÂN
Câu?. Nêu hoàn cảnh ra đời và ý nghĩa nhan đề truyện ngắn Vợ nhặt?
- HCST: “Vợ nhặt” là truyện ngắn xuất sắc của Kim Lân in trong tập “Con chó xấu xí” (1962).
Tiền thân của truyện ngắn này là tiểu thuyết Xóm ngụ cư - được viết ngay sau Cách mạng tháng
Tám nhưng còn dang dở và mất bản thảo. Sau khi hoà bình lập lại (1954), ông dựa vào một phần
cốt truyện cũ để viết truyện ngắn này.
- Ý nghĩa tựa đề: Nhan đề “Vợ nhặt” đã tạo được ấn tượng, kích thích sự chú ý của người đọc. Đây
không phải là cảnh lấy vợ đàng hoàng, có hỏi, có cưới xin theo phong tục truyền thống của người
Việt, mà là “ nhặt được vợ” chỉ với một câu hò và bốn bát bánh đúc. Hai chữ “vợ nhặt” cũng nói
lên khá nhiều về cảnh ngộ, số phận của Tràng và cả người đàn bà xa lạ kia. Vợ lại được nhặt như
người ta nhặt cái rơm, cái rác bên đường. Cái giá của con người chưa bao giờ lại rẻ rúng đến như
vậy. Chuyện Tràng nhặt được vợ đã nói lên tình cảnh thê thảm và thân phận tủi nhục của người dân
nghèo trong nạn đói khủng khiếp năm 1945.
Câu ?. Nội dung (ý nghĩa văn bản) và nghệ thuật chủ yếu của truyện ngắn “Vợ nhặt”.
- Nội dung: tác phẩm không chỉ miêu tả tình cảnh thê thảm của người nông dân nước ta trong nạn
đói khủng khiếp 1945 mà còn thể hiện bản chất tốt đẹp và sức sống kì diệu của họ ngay trên bờ vực
của cái chết, họ vẫn hướng về sự sống, khao khát tổ ấm gia đình và tình yêu thương đùm bọc lẫn
nhau.
- Nghệ thuật: Tình huống truyện rất độc đáo, éo le và hấp dẫn, giọng văn mộc mạc giản dị. Xây
dựng nhân vật với tài miêu tả tâm lí sắc sảo của nhà văn. Tác giả dùng những biện pháp phong phú
để diễn tả tâm lí nhân vật (qua những biểu hiện bên ngoài, diễn tả trực tiếp những ý nghĩ bên trong
nội tâm nhân vật). Khắc hoạ nhân vật một cách chân thật, sinh động.
Câu ?. Nhận xét ngắn gọn về tình huống truyện độc đáo của tác phẩm “Vợ nhặt” – Kim Lân.
- Tác phẩm “Vợ nhặt” đã xây dựng được tình huống truyện độc đáo có những nét khác thường, bộc
lộ được nhiều vấn đề khiến độc giả phải chú ý tìm hiểu và suy nghĩ. Tình huống truyện được thể
hiện ngay ở nhan đề tác phẩm: vợ được nhặt như người ta nhặt một cái rơm cái rác bên đường. Kế

đó là ngay trong tác phẩm: Tràng nghèo, xấu xí, thô kệch lại là dân xóm ngụ cư có vợ trong nạn đói
khiến cho xóm ngụ cư và cả bà cụ Tứ, mẹ Tràng ngạc nhiên và ngay cả Tràng cũng không tin đó là
sự thật.
- Tình huống này đã làm cho tác phẩm có nhiều mặt giá trị: Giá trị hiện thực của tác phẩm là tố cáo
tội ác của bọn thực dân, phát xít và tay sai gây nên nạn đói khủng khiếp năm 1945 với trên hai triệu
đồng bào ta bị chết đói. Trong hoàn cảnh ấy giá trị của con người thật rẻ rúng. Giá trị nhân đạo sâu
sắc của tác phẩm: Tình người và lòng ham sống, bản chất lạc quan của người lao động trong hoàn
cảnh khốn cùng.
Câu ?. Qua truyện ngắn “Vợ nhặt”, Kim Lân muốn gởi đến người đọc ý tưởng gì?
Tố cáo tội ác bọn thống trị đã đẩy nhân dân ta vào nạn đói khủng khiếp 1945. Khẳng định rằng:
Người dân lao động VN dù ở trong tình huống bi thảm như thế nào đi chăng nữa họ vẫn tin tưởng
vào ngày mai tươi sáng.
Câu?. Cho biết ý nghĩa nhan đề truyện ngắn “Rừng xà nu”.
- “Rừng xà nu” là linh hồn của tác phẩm. Cảm hứng chủ đạo và dụng ý nghệ thuật được khơi nguồn
từ hình tượng này.
- Tựa đề “Rừng xà nu” ẩn chứa khí vị rất riêng của vùng đất Tây Nguyên. Nó gợi vẻ đẹp hùng
tráng, sức sống bất diệt của thiên nhiên và tinh thần bất khuất, phẩm chất anh hùng cao đẹp của
Dòng đời như một dòng sông – Ai không tập bơi sẽ bị nhấn chìm – Chasler Chaplin.

người Tây Nguyên.
- Rừng xà nu gắn bó mật thiết với đời sống vật chất và tinh thần của người dân làng Xô Man, đồng
thời còn là biểu tượng cho phẩm chất cao đẹp và sức sống bất diệt của người dân Tây Nguyên trong
những năm chống Mĩ.
Câu?. M/đầu và kết thúc truyện ngắn “Rừng xà nu” là hình ảnh gì? Cho biết ý nghĩa của điều đó.
- Mở đầu là hình ảnh rừng xà nu hàng vạn cây bị giặc Mỹ bắn phá dữ dội. Kết thúc là hình ảnh
rừng xà nu nối tiếp chạy tới chân trời.
- Sự lặp lại trong cấu trúc và cách miêu tả chính là dụng ý nghệ thuật của nhà văn. Rừng xà nu là
biểu tượng cho sự mất mát, đau thương của cả dân tộc trong chiến tranh, là biểu tượng về phẩm
chất, truyền thống đấu tranh của dân làng Xô Man, có sức sống mãnh liệt không gì có thể tiêu diệt
được.

Câu? Cho biết nội dung và nghệ thuật của truyện ngắn “Rừng xà nu”
- Nội dung: Truyện ngắn Rừng xà nu trước hết phản ánh hiện thực đau thương nhưng kiên cường,
bất khuất của người dân Tây Nguyên thông qua hình tượng cây xà nu. Qua câu chuyện bi thương
của của nhân vật Tnú và cuộc nổ dậy của dân làng Xô Man, nhà văn khẳng định : dùng bạo lực
cách mạng để chống lại bạo lực phản cách mạng đấu tranyh vũ trang là con đường tất yếu để tự giải
phóng.
- Nghệ thuật: Sắc màu Tây Nguyên được thể hiện ở: bức tranh thiên nhiên; ngôn ngữ, tâm lí, hành
động của các nhân vật. Khắc hoạ thành công hình tượng cây xà nu – một sáng tạo nghệ thuật đặc
sắc tạo nên màu sắc sử thi và cảm hứng lãng mạn bay bổng cho thiên truyện; lời văn giàu tính tạo
hình, giàu nhạc điệu. Xây dựng thành công các nhân vật vừa có nét cá tính sống động vừa mang
những phẩm chất khái quát, tiêu biểu cho cộng đồng.
Câu ?. Chất sử thi của truyện ngắn Rừng xà nu.
- Chủ đề mà tác phâm đặt ra có ý nghĩa sống còn với cách mạng Việt Nam, những sự kiện có tính
chất toàn dân.
- Xây dựng thành công hình tượng một tập thể anh hùng. Những anh hùng được kể tới trong đó đều
có tính đại diện cao, mang trong mình hình ảnh của cả một dân tộc.
- Bức tranh thiên nhiên hùng vĩ, hoành tráng làm bối cảnh cho câu chuyện.
- Giọng văn tha thiết, trang trọng mà tác giả đã sử dụng khi kể về sự tích của làng Xô Man. Giọng
văn mang âm hưởng vang dội như tiếng cồng tiếng chiêng của đất rừng Tây Nguyên đại ngàn hùng
vĩ.
Những câu nói nào của cụ Mết đã ch/minh được chân lý thời đại đánh Mĩ? Ý nghĩa của câu nói ấy?
- Câu nói của cụ Mết chứng minh được chân lý thời đại đánh Mỹ là: Đảng còn núi nước này còn,
Chúng nó đã cầm súng, mình phải cầm giáo.
- Những câu nói ấy có ý nghĩa là: biểu lộ lòng trung thành tuyệt đối với Đảng, với CM và chứng
minh được chân lý của thời đại đánh Mỹ phải cầm vũ khí lên khi kẻ thù đã cầm vũ khí, phải dùng
bạo lực CM để chống lại bạo lực phản CM.
NHỮNG ĐỨA CON TRONG GIA ĐÌNH – NGUYỄN THI
Câu ?. Nội dung và nghệ thuật của tác phẩm Những đứa con trong gia đình – Nguyễn Thi
- Nội dung: Truyện ngắn Những đứa con trong gia đình phản ánh hiện thực đau thương nhưng rất
đỗi anh dũng, kiên cường của nhân dân miền Nam trong những năm kháng chiến chống Mĩ cứu

nước. Vẻ đẹp tâm hồn của người dân Nam Bộ : lòng yêu nước, căm thù giặc, tình cảm gia đình là
sức mạnh tinh thần to lớn trong cuộc chiến chống Mĩ cứu nước.
- Nghệ thuật: Tình huống truyện: Việt – một chiến sĩ Quân giải phóng – bị thương phải nằm lại
chiến trường. Truyện kể theo dòng nội tâm của Việt khi liền mạch (lúc tỉnh), khi gián đoạn (lúc
ngất) của "người trong cuộc" làm câu chuyện trở nên chân thật hơn; có thể thay đổi đối tượng,
Dòng đời như một dòng sông – Ai không tập bơi sẽ bị nhấn chìm – Chasler Chaplin.

không gian, thời gian, đan xen tự sự và trữ tình. Chi tiết được chọn lọc vừa cụ thể vừa giàu ý nghĩa,
gây ấn tượng mạnh. Ngôn ngữ bình dị, phong phú, giàu giá trị tạo hình và đậm sắc thái Nam Bộ.
Giọng văn chân thật, tự nhiên, nhiều đoạn gây xúc động mạnh,
Câu 62. Truyền thống nào đã gắn bó những con người trong gia đình với nhau trong tác phẩm
Những đứa con trong gia đình ( Nguyễn Thi)
- Lòng yêu nước, căm thù giặc sâu sắc.
- Tinh thần chiến đấu dũng cảm.
- Giàu tình nghĩa.
Câu 63. Vì sao nói “Nguyễn Thi là nhà văn của người nông dân Nam Bộ”? Những biểu hiện chứng
tỏ Nguyễn Thi là nhà văn của người nông dân Nam Bộ qua “Những đứa con trong gia đình”?
- Nói Nguyễn Thi là nhà văn của người nông dân Nam Bộ vì ông gắn bó với cuộc sống và con
người Nam Bộ, ông hiểu rõ phong tục tập quán, tính cách, tâm lí và ngôn ngữ của họ.
- Những biểu hiện chứng tỏ Nguyễn Thi là nhà văn của người nông dân Nam Bộ qua Những đứa
con trong gia đình: Nhân vật là những con người yêu nước mãnh liệt, thiết tha và thủy chung đến
cùng với Tổ quốc, với đồng bào. Trong trái tim họ luôn sáng ngời ngọn lửa căm thù ngùn ngụt đối
với kẻ thù xâm lược và tay sai của chúng. Họ cũng vô cùng gan góc, tinh thần chiến đấu cao ngút.
Và họ là những con người dường như sinh ra để đánh giặc. Họ sống thẳng thắn bộc trực, lạc quan,
yêu đời, giàu tình nghĩa. Khi xúc động họ đều bày tỏ tâm sự bằng những câu hò, tiếng hát, kể
Truyện Lục Vân Tiên Ngôn ngữ giao tiếp và độc thoại nội tâm của nhân vật đậm chất địa phương
Nam Bộ.
CHIẾC THUYỀN NGOÀI XA - Nguyễn Minh Châu.
Câu ?. Nêu hoàn cảnh sáng tác và ý nghĩa văn bản
-HCST: Chiếc thuyền ngoài xa được viết 8/1983 – khi cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước đã đi

qua được sáu năm, đất nước trở lại với cuộc sống đời thường. Nhiều vấn đề của đời sống văn hóa,
nhân sinh mà trước đây do hoàn cảnh chiến tranh chưa được chú ý, nay được đặt ra. Tác phẩm nằm
trong xu hướng nghệ thuật chung của văn học thời kỳ đổi mới: hướng nội, khai thác sâu sắc số
phận cá nhân và thân phận con người đời thường.
- Ý nghĩa văn bản: Chiếc thuyền ngoài xa thể hiện những chiêm nghiệm sâu sắc của nhà văn về
nghệ thuật và cuộc đời : nghệ thuật chân chính phải luôn luôn gắn với cuộc đời, vì cuộc đời ; người
nghệ sĩ cần phải nhìn nhận cuộc sống và con người một cách toàn diện, sâu sắc. Tác phẩm cũng
rung lên hồi chuông báo động về tình trạng bạo lực gia đình và hậu quả khôn lường của nó.
Câu?. Trình bày nội dung và hình thức nghệ thuật
- Nội dung: Từ câu chuyện về bức ảnh nghệ thuật và sự thật về cuộc đời sau bức ảnh, truyện ngắn
Chiếc thuyền ngoài xa đã mang đến một bài học đúng đắn về cách nhìn nhận cuộc sống và con
người: một cái nhìn đa diện nhiều chiều, phát hiện ra bản chất sự thật sau vẻ đẹp bên ngoài của hiện
tượng.
- Nghệ thuật: Tình huống truyện độc đáo, có ý nghĩa khám phá, phát hiện về đời sống. Tác giả lựa
chọn ngôi kể, điểm nhìn thích hợp, làm cho câu chuyện trở nên gần gũi, chân thực và có sức thuyết
phục.
Ngôn ngữ nhân vật sinh động, phù hợp với tính cách. Lời văn giản dị mà sâu sắc, đa nghĩa.
HỒN TRƯƠNG BA, DA HÀNG THỊT – LƯU QUANG VŨ
Câu?. Ý nghĩa nhan đề Hồn Trương ba, da hàng thịt
Nhan đề Hồn Trương ba, da hàng thịt gợi cảm giác về độ vênh lệch của hai yếu tố quan trọng trong
một con người. Hồn là phần trừu tượng, da thịt thân xác là cái cụ thể, là cái bình có thể chứa linh
hồn, hồn nào xác ấy. Nhưng ở đây hồn người người này lại ở trong xác người kia. Hồn và xác lại
Dòng đời như một dòng sông – Ai không tập bơi sẽ bị nhấn chìm – Chasler Chaplin.

không tương hợp. Về tính cách, hành động, lối sống của Trương Ba và anh hàng thịt trái ngược
nhau. Tên gọi của vở kịch đã thâu tóm được những mâu thuẫn, xung đột bên trong của một con
người.
Câu?. Xuất xứ của vở kịch Hồn Trương Ba da hàng thịt có gì đặc biệt? Hãy chỉ rõ những điểm khác
biệt giữa truyện cổ dân gian và vở kịch của Lưu Quang Vũ?
Vở kịch được xây dựng dựa vào một câu chuyện dân gian cùng tên, nhưng tác phẩm có những sáng

tạo riêng độc đáo:
+ Trong truyện dg, hồn Trương Ba sống yên ổn trong xác anh hàng thịt. HTB, DHT dg thể hiện
một
tư tưởng đơn giản, ngắn gọn là tuyệt đối hóa linh hồn, đề cao linh hồn, không chú ý đến mối quan
hệ giữa thể xác và linh hồn.
+ Trong vở kịch, LQV đã sáng tạo ở phần kết của vở kịch, đồng thời nhấn mạnh vào sự phản kháng
của linh hồn nhân hậu, thanh cao chống lại sự lấn át và chế ngự của thể xác thô lỗ phàm tục. Vở
kịch tập trung diễn tả tình cảnh trớ trêu, nỗi đau khổ, giày vò của TB từ khi “bên trong một đằng,
bên ngoài một nẻo”. Từ đó đưa đến tư tưởng mới: sự tồn tại độc lập của thân xác đối với linh hồn
và khẳng định một quan niệm đúng đắn về cách sống. Những hư cấu sáng tạo của LQV từ câu
chuyện cổ tích dân gian nhằm truyền đến người đọc thông điệp của thời đại những vấn đề xã hội
mang tính triết lý sâu sắc.
Câu?. Câu nói của Hồn Trương Ba: “Không thể bên trong một đằng, bên ngoài một nẻo được. Tôi
muốn được là tôi toàn vẹn” có ý nghĩa như thế nào?
- Câu nói cho thấy nỗi đau khổ, giằng xé tột cùng của HTB trước hoàn cảnh hiện tại của bản thân.
- Câu nói cũng cho thấy khát vọng mãnh liệt được sống với ý nghĩa đích thực. Được sống làm
người thật quý giá, nhưng được sống đúng là mình, sống trọn vẹn với những giá trị mình vốn có và
còn theo đuổi quý giá hơn.
- Câu nói còn thể hiện một tư tuởng triết học sâu sắc: nó phản ánh đòi hỏi sự thống nhất giữa nội
dung và hình thức, giữa tư tưởng và biểu hiện hành động.
Câu?. Qua vở kịch “Hồn TB, da hàng thịt”, tác giả muốn gởi đến người đọc thông điệp gì? (Ý
nghĩa văn bản)
Qua đoạn trích “Hồn Trương Ba, da hàng thịt”, LQV muốn gởi tới người đọc thông điệp: được
sống và làm người quý giá thật, nhưng được sống đúng là mình, sống trọn vẹn những giá trị mình
vốn có và theo đuổi còn quý giá hơn. Sự sống chỉ thật sự có ý nghĩa khi con người được sống tự
nhiên với sự hài hoà giữa thể xác và tâm hồn. Con người phải luôn luôn đấu tranh với những
nghịch cảnh, với chính bản thân, chống lại sự dung tục để hoàn thành nhân cách và vươn tới những
giá trị tinh thần cao quý.
Câu?. Anh chị có đồng ý với đoạn kết của vở kịch không? Giải thích?
Đọc "Hồn Trương Ba da hàng thịt" càng thêm hiểu cần phải là chính mình. Đọc "Hồn Trương Ba,

da hàng thịt" ta để ý tơi cái chết cuối cùng của nhân vật Trương Ba. Có người nghĩ rằng chết là hết
là kết thúc nhưng với Trương Ba đó lại là sự giải thoát, ông đã có thể là chính mình. Trương Ba
chọn cái chết để không còn sự dằn vặt bản thân, để trong lòng được thảnh thơi. Vậy cái chết của
ông không hề là một bi kịch mà là sự giải thoát cho bản thân. Qua tác phẩm chúng ta có thể hiểu
thêm hãy là chính mình, hãy sống để không phải hối hận và hãy đứng lên bằng chính đôi chân của
mình mà không phải dựa dẫm vào người khác.
Dòng đời như một dòng sông – Ai không tập bơi sẽ bị nhấn chìm – Chasler Chaplin.

×