Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Luận văn : Việt nam và xu hướng hóa toàn cầu phần 1 doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (121.58 KB, 6 trang )

1

lời mở đầu
Toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế đã và đang trở thành
một trong những xu thế khách quan của sự phát triển kinh tế thế giới.
Sự phát triển mạnh mẽ về khoa học, công nghệ cùng với sự ra đời của
các thể chế toàn cầu và khu vực đã góp phần thúc đẩy quá trình quốc
tế hoá nền kinh tế thế giới.
Quá trình toàn cầu hoá không chỉ trong lĩnh vực thơng mại mà
còn cả trong lĩnh vực sản xuất, dịch vụ, tài chính, đầu t cũng nh các
lĩnh vực văn hoá, xã hội, môi trờng với các hình thức đa dạng và mức
độ khác nhau.
Toàn cầu hoá kinh tế đã và đang mở ra những cơ hội và tạo điều
kiện cho các dân tộc trên thế giới khai thác tối đa những lợi thế so
sánh của mình để tăng trởng kinh tế và phát triển xã hội. Đồng thời
quá trình toàn cầu hoá kinh tế cũng đặt mỗi quốc gia, dân tộc trớc sức
ép cạnh tranh và những thách thức gay gắt, nhất là đối với các nớc
đang phát triển. Vì thế để không bị gạt ra ngoài lề của sự phát triển,
các nớc đều phải nỗ lực hội nhập vào xu thế chung đó và tăng cờng
sức cạnh tranh kinh tế .
Hơn lúc nào hết quá trình toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc
tế không chỉ là sự quan tâm của mỗi quốc gia, mỗi tổ chức mà còn đối
với mỗi cá nhân chúng ta. Chúng ta đã trải qua 17 năm thực hiện
2

đờng lối mở cửa, đổi mới và hội nhập với nền kinh tế khu vực và toàn
cầu. Với phơng châm "đa dạng hoá, đa phơng hoá quan hệ" và "sẵn
sàng là bạn, là đối tác tin cậy với tất cả các nớc trong cộng đồng thế
giới, phấn đấu vì hoà bình, độc lập và phát triển. Việt Nam đã thiết lập
các quan hệ thơng mại, đầu t, dịch vụ và khoa học kỹ thuật với tất cả
các nớc, tích cực tham gia vào các tổ chức, diễn đàn kinh tế thế giới


và khu vực. Vì vậy, vấn đề nâng cao khả năng hội nhập của nền kinh tế
nớc ta hiện nay đang là vấn đề lý luận và thực tiễn nóng bỏng.
Có rất nhiều bài viết của các nhà nghiên cứu và các chuyên gia
đầu ngành trong nớc và ngoài nớc đề cập đến vấn đề này. Đây là
vấn đề rộng lớn và phức tạp, có cả những nhận thức và quan điểm khác
nhau, thậm chí đối lập nhau.
Thông qua những tài liệu tham khảo cùng với những kiến thức đã
đợc lĩnh hội trong nhà trờng, trong khuôn khổ báo cáo của mình, em
xin phép đợc trình bày tóm tắt về đề tài: "Nâng cao khả năng hội
nhập của nền kinh tế Việt Nam trong xu thế toàn cầu hoá". Nội
dung của báo cáo đợc trình bày trong 3 chơng
Chơng I: Khái quát về toàn cầu hoá và hội nhập quốc tế. Những
kinh nghiệm thực tiễn về nâng cao khả năng hội nhập
của một số nớc trong quá trình hội nhập kinh tế quốc
tế.
3

Chơng II: Tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam.
Những vấn đề đặt ra.
Chơng III: Mục tiêu, phơng hớng và những giải pháp cơ bản
nhằm nâng cao khả năng hội nhập kinh tế quốc tế của
nền kinh tế Việt Nam.
4

chơng i
khái quát về toàn cầu hoá, hội nhập quốc tế và
kinh nghiệm thực tiễn về nâng cao khả năng hội
nhập của một số nớc trong quá trình hội nhập
kinh tế quốc tế.


I. nhận thức về toàn cầu hoá và hội nhập quốc tế.
1. Nhận thức chung về toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế .
a) Toàn cầu hoá.
Ngày nay toàn cầu hoá mà trớc hết và về thực chất là toàn cầu
hoá kinh tế đang trở thành một xu thế chủ yếu của quan hệ kinh tế
hiện đại. Hiện nay tuy có rất nhiều những quan niệm không giống
nhau về toàn cầu hoá kinh tế nhng có thể thấy nét chung nhất là thừa
nhận mối quan hệ qua lại của các hoạt động kinh tế hiện nay đã bao
trùm gần nh tất cả các nớc, mang tính toàn cầu. Có thể hiểu toàn cầu
hoá kinh tế là quá trình phát triển kinh tế của các nớc trên thế giới
vợt qua khỏi biên giới quốc gia, hớng tới phạm vi toàn cầu trên cơ
5

sở lực lợng sản xuất cũng nh trình độ khoa học kỹ thuật mạnh mẽ và
sự phân công hợp tác quốc tế ngày càng sâu rộng, tính chất xã hội hoá
của sản xuất ngày càng tăng.
Mặc dù vậy, toàn cầu hoá kinh tế vẫn ở trong giai đoạn đầu. Lĩnh
vực the chốt hợp tác toàn cầu hoá kinh tế vẫn chỉ là mậu dịch, tự do
lu thông nguồn vốn và sức lao động còn là vấn đề trong tơng lai.
b) Hội nhập quốc tế.
Hiện nay ngời ta đều thấy rằng nhận thức về hội nhập vẫn là
một vấn đề thời sự. Các nớc đều khẳng định cần xây dựng nhận thức
thống nhất trong nội bộ rằng hội nhập là cần thiêts, phù hợp với xu thế
chung, nhất là tham gia WTO sẽ tạo thuận lợi cho sự phát triển của đất
nớc.
- Hội nhập là một quá trình tất yếu, một xu thế bao trùm mà
trọng tâm là mở cửa kinh tế, tạo điều kiện kết hợp tốt nhất nguồn lực
trong nớc và quốc tế, mở rộng không gian để phát triển và chiếm lĩnh
vị trí phù hợp nhất có thể trong quan hệ kinh tế quốc tế. Hội nhập vừa
là đòi hỏi khách quan vừa là nhu cầu nội tại của sự phát triển kinh tế

mỗi nớc.
- Các nớc đều không thể né tránh việc hội nhập mà vấn đề then
chốt là phải đề ra đợc những chính sách, biện pháp đúng để hạn chế
trả giá ở mức thấp nhất và tranh thủ cao nhất những cơ hội phát triển.
6

- Hội nhập thực chất là tham gia cạnh tranh trên quốc tế và ngay
trong thị trờng nội địa. Để hội nhập có hiệu quả phải ra sức tăng
cờng nội lực, cải cách và điều chỉnh cơ chế, chính sách, luật lệ, tập
quán kinh doanh, cơ cấu kinh tế trong nớc để phù hợp với "luật chơi
chung" của quốc tế.
Chính sách hội nhập phải dựa và gắn chặt với chiến lợc phát
triển của đất nớc, đồng thời cải cách kinh tế, hành chính phải gắn
chặt với yêu cầu của quá trình hội nhập. Cải cách bên trong quyết
định tốc độ và hiệu quả hội nhập, đồng thời hội nhập sẽ hỗ trợ, thúc
đẩy tiến trình cải cách trong nớc, qua đó nâng cao sức cạnh tranh
của nền kinh tế .
- Hội nhập không phải để đợc hởng u đãi, nhân nhợng đặc
biệt mà nhằm mở rộng các cơ hội kinh doanh , thâm nhập thị trờng,
có môi trờng pháp lý và kinh doanh ổn định dựa trên quy chế, luật lệ
của các thể chế hội nhập, không bị phân biệt đối xử, không bị các
động cơ chính trị hay những lý do khác cản trở việc giao lu hàng
hoá, dịch vụ và đầu t. Các nớc có thể sử dụng những luật lệ, quy
định, cơ chế giải quyết tranh chấp của các thể chế hội nhập để bảo vệ
lợi ích chính đáng của mình.
- Tăng cờng thông tin, tuyên truyền, giải thích để giới kinh
doanh nhận thức sâu sắc và ủng hộ hội nhập, chuẩn bị tốt mọi mặt để
chủ động hội nhập từng bớc, tận dụng những lợi thế so sánh của mỗi
nớc để cạnh tranh chiếm lĩnh thị trờng.

×