Tải bản đầy đủ (.pdf) (14 trang)

MỐI LIÊN QUAN GIỮA GEN VÀ BIỂU HIỆN CỦA BỆNH NHI SỐT XUẤT HUYẾT DENGUE - Phần 2 potx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (196.63 KB, 14 trang )

MỐI LIÊN QUAN GIỮA GEN VÀ BIỂU HIỆN CỦA
BỆNH NHI SỐT XUẤT HUYẾT DENGUE
Phần 1


BÀN LUẬN
Đặc điểm dịch tễ học
Tuổi
Trong nghiên cứu của chúng tôi tuổi trung bình 9.8 ± 3.2, cao hơn so
với các kết quả nghiên cứu của Halstead SB
(18)
, Nguyễn Công Khanh
(9)
, lứa
tuổi từ 5-9 tuổi bị sốt xuất huyết Dengue nhiều nhất. Có thể do tuổi mắc
bệnh sốt xuất huyết ngày càng gặp nhiều hơn ở trẻ lớn và người lớn.
Giới tính
Trong mẫu nghiên cứu tỉ lệ nam/nữ 1.27:1; tương tự báo cáo của
Nguyễn Trọng Lân và cộng sự
(10,6)
. Theo phần lớn các tác giả, tỷ lệ nam
mắc bệnh SXH-D thường cao hơn nữ và tỷ lệ nam/nữ trung bình 1.32-3/1
(11)
.
Một số nghiên cứu bệnh nhân được làm xét nghiệm phân lập siêu vi thì tỷ lệ
nam/nữ 1.5/1
(13)
.

Địa chỉ
252 bệnh nhân có địa chỉ ở thành phố, tập trung chủ yếu tại các quận


vùng ven như Q7, Thủ Đức, Nhà Bè, Cần Giờ…
Đặc điểm lâm sàng
Sốt
Sốt là một triệu chứng gặp ở tất cả các bệnh nhân, đa phần khởi phát
sốt cao đột ngột, 26.9% trẻ sốt 41
0
C vào ngày thứ 1.
Biểu hiện xuất huyết:
Tỷ lệ bệnh nhân có chấm xuất huyết dưới da là 289/297 chiếm 97,3%
xuất hiện vào ngày thứ 4 của bệnh, tương tự kết quả nghiên cứu của Phan
Hữu Nguyệt Diễm l 97,8%
(5)
, Bùi Xuân Bách tại Hà Nội năm 1969 91,4%
(3)
.
Xuất huyết tiêu hóa 44 ca chiếm 15%, trong đó nhóm có sốc chiếm tỉ lệ cao
hơn (18,9%).
Biểu hiện gan to
Trong nghiên cứu của chúng tôi, gan to gặp trong 223 ca, tỷ lệ 75%,
trong đó, nhóm có sốc chiếm 98,03%, tương tự với Nguyễn Trọng Lân, Tiêu
Ngọc Trân tại bệnh viện Nhi Đồng 1 là 86%
(10,14)
. Điều này cũng phù hợp
với cơ chế bệnh sinh của SXH-D, gan to do tình trạng thất thóat huyết tương
do tăng tính thấm thành mạch. Theo Tổ chức Y tế thế giới, gan to chiếm tỷ
lệ 90-98% ở trẻ em Thái Lan bị Sốt xuất huyết Dengue. Tuy nhiên, ở các
nước khác tỷ lệ này rất khác nhau như: Indonesia 46-73%, ở Jakarta 46-
73%, Trung Quốc 5%, Philippin 14%, Cuba 35%, Ấn Độ 75%
(20,21,22,23,26)
.

Sốc
Sốc SXH-D được ghi nhận trong 153 ca, tỷ lệ 51.5%, sốc xảy ra từ
ngày thứ 3 đến thứ 6, hầu hết các trường hợp vào sốc vào ngày thứ 4 và 5
chiếm tỷ lệ lần lượt là 37,3%, 45,8%, tương tự như báo cáo của Nguyễn
Thanh Hùng, Nguyễn Trọng Lân
(8)
. Trong nhóm này, tỉ lệ tràn dịch màng
phổi, màng bụng, mức độ xuất huyết tiêu hoá chiếm tỉ lệ nhiều hơn nhóm
không sốc, tương tự các báo cáo trước đây về sốc xuất huyết Dengue của
WHO, bệnh viện Nhi đồng 1
(8,25)
.
Đặc điểm cận lâm sàng
Cô đặc máu
Trong nhóm nghiên cứu của chúng tôi, dung tích hồng cầu trung bình
ở nhóm có sốc cao hơn nhóm không sốc với trung bình lần lượt 48.9 ± 3.9;
45.5 ± 4.3 Điều này được giải thích do cô đặc máu là một trong những tiêu
chuẩn chẩn đoán SXH-D. Dung tích hồng cầu tăng trong tất cả các trường
hợp SXH-D, đặc biệt là trong những trường hợp có sốc. Theo Nguyễn
Tường Vân
(17)
, Vũ Thị Quế
(12)
, dung tích hồng cầu tăng chiếm 63%, Nguyễn
Bá Duy
(4)
, dung tích hồng cầu tăng trong 100% bệnh nhân bị sốc SXH-D, có
trường hợp tăng cao trên 56%.
Tiểu cầu
100% các trường hợp có tiểu cầu giảm < 100000/m

3
. Số lượng tiểu
cầu < 20000/m
3
là 33 ca chiếm 11%, trong đó nhóm có sốc chiếm tỷ lệ
81,8%. Theo Bạch Quốc Tuyên
(15)
trên nhóm sốc SXH-D nặng thấy 74%
trường hợp tiểu cầu giảm < 100000/m
3
, 26% tiểu cầu từ 100000 –
150000/m
3
. Nguyễn Trọng Lân
(10)
, Suvatte V
(24)
, giảm tiểu cầu chiếm hơn
80% các ca SXH-D. Số lượng tiểu cầu bắt đầu giảm thường từ ngày thứ 3
của bệnh, giảm thấp nhất vào ngày thứ 5, sau đó tăng nhanh trong giai đoạn hồi
phục và trở về bình thường 7-10 ngày sau khởi phát sốt.
Huyết thanh chẩn đoán
Tỉ lệ chẩn đoán bằng phương pháp ELISA với IgM(+) trong báo cáo
này là 100%, nhưng tỉ lệ IgG (+) ở cả 2 nhóm sốc là 76,4% và 75,8%, chứng
tỏ có khoảng 1/3 các trường hợp bị sốt xuất huyết Dengue trong lần nhiễm
lần đầu. Điều này cũng gần giống Mahbubur Rahman, khi tỉ lệ tái nhiễm và
bị bệnh chiếm 2/3 các trường hợp.
Sự liên quan tần suất của Allele HLA trong nhóm SXH-D có sốc,
không sốc và nhóm chứng
Tỷ lệ Allele HLA-A24 trong nhóm chứng thấp hơn (21,2%) so với

nhóm SXH-D chung (36,5%) cũng như nhóm SXH-D có sốc (37,8%) và
SXH-D không sốc (34,7%). Sự khác biệt này có ý nghĩa về mặt thống kê (p<
0,05) với OR lần lượt là 2,13; 2,25;1,97. Theo kết quả nghiên cứu của WHO
2004 về “sự tác động của HLA trên bệnh nhiễm virus Dengue” ở người Việt
Nam cũng cho kết quả tương tự là HLA nhóm I có Allele A24 có tác động
“nhạy cảm”. Còn đối với dân tộc Thái Lan, Allele có tác động nhạy cảm là
A
*
0207 (bảng 6).
Tỷ lệ Allele HLA-DRB1
*
0901 trong nhóm chứng cao hơn trong nhóm
SXH –D có sốc và không sốc, sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê (p< 0.05).
Năm 2004 WHO đã công bố Allele HLA-DRB1
*
04 ở dân tộc Mexican có khả
năng “đề kháng” khi bị nhiễm virus Dengue.
Giảm HLA-DRB1
*
0901 và tăng HLA-A24 có ý nghĩa đáng kể trong
SXH-D và sốc SXH-D ở 2 nhóm dân số nghiên cứu. Những Alleles này có
lẽ chi phối đến sự nhạy cảm và đề kháng với SXH-D và sốc SXH-D
(19)
.
Bảng 6: Tác động của HLA lên nhiễm siêu vi Dengue (WHO 2004)
HLA Tác
động
Dân tộc

Nhóm

1
A1 nhạy
cảm
Cuba
A*0207 nhạy
cảm
Thái
A*0203 bảo vệ

Thái
HLA Tác
động
Dân tộc

A24 nhạy
cảm
Việt
Nam

A29 Bảo
vệ
Cu ba
A33 bảo vệ

Việt
Nam

B nhạy
cảm
Cu Ba,

Thái
B13,
B44, B52, B62,
B74, B77, B4
6,
B51
bảo vệ

Nhạy
cảm
Thái
HLA Tác
động
Dân tộc

Nhóm
II
DRB1*04

đề
kháng
Mexican

Nhóm
III
Kích ho
ạt
TNF - a
Không
kết hợp

Việt
Nam

KẾT LUẬN
Qua nghiên cứu 297 trường hợp với 144 trẻ thuộc nhóm trẻ bị sốt xuất
huyết không sốc và 153 trẻ có sốc chúng tôi thấy có những đặc điểm sau
đây:
Về lâm sàng: trong nhóm nghiên cứu: tuổi trung bình 9,8 ± 3,2, tỉ lệ
nam/nữ 1,3: 1, đa phần ở thành phố Hồ Chí Minh. Hai dấu hiệu lâm sàng
gặp nhiều nhất là xuất huyết dưới da và gan to. Các biểu hiện xuất huyết tiêu
hoá, tràn dịch màng phổi, màng bụng gặp nhiều ở nhóm sốt xuất huyết có
sốc. tỉ lệ nhóm bệnh có sốc chiếm hơn 50% trong nhóm nghiên cứu.
Về cận lâm sàng: 2/3 các trường hợp là tái nhiễm sốt xuất huyết,
chúng tôi đã phân lập được cả 4 type huyết thanh Dengue, trong đó chủ yếu
là serotype 2 và 4. Tỉ lệ phân lập được siêu vi là không cao.
Về di truyền học: HLA – A24 là alleles nhạy cảm và HLA DRB1 là
allele đề kháng trong sốt xuất huyết Dengue. Tuy nhiên, những alleles này
không tác động vào mức độ nặng của bệnh.
KIẾN NGHỊ
Vì số mẫu nghiên cứu chưa nhiều, chưa đại diện đựoc toàn bộ dân số
nên cần tiếp tục nghiên cứu xa hơn để giải thích sự tương quan giữa gen và
SXH-D. Qua đó, để tiến thêm 1 bước xa hơn là thiết lập 1 bản đồ gen cho
người Việt Nam.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1 Bạch Quốc Tuyên (1984) – Những biến đổi về cầm máu và đông
máu trong sốt xuất huyết qua vụ dịch 1978 tại Hà Nội. Một số công trình
nghiên cứu chuyên khoa huyết học cầm máu 1974-1984 – Nhà xuất bản Y
học, thể dục thể thao, 1984, tr 214-222
2 Bạch Văn Cam (2005), Tổn thương các cơ quan trong sốc sốt xuất
huyết Dengue kéo dài, Hội nghị khoa học chuyên đề Nhi khoa.

3 Bộ Y tế (2001), Quy định về hướng dẫn chẩn đoán và điều trị
sốt Dengue và sốt xuất huyết Dengue, Hà Nội
4 Bùi Xuân Bách và cs (1970), “Bệnh Sốt xuất huyết ở trẻ em năm
1969 tại BV B Hà Nội”, Đặc san sốt xuất huyết do muỗi truyền, Hội Y Học
Hà Nội tr 52-55
5 Đỗ Quang Hà, Vũ Thị Quế Hương, Huỳnh Thị Kim Loan, Cao
Minh Thắng(2000), Giám sát Vi Rút dịch Sốt xuất huyết Dengue tại các tỉnh
phía Nam từ 1987-2000. Tạp chí Thời sự Y Dược Học TPHCM 2000
6 Halstead S.B. (1997), “Epidemiology of Dengue and Dengue
haemorrhagic fever”.Dengue and Dengue haemorragic fever, Gubler D J,
Kuno G, editors, Walling ford, UK: CAB international,pp 23-44
7 Kenji Hirayama, MD, PhD, (2003) “ Searching for Susceptible
or Resistant genes to Dengue Hemorhagic” Department of Immunogenetics
Institute of Tropical Medicine Nagasaki Univ. Nagasaki, Japan
8 Kouri G.P., Guzman M.G., Bravo J.R., and Triana C. (1980)
“Dengue haemorrhagic fever and Dengue shock syndrome: lessons from the
Cuba epidemic 1981”. Bulletin of the World Health Organization 67(4),
375-380
9 Nguyễn Bá Duy, Ngô Khải (1974) – Khảo sát thống kê Sốt xuất
huyết tại trại IIID, trong năm 1972 và 1973. Kỷ yếu Bệnh viện Nhi đồng, số 2,
đặc biệt về sốt xuất huyết, tr 39-40
10 Nguyễn Công Khanh(1997),”Sốt xuất huyết Dengue”, Cẩm nang
điều trị nhi khoa, Viện Bão Vệ Sức khoẻ Trẻ Em, Nhà Xuất Bản Y Học, tr
341-344
11 Nguyễn Thanh Hùng, Nguyễn Trọng Lân và cs (2001), “Điều trị
SXH-D tại BV Nhi Đồng I, Tp HCM, 1991-2000” Thời Sự Y Dược Học TP
Hồ chí Minh, số 3, tr 149-152.
12 Nguyễn Thị Bạch Huệ (2002), Các yếu tố nguy cơ sốt xuất huyết
dạng não ở trẻ em, Luận án Bác sĩ Chuyên khoa cấp II, chuyên nghành Nhi,
pp

13 Nguyễn Thị Tường Vân (1974) – Bệnh sốt xuất huyết tại trại
ICD, bệnh viện Nhi đồng, Sài Gòn. Kỷ yếu bệnh viện Nhi đồng; 1974, số 2,
đặc biệt về sốt xuất huyết, tr22-27
14 Nguyễn Trọng Lân (1994), Một số kinh nghiệm thực tế trong
điều trị sốc sốt xuất huyết Dengue, Luận án phó tiến sĩ Y học khoa học, Viện
bảo vệ sức khoẻ trẻ em, Nhà xuất bản y học, tr 341-344
15 Nguyễn Trọng Lân, Đỗ Quang Hà, Vũ Thị Quế Hương, Nguyễn
Thanh Hùng, Vũ Đình Thâm, Claudin Roche, Eliane Chungue, Vincent
Deubel (2004): Chẩn đoán sớm và tìm hiểu nhiễm vi rút huyết thanh trong
bệnh Dengue xuất huyết bằng kỹ thuật RT/PCR. Y KhoaNet -2004
16 Phan Hữu Nguyệt Diễm(2003), Suy gan trong SXH-Dengue ở
Trẻ em, Luận án tiến sĩ Y học chuyên nghành Nhi, tr 56
17 Samsi T.K, Wulur H, Sugianto D, Bartz C.R, Tan R, Sie A
(1990) “ Some clinical and epidemiological observation on virologycally
confirmed Dengue heamorrhagic fever”. Paediatrica Indonesiana, pp 293-
303
18 Songon R.S., Hayes., Leus C.D., Manaroto C.O.R., (1987). “
Dengue fever/ Dengue haemorrhagic fever in Filppino children: clinical
experience during the 1983-1984 epidemic “. Southeast Asian J Trop Med
Public Health 18.284-290
19 Srivastava V.K., Suri S., Bhasin A., Srivastava L., Bharadwaj
M., (1990) “An epidemic of Dengue haemorrhagic fever and Dengue shock
syndrome in Dehli: a clinical study”. Annal of Tropical Pediatrics 10, 329-
334
20 Suvatte V. (1981), Immunological aspects of Dengue
hemorrhagic fever studies in Thailand. Southeast Asian j. Trop. Med.
Pub.Health, Vol 18, No3
21 Tạ Văn Trầm (2003), Các yếu tố liên quan sốc sốt xuất huyết
Dengue kéo dài ở trẻ em, Luận án tiến sĩ Y học chuyên nghành Nhi, Đại học
Y Dược TP. Hồ Chí Minh

22 Tiêu Ngọc Trân (2005), Mối liên quan giữa cholesterol,
albumin, SGOT, SGPT và độ năng của bệnh sốt xuất huyết Dengue, Luận
văn cao học chuyên ngành Nhi
23 Trương Anh Tấn (2005) Nhận xét về týp huyết thanh gây bệnh
sốt xuất huyết Dengue và mức độ nặng của bệnh tại bệnh viện Nhi Đồng II,
Luận án Bác sĩ Chuyên khoa cấp II, chuyên nghành Nhi, pp
24 Vũ Thị Quế và cs (1994) – Khảo sát bệnh sốt xuất huyết trại IIB
– Bệnh viện Nhi đồng. Kỷ yếu Bệnh viện Nhi đồng, số 2, đặc biệt về sốt
xuất huyết, 1974, tr 36-60
25 William W.H, Jessie R.G.et al (1997), “ Bleeding disorders”,
Current Pediatric diagnosis and treatment – 13
th
edition, 768-769.
26 World Health Organization (1997), Dengue heamorrhagic fever:
diagnosis, treatment, prevention and control, 2
nd
edition, Geneva: WHO

×