Tải bản đầy đủ (.docx) (21 trang)

Cẩm nang tư duy phán đoán nhận biết tâm lý

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (752.43 KB, 21 trang )


Cẩm nang t ư duy
Cẩm Nang >
Kỹ năng phán đoán nhanh.
(Hiếu học). Khả năng phán đoán thế giới chung quanh, khả năng đáp ứng tình thế, khả
năng giải quyết vấn đề đôi khi không phụ thuộc vào thời gian hoặc nổ lực suy nghĩ của
chúng ta. Năng lực này chính là kỹ năng phán đoán mà ai cũng có thể trau dồi. Đó là
một năng lực rất mạnh, mặc dù nó cũng có thể mắc sai lầm (kỹ năng phán đoán kém!).


Khả năng nhận biết thoáng nhanh và có ngay kết luận là kỹ năng phán đoán. Tùy vào
trường hợp và tùy vào kết quả là tốt, chấp nhận được hay sai lầm mà ta sẽ gọi nó với
nhiều tên như: Phản xạ, linh cảm, trực giác hoặc phát kiến, sáng tạo, giác quan thứ
sáu….
Thông thường chúng ta sử dụng và tin vào tư duy phân tích, tin theo những quy tắc
logic chặt chẽ hơn là tin vào năng lực nhận biết thoáng nhanh này. Vì “kỹ năng phán
đoán” đôi khi phản bội lại chúng ta đưa đến sai lầm.
Tuy nhiên, mỗi khi cần phải hiểu nhanh một vấn đề, đánh giá một người mới gặp hoặc
chạm trán một tình thế, một trường hợp ta chưa hề gặp phải nhưng cần sớm giải quyết
thì kỹ năng phán đoán sẽ nhận lãnh trách nhiệm.
Phán đoán cũng là một quá trình tư duy. Tư duy phán đoán xét trong một số giới hạn
hay trường hợp cụ thể, nó cũng biểu hiện đầy đủ tính chất của tư duy logic. Do đó, ta
khó khăn khi phân biệt tư duy phán đoán với tư duy lôgic. Bình thường khi giải quyết
vấn đề chúng ta thường tuân theo những quy tắc logic chặt chẽ, thông qua sự suy luận
để rút ra những kết luận. Nhưng khi cần phải nhanh chóng giải quyết vấn đề như: Phải
tìm ra mối liên hệ logic giữa các dãy số dài dằng dặc chỉ trong vòng vài giây, khi giao
1

Cẩm nang t ư duy
tiếp với người lạ, khi đấu trí, chơi cờ, khi thương lượng, đàm phán trong kinh doanh,
đầu tư chứng khoán… và cả trong khoa học. Nếu thời gian không cho phép ta suy luận


và tìm kiếm thêm thông tin, lúc này, kỹ năng phán đoán sẽ giúp ta tìm ra các phương
án giải quyết nhanh gọn và chính xác hơn những người khác rất nhiều.
Kỹ năng phán đoán là quá trình tư duy “nhảy tắt”, nó bỏ qua những bước trung gian để
trực tiếp rút ra kết luận. Mặc dù mối liên hệ giữa các thông tin chưa được xem xét tỉ
mỉ, kỹ càng vì không đủ thời gian hoặc thông tin đó không thể tìm kiếm thì phán đoán
sẽ là một kỹ năng cực kỳ quan trọng trong phát kiến và phát minh, nó đóng vai trò
quan trọng về mặt dự kiến, nêu giả thiết và tìm tòi phương pháp… Lúc này, thành
công hay không là tùy thuộc vào kỹ năng phán đoán.
Và mặc dù muốn hay không, có lẽ sự phán đoán phổ biến nhất đó là sự đánh giá và ấn
tượng của chúng ta đối với người khác. Cứ mỗi khi có mặt người khác là chúng ta lại
không ngừng tiên đoán và kết luận hoặc suy diễn về những gì người đó đang nghĩ và
đang thụ cảm.
Chúng ta ai cũng có những kinh nghiệm sống. Nếu suy nghĩ thấu đáo về những kinh
nghiệm ấy, không định kiến, vận dụng cái biết ta sẽ có được một lý thuyết. Đó là cách
chúng ta học hỏi.
Thế giới này, như chúng ta vẫn được học và luôn tuân theo: Những quyết định của
chúng ta phải có lý do hợp lý và rõ ràng. Mình đã quyết định như thế nào và tại sao
quyết định như thế? Nhưng như vậy, nếu như hoàn toàn chỉ dựa vào lý lẽ thì có thực là
đúng không? Hay đôi khi ta nên làm theo những mách bảo của phán đoán bản năng?
Do tri thức và kinh nghiệm con người tích lũy được ngày càng nhiều, phán đoán với tư
cách cũng là một kỹ năng tư duy, nó sẽ hình thành và dần dần phát triển. Nếu biết ghi
nhận các tín hiệu một cách thận trọng, không nóng vội, không thành kiến thì dù không
thể có đầy đủ những căn cứ về mặt lý luận, kỹ năng phán đoán và tinh thần lạc quan
tin tưởng vẫn có thể giúp chúng ta hoàn thành nhiệm vụ một cách xuất sắc khi cần
thiết.
Học cách phán đoán và giải quyết vấn đề
Kỹ năng giải quyết vấn để( Problem solving skills ) là một trong những kỹ năng
rất cần thiết trong học tập và làm việc bởi cuộc sống là một chuỗi những vấn đề
đòi hỏi chúng ta phải giải quyết mà không vấn đề nào giống vấn đề nào và cũng
không có một công thức chung nào để giải quyết mọi vấn đề. Điều quan trọng là

chúng ta phải tự trang bị cho mình những hành trang cần thiết để khi vấn đề nảy
sinh thì chúng ta có thể vận dụng những kỹ năng sẵn có để giải quyết vấn đề đó
một cách hiệu quả nhất.
>> Các Phương Pháp Suy Luận và Sáng Tạo (phần 2) >> Phương pháp tư duy 6
chiếc mũ - chìa khóa giải quyết xung đột ý kiến trong nhóm >> Công chức chỉ làm
việc 15 giờ 30 phút một năm?
2

Cẩm nang t ư duy


Trong công việc hằng ngày, khi có một vấn đề nào đó xảy ra, chắc hẳn bạn thường
phân vân không biết phải giải quyết theo hướng nào. Cũng có khi bạn thấy mệt mỏi và
bị stress vì cứ phải gặp những vấn đề lặp đi lặp lại từ những vụ việc đơn giản đến phức
tạp. Nếu bạn đã và đang trong hoàn cảnh vừa nêu, thì đã đến lúc bạn phải nhìn lại
mình và hãy trang bị cho mình kỹ năng giải quyết vấn đề cần thiết. Chuyên đề "HỌC
CÁCH PHÁN ĐOÁN VÀ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ" sẽ giúp bạn giải được bài toán đó
bằng việc cung cấp những thông tin hữu ích nhất để bạn có thể trau dồi thêm khả năng
giải quyết vấn đề của mình.
Thông thường để giải quyết một vấn đề, cơ bản có các bước sau:
1. Nhìn nhận và phân tích:
Bước đầu tiên của quá trình là tìm hiểu và xác định vấn đề (có thể diễn giải cho người
khác hiểu được).
- Vấn đề có thể là khó khăn làm cản trở kết quả ta mong muốn hay cũng có thể là sự
xác định sai hướng tạo nên một kết quả khác với điều ta mong muốn.
- Để xác định một vấn đề cụ thể, phải nhớ rằng, chỉ mô tả nó (gồm cả nguyên nhân
và hậu quả) chứ chưa đề cập đến cách giải quyết.
2. Xác định mục tiêu
- Xác định mục tiêu tức là xác định kết quả ta muốn đạt được.
- Mục tiêu có thể là một hành động ta muốn thực hiện hay muốn người khác thực

hiện.
3

Cẩm nang t ư duy
3. Đưa ra các khả năng lựa chọn
Ở bước này ta đưa ra càng nhiều cách giải quyết càng tốt, để có nhiều giải pháp lựa
chọn tốt hơn giải pháp đầu tiên nhằm đạt được mục tiêu mà ta đã xác định trước đó.
Lưu ý rằng, trong bước này ta chỉ đưa ra các giải pháp có thể được chứ không đánh giá
và chưa lựa chọn chúng.
4. Phát triển kế hoạch hành động
Bước phát triển này có 2 giai đoạn:
- Đánh giá những giải pháp đã đưa ra để chọn một hay nhiều giải pháp thích hợp.
- Thay đổi giải pháp được chọn một cách linh hoạt cho đến khi xây dựng được kế
hoạch hành động phù hợp nhất. Có thể thêm vào những giải pháp khác trong suốt giai
đoạn lên kế hoạch hành động.
5. Phán đoán và tìm giải pháp cho những vấn đề có thể phát sinh
- Ta phải luôn cân nhắc các giải pháp hoặc hành động dự tính của mình. Sau đó điều
chỉnh và củng cố chúng để thấy được và giải quyết những rủi ro tiềm ẩn. (Hơn 50%
các thất bại xảy ra là vì người thực hiện đã không phán đoán, hình dung trước được
các vấn đề).
- Hình dung trước các trở ngại sẽ gặp phải và tìm giải pháp cho các vấn đề có thể
phát sinh. Tập cho mình khả năng phán đoán những vấn đề tiềm ẩn và linh động thay
đổi kế hoạch để giải quyết chúng, tránh thêm nhiều vấn đề khác có thể xảy ra.
6. Liên hệ
Ở bước này, chúng ta phải xác định cá nhân hay tập thể nào có khả năng ảnh hưởng
nhiều đến kế hoạch hành động của mình. Sau đó cần cung cấp thông tin cho họ một
cách tốt nhất (và chọn lựa cách thức liên hệ sao cho phù hợp với từng đối tượng).
7. Thực hiện
Bước cuối cùng trong quá trình thực hiện này liên quan đến nhiều thứ. Chỉ đến khi ta
đạt được hết những mục tiêu đã đề ra từ trước thì mới có thể xem như là giải quyết

xong một vấn đề. Như vậy, bước “thực hiện” bao gồm những quá trình tiếp theo sau
đó và cả việc giám sát sự hoàn thành của từng mục tiêu mà ta đã đề ra. Điều quan
trọng nhất ở đây chính là biết phán đoán, hình dung và giải quyết trước những vấn đề
có thể phát sinh bất cứ khi nào có thể, có nghĩa là phải biến nó thành thói quen của
mình. Bí quyết chính là ở chỗ phải áp dụng chúng, sống với chúng, cách ta áp dụng
phương pháp này vào công việc và cuộc sống của mình như thế nào.

4

Cẩm nang t ư duy
Khả năng phán đoán tâm lý
Hàng ngày chúng ta phải chung sống, làm việc, giao lưu, hợp tác với rất nhiều người cùng những
tính tình khác nhau của họ. Vậy làm thế nào để hiểu tâm lý người khác, để được yêu mến, để có
cách ứng xử tốt hơn, có hiệu quả hơn trong cuộc sống và trong công việc?
Để hiểu tâm lý, bạn phải học cách “lắng nghe bằng mắt”.
Bằng khả năng giao tiếp, thuyết phục và đàm phán của mình, bạn có thể tạo dựng nên các mối quan
hệ tốt với mọi người. Một khi đã tạo dựng được mối quan hệ tốt là bạn đã có nhiều cơ hội thành
công. Bởi vậy, bạn hãy trau dồi khả năng giao tiếp, thuyết trình của mình ngay từ bây giờ. Nhưng
đồng thời cũng cần phải linh hoạt, nhạy bén để hiểu tâm lý người khác, tránh bị lường gạt, tránh
những bất lợi cho mình.
-Trước hết là tập hợp đầy đủ các thông tin cần thiết, đánh giá chính xác về con người.
Những quyết định cảm tính không dựa trên các thông tin cần thiết sẽ khiến bạn lầm lẫn và lâm vào
tình trạng khó khăn. Nếu nhầm lẩn đánh giá người tốt là kẻ xấu thì mức độ ảnh hưởng đối với bạn
có thể không lớn lắm. Thế nhưng, xem kẻ xấu thành người tốt thì hậu quả tai hại thật khôn lường. Vì
vậy, cần có thời gian để thăm dò, cẩn thận đánh giá. Sau đó, tiếp tục theo dõi, đến lúc này mới có thể
khẳng định công việc đánh giá một con người của bạn tạm hoàn tất. (Cần ghi nhớ thêm rằng không
có ai là hoàn thiện).
Tuy nhiên, khả năng nắm bắt của bạn về con người có thể bị hạn chế bởi thời gian tiếp xúc giữa bạn
với họ quá ngắn, không đủ thông tin để đánh giá. Lúc này, có khả năng phán đoán tâm lý để hiểu
người khác là điều cần thiết.

Khả năng phán đoán tâm lý để hiểu người khác.
Bạn sẽ phải học cách nghe bằng việc sử dụng đôi mắt, chứ không chỉ đôi tai. Nắm vững cách quan
sát những biểu hiện nhỏ nhất ở đối phương. Đây là những phản ứng cảm xúc do tiềm thức hé lộ.
Chúng chỉ kéo dài trong giây lát và cảm xúc thực của một người thường biểu lộ trong giao tiếp cơ
thể. Vì tiềm thức kiểm soát các hoạt động bên trong, bao gồm nhịp đập tim, hơi thở và nét mặt, như
một hệ thống điều khiển tự động. Sự điều khiển nội bộ này không thể nói dối, từ đó giải thích tại sao
trong giao tiếp, các phản ứng cử chỉ tiềm thức luôn đáng tin cậy hơn lời nói vốn được xây dựng một
cách có ý thức.
Xem xét các dấu hiệu hoài nghi, xác định mức độ kháng cự cao hay thấp và khả năng nhượng bộ của
đối phương sẽ như thế nào. “Ứng phó linh hoạt, bản lĩnh hơn người”. Thành công của bạn sẽ phụ
thuộc vào khả năng thấu hiểu những mối quan tâm, đồng ý hay khước từ của đối phương. Phán đoán
tâm lý để hiểu người khác sẽ giúp bạn có cách ứng xử tốt hơn, thuyết phục hơn, có hiệu quả hơn
trong cuộc sống và trong công việc.
5

Cẩm nang t ư duy
Tóm lại, phán đoán tâm lý để hiểu con người là một quy tắc đơn giản để thành công. Nhưng đó
không phải là sự xét đoán vội vàng căn cứ qua hình thức bên ngoài, quyết không để cho “thành
kiến” lấn át làm sai lệch khả năng phán đoán của mình. Bởi vì, đôi khi một nông dân nhìn vẻ ngoài
tầm thường lại là tỉ phú chân đất. Vả lại, nào có ai đeo bảng “xấu-tốt” trên người để tự giới thiệu
mình? Vì vậy, khả năng quan sát đối tượng để phán đoán và hiểu được tâm lý không thể dựa vào
hình thức, quần áo, khuôn mặt dáng người… Mà khả năng này hoàn toàn “phán đoán” một cách tự
động, không cần phải suy nghĩ.
Khả năng phán đoán tâm lý giúp ta các cảnh báo về ý đồ của người khác, đặt ra những mục tiêu và
khởi phát những hành động quyết đoán một cách hữu hiệu. Vấn đề cuối cùng là làm thế nào để học
tập và trao dồi nó? Việc đầu tiên và cuối cùng bạn cần phải làm là tin vào nó, tin vào khả năng phán
đoán tâm lý để “hiểu người” của chính bạn. Đôi khi vì nó mà bạn có thể mắc sai lầm, nhưng không
tin và không sử dụng nó thì bạn có chắc là mình cũng sẽ tránh được sai lầm không? Do đó, bạn hãy
tin rằng mình có khả năng phán đoán tâm lý để hiểu người khác và hoàn toàn có thể tiếp tục rèn
luyện nó.

Phương pháp học: Bản đồ tư duy
Phương pháp học bằng bản đồ tư duy sẽ giúp chúng ta sử dụng sức mạnh của não bộ để
tư duy, ghi nhớ. Đặc biệt, khi chúng ta đã tự thiết kế, tự ghi chép bằng giấy và bút màu
thì hiểu sâu hơn vì đã biết chuyển kiến thức từ sách giáo khoa thành cách hiểu của riêng
mình
Phương pháp học bằng bản đồ tư duy sẽ giúp chúng ta sử dụng sức mạnh của não bộ để tư
duy, ghi nhớ. Đặc biệt, khi chúng ta đã tự thiết kế, tự ghi chép bằng giấy và bút màu thì hiểu
sâu hơn vì đã biết chuyển kiến thức từ sách giáo khoa thành cách hiểu của riêng mình
• Dùng Mindmap trong môn văn
• Tác dụng của Bản đồ tư duy trong cuộc sống
6

Cẩm nang t ư duy
• Bản đồ tư duy - Công cụ tổ chức thông tin và tăng cường tư duy
Bản đồ tư duy (BĐTD) chính là “đề cương ôn tập chi tiết”
Phương pháp học bằng bản đồ tư duy sẽ giúp chúng ta kiểm tra lại kiến thức đã học, làm tăng
mức độ hiểu biết và nâng cao khả năng thuyết trình trước đông người. Ngoài ra, BĐTD còn
rèn thêm khả năng vẽ, kích thích trí tưởng tượng, sáng tạo. Mỗi khi ôn tập cuối kỳ, chỉ cần
nhìn vào BĐTD là các bạn đã có thể tự hệ thống lại kiến thức mà không mất nhiều thời gian
làm “đề cương, đáp án”
Hiểu nôm na, bản đồ tư duy có cấu tạo như một cái cây với nhiều nhánh lớn, nhỏ mọc xung
quanh. “Cái cây” ở giữa bản đồ là một hình ảnh trung tâm, là ý tưởng chính. Nối với nó là các
nhánh lớn, nhỏ thể hiện các vấn đề liên quan với ý tưởng chính. Các nhánh lớn sẽ được phân
thành nhiều nhánh nhỏ, rồi nhánh nhỏ hơn, nhánh nhỏ hơn nữa nhằm thể hiện vấn đề ở mức
độ sâu hơn. Sự phân nhánh cứ thế tiếp tục và các kiến thức, hình ảnh luôn được kết nối với
nhau. Sự liên kết này tạo ra một “bức tranh tổng thể” mô tả ý tưởng trung tâm một cách đầy
đủ và rõ ràng. Đây là bản đồ “ý tưởng”, tùy thích, không yêu cầu tỷ lệ chặt chẽ như bản đồ
địa lý nên sẽ phát huy tối đa khả năng sáng tạo của mỗi người.
BĐTD là một phương pháp ghi chép đầy sáng tạo và rất hiệu quả theo đúng nghĩa của nó:
“Sắp xếp” ý nghĩ của bạn bằng hình vẽ.

Ứng dụng BĐTD cho thuyết trình
Với BĐTD bạn hãy đặt chủ đề, ý tưởng chính của bài thuyết trình ở trung tâm của trang giấy
và phát triển, liên kết ra các nhánh, làm nổi bật vấn đề dựa trên các hình ảnh và từ khoá mà
bạn định trình bày. Với bản BĐTD hợp lý, nó sẽ giúp bạn tự tin rất nhiều và bạn chỉ cần nửa
giờ đồng hồ để trình bày ý kiến của mình một cách hiệu quả, khoa học…
Sử dụng BĐTD để tóm lược cuốn sách
Phương pháp BĐTD này khai thác cả hai khả năng liên kết và tưởng tượng. Đây là cách để
ghi nhớ chi tiết, để tổng hợp, hay để phân tích một vấn đề ra thành một dạng của lược đồ, liên
7

Cẩm nang t ư duy
lạc, liên hệ các dữ kiện với nhau.
Đầu tiên nên đọc lướt qua cuốn sách một lượt, chia những mục chính và tiêu đề của các
chương thành các nhánh trong bản đồ, từ đó bạn có thể bổ sung, chỉnh sửa sao cho hoàn
thiện.
Dựa vào BĐTD bạn sẽ nắm được diễn biến cuốn sách, tăng khả năng hiểu và đọc hiểu của
bạn, để khi xem lại bạn có thể nắm được toàn bộ nội dung của nó giúp cho trí nhớ của bạn
chính xác hơn.
BĐTD giúp hình thành ý tưởng
BĐTD được áp dụng để người suy nghĩ có thể triển khai ý một cách nhanh nhất và hoàn toàn
tự tin để trình bày nó. Môn văn cũng giống như những môn khác, với một đề văn có sẵn, bạn
hãy đặt nó vào trọng tâm bản đồ tư duy và phát triển với những ý chung quanh. Mỗi nhánh
của bản đồ tư duy là một liên kết đề bài.
Bản đồ tư duy là một hình thức ghi chép sử dụng màu sắc, hình ảnh để mở rộng và đào sâu
các ý tưởng. Phương pháp bản đồ tư duy này được phát triển bởi Tony Buzan vào những năm
1960.
Theo ông, “Tôi muốn chia sẻ cùng các bạn bí quyết để tư duy nhanh chóng, linh hoạt, qua đó
bạn có thể sáng tạo và đổi mới không ngừng trong công việc và cuộc sống”. Bộ não sinh ra là
để ghi nhớ thì mình cần phải tập luyện nó (giống như tay chân nếu không vận động lâu ngày
sẽ bị teo đi vậy). Ông đưa ra ví dụ nếu tưởng tượng về một người bạn thân thì nhắm mắt lại

8

Cẩm nang t ư duy
chúng ta không nhìn thấy chữ “người bạn thân” mà là hình ảnh người bạn đó. Vậy nếu muốn
ghi nhớ một trang giấy đầy những ghi chú, trí nhớ chúng ta sẽ nhớ tới hình ảnh, bức tranh, ký
hiệu, mã số, màu sắc, sự liên tưởng và liên kết. Cách tốt nhất để liên kết hình ảnh trên một
trang giấy là sử dụng các mũi tên, khoảng cách, ký hiệu mà bạn nhớ được. Đó chính là bản đồ
tư duy vậy!
Nâng cao khả năng tư duy: Mở rộng tầm nhìn
Nâng cao khả năng tư duy, có tầm nhìn rộng mở, nhạy bén, để có thể đưa ra quyết sách, giải quyết
vấn đề vàsáng tạo, là yêu cầu cần có trong nghệ thuật lãnh đạo.

Một người trước khi hành động, việc trước tiên không suy nghĩ xem là có lợi nhuận hay
không, mà nên nghĩ xem việc mình làm có chính xác hay không!
Những nhà lãnh đạo có tầm nhìn rộng đều có thể nhanh chóng xác định thông tin quan trọng nhất từ
khối thông tin để đánh giá thông tin nào mang lại tiềm năng phù hợp cho doanh nghiệp. Đồng thời,
khả năng dự báo về kết quả một cách nhanh chóng để đưa ra quyết sách đối với những thay đổi cũng
là một phần trong sách lược lãnh đạo của họ.
Người có khả năng đưa ra dự đoán kết quả một cách nhanh chóng trước khi hành động thường có
những đặc trưng điển hình như sau:

- Dựa vào trực giác đưa ra các quyết định;
- Giỏi tư duy trừu tượng, thường có những ý tưởng sáng tạo rất tốt;
9

Cẩm nang t ư duy
- Biết nắm bắt thời cơ hành động, thường có những dự đoán chính xác sự việc sắp xảy ra;
- Khi ở trong tập thể, trước tiên là quan sát và lắng nghe, sau đó suy nghĩ kỹ càng mới đưa ra quyết
định


Trái lại, người thiếu tầm nhìn thường có những đặc trưng điển hình sau đây:

- Thường oán trách bản thân;
- Quan điểm đưa ra thường là những quan điểm hẹp và nông cạn;
- Cuộc sống thường đi theo lề lối cũ, thích làm những công việc bình thường;
- Không muốn đảm nhận những nhiệm vụ mang tính sáng tạo, mới mẻ;
- Không thể trở thành nhân vật quan trọng trong tổ chức;
Vậy những tính cách nào là quyết định để thành công? - Đó không chỉ là những kỹ năng học được từ
trường lớp, mà chính là thái độ cầu tiến trong mỗi người: Mở rộng tầm nhìn thoát khỏi các giới hạn
truyền thống để tập trung làm tăng thêm mọi giá trị một cách nhiều nhất ở mức có thể, sẵn sàng học
hỏi và thay đổi, cũng như chấp nhận thất bại một cách đúng đắn. - “Chúng ta sẽ trở thành điều mà
chúng ta hay nghĩ đến nhất. Cuộc cách mạng vĩ đại nhất của thời đại này là khám phá ra rằng, nhờ
thay đổi thái độ từ trong chính nội tâm mà con người có thể thay đổi được cả thế giới bên ngoài.”

Các Phương Pháp Suy Luận và Sáng Tạo (phần 1)
Ngày nay, trong các xứ tiên tiến thì các phương pháp để giải quyết mau lẹ và hiệu quả các
khó khăn về tư duy được nghiên cứu và giảng dạy khá kỹ trong nhiều “course” ở các
truờng. Tuy nhiên, khi “trở về xứ Việt” thì chúng ta hầu như không thể tìm thấy một
hướng dẫn nào khả dĩ giúp trang bi cho chúng ta một số phương tiện để có thể “qua cầu”
(mà không bị gió bay).
Bài I: Tập Kích Não
Các bạn thân mến,
Ngày nay, trong các xứ tiên tiến thì các phương pháp để giải quyết mau lẹ và hiệu quả các khó
khăn về tư duy được nghiên cứu và giảng dạy khá kỹ trong nhiều “course” ở các truờng. Tuy
nhiên, khi “trở về xứ Việt” thì chúng ta hầu như không thể tìm thấy một hướng dẫn nào khả dĩ
giúp trang bi cho chúng ta một số phương tiện để có thể “qua cầu” (mà không bị gió bay).
Chúng tôi đã cố găng sưu tầm, dịch thuật và trình bày lại với các bạn một số phương pháp quan
trọng. Hy vọng các phương pháp này sẽ cung cấp thêm những “ánh sáng cuối đường hầm” có
thể giúp các bạn giải quyết được các vấn đề khó khăn gặp phải trong môi trường nghiên cứu
cũng như trong học vấn. Trong lúc đọc các bạn không nhất thiết phải “bám” theo một phương

10

Cẩm nang t ư duy
cách nào hết mà chỉ cần rút tỉa ra xem phương pháp nào có duyên với bạn để có thể xử dụng
thích hợp nhằm giải quyết vấn đề các bài toán của mình và do đó, bạn cũng không nhất thiết
phải nghiền ngẫm hết tất cả các phương pháp được trình làng ở đây. (Trừ khi bạn thấy có hứng
thú muốn tìm hiểu cặn kẽ). Tuy nhiên, các phương pháp này cũng có thể sử dụng kết hợp với
nhau để giúp ta tìm đến những lời giải đẹp.
Đầu tiên xin đề cập đến các phương pháp tận dụng được khả năng tổ chức và làm việc của cá
nhân hay một nhóm các nhà chuyên môn (có thể không cùng một lãnh vực và có tầm nhìn khác
nhau trong cách tiếp cận vấn đề). Vì các phương pháp này còn nhiều mới lạ so với những phương
pháp đã được dạy trong trường nên các bạn hãy cố gắng đọc, hiểu và làm quen với cách xử dụng
chúng. Chắc chắn các phương pháp này sẽ đem lại nhiều ích lợi cho việc suy nghĩ và giải quyết
khó khăn cho các bạn.
1. Brainstorming: (Tập kích não): Đây là một phương pháp suất sắc dùng để phát triển nhiều giải
đáp sáng tạo cho một vấn đề. Phương pháp này hoạt động bằng cách tập trung trên vấn đề, và rút
ra rất nhiều đáp án căn bản cho nó. Các ý niệm/hình ảnh về vấn đề trước hết được nêu ra một
cách rất phóng khoáng và ngẫu nhiên theo dòng suy nghĩ càng nhiều càng đủ càng tốt. Chúng có
thể rất rộng và sâu cũng như không giới hạn bởi các khiá cạnh nhỏ nhặt nhất cuả vấn đề. Trong
“tập kích não” thì vấn đề được đào bới từ nhiều khía cạnh va nhiều cách (nhìn) khác nhau. Sau
cùng các ý kiến sẽ được phân nhóm và đánh giá.
Phương pháp này có thể tiến hành bởi từ 1 đến nhiều người. số lượng người tham gia nhiều sẽ
giúp cho phương pháp tìm ra lời giải được nhanh hơn hay toàn diện hơn nhờ vao nhiều góc nhìn
khác nhau bởi các trình độ, trình tự khác nhau cuả mỗi người.
Lịch sử phát triển: Chữ tập kích não (brainstorming) được đề cập đầu tiên bởi Alex Osborn năm
1941. Ông đã mô tả tập kích não như là “Một kĩ thuật hội ý bao gồm một nhóm người nhằm tìm
ra lời giải cho vấn đề đặc trưng bằng cách góp nhặt tất cả ý kiến cuả nhóm người đó nảy sinh
trong cùng một thời gian theo một nguyên tắc nhất định (mà sẽ được mô tả trong phần tiếp theo).
Ngày nay, phương pháp này không nhất thiết phải cần có nhiều người mà một người cũng có thể
tiến hành (Một mai một cuốc một cần câu — Thơ cuả cụ Tam Nguyên )

Các đặc điểm chính khi sử dụng tập kích não:
a) Định nghiã vấn đề một cách thật rõ ràng phải đưa ra được các chuẩn mực cần đạt được cuả 1
lời giải. Trong bước này thì vấn đề sẽ được cô lập hoá với môi trường và các nhiễu loạn.
b) Tập trung vào vấn đề. Tránh các ý kiến hay các điều kiện bên ngoài có thể làm lạc hướng buổi
làm việc. Trong giai đoạn này người ta thu thập tất cả các ý niệm, ý kiến và ngay cả các từ
chuyên môn có liên quan trực tiếp đến vấn đề cần giải quyết. (thường có thể viết lên giấy hoặc
bảng tất cả)
c) Không được phép đưa bất kì một bình luận hay phê phán gì về các ý kiến hay ý niệm trong lúc
thu thập. Những ý tưởng thoáng qua trong đầu nếu bị các thành kiến hay phê bình sẽ dể bị gạt bỏ
và như thế sẽ làm mất sự tổng quan cuả buổi tập kích não
d) Khuyến khích tinh thần tích cực. Mỗi thành viên đều cố gắng dóng góp và phát triển các ý
kiến
e) Hãy dưa ra càng nhiều ý càng tốt về mọi mặt cuả vấn đề kể cả những ý kiến không thực tiễn
hay ý kiến hoàn toàn lạ lẫm sáng tạo.
11

Cẩm nang t ư duy
Các bước tiến hành:
a) Trong nhóm lựa ra 1 người đầu nhóm (để điều khiển) và 1 người thư kí (để ghi lại tất cả ý
kiến) (cả hai công việc có thể do cùng 1 người tiến hành)
b) Xác định vấ đề hay ý kiến sẽ được tập kích. Phải làm cho mọi thành viên hiểu thấu đáo về đề
tài sẽ được tìm hiểu.
c) Thiết lập các “luật chơi” cho buổi tập kích não. Chúng nên bao gồm
• Người đầu nhóm có quyền điều khiển buổi làm việc.
• không một thành viên nào có quyền đòi hỏi hay cản trở, đánh giá hay phê bình hay “xiá
mũi” vào ý kiến hay giải đáp cuả thành viên khác
• Xác minh rằng không có câu trả lời nào là sai!
• Thu thập lại tất cả câu trả lời ngoại trừ nó đã được lập lại.
• Vạch định thời gian cho buổi làm việc và ngưng khi hết giờ.
d) Bắt đầu tập kích não: Người lãnh đạo chỉ định hay lựa chọn thành viện chia sẻ ý kiến trả lời

(hay những ý niệm rời rạc). Người thư kí phải viết xuống tất cả các câu trả lời, nếu có thể công
khai hóa cho mọi người thấy (viết lên bảng chẳng hạn). Không cho phép bất kì một ý kiến đánh
giá hay bình luận nào về bất kì câu trả lời nào cho đến khi chấm dứt buổi tập kích
e) Sau khi kết thúc tập kích, hãy lượt lại tất cả và bắt đầu đánh giá các câu trả lời. Một số lưu ý
về chất lượng câu trả lời bao gồm:
• Kiếm những câu ý trùng lặp hay tương tự
• Nhóm các câu trả lời có sư tương tự hay tương đồng về nguyên tắc hay nguyên lí
• Xóa bỏ nhũng ý kiến hoàn toàn không thích hợp
• Sau khi đã cô lập được danh sách các ý kiến, hãy bàn cãi thêm về câu trả lời chung
Ví du:
Một ví dụ đơn giản dùng tập kích não là vấn đề “thiết kế máy chuyển ngân của nhà băng” (ATM
-Automated Teller Machine)
Thành viên mời tham dự buổi tập kích não có thể bao gồm: 1 người có gửi tiền nhà băng, 1 nhân
viên làm việc chuyển ngân hàng ngày, 1 nhà thiết kế phần mềm, một người không có gửi tiền
trong nhà băng.
Câu hỏi chính được cô lập lại thành: “Thao tác nào máy chuyển ngân có thể phục vụ được cho
khách hàng?” (hay máy chuyển ngân đảm đương nhiệm vụ gì?)
Sau khi tập kích thì các ý kiến đã được thu thập về máy ATM đưọc đặt trong hình vẽ sau:
12

Cẩm nang t ư duy
Sau khi có bảng các ý niệm thì nhóm làm việc sẽ phân loại theo “góc nhìn” cuả người dùng máy.
Như vậy một số ý kiến như là “khám máy từ xa”, “nâng cấp cho máy từ xa” hay “bảo trì máy”
chỉ dùng cho người kĩ sư bảo trì.
Nếu đứng trên quan điểm các dịch vụ mà máy cung cấp thì có thể rút thành 3 nhóm dùng máy:
Như vậy dựa vào các thông tin thu nhập được người thiết kế có thể nắm được những tính năng
chính cuả một ATM mà tiến hành.
13

Cẩm nang t ư duy

Các Phương Pháp Suy Luận và Sáng Tạo (phần 2)
Xu hướng chung về sự suy nghĩ cuả con người là tư duy bởi sư nhận ra các kiểu mẫu (hay hiểu
nôm na là “phương pháp” hay “nền nếp suy nghĩ”). Chúng ta phản ứng lại các mẫu đó dưạ trên
những kinh nghiêm trong quá khứ và mở rộng các kinh nghiệm này.
>> Các Phương Pháp Suy Luận và Sáng Tạo (phần 1)
Bài II: Thâu Thập Ngẫu Nhiên
Random Input (Thâu Nhập Ngẫu Nhiên): Phương pháp này rất hữu ích khi bạn cần những ý kiến sáng
rõ hay những tầm nhìn mới trong quá trình giải quyết vấn đề. Đây là phương pháp bổ xung thêm cho
quá trình tập kích não.
Xu hướng chung về sự suy nghĩ cuả con người là tư duy bởi sư nhận ra các kiểu mẫu (hay hiểu nôm
na là “phương pháp” hay “nền nếp suy nghĩ”). Chúng ta phản ứng lại các mẫu đó dưạ trên những kinh
nghiêm trong quá khứ và mở rộng các kinh nghiệm này. Mặc dù vậy, đôi khi, chúng ta sẽ bị giam bên
trong lối tư duy cuả mình. Với một nền nếp (phương pháp) tư duy đặc thù có thể sẽ không đủ để kiến
tạo một lời giải tốt cho một loạt các vấn đề đặc trưng.
Một ví dụ điển hình là trường hợp cuả các học sinh PTTH, chúng ta biết rất rõ, đa số khi giải các bài
toán tích phân hay các bài toán hoá học định tính, các em dã được “gạo sẵn” các dạng toán theo một
loại “công thức hay mẫu mã” đã được cung cấp bởi các thầy dạy (ở các trung tâm luyện thi) và cứ
như thế “nhắm mắt” mà giải các đề bài cho đến khi gặp những bài tưởng chừng dùng công thức này
hay công thức nọ có thể làm ra nhưng lại lay hoay mãi mà không tìm ra được 1 giải thuật đúng đắn
Random Input là kĩ thuật cho phép liên kết một kiểu tư duy mới với kiểu tư duy mà chúng ta đang sử
dụng. Cùng với sự có mặt cuả kiểu tư duy mới này thì tất cả các kinh nghiệm sẵn có cùng sẽ được nối
vào với nhau.
Các bước tiến hành: Nếu thấy các bước này có phần khó hiểu, thì xin hãy đọc tiếp phần ví dụ sau đó.
14

Cẩm nang t ư duy
Chọn ra ngẫu nhiên một danh từ trong một tự điển hay trong một danh mục các từ vựng đã được
chuẩn bị từ trước. Thường danh từ được chọn là danh từ cụ thể sẽ giúp ích hơn (tức là những danh từ
chỉ vật mà mình có thể nhận biết bằng giác quan hay sờ mó được ) hơn la chọn một danh từ trừu
tượng hay một khái niệm tổng quát. Dùng danh từ nay như là diểm khởi đầu cho giải quyết vấn đề

bằng tập kích não.
Bạn có thể thấy ra mình có thêm nhiều tri thức sáng suốt nếu như chữ được chọn không nằm trong
phần chuyên môn cuả bạn
Nếu như đó là chữ thích hợp, bạn sẽ thêm được một dãy những ý kiến và khái niệm vào quá trình tập
kích não. Trong khi một số từ lưạ ra trở nên vô dụng, thì hy vọng bạn sẽ tìm ra chút ánh sáng cho vấn
đề. Nếu bạn kiên trì nhiều lần, thì ít nhất bạn có thể tìm ra bước đột phá.
Ví Dụ:
Giả sử vấn đề muốn giải quyết là “giảm ô nhiểm từ các loại xe lưu động”. Theo lối nghĩ thông thường
chúng ta đều thấy cách giải thông thường là xử dụng thiết bị “xúc tác để chuyển hoá các chất thải gắn
trong ống khói xe hơi” và dùng các loại xang “sạch” hơn (và có khả năng cháy gần như hoàn toàn
trong buồng đốt)
Bay giờ lưa ngẫu nhiên một danh từ trích từ tưạ cuả những cuốn sách trên tủ, bạn có thể tìm thấy chữ
“cây cỏ” (thực vật). Tập kích não từ chữ này bạn có thể “đào” ra một “mớ” ý mới:
• Cây xanh trên các vệ đường có thể chuyển hoá CO2 thành O2.
• Tương tự, nếu thổi khí thảy ra từ máy xe một dung môi cuả tảo (algae) thì cũng chuyể hoá được
CO2 sang O2.Và có lẽ, bộ lọc không khí từ các phi thuyền không gian dùng cách này?
• Chưá vi trùng “sulfur-metabolizing” vào bộ chuyển hóa khí thảy để làm sạch chúng. Có phải
hợp chất cuả Nitơ (Nitrogen) sẽ làm “giàu” giống vi trùng này?
• Sản phẩm cuả các loại cây cỏ là giấy. Giấy có thể dùng làm màng lọc cuả các bộ lọc không khí
(air filter) ở các máy điều hoà nhiệt độ, các động cơ nổ (xe hơi, xe gắn máy)
• Sản phẩm cuả cây cao su là nhưạ có thể làm nguyên liệu chế tao bộ lọc không khí thaỷ ra.
• …
Trên đây là những ý kiến thô thiển nảy sinh. Một số có thể sai và không thực tế. Tuy nhiên, một trong
chúng có thể dùng làm cơ sở cho những phát triển lợi ích.
Làm thế nào tạo ra những ý tưởng mới?
Vì sao chúng ta có quá ít ý tưởng? Làm thế nào để có thể tạo ra nhiều ý tưởng hơn? Và muốn
thay đổi tư duy, để có thể đột phá sức sáng tạo, hàng ngày chúng ta nên rèn luyện thông qua
15

Cẩm nang t ư duy

những hoạt động học tập và làm việc như thế nào?


Làm thế nào để đột phá sức sáng tạo?

Để tạo nên những ý tưởng mới, khả năng tư duy sáng tạo có thể được rèn luyện dễ dàng trong mọi hoạt
động bình thường hằng ngày như:

Thái độ tích cực:

Mỗi khi gặp phải một tình huống khó khăn, rắc rối trong cuộc sống, bạn hãy nghĩ đến mặt tích cực của
vấn đề và sử dụng ngôn ngữ tích cực. Bởi hình ảnh trong tâm trí và ngôn ngữ chính là chất liệu hình
thành nên tư duy. Những hình ảnh bạn tưởng tượng và ngôn từ bạn sử dụng sẽ giúp cải thiện trạng thái
tâm lý của bản thân. Vì thế, trước khi bắt đầu làm một công việc bất kỳ, bạn hãy tưởng tượng ra những
hình ảnh thành công mà bạn sẽ đạt được khi hoàn thành công việc. Tạo niềm tin tích cực sẽ giúp bạn tin
vào bản thân, vào người khác và vào thế giới xung quanh. Hãy duy trì những cảm xúc tích cực và quản
lý những cảm xúc tiêu cực bằng cách nhận biết nó, để có thể tránh bớt cảm xúc sợ hãi, cảm xúc ghen tị,
… và để tránh những cơn giận dữ điều khiển cuộc sống của bạn.

Tạo hình ảnh tư duy:

16

Cẩm nang t ư duy
- Tạo hình ảnh tư duy bằng “sự hình dung tưởng tượng”: Khả năng của bộ não là không giới hạn, khi
bạn tạo ra những hình dung tưởng tượng mình thành công tức là bạn đang tạo ra trong tâm trí những
mô hình xử sự thành công mới. Sự hình dung tưởng tượng sẽ là bí quyết giúp bạn tăng cường các cơ
may, tạo nên nhiều ý tưởng thường xuyên hơn và dễ dàng hơn. Mặc dù chưa ai biết đích xác tại sao
việc nhẩm trước trong trí, sự hình dung tưởng tượng lại có hiệu quả như vậy, nhưng những ai đã và
đang áp dụng đều tin cậy nó.


- Học cách chú tâm: Nhờ chú tâm, bạn sẽ luôn toàn tâm toàn ý cho công việc. Chú tâm sẽ giúp bạn nghĩ
đến việc sẽ làm tiếp theo dễ dàng hơn. Không những thế, chú tâm còn giúp chúng ta khám phá những
tiềm năng vô tận ẩn sâu trong mỗi con người Chú tâm là để nhận biết và để không bỏ lỡ! Chú tâm sẽ
giúp cho bạn có những quyết định đúng như bạn muốn, đúng như là con người, hoàn cảnh và vấn đề
cần giải quyết của bạn.


Quan sát sự ngẫu nhiên:

Có rất nhiều người đã dừng lại toàn bộ công việc của mình khi vấp phải một chút khó khăn. Đây chính
là sai lầm khi bạn muốn sáng tạo. Hãy tiếp tục, rất có thể trong quá trình làm việc bạn sẽ ngẫu nhiên
nảy ra được những ý tưởng mới, hướng giải quyết mới giúp bạn vượt qua được những khó khăn đó và
vươn tới thành công. Từ những điều tưởng chừng như quen thuộc nhưng nhờ dám độc lập suy nghĩ,
dám tìm cái mới kết hợp với sự tìm tòi và óc quan sát sẽ giúp trí sáng tạo của bạn phát sinh sáng kiến
mang nhiều tính khác lạ, đổi mới.

Để làm được những điều này, bạn nên luôn giữ bên mình một cuốn sổ nhỏ, ghi lại những vấn đề bạn
quan sát hàng ngày, tìm những giải pháp khác so với cách bạn đã làm để giải quyết vấn đề. Cuốn sổ đó
còn có thể giúp bạn lưu giữ lại những ý tưởng bất chợt nẩy ra trong đầu khi bạn đang ở bất cứ đâu.
Ngoài ra, để có nhiều ý tưởng, bạn cần quan sát, nhìn nhận vấn đề với nhiều góc độ. Bởi rất có thể bạn
sẽ tìm kiếm được những ý tưởng mới, những cách làm mới hiệu quả hơn nếu bạn phân tích vấn đề dưới
một góc nhìn mới.


17

Cẩm nang t ư duy



Ai cũng sáng tao được, hãy để cho óc sáng tạo của bạn được rèn luyện và phát triển bằng cách thường
xuyên tham gia các hoạt động thư giãn như nghe nhạc, đọc sách, câu cá hay đi bộ Bên cạnh đó, điều
quan trọng là cần thay đổi quan điểm của mình về sáng tạo, chấp nhận một chút mạo hiểm trong công
việc, trong cuộc sống; dám nghĩ khác, làm khác, kể cả có lý và vô lý (Không đúng, nhưng đẹp - Hình
minh họa).

Khích lệ và giải phóng tiềm năng sáng tạo bản thân:

Sáng tạo, tìm ra ý tưởng là điều ai cũng có thể làm được. Chỉ vì các quan niệm “thiên tài” và không
phải thiên tài; vì các định kiến “ý tưởng” thế này là hữu dụng, ý tưởng thế kia là tầm thường; vì áp lực
“vô hình” muốn được ngợi khen là người biết khiêm nhường v.v…; từ đó đã tạo nên tâm lý e dè, sợ xấu
hổ. Chúng đè ép và phá hỏng tâm trí sáng tạo dù ít, dù nhiều luôn tiềm tàng sẵn có trong mỗi người. Vì
vậy, bạn hãy cứ sáng tạo đi, làm khác đi, có nhiều ý tưởng đi. Đừng quá quan tâm đến việc người khác
nghĩ thế nào khi bạn muốn có những ý tưởng sáng tạo. Làm sao biết được ý tưởng của bạn sẽ là vô
dụng, là không độc đáo khi bạn chưa có được nó?


18

Cẩm nang t ư duy
Đừng để sự phê phán cuốn trôi và hủy diệt óc sáng tạo. (Hình minh họa-Internet)

Thay đổi tư duy đi! Hãy có niềm tin, rồi bạn sẽ làm được. Đột phá sức sáng tạo để có thể tạo ra những
ý tưởng mới chính là sự thay đổi cần thiết, không những cho học hành, cho công việc mà còn cho cả
cuộc sống. Chắc chắn tâm hồn của bạn sẽ trở nên tươi mới hơn, hài hòa hơn và hạnh phúc hơn.
Sử dụng phương pháp "Tư duy điểm gốc Zero" để thành công
Khi bạn bắt đầu hoạch định mục tiêu dài hạn của mình, một trong những bài tập giá trị nhất mà
bạn có thể thực hiện là “Tư duy điểm gốc Zero”. Trong hình thức tư duy này, có một câu hỏi mà
bạn sẽ phải đặt cho mình là: Có điều gì mình đang làm hôm nay mà vẫn còn giá trị nếu một mai
mình phải làm lại tất cả từ đầu?

>> Học cách đưa ra câu hỏi trong cuộc họp >> Để là người ôn hòa giành chiến thắng >> Học cách
phán đoán và giải quyết vấn đề
Và nếu không muốn tiếp tục tham gia vào một việc gì đó trong đời, thì câu hỏi mà bạn cần nghĩ là: Tôi
có thể dừng lại bằng cách nào và nhanh đến mức nào?
Đánh giá từng lĩnh vực cuộc sống
Hãy áp dụng Tư duy điểm gốc Zero với những người có quan hệ đến công việc và cuộc sống của bạn.
Liệu có bất kỳ mối quan hệ nào đang có mà bạn biết mình sẽ không dính dáng đến một lần nào nữa
không? Liệu có bất cứ ai bạn đang cùng làm việc mà bạn sẽ không muốn liên hệ nữa không? Hãy trung
thực với chính mình khi trả lời những câu hỏi này.
19

Cẩm nang t ư duy
Hãy xem xét cẩn thận mọi khía cạnh trong cuộc sống và sự nghiệp của bạn. Có công việc nào mà bạn đã
từng tham gia mà bạn sẽ không thực hiện nữa không? Có khía cạnh cuộc sống nào mà bạn muốn từ bỏ
không?
Bước tiếp theo là hãy xem xét đến những khoản đầu tư của bạn. Có khoản đầu tư nào về thời gian, tiền
bạc hay cảm xúc mà bạn biết mình sẽ không lặp lại nữa. Nếu câu trả lời là có, thì làm sao để bạn thoát ra
khỏi chúng và với tiến độ như thế nào?
Sẵn sàng thay đổi khi cần thiết.
Tôi có một người bạn thân từ hồi trung học và lên đại học anh ấy rất thích chơi golf. Tốt nghiệp đại học
anh ấy vẫn dành thời gian chơi golf vài lần trong tuần. Anh ấy sắp xếp toàn bộ cuộc sống của mình cho
thú chơi golf, ngay cả trong mùa đông anh ấy cũng bay về những sân golf phía Nam ấp ám hơn để chơi
golf vì ở đó sân golf không bị đóng tuyết.
Thời gian sau, anh bắt đầu xây dựng một công ty riêng, kết hôn và có con. Những thói quen chơi golf vài
lần một tuần vẫn không mất đi. Thời gian dành cho niềm đam mê này đã ngốn của anh một khoảng thời
gian khổng lồ, nó đã ảnh hưởng rất nhiều đến công việc, cuộc sống và cả các mối quan hệ trong gia đình.
Khi áp lực lớn quá mức chịu đựng, anh ấy bắt đầu ngồi lại và sử dụng phương pháp Tư duy điểm gốc
Zero đối với những hoạt động của mình. Anh bắt đầu nhận ra rằng, trong tình hình hiện tại, việc chơi
golf cần được cắt giảm nếu anh muốn đạt được những mục tiêu quan trọng trong cuộc sống. Với sự thay
đổi này, anh đã dần dần cân bằng được cuộc sống của mình chỉ trong vài tuần.

Với bạn thì sao? Những hoạt động nào ngốn nhiều thời gian mà bạn cần phải cắt giảm hoặc loại bỏ?
Không ngừng điều chỉnh
Theo thời gian, gần 70% quyết định mà bạn chọn sẽ trở nên không còn thích hợp vào một thời điểm nào
đó. Lúc bạn bắt đầu ra quyết định hay cam kết, đó có thể là một ý tưởng hay. Nhưng khi thời gian trôi
qua, hoàn cảnh chắc chắn sẽ thay đổi và lúc này cần phải dùng Tư duy điểm gốc Zero để xác định lại.
Bạn có thể biết ngay liệu mình có rơi vào một tình huống cần phải điều chỉnh hay không dựa trên áp lực
mà nó gây ra. Nếu bạn luôn cảm thấy căng thẳng, bực mình, cáu kỉnh và giận dữ liên tục, nghĩa là quyết
định trước đây của bạn cần phải được xem xét lại.
Đa số chúng ta thường dành rất nhiều thời gian để cố làm cho một mối quan hệ trong công việc hay quan
hệ cá nhân trở nên tốt đẹp hơn, nhưng nếu Tư duy theo điểm gốc Zero thì giải pháp đúng đắn có thể là
cần phải thoát khỏi mối quan hệ này hoàn toàn. Câu hỏi duy nhất cần phải đặt ra là liệu bạn có đủ can
đảm để thừa nhận những sai lầm của mình và tiến hành những bước cần thiết để điều chỉnh tình huống
đó không?
20

Cẩm nang t ư duy
Thanks for you !
21

×