Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

Hồ Tây Lá phổi xanh của Thủ đô ppsx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (545.8 KB, 8 trang )

Hồ Tây Lá phổi xanh của Thủ đô
Hồ Tây từ thưở xa xưa đã có nhiều truyền thuyết thú vị, đây là thắng cảnh nổi tiếng và
là lá phổi xanh tuyệt vời của Hà Nội
Hồ Tây, mặt gương của Hà Nội, lá phổi của chốn Long thành có diện tích rộng hơn 500
ha với một bề dày lịch sử mấy nghìn năm. Đường vòng quanh hồ dài tới 17km. Ngành
địa lý lịch sử đã chứng minh rằng hồ là một đoạn sông Hồng cũ còn rớt lại sau khi sông
đã đổi dòng Có thể do sông hồ biến đổi như vậy mà đã xuất hiện nhiều truyền thuyết
về hồ và tên gọi của hồ.

Hồ Tây long lanh trong buổi bình minh
Ví như theo truyện "Hồ Tinh" thì có tên là hồ (hoặc đầm) Xác Cáo, vì truyện kể là có
một con cáo chín đuôi ẩn nấp nơi đây làm hại dân. Long Quân mới dâng nước lên phá
hang cáo, hang sập thành ra hồ.
Theo truyện "Khổng lồ đúc chuông" thì hồ lại có tên là Trâu Vàng. Truyện kể rằng có
ông khổng lồ có tài thu hết đồng đen của phương bắc đem đúc thành chuông. Khi thỉnh
chuông, tiếng vang sang bên bắc. Vì đồng đen là mẹ vàng nên con trâu vàng phương
Bắc nghe tiếng chuông liền vùng đi tìm mẹ. Tới đây nó quần mãi đất, khiến sụt thành
hồ.
Theo thư tịch thì thế kỷ XI, hồ này đi vào lịch sử với tên là Dâm Đàm (Đầm mù sương),
tới thế kỷ XV thì đã gọi là Tây Hồ. Hồ còn có tên là Lãng Bạc, trùng với tên nơi diễn ra
những trận đánh ác liệt giữa quân của Hai Bà Trưng và quân Hán ở vùng Tiên Sơn tỉnh
Bắc Ninh.

Chùa Trấn Quốc bên hồ

Hoàng hôn phủ bóng Tây hồ

Nước thấm đượm một màu lãng mạn


Hồ Tây từ lâu lắm đã là thắng cảnh. Thời Lý - Trần, các vua chúa lập quanh hồ nhiều


cung điện làm nơi nghỉ mát, giải trí, như cung Thúy Hoa thời Lý, điện Hàm Nguyên thời
Trần nay là khu chùa Trấn Quốc, cung Từ Hoa thời Lý nay là khu chùa Kim Liên, điện
Thuỵ Chương thời Lê nay là khu trường Chu Văn An
Những ngày sóng yên gió lặng, chơi thuyền Hồ Tây là một thú tao nhã. Lướt trên sóng
hồ nhiều thi sĩ đã có những vần thơ tuyệt tác như Nguyễn Du, Nguyễn Công Trứ,
Nguyễn Khuyến, Hồ Xuân Hương
Gió đưa cành trúc la đà
Tiếng chuông Trấn Vũ canh gà Thọ Xương
Mịt mù khói tỏa ngàn sương,
Nhịp chày Yên Thái, mặt gương Tây Hồ.
(Ca dao)
Phong cảnh Hồ Tây chẳng khác xưa
Người đồng châu trước biết bao giờ
Nhật Tân đê lở nhưng còn lối
Trấn Bắc rêu phong vẫn ngấn thờ
Nọ vực Trâu Vàng trăng lại bóng
Kìa gò Phượng Đất khói tuôn mờ
Hồ kia thăm thẳm sâu dường mấy
So dạ hoài nhân chửa dễ vừa
(Chơi Hồ Tây nhớ bạn - Hồ Xuân Hương)

Ngát thơm hương sen hồ Tây
Nếu làm một cuộc đi dạo quanh hồ thì đồng thời cũng được thăm khá nhiều di tích và
thắng cảnh. Làng Nghi Tàm, quê hương nhà thơ "Bà huyện Thanh Quan" với chùa Kim
Liên có kiến trúc độc đáo; làng Nhật Tân nguồn hoa đào mỗi độ xuân về, tương truyền
là nơi Lạc Thị đời Hồng Bàng sinh ra một bọc trứng nở thành bảy con rồng. Rồi làng
Xuân Tảo với đền Sóc thờ Thánh Gióng, làng Trích Sài có chùa Thiên Niên thờ bà tổ
nghề dệt lĩnh, sang làng Kẻ Bưởi có nghề làm giấy cổ truyền và đền Đồng Cổ nơi bách
quan hội thề thời Lý, làng Thụy Khuê có chùa Bà Đanh nổi tiếng một thời Và đặc sắc
nhất là đền Quán Thánh. Lại còn cả một số công trình nhà ở mới xây dựng bên hồ làm

quang cảnh thêm đa dạng.

Đường thanh niên chia cách 2 hồ Tây và hồ Trúc Bạch
Hồ Tây trở thành điểm hẹn, để người ta tìm đến như một quán tính. Ðường Thanh Niên
hay còn có cái tên đường Cổ Ngư rất đẹp trước đây là ranh giới giữa Hồ Tây và hồ
Trúc Bạch, từ sau buổi vãn chiều rất đông người qua lại.

Du thuyền trên hồ
Có người tìm cho mình một góc nào đó ở bên hồ để hóng gió, nhâm nhi ly cà phê trong
một quán ven đường, thưởng thức món bánh tôm nổi tiếng, ăn một ly kem; vào những
nhà hàng sang trọng nằm ở mép hồ hay giữa hồ, hoặc trên du thuyền
Cũng có người chỉ thích dạo quanh hồ để hít hà không khí trong trẻo rồi lại đi đâu đó
hoặc trở về nhà. Ðông nhất là những ngày cuối tuần. Dòng người đổ về Hồ Tây nhiều
khi ùn tắc cả một đoạn dài đường Thanh Niên.

Công viên nước Hồ Tây

Mặt hồ lặng sóng trong chiều thu
Trên boong tàu lớn nơi mặt hồ, có một đôi uyên ương đang tươi cười hạnh phúc trong
ngày cưới giữa bao lời chúc phúc của người thân, bè bạn. Bên bờ, ở một ghế đá nào
đó có cụ già râu tóc bạc phơ, tay cầm ba toong ngước về phía bờ Tây ngắm hoàng hôn
xuống
Có người gọi Hồ Tây là mặt gương của Hà Nội. Tôi thích gọi Hồ Tây là lá phổi xanh của
chốn Kinh Thành.

×