PHƯƠNG HƯỚNG VÀ CÁC GIẢ PHÁP CHỦ YẾU NÂNG CAO CHẤT
LƯỢNG VÀ SỬ DỤNG CÓ HIỆU QUẢ NGUỒN LAO ĐỘNG NÔNG NGHIỆP
VÙNG ĐBSH ĐẾN 2010
I Cơ sở khoa học xác định phương hướng sử dụng lao động nông
nghiệp đến 2010:
1.Quan điểm về phát triển nguồn lao động thời kỳ 2003 – 2010
1.1 Quan điểm của Nhà nước về phát triển lao động thời kỳ 2003 –
2010:
Vấn đề phát triển con người luôn luôn là vấn đề được Đảng và Nhà nước
quan tâm hàng đầu trong phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Với quan
điểm mang tư tưởng chỉ đạo, chủ đạo, quan điểm này được thể hiện qua Đại
hội Đảng thứ VIII và NQTW khoá VIII là:
- Phát huy nguồn lực con người là yếu tố cơ bản cho sự phát triển nhanh
và bền vững của công cuộc CNH _ HĐH.
- Phương hướng chung của lĩnh vực giáo dục và đào tạo trong những năm
tới là phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu sự nghiệp CNH_ HĐH
tạo điều kiện giải quyết việc làm cho nhân dân nhất là thanh niên.
- Phát triển nguồn nhân lực và phát triển giáo dục đào tạo có mối quan hệ
chặt chẽ làm cơ sở xây dựng chính sách Nhà nước để phát triển 2 lĩnh
vực một cách phù hợp.
1.2. Quan điểm phát triển nguồn nhân lực vùng ĐBSH:
1 1
Từ quan điểm chủ đạo của Đảng cho nên trong quá trình phát triển kinh tế
xã hội ĐBSH đặt con người vào vị trí trung tâm, tạo điều kiện khơi dậy và
phát huy mọi tiềm năng các nhân cho công cuộc xây dựng và phát triển.
Xây dựng đội ngũ lao động đảm bảo đủ về số lượng, chất lượng, hợp lý cơ
cấu đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội. Đồng thời cho xuất khẩu lao
động, phấn đấu trỉư thành vùng đi đầu trong việc đào tạo nguồn nhân lực
chất lượn cao cho địa phương và cả nước.
2. Mục tiêu về nâng cao chất lượng nguồn nhân lực:
2.1. Mục tiêu tổng quát của Đảng và Nhà nước vè giáo dục đào tạo:
Phát triền nguồn nhân lực là nhân tố quyết định sự phát triển của đất nước
trong giai đoạn hiện nay. Vì vậy cần bồi dưỡng thế hệ trẻ tinh thần yêu
nước, yêu quê hương, gia đình, ý thức tôn trọng pháp luật, chí tiến thủ. Đào
tạo về lao động có kiến thức cơ bản , kỹ năng nghề nghiệp, quan tâm đến
hiệu quả và nhạy cảm với cái mới. Xây dựng đội ngũ công nhân lành nghề
và các chuyên gia, các nhà khoa học giỏi…
Mục tiêu tổng quát là ổn định quy mô, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực
phát huy mọi yếu tố tích cực của dân cư cho công cuộc xây dựng đất nước
để mọi ngươì đều có việc làm và làm việc với chất lượng cao. Từ đó nâng
mức sống của người lao động lên một bước.
Đến 2010 chất lượng nguồn nhân lực phải đảm bảo những mặt cơ bản về
thể lực, trí lực, kỹ năng nghề nghiệp, kỷ luật lao động, phẩm chất đạo đức
tốt.
Trong giai đoạn tới phải tạo ra môi trường và cơ hội thuận lợi để người lao
động tự tạo việc làm cho mình và cho người khác.
2.2. Mục tiêu cụ thể:
2 2
Thực hiện gia đình ít con, nâng cao chất lượng dân số, duy trì mức sinh, thay
thế một cách bền vững, xây dựng nguồn lao động chất lượng cao.
Trong giai đoạn 2003 – 2010, phấn đấu bình quân hàng năm giảm từ 0,005 –
0,02% tỷ lệ sinh, tỷ lệ tăng dân số tự nhiên còn hơn 1%. Quy mô dân số 2005
khoảng 16588373 người.
Từng bước nâng cao chất lượng dân số, giảm bệnh tật và tử vong. Đến 2010 tỷ
lệ tăng dân số tự nhiên là 1%, cơ học là 0.7%. Quy mô dân số là
17716343 người. Mỗi gia đình chỉ có trung bình khoảng 1,8 con. Cơ cấu
dân số sẽ có 5997,7 nghìn lao động làm việc trong nông nghiệp chiếm
58% tổng lao động. Diện tích gieo trồng cây hàng năm là 1782 nghìn ha
với hệ số gieo trồng là 2,5.Sản lượng quy thóc là 8153 nghìn tấn. Sản
lượng thịt hơi sản xuất ra là 308 nghìn tấn. Thu nhập bình quân lao
động nông nghiệp 4856 nghìn đồng/năm. Lương thực bình quân đầu
người 478 kg/tháng. Điều chỉnh các dòng nhập cư, hướng hạn chế tối đa
các dòng nhập cư không mong muốn, kiểm soát dòng di cư.Động viên di
dân đi xây dựng kinh tế mới.
II. Những phương hướng cơ bản nhằm sử dụng có hiệu quả nguồn lao
động nông nghiệp vùng ĐBSH giai đoạn 2003 – 2010:
1 . Những định hướng cơ bản nhằm sử dụng có hiệu quả nguồn lao
động nông nghiệp ở vùng ĐBSH.
Giữa nguồn lao động với sản xuất nông nghiệp nói riêng và phát triển kinh tế
nói chung ở vùng ĐBSH có mối tương quan chặt chẽ nên không thể chỉ đề cập
tới những vấn đề phát triển kinh tế có liên quan để có thể thu hút hết số lao
động đã và đang có ở đây. Do vậy, vấn đề sử dụng nguồn lao động ở ĐBSH phải
được xem xét trên quan điểm vĩ mô gắn với các chương trình phát triển kinh tế
chung của cả nước và riêng cho toàn vùng. Chính vì lý do cơ bản đó cần phải
3 3
định hướng chung cho việc sử dụng nguồn lao động theo quan điểm phát triển
vĩ mô, lấy phát triển kinh tế làm then chốt cho việc điều tiết và sử dụng nguồn
lao động có hiệu quả của vùng, những định hướng đó là:
2. Phát triển một nền kinh tế mở
Trong xu thế chung của thế giới ngày nay là hòa nhập và sự ảnh hưởng lẫn
nhau về kinh tế, kỹ thuật và công nghệ giữa các nước ngày càng tăng
nhanh. Do đó để không bị tụt hậu về kinh tế so với các nước khác thì không
thể không phát triển một nền kinh tế mở. Kinh tế mở một mặt tạo điều kiện
để khai thác tốt nhất mọi nguồn tiềm năng trong nội bộ vùng nhưng mặt
khác có sự hỗ trợ bổ xung giữa các vùng cho nhau về nhiều mặt như: lao
động, vật tư, tiền vốn, kỹ thuật và công nghệ cũng như thị trường tiêu thụ
sản phẩm ...Đồng thời kinh tế mở còn là điều kiện thuận lợi cho sự giao lưu
hàng giữa các vùng, sự di chuyển sức lao động từ những nơi dư thừa tới
những nơI thiếu tạo ra sự ăn khớp cao giữa “cung ” và “cầu ” của thị trường
lao động, mở rộng sự phân công và hiệp tác giữa các vùng trong nước và
trên phạm vi quốc tế.
Đối với nước ta việc di chuyển từ cơ chế quan liêu bao cấp sang cơ chế thị trường cũng
chính là phát triển nền kinh tế mở, tạo điều kiện để nền kinh tế nước ta nhanh chóng hoà
nhập với nền kinh tế của khu vực và thế giới. Trong thực tại nền kinh tế của ta còn kém phát
triển, kỹ thuật còn lạc hậu, vốn nghèo nàn, kinh tế mở giúp ta sớm tranh thủ được các thành
tựu kỹ thuật và công nghệ tiên tiến của thế giới, tranh thủ được nguồn vốn của các nước
thông qua hợp tác và đầu tư dể phát triển kinh tế. Thông qua hợp tác và đầu tư chúng ta
học hỏi được những kinh nghiệm và kiến thức về quản lý kinh tế, về kinh tế thị trường , khắc
phục dần những hạn chế , những yếu kém do ảnh hưởng của cơ chế quan liêu bao cấp để lại.
Mặt khác đối với nước ta trong giai đoạn hiện nay việc phát triển một nền
kinh tế mở còn có ý nghĩa rất to lớn nhằm tăng nhanh tốc độ phát triển kinh
tế, thúc đẩy sự phân công lao động mới, thúc đẩy quá trình công nghiệp hoá
và hiện đại hoá đất nước.
4 4
3. Quan hệ giữa công nghiệp - nông nghiệp - dịch vụ
Cơ cấu kinh tế là tỷ lệ giữa các ngành công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ,
phản ánh mối quan hệ tác động qua lại thúc đẩy lẫn nhau để đảm bảo sự
cân đối hài hoà, tạo cho tổng thể kinh tế tồn tại, phát triển ổn định và có
hiệu quả. Trong vài ba năm trở lại đây cơ cấu kinh tế nước ta đã và đang
biến đổi theo xu hướng tích cực, tỷ trọng các ngành công nghiệp và dịch vụ
tăng dần, ngành nông nghiệp giảm dần. Năm 1993 trong cơ cấu gdb của cả
nước thì công nghiệp chiếm 28%; dịch vụ chiếm 36% và nông nghiệp chiếm
35,6% nhưng ở vùng ĐBSH lại có tỷ lệ tương ứng là 21,8%; 34,8% và
43,4%. Tuy nhiên với cơ cấu kinh tế như trên của vùng ĐBSH cho they vai
trò động lực của cả nước chưa rõ, sản phẩm công nghiệp chưa chiếm ưu thế
trên thị trường, công nghiệp chế biến nông sản chưa phát triển. Ngành nông
nghiệp chưa có sự chuyển đổi cần thiết, cây lương thực vẫn chiếm tỷ trọng
lớn, chăn nuôi chưa phát triển.
Dịch vụ tuy đã có bước chuyển biến, tỷ trọng gdp có nâng lên nhưng dịch vụ
hàng hoá chiếm tỷ trọng lớn nên tác động chưa thật nhiều đến tăng trưởng
kinh tế của vùng.
Cơ cấu kinh tế của vùng chưa đáp ứng được yêu cầu về tạo ra nhiều việc
làm. Năm 1993 ở vùng ĐBSH tỷ lệ lao động không có việc làm chiếm 8,07%
lực lượng lao động của vùng. Tỷ lệ lao động chưa có việc làm ở nông thôn
tuy chưa ở mức dưới 6% nhưng tỷ lệ thiếu việc làm lại rất cao, chiếm tới
70-80% tổng số lao động ở nông thôn.
Theo phương án của quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của ĐBSH nhịp độ tăng trưởng
gdp trung bình hàng năm phải đạt từ 10% trở lên, khi đó tỷ trọng của ĐBSH trong gdp của
cả nước đạt khoảng 30-32%, gdp/ người của ĐBSH bằng khoảng 1,3-1,4 lần so với mức
trung bình của cả nước như vậy, vai trò của ĐBSH mới được thể hiện rõ. Cơ cấu kinh tế
ngành của ĐBSH sẽ chuyển đổi như sau: Công nghiệp chiếm 28-29% (năm 2000 ) và 35-
5 5
36% (2010 ), nông lâm nghiệp chiếm 20-21% (2000 ) và 9-10% (năm 2010), dịch vụ chiếm
50-51% (năm 2000) và 54-55% (năm 2010)[ 34]. Để có thể thực hiện được sự chuyển đổi cơ
cấu kinh tế theo hướng trên thì đòi hỏi phải đẩy nhanh sự phát triển các ngành công nghiệp,
dịch vụ, thúc đẩy sản xuất nông nghiệp hàng hóa gắn với công nghiệp chế biến theo hướng
công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Trên cơ sở đó mới chuyển đổi một bộ phận đáng kể lao động
nông nghiệp sang khu vực công nghiệp-dịch vụ. Hướng phát triển một số ngành lĩnh vực chủ
yếu phải là:
*) đối với công nghiệp: Để phát triển mạnh đượo công nghiệp đòi hỏi phải
phát triển toàn diện lợi thế của các nhóm ngành, các cụm công nghiệp,
trong đó chú trọng phát triển công nghiệp nông thôn, bao gồm các nghề tiểu
thủ công nghiệp và các nguồn nguyên liệu năng lượng cơ sở vật chất kỹ
thuật hiện có, tiềm năng nguồ lực và quan hệ quốc tế để phát triển công
nghiệp với tốc độ cao, vượt trên mức trung bình của cả nước. Đầu tư xây
dựng các khu công nghiệp tập trung kỹ nghệ cao, các khu chế xuất nhằm thu
hút vốn đầu tư và kinh nghiệm quản trị tiên tiến của nước ngoài. Phát triển
công nghiệp với mọi thành phần kinh tế quốc doanh, tập thể, tư nhân, cá
thể. Phát triển công nghiệp phải gắn với bảo vệ môI trường sinh tháI với
đảm bảo anh ninh quốc phòng...
*) Đối với nông - lâm- ngư nghiệp
- Sản xuất nông nghiệp ở ĐBSH đã phát triển khá nhưng đang đứng trước
nhiều khó khăn đó là : đất ít, người đông, năng suet lúa và màu đã đạt tương
đối cao nhưng tỷ suet hàng hoá còn rất thấp, thu thập và mức sống của nông
dân còn hạn chế. Năm 1993 thu nhập bình quân đầu người của vùng ĐBSH
thấp hơn bình quân chung của cả nước, tỷ lệ hộ nghèo (mức thu thập dưới 39
nghìn đồng/ khẩu 1 tháng ) trong nông thôn của vùng còn chiếm tới 15,86%..
Do đó nông nghiệp vung ĐBSH phải chuyển mạnh sang sản xuất hàng hóa phục
vụ cho xuất khẩu và nhu cầu tiêu dùng của đô thị. Tiềm năng nông nghiệp của
vùng cần được khai thác triệt để trên quan điểm phát triển bên vững, có hiệu
6 6
quả, góp phần tăng nhan giá trị sản lượng nông nghiệp, đồng thời chuyển một
phần đáng kể lực lượng lao động nông nghiệp sang khu vực công nghiệp và
dịch vụ.
- Đối với lâm nghiệp: Những năm qua kinh tế lâm nghiệp vùng ĐBSH đã có
những đóng góp đáng kể về nhu cầu giải quyết gỗ, củi gia dụng, nguyên liệu
cho tiểu thủ công nghiệp, phát triển ngành nghề tạo việc làm cho nhiều lao
động ở khu vực nông thôn. Để khai thác triệt để khả năng lâm nghiệp của vùng,
góp phần phát triển mạnh kinh tế thì hướng phát triển kinh tế trong những
năm tới của vùng như sau:
+ Trên cơ sở giao đất lâu dàI cho hộ nông dân cần khuyến khích họ tuỳ
điều kiện cụ thể mà trồng cây công nghiệp, cây ăn quả, cây dược liệu hoặc
cây lấy gỗ, củi, nhanh chóng phủ xanh đất trống đồi trọc đối với khu vực gò
đồi.
+ Vùng ven biển tận dụng hết đất đai cồn cát, bãi bồi ven cửa sông trồng
vẹt, phi lao, cây ăn quả.
+ Khu vực lãnh thổ còn lại trồng cây phân tán nhằm vừa tạo cây bóng
mát cho các đường giao thông , cải tạo khí hậu môi trường, cung cấp gỗ củi
nguyên liệu cho tiểu thủ công nghiệp.. vừa tạo thêm việc làm cho lao động
nông thôn.
- Đối với thủy sản: Tiềm năng thuỷ sản của vùng ĐBSH tuy không giàu
như một số vùng khác nhưng cũng là một thế mạnh đáng quan tâm, ngoài ra
còn có tiềm năng phục vụ du lịch vận tảI và còn có nguồn khoáng sản ... Trong
những năm tới phát triển thủy sản phải gắn với phát triển tổng hợp các ngành
kinh tế khác, ngư nghiệp gắn với nông nghiệp để tận dụng đất đai nông nghiệp
ở ven biển tạo việc làm, thu nhập thêm cho ngư dân là phụ nữ, người già yếu,
trẻ em hoặc lao động đánh bắt không ra khơi được cho biển động. Phát triển
7 7
ngư nghiệp phải gắn với phát triển lâm nghiệp ven biển tạo môi trường thích
hợp cho nuôi trồng thủy sản. Phát triển ngư nghiệp gắn với công nghiệp ( nhất
là công nghiệp chế biến ) để tong bước hiện đại hoá ngành thủy sản.
*) Về thương mại, dịch vụ và du lịch: Vùng ĐBSH có vị trí địa lý cũng như vai
trò kinh tế văn hoá rất quan trọng không chỉ cho vùng Bắc Bộ mà còn là của
cả nước. Trong vùng có các thành phố lớn đồng thời cũng là các Trung tâm
thương mại lớn như Hà Nội, Hải Phòng, vừa có khả năng vừa có nhiệm vụ
đảm nhận chức năng xuất nhập khẩu cho cả vùng Bắc Bộ. Do đó phải tích
cực khai thác thị trường trong nước, mở rộng thị trường ngoài nướ. Đối với
thị trường trong nước cần phát triển nhiều chợ nông thôn, tổ choc các trung
tâm giới thiệu sản phẩm, hình thành một số trung tâm thương mại cỡ quốc
gia và quốc tế ở Hà Nội, Hải Phòng ... làm đầu mối giao dịch ký kết hợp đồng
liên doanh, liên kết trong nước và ngoài nước. Vùng ĐBSH tập trung tiềm
lực lớn nhất về khoa học , kỹ thuật và công nghệ phục vụ sản xuất và đời
sống, là đầu mối giao thông thuận lợi cả đường sắt, đường bộ, đường thuỷ
và đường hàng không. Do đó, vùng ĐBSH cũng là trung tâm dịch vụ lớn
nhất về mọi mặt: Tư vấn khoa học- kỹ thuật, công nghệ, thương mại, bưu
điện viễn thông, vận tải... các tiềm lực về dịch vụ này cần phải được khai
thác tốt để phát triển kinh tế và quốc tế dân sinh. ĐBSH có tiềm năng du lịch
lớn, hầu hết các tỉnh trong vùng đều có các danh thắng đẹp, nhiểu di tích
lịch sử và các công trình văn hoá trong vùng đã hình thành một số khu, điểm
du lịch hấp dẫn đối với du khách trong và ngoài nước như : Đồ Sơn, Tam
Cốc, Bích Động, Chùa Hương, Ao Vua...nhiều hàng hóa làng nghề truyền
thống có cơ sở hạ tầng tương đối khá phục vụ cho phát triển du lịch. Nhưng
nhìn chung sự phát triển du lịch của vùng thực sự chưa xứng với tiềm năng.
Do vậy để có thể khai thác tốt tiềm năng to lớn du lịch của vùng cần phải
chú trọng tôn tạo các khu di tích ở Hà Nội và các địa phương, củng cố hình
8 8
thành các khu, các điểm du lịch trong toàn vùng tạo được mật độ cao các
điểm du lịch trong vùng. Hình thành các tuyến du lịch từ Hà Nội đến các
điểm khác trong vùng và các vùng khác. Ngoài ra cần phát triển các tuyến
du lịch quốc tế mà trước hết là các nước trong khi vực.
4. Phát triển công nghiệp và dịch vụ nông thôn
Phát triển công nghiệp và dịch vụ nông thông chính là việc mở rộng các hoạt
động phi nông nghiệp ở nông thôn, bao gồm rất nhiều ngành nghề khác nhau
như: xay xát gạo, nghiền ngô sắn; làm miến, bánh đa, nung gạch, nung vôI, mộc
nề, đóng giường tủ, may mặc...Các nghề thủ công truyền thống của vùng ĐBSH
với hàng trăm làng nghề khác nhau như các nghề : dệt lụa tơ tằm, trồng dâu
nuôi tằm, gốm sứ, thêu, dệt, chạm khắc gỗ, đúc đồng, chạm mạ bạc... Trong
thời gian qua công nghiệp trong nông thôn vùng ĐBSH chưa phát triển, đặc
biệt là công nghiệp chế biến nông- lâm – hải sản, nhiều nghề truyền thống đã bị
mai một mà chưa được khôI phục trở lại, lao động hầu như lại tập trung dồn
vào làm nông nghiệp nên tình trạng công ăn việc làm trong nông thôn của vùng
càng thêm căng thẳng.
Phát triển mạnh các nghề này nhằm di chuyển lao động nông nghiệp sang
khu vực công nghiệp và dịch vụ vẫn không thay đổi địa bàn cũ là nông thôn,
không tạo ra sự di chuyển dân cư, lao động về mặt địa lý. Đây chính là quan
điểm mới về phát triển công nghiệp nông thôn mà một số nước như Trung
Quốc, Nhật Bản đã thực hiện với phương châm “ly nông bât ly lương ” và
“đô thị trong nông thôn ” hoặc “vào nhà máy nhưng không ra thành phố”.
Phát triển công nghiệp nông thôn vùng ĐBSH theo hướng vừa ứng dụng kỹ
thuật và công nghệ mới vừa sử dụng tay nghề gia truyền với kỹ thuật tinh
xảo mới có thể giữ gìn và phát triển được các nghề. Nhờ đó sẽ tạo thêm
nhiều việc làm, giải phóng sức sản xuất, thúc đẩy quá trình phân công lao
động theo hướng ai giỏi việc gì thì làm việc ấy. Xu hướng này sẽ dẫn đến :
9 9
- Số lao đông làm việc trong nông nghiệp của vùng ĐBSH sẽ được chuyển dần
sang lâm công nghiệp và dịch vụ, giảm được áp lực do lao động còn đang dồn ứ
trong nông nghiệp như hiện nay, từ đó diện tích ruộng đất bình quân một lao
động nông nghiệp sẽ tăng lên.
- Tạo thêm việc làm cho số lao động dư thừa, cho lao động nông nhàn ở nông
thôn của vùng.
- Hình thành những hộ nông dân chuyên làm dịch vụ nông nghiệp như dịch vụ kỹ
thuật giống cây con, thuốc trừ sâu, phân bón, làm đất. Thủy lợi...
Do đó, phát triển công nghiệp nông thôn đang là nhu cầu cấp bách để nâng cao giá trị
nông sản hàng hóa tăng năng suet lao động, phân công lại lao động trong nông thôn theo
hướng chuyển dịch lao động nông nghiệp sang làm công nghiệp và dịch vụ, phá thế thuần
nông trong tong gia đình nông dân, từng địa phương và trong toàn vùng. Nếu thực hiện tốt
hướng phát triển công nghiệp và dịch vụ nông thôn sẽ mở ra khả năng hiện thực sử dụng
đầy đủ và có hiệu quả nguồn lao động nông nghiệp của vùng ĐBSH .
5. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp và nông thôn
Kinh tế nông thôn vùng ĐBSH cho tới nay nông nghiệp (kể cả lâm nghiệp và thuỷ sản )
vẫn là chủ yếu, chiếm khoảng 70,0% trong tổng số giá trị nông - công nghiệp của khu vực
nông thôn. Trong nông nghiệp, trồng trọt chiếm 65%, chăn nuôi chiếm 25%, lâm nghiệp và
thủy sản mới chiếm 10% giá trị tổng sản lượng. Về cơ cấu lao động nông nghiệp của vùng
ĐBSH ngành trồng trọt vẫn chiếm 81%; ngành chăm nuôi chỉ chiếm 19% [ 35]. Đặc điểm của
sản xuất nông nghiệp có tính thời vụ cao và khả năng thu hút lao động có nhiều hạn chế so
với các ngành công nghiệp và dịch vụ. Do vậy, để có thể sử dụng đầy đủ và hợp lý nguồn lao
động nông nghiệp và nông thôn của vùng thì không thể không đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu
kinh tế nông nghiệp và nông thôn. Ngược lại việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế lại là điều kiện
để sử dụng tốt nhất trong quá trình phát triển nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới theo
tinh thần Nghị quyết 5 khoá VII của Trung ương đã đề ra. Vì thế chuyển dịch cơ cấu kinh tế
nông nghiệp và nông thôn vùng ĐBSH là vấn đề cấp bách hiện nay và hướng cơ bản của nó
phải là:
10 10
- Trên cơ sở phát triển công nghiệp và dịch vụ nông thôn sẽ tăng tỷ trọng sản
lượng các ngành phi nông nghiệp trong cơ cấu kinh tế nông thôn, tăng tỷ trọng
lao động làm công nghiệp và dịch vụ trong cơ cấu lao động. Lao động nông
nghiệp được giảm dần để chuyển sang làm ngành nghề và dịch vụ ngay trong
địa bàn nông thôn.
- Tăng cường đầu tư đẩy mạnh khai thác kinh tế biển một tiềm năng to lớn của
vùng nhưng hiện nay khai thác chưa đáng kể bao gồm cả nuôi trồng, đánh bắt
và chế biến các sản phẩm hải sản. Kết hợp phát triển thuỷ sản với phát triển
sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp vừa tăng giá trị sản lượng ngư nghiệp, nông
nghiệp và lâm nghiệp vừa mở ra khả năng thu hút nhiều lao động giảm áp lực
về việc làm vốn đang căng thẳng của vùng.
- Tăng đầu tư cho cac chương trình, dự án phủ xanh đất trống đồi trọc, phát
triển kinh tế lâm nghiệp ở những địa bàn có gò đồi và khai thác tốt 23,937 ha
diện tích đất đồi núi chưa được sử dụng của toàn vùng (xem phụ biểu trang
161). Trên cơ sở đó chuyển được một số lượng đáng kể lao động sang sản xuất
nông lâm kết hợp hoặc chuyên lâm nghiệp.
- Trong nông nghiệp cần đẩy mạnh sản xuất theo các hướng sau:
+ Đẩy mạnh thâm canh, tăng vụ, nhằm vừa tăng năng suet vật nuôi, cây
trồng, vừa tăng khả năng thu hút thêm lao động vào sản xuất.
+ Đa dạng hoá sản phẩm nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa, đáp
ứng tốt hơn nhu cầu đòi hỏi của thị trường về số lượng, chất lượng và chủng
loại sản phẩm nông nghiệp.
+ Chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi theo hướng phát triển nhanh các
loại cây, con đặc sản, các loại có giá trị kinh tế cao, những loại có khả năng
xuất khẩu.
11 11
+ Khai thác tốt kinh tế VAC, khai thác triệt để diện tích đất bằng, đất mặt
nước chưa sử dụng trong tong địa phương vào phát triển sản xuất nông
nghiệp nhằm vừa tăng thêm nông sản phẩm, vừa tăng thêm nhiều việc làm cho
lao động.
- Đẩy mạnh phong trào xây dựng nông thôn mới trong các địa phương của vùng
nhằm thúc đẩy nhanh chóng quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông thôn,
nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân. Củng cố các tổ chức
Đảng, chính quyền và đoàn thể vững mạnh, giữ gìn trật tự an ninh trong từng
thôn xóm góp phần bảo vệ Tổ quốc, xây dựng chủ nghĩa xã hội.
6. Di dân xây dung kinh tế mới nội và ngoại vùng
ĐBSH là vùng có mật độ dân cư quá cao, bình quân 1104 người/km²( gấp 5
lần mức bình quân của cả nước ) dẫn đến bình quân đất nông nghiệp cho một
số lao động và nhân khẩu vào loại thấp nhất so với các vùng. Mặc dù trong
những năm qua vùng ĐBSH đã được coi là địa bàn trọng điểm đưa dân đến
các vùng khác để xây dựng và phát triển kinh tế mới nhưng số di dân ra khỏi
vùng mỗi năm bình quân chỉ băng 1/5 so với số tăng thêm hàng năm. Tuy việc
di dân vẫn hết sức cần thiết đối với một vùng có mật độ dân số quá cao như
vùng ĐBSH nhằm góp phần phân bố hợp lý giữa lao động và đát đai trong
vùng và giữa các vùng. Hướng di dân của vùng ĐBSH trong những năm tới
cần phải thực hiện là:
- Di dân ngoài vùng : Vùng ĐBSH cần tiếp tục di dân đến các vùng còn khả năng
tiếp nhận dân như: Vùng Đông Bắc, Đông Nam Bộ, Tây Nam Bộ và Tây
Nguyên...với số lượng bình quân từ 30-35 nghìn người mỗi năm.
- Di dân nội vùng: Trên cơ sở đầu tư khai thác tiềm năng to lớn vùng ven biển
thuộc các tỉnh : Hải Phòng, Thái Bình, Nam Hà và Ninh Bình mà các địa phương
có kế hoạch di dân khai hoang lấn biển, khai thác các cồn, các bãi, sử dụng triệt
12 12
để diện tích mặt nước chưa sử dụng ở những vùng ven biển đưa vào nuôi trồng
thủy sản hoặc sản xuất nông nghiệp.
Trong vùng diện tích đất đồi núi chưa sử dụng còn khá lớn cần phải có
hướng sử dụng tốt tiềm năng. Đặc biệt ở một số tỉnh như : Hà Tây còn 6.925
ha; Ninh Bình còn 6.715ha ( xem phụ biểu trang 161). Nếu điều kiện cho
phép có thể tổ chức di dân từ các xã, huyện có mật độ dân cư quá cao tới để
xây dựng và phát triển kinh tế mới.
7. Bồi dưỡng, đào tạo nghề cho lao động nông nghiệp
Công tác bồi dưỡng, đào tạo nghề phải được xem như một hướng chiến
lược giải quyết việc làm cho người lao động và phát triển kinh tế xã hội, đặc
biệt ở khu vực nông thôn. Thế nhưng theo kết quả điều tra năm 1993 của
Ngân hàng thế giới và Tổng cục Thống kê cho they số năm học trung bình của
một người trong độ tuổi lao động ở nông thôn ĐBSH là 5,6 năm, tỷ lệ lao động
được đào tạo mới chiếm 15,02% trong tổng số lao động. Nếu tính riêng lao
động nông nghiệp thì các tỷ lệ trên sẽ còn thấp hơn, đặc biệt là kiến thức về
kinh tế thị trường của nông dân nhìn chung còn thấp kém. Với trình độ văn
hoá và kỹ thuật như vậy chắc chắn không đáp ứng được yêu cầu của việc phát
triển nền nông nghiệp hiện đại và càng không thể đáp ứng được yêu cầu sử
dụng đầy đủ và có hiệu quả nguồn lao động nông ngiệp của vùng trong giai
đoạn hiện nay bởi vì:
- Công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước cũng tức là đòi hỏi phát triền các
ngành lên trình độ hiện đại trong đó có nông nghiệp. Một khi phát triển nền
nông nghiệp hiện đại thì lao động nông nghiệp phải có trình độ tương xứng để
sử dụng trang thiết bị hiện đại, ứng dụng các thành tựu ký thuật và công nghệ
mới vào sản xuất.
13 13
- Phát triển công nghiệp và dịch vụ nông thôn nhằm thu hút dần lao động nông
nghiệp sang các ngành phi nông nghiệp đòi hỏi họ phải được đào tạo tay nghề,
kỹ thuật phù hợp với một hoặc nhiều nghề mới có thể làm được và chuyển
được.
- Trong nội bộ nông nghiệp việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế tất yếu phải đI từ
chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng tăng loại có giá trị kinh tế
cao, các loại cây con đặc sản đòi hỏi người lao động phải được bồi dưỡng hoặc
tự học với những kỹ thuật và kinh nghiệm mới.
- Chuyển sang nền kinh tế thị trường cũng là quá trình chuyển dần từ tự sản, tự
tiêu sang sản xuất nông sản hàng hoá, từ sản xuất nông sản chấtlượng thấp
sang chất lượng cao ...Do đo, một mặt kỹ thuật và công nghệ sản xuất, chế biến
phải được nâng cao nhưng mặt khác kiến thức về kinh tế thị trường, về quản lý
trong điều kiện mới cũng đòi hỏi phải được nâng lên thông qua học hỏi, bồi
dưỡng và đào tạo bằng nhiều hình thức và phương pháp khác nhau mới có thể
nâng cao chất lượng nguồn lao động đáp ứng được nhu cầu đỏi hỏi của quá
trình công nghiệp hoá, của sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp và nông
của vùng hiện nay.
8. Vai trò của nhà nước đối với việc sử dụng hiệu quả Nguồn lao
động nông nghiệp vùng ĐBSH
Nguồn lao động vừa là động lực để phát triển kinh tế- xã hội nhưng đồng
thời cũng là mục tiêu của phát triển chính là nhằm không ngừng nâng cao đời
sống vật chất và tinh thần cho người dân lao động nông nghiệp của vùng
ĐBSH nói riêng chỉ có thể được sử dụng đầy đủ và có hiệu quả một khi có được
một hệ thống các định hướng và những giải pháp đúng đắn và thực hiện tốt
các định hướng và giải pháp đó. Trong đó vai trò của Nhà nước là rất quan
trọng và ngày càng to lớn, được thể hiện trên các mặt sau đây:
14 14
- Nhà nước chính là người xây dựng và tổ chức thực hiện các kế hoạch phát triển
kinh tế - xã hội cũng như điều tiết quá trình phát triển của các ngành hài hoà,
cân đối trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của toàn quốc cũng như
trong tong vùng lãnh thổ, trong đó có ĐBSH.
- Trên cơ sỏ các định hướng : Phát triển công nghiệp và dịch vụ nông thôn;
chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp và nông thôn; di dân xây dựng kinh tế
mới; đào tạo tay nghề kỹ thuật cho lao động...Nhà nước xây dựng các chỉ tiêu
cụ thể cho từng định hướng, triển khai việc tổ chức thực hiện các kế hoạch đó
bằng các giải pháp thích hợp nhằm đảm bảo thắng lợi các mục tiêu đã đề ra.
- Nhà nước hỗ trợ vật chất cho các vùng, địa phương phát triển hệ thống
cơ sở hạ tầng nông thôn (đường sá giao thông, hệ thống thủy lợi, hệ thống điện
...), phát triển các công trình phúc lợi xã hội.
- Hệ thống các chính sách kinh tế và pháp luật do Nhà nước xây dựng và
ban hành nhằm phát huy tối đa khả năng thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch, các
định hướng cũng như các biện pháp nhằm sử dụng có hiệu quả nguồn lao động
nông nghiệp của vùng. Hệ thông chính sách và pháp luật cần hướng vào hỗ trợ
phát triển sản xuất, tạo việc làm, hỗ trợ vốn, tạo thị trường, phát triển nguồn
nhân lực, xoá đói giảm nghèo, khuyến khích làm giàu chính đáng...Phải gắn
phát triển kinh tế với bảo vệ môi trường sinh tháI với đảm bảo anh ninh quốc
phòng, từng bước nâng cao thu nhập và cảI thiện đời sống cũng như bảo vệ
quyền lợi cho người lao động.
15 15