Tải bản đầy đủ (.docx) (8 trang)

GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC VỀ THỊ TRƯỜNG Ô TÔ VIỆT NAM VÀ XU HƯỚNG TRÊN THỊ TRƯỜNG TRONG THỜI GIAN TỚI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (152.88 KB, 8 trang )

GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC VỀ THỊ TRƯỜNG Ô TÔ VIỆT
NAM VÀ XU HƯỚNG TRÊN THỊ TRƯỜNG TRONG
THỜI GIAN TỚI
2.1 . TỔNG QUAN THỊ TRƯỜNG Ô TÔ TẠI VIỆT NAM VÀ HÀNH VI CỦA
NGƯỜI TIÊU DÙNG TRONG THỜI GIAN QUA:
Khi nước ta trở thành thành viên chính thức thứ 150 của tổ chức thương mại thế
giới WTO vào ngày 01/11/2006 thì một luồng gió mới đã thổi vào nền kinh tế của nước
ta. Việt Nam phải thực hiện hàng loạt các cam kết mở cửa trong mọi lĩnh vực của nền
kinh tế và nền công nghiệp ô tô cũng không là một ngoại lệ. Nhà nước đã và đang
không ngừng nghiên cứu, thực thi các chính sách đổi mới để sự phát triển của ngành trở
nên phù hợp với xu hướng của thị trường trong nước và thế giới.
Đồng thời, sự hội nhập cũng đem đến hàng loạt những khó khăn và thách thức
đối với các doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực ô tô. Chiến lược phát triển mà họ
áp dụng trong thời gian qua nay đã trở nên không phù hợp với xu hướng của thị trường
và ẩn chứa nhiều rủi ro đối với hoạt động cùng hình ảnh của doanh nghiệp trên thị
trường. Sự cạnh tranh trong ngành ngày càng khắc nghiệt, đòi hỏi các doanh nghiệp
phải nâng cao khả năng thích ứng và đề phòng rủi ro trong hoạt động kinh doanh của
mình.
Trước khi đi vào nhận diện và phân tích những rủi ro đó, cần nhìn lại toàn cảnh
chặng đường phát triển của thị trường ô tô nước ta nói chung và TP.HCM nói riêng
trong thời gian qua với hai cột mốc quan trọng vào năm 2000 và 2006. Đồng thời xem
xét các đặc điểm tâm lý người tiêu dùng đối với sản phẩm khá đặc biệt này.
Theo Quyết định số 177/2004/QĐ-TTG về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển
ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn đến năm 2020 thì sản lượng
ô tô đến năm 2010 sẽ như bảng sau :
Bảng1 : Cân đối năng lực, nhu cầu , và bổ sung sản lượng ô tô đến năm 2010.
(ĐV:Xe).
Năng lực năm 2003 Sản lượng yêu cầu
năm 2010 (dự báo)
Sản lượng cần bổ
sung năm 2010


Xe con
Xe đến 5 chỗ ngồi >100.000 60.000
Không cần đầu tư
thêm
Xe 6 - 9 chỗ ngồi 4.000 10.000 6.000
Xe khách
10–16 chỗ ngồi -- 21.000 21.000
17-25 chỗ ngồi -- 5.000 5,000
26- 46 chỗ ngồi. 7.000 6.000
Không cần đầu tư
thêm
> 46 chỗ ngồi 4.000 2.000 2.000
Xe tải
Đến 2 tấn 57.000 10.000 47.000
2-7 tấn 4.000 35.000 31.000
7-20 tấn -- 34.000 34.000
> 20 tấn -- 1.000 1.000
Xe chuyên dùng 300 6.000 6.000
Nói đến những biến động và thay đổi của thị trường ô tô việt nam thời gian qua
thì không thể không nói đến sự thành lập Hiệp hội các nhà sản xuất ôtô Việt Nam
(VAMA) vào Ngày 03/08/2000 theo quyết định số 52/2000/QD-BTCCBCP của Ủy ban
tổ chức và nhân sự Chính phủ (nay gọi là Bộ Nội vụ) với số lượng tới thời điểm hiện
nay là 18 thành viên. Tổng năng lực sản xuất của toàn bộ hiệp hội đạt 234.000 xe/năm.
Nhìn lại 6 năm về trước, năm 2001 hầu hết các liên doanh lắp ráp ôtô vừa bước
qua thời kỳ bù lỗ, bắt đầu cân bằng để yên tâm sản xuất, thị trường ôtô trong nước đã
đón nhận sự ra mắt của nhiều sản phẩm có chất lượng rất cao, để lại dấu ấn tốt đẹp với
người tiêu dùng. Với sức mua tăng mạnh bởi nhiều sự lựa chọn và giá thành hợp lý,
bước sang năm 2002 theo báo cáo cuối năm của VAMA thì các đơn vị thành viên đã có
lãi. Theo đà phát triển, các liên doanh đã đầu tư thêm để ra mắt hàng loạt model mới
cho năm 2003. Năm 2003 là năm làm ăn được mùa nhất của các liên doanh với sản

lượng xe tiêu thụ là 42.545 chiếc.
Chín tháng đầu năm 2004 coi như thất bại với hầu hết các doanh nghiệp lắp ráp
ôtô, nhưng 3 tháng cuối năm 2004 sức mua tăng mạnh như thời điểm một năm về trước.
Các liên doanh đang được hưởng lợi nhờ vào cơn sốt xe của người tiêu dùng vì tâm lý
sợ thuế tiêu thụ đặc biệt đầu năm 2005 sẽ được áp dụng. Thị trường vẫn còn rất nhiều
nhu cầu ôtô, những người cần xe thật sự phải chấp nhận đi mua vì không thể tiếp tục
chờ đợi một khung giá thấp.
Đầu năm 2005 mức thuế tiêu thụ đặc biệt đã chính thức được áp dụng đối với
thị trường ôtô trong nước. Phản ứng trước việc này, thị trường ô tô trong quý 3 năm
2004 đã tăng trưởng mạnh so với 6 tháng đầu năm. Trong quý 3 năm 2004, lượng xe
bán ra của 11 liên doanh sản xuất ôtô trong nước là 9.657 xe, trong khi trung bình mỗi
quý lượng xe tiêu thụ chỉ đạt gần 6.400 chiếc. Lo ngại giá xe sẽ tăng khi thuế tiêu thụ
đặc biệt thay đổi vào đầu năm 2005 là nguyên do chính làm nhu cầu mua xe tăng đột
biến. Chính phủ đã quyết định mức thuế suất ờ những mức sau:
Bảng 2: Mức thuế suất tiêu thụ đặc biệt trong ngành công nghiệp ô tô
Thuế ô tô 2003 2004 2005 2006
Thuế nhập khẩu cho bộ linh kiện
CKD của xe 0-15 chỗ
20% 25% 25% 25%
Thuế nhập khẩu cho bộ linh kiện
CKD của xe 16-24 chỗ
10% 15% 15% 15%
Thuế Tiêu thụ đặc biệt cho xe 0-5
chỗ
5% 24% 40% 50%
Thuế Tiêu thụ đặc biệt cho xe 6-15
chỗ
3% 15% 25% 30%
Thuế Tiêu thụ đặc biệt cho xe 16-
23 chỗ

1,5% 7,5% 12.5% 15%
Thuế Giá trị gia tăng 5% 10% 10% 10%
(Theo Quyết định số 177/2004/QĐ-TTG về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển
ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn đến năm 2020)
Và kết quả của việc tăng thuế tiêu thụ đặc biệt là doanh thu của VAMA tụt giảm
một cách đáng kể trong năm 2005, sản lượng tiêu thụ chỉ còn 39.876 xe.
Năm 2006 Thị trường xe ô tô không những không hồi phục lại so với năm 2005
– “năm đánh dấu sự sụt giảm đầu tiên sau một chu kỳ rực rỡ trước đó”, mà tiếp tục
theo đà đi xuống. Có nhiều luồng ý kiến khác nhau đối với những diễn biến này –
doanh nghiệp lo lắng, người tiêu dùng chưa hẳn đã vui. Tuy nhiên, nếu nhận xét khách
quan thì tình hình đó đang là một dấu hiệu tích cực, giúp thị trường trở về đúng với bản
chất thực của nó, tạo điều kiện công bằng cho sự phát triển chung. Và những sự kiện
quan trọng sau trong năm 2006 đã khiến thị trường có nhiều biến động đáng kể :
+ Nghị định 12 ban hành giữa tháng 02/2006 cho phép nhập khẩu xe cũ . Phản
ứng phổ biến nhất của khách hàng là dừng mua xe mới, chờ ngày nghị định có hiệu lực
vào 01/05/2006. Tâm lý này đã khiến các liên doanh gặp khó khăn trong suốt 3 tháng
liền và phải liên tục đưa ra các chiêu giảm giá để kích cầu, dù trước đó vài tháng còn
tuyên bố giá xe 2006 sẽ không hạ. Kết quả, doanh số của VAMA trong 5 tháng đầu năm
2006 vẫn chỉ bằng một nửa so với cùng kỳ 2005.
+ Tháng 11/2006, Việt Nam trở thành thành viên thứ 150 của tố chức WTO. Các
cam kết hội nhập bắt đầu được áp dụng. Thuế nhập khẩu xe mới giảm theo lộ trình từ
100% xuống còn 80%, quy định về tỉ lệ nội địa hóa được dỡ bỏ…Đây cũng chính là sự
kiện to lớn nhất ảnh hưởng đến thị trường trong năm này.
+ Các hãng xe lớn theo chân nhau tới Việt Nam : 2006 là năm hội tụ những mác
xe hàng đầu thế giới tại nước ta. Nissan, Hyundai, Peugeot hay Land Rover cũng như
dòng xe Lifan của Trung Quốc vừa làm phong phú lựa chọn của người tiêu dùng vừa là
một tín hiệu mừng cho thấy sự hấp dẫn, tính chuyên nghiệp của thị trường xe trong thời
gian tới. Không dừng lại ở đó, sang 2007, những đại diện sừng sỏ của ngành công
nghiệp ô tô thế giới như BMW, Lexus và Porsche sẽ bắt đầu phân phối tại Việt Nam.
Ngoài ra còn phải kể đến hãng xe Honda VN sau một thời gian dài “làm ngơ” đối với

thị trường trường đầy tiềm năng này đã chính thức tham gia với mẫu xe Civic - hiện
đang chiếm lĩnh vị trí đứng đầu về doanh số trong dòng xe Sedan hạng trung. Một thế
lực mới cũng dần xuất hiện trên thị trường đó chính là ô tô nhập khẩu. Đồng thời, trên
thị trường đã xuất hiện những tín hiệu đầu tiên của xu hướng mới mà trong tương lai
gần sẽ khiến sự cạnh tranh trong ngành ô tô ngày càng trở nên khốc liệt hơn. Đó là xu
hướng “ngừng sản xuất – chuyển sang phân phối”, chúng ta có thể nhìn thấy được xu
hướng này thông qua việc 2 thương hiệu BMW, Daihatsu đã rút chân ra khỏi liên doanh
trong VMC (BMW), Vindaco(Daihatsu). Và quay trở lại thị trường thông qua việc chỉ
định một công ty khác làm đại diện phân phối sản phẩm trong thời gian tới.(BMW sẽ
quay lại thị trường VN vào đầu tháng 7/2007 do công ty cổ phần Euro Auto làm đại
diện phân phối).
2.2 DỰ BÁO XU HƯỚNG CỦA THỊ TRƯỜNG VÀ HÀNH VI CỦA NGƯỜI
TIÊU DÙNG TRONG THỜI GIAN TỚI :
Như vậy, bức tranh toàn cảnh về thị trường ô tô trong nước năm 2007 và trong
những năm tiếp theo sẽ có nhiều sự thay đổi đáng kể trong nhiều mặt. Thứ nhất, thị
trường ô tô Việt Nam có thể lành mạnh hơn vì có hai nguồn cung cấp mới, đó là nguồn
xe nhập khẩu được giảm thuế từ 0%- 5% khi Việt Nam tham gia CEPT và AFTA vào
cuối năm 2007, thuế tiêu thụ đặc biệt đối với xe sản xuất trong nước được nâng dần lên
90%. Khi đó, người dân sẽ không mua xe trong nước nếu giá vẫn bằng giá xe nhập
khẩu như hiện nay. Thứ hai là, nguồn cung cấp của các doanh nghiệp Việt Nam mới
tham gia đầu tư với công nghệ chủ yếu nhập từ Trung Quốc, giá thành sản phẩm được
hứa hẹn là sẽ rẻ hơn so với giá mà các liên doanh đang bán. Thứ ba, miếng bánh của
thị trường ô tô Việt Nam – vốn dĩ rất “hấp dẫn” do quy mô thị trường ngày càng lớn -
sẽ do 3 nguồn lực cạnh tranh khai thác bao gồm: Các liên doanh sản xuất ô tô trong
nước, các tập đoàn ô tô nước ngoài thông qua các công ty trong nước làm đại diện phân
phối, và cuối cùng là các công ty có quy mô vừa và nhỏ tập trung vào các mẫu xe nhập
khẩu đã qua sử dụng. Có thể nói, mức độ nghiêm trọng của các rủi ro đối với các
doanh nghiệp trong lĩnh vực o tô ngày càng cao với tần suất xuất hiện ngày càng lớn
tương ứng với sự tăng trưởng theo quy mô sắp tới của thị trường. Và các liên doanh,
doanh nghiệp tất yếu phải có sự điều chỉnh chiến lược để có thể tránh trược việc thất

bại trên thị trường đầy tiềm năng này.
Sau khi phân tích tổng quan của thị trường ô tô thời gian qua, những xu hướng
của thị trường và hành vi của người tiêu dùng trong những năm tới cũng đã dần lộ diện.
Người tiêu dùng cảm nhận được với lộ trình hội nhập kinh tế thế giới, cơ hội mua sắm
những mặt hàng tiêu dùng cao cấp, trong đó có chiếc ôtô với giá hợp lý, chất lượng cao
đang mở ra trước mắt họ nhờ sự ảnh hưởng từ việc tăng trưởng như vũ bão của thị
trường tài chính trong nước cũng như sự phát triển của nền kinh tế với nước ta trong
suốt những năm vừa qua. Nhưng với các doanh nghiệp sản xuất, nhất là tại các ngành
công nghiệp mũi nhọn như công nghiệp ôtô, những dự báo không hề lạc quan từ các
chuyên gia thị trường lại cho thấy tại thời điểm này, những tác động từ việc hội nhập

×