Tải bản đầy đủ (.docx) (13 trang)

phân tích nguyên tắc tham vấn người khuyết tật, đối tác xã hội và tổ chức xã hội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (116.73 KB, 13 trang )

MỤC LỤC
Trang
M KHẢO…………………………………… 12
LỜI MỞ ĐẦU
Con người sinh ra ai cũng đều có một thân thể, một tính mạng nhưng
không phải ai cũng may mắn có một thân thể lành lặn, đầy đủ như những
người bình thường đó chính là những người khuyết tật. Nhưng không phải
bị khuyết tật mà họ không vươn lên trong cuộc sống, không những thế mà có
những người khuyết tật đã đạt được những thành tích đáng khâm phục mà
chưa chắc nguwoif bình thường đã làm được. Tuy nhiên, trong xã hội hiện
nay những người khuyết tật đã và đang gặp phải rất nhiều rào cản trong xã
hội và cần đến bờ vai pháp lý che chở. Sau đây em xin trình bày cụ thể về đề
tài của em : “Phân tích nguyên tắc tham vấn người khuyết tật, đối tác xã hội
và tổ chức xã hội? Nguyên tắc này được cụ thể hóa như thế nào trong pháp
luật người khuyết tật. Liên hệ thực tiễn.”
NỘI DUNG
1. NGUYÊN TẮC THAM VẤN NGƯỜI KHUYẾT TẬT, ĐỐI TÁC XÃ HỘI VÀ
TỔ CHỨC XÃ HỘI
1
1
1.1. Cơ sở của nguyên tắc
Cơ sở của nguyên tắc này là cam kết của cộng đồng quốc tế trong Công
ước về quyền của người khuyết tật: " trong việc xây dựng và thực thi pháp
luật và chính sách để thực hiện công ước này và quá trình ra quyết định về
những vấn đề có liên quan tới người khuyết tật, các quốc gia thành viên cần
có sự tham vấn và tham gia chặt chẽ, tích cực của người khuyết tật, bao gồm
cả trẻ em khuyết tật, hoặc thông qua các tổ chức đại diện của họ".
1
Các nhà lập pháp và hoạch định chính sách cần tham vấn rộng rãi công
chúng khi tiến hành soạn thảo hay chỉnh sửa luật với mục tiêu tăng cường
việc làm cho người khuyết tật cũng như khi soạn thảo các chính sách để thực


hiện các luật liên quan đến quyền của người khuyết tật. Khi tổ chức lấy ý kiến
đóng góp rộng rãi của công chúng, các nhà lập pháp và hoạch định chính
sách sẽ quy tụ được những đóng góp chuyên môn của cộng đồng và điều này
giúp đảm bảo hiệu quả thành công cho việc thực hiện bất kỳ luật hay chính
sách nào.
1.2. Nội dung của nguyên tắc.
Nội dung của nguyên tắc này được hiểu là khi ban hành, xây dựng các
văn bản pháp luật, chính sách về người khuyết tật, các nhà lập pháp, các nhà
xây dựng chính sách cần tham vấn mọi cá nhân, tổ chức, đặc biệt là người
khuyết tật, các tổ chức đại diện của người khuyết tật, các tổ chức xã hội liên
quan ( ví dụ như các chuyên gia tư vấn độc lập, các tổ chức cung cấp dịch vụ
cho người khuyết tật, công đoàn đại diện cho người lao động Các tổ chức,
cá nhân trên cơ sở hoàn cảnh và sự hiểu biết của mình sẽ đưa ra các ý kiến
khác nhau, cách tiếp cận khác nhau để giải quyết cùng một vấn đề.
1 Khoản 3 Điều 4 - Các nghĩa vụ chung, Công ước về quyền của người khuyết tật.
2
2
Từ đó các nhà lập pháp, các nhà hoạch định chính sách sẽ có cái nhìn tổng
thể để giải quyết vấn đề trên cơ sở hài hòa lợi ích của người khuyết tật với
lợi ích chung của cả cộng đồng, xã hội, phù hợp với điều kiện kinh tế, xã hội,
chính trị cụ thể.
* Tham vấn tổ chức của người khuyết tật
Cũng như các thành phần khác trong xã hội thì người khuyết tật cũng có
tổ chức của họ, chính vì vậy trước hết, cần tham vấn các tổ chức của người
khuyết tật hoặc vì người khuyết tật. Những tổ chức này phải đại diện cho
cộng đồng người khuyết tật. Họ cũng cần được khuyến khích để xem xét cả
những vấn đề về phụ nữ, những nhóm yếu thế khác và những nhóm người
khuyết tật ít được đại diện khác. Luôn cần có quan điểm rằng người khuyết
tật hoàn toàn có khả năng đại diện cho chính họ và không cần những người
không khuyết tật khác đại diện cho quyền lợi của họ. Tuy vậy, cũng có những

người khuyết tật không thể tự đại diện được cho mình vì họ còn quá ít tuổi,
hoặc có vấn đề nặng về trí tuệ. Trong trường hợp đó, những thành viên trong
gia đình hoặc tổ chức luật sư có thể đại diện cho họ, nhưng cũng phải lắng
nghe ý kiến của người khuyết tật khi họ có ý kiến muốn bày tỏ.
Cộng đồng người khuyết tật bao gồm nhiều dạng người khuyết tật khác
nhau. Tổ chức của họ cũng đa dạng đại diện cho quyền lợi của những nhóm
người mang các loại tật khác nhau. Trong trường hợp đó, cần tổ chức tham
vấn với tất cả những tổ chức có quy mô lớn. Để tạo điều kiện thuận lợi cho
những cuộc tham vấn này nên tranh thủ sự hỗ trợ của một tổ chức như ủy
ban quốc gia về người khuyết tật hay một mạng lưới các tổ chức quốc gia về
người khuyết tật.
* Tham vấn chủ sử dụng lao động
3
3
Tuy là bị khiếm khuyết về mặt thân thể nhưng người khuyết tật không
thể ỷ lại vào người khác mà họ cũng có nhu cầu làm việc theo khả năng của
mình để hòa nhập vào cộng đồng. chính vì vậy đặt ra trách nhiệm, nghĩa vụ
đối với người sử dụng lao động. Phần lớn những nghĩa vụ, trách nhiệm nêu
trong các văn bản pháp luật và chính sách nhằm khuyến khích tạo việc làm
cho người khuyết tật được đặt lên vai của chủ sử dụng lao động. Vì vậy việc
tìm hiểu và lấy ý kiến của họ, hoặc nếu có thể tranh thủ sự tham gia hợp tác
của họ trước khi phê duyệt hoặc sửa đổi chính sách và luật pháp là hết sức
quan trọng. Việc tham vấn với tổ chức của chủ sử dụng lao động không nhất
thiết chỉ bó gọn trong khuôn khổ một tổ chức mà tham vấn có thể được mở
rộng với các tổ chức đại diện cho những chủ sử dụng lao động chuyên ngành
trong những lĩnh vực khác nhau như nông nghiệp, công nghiệp, hoặc những
ngành khác, với chủ sử dụng lao động trên quy mô lớn, hoặc quy mô nhỏ. Vì
mỗi lĩnh vực, ngành khác nhau có khả năng khác nhau trong cung cấp cơ hội
việc làm cho người khuyết tật.
Để tham vấn với tổ chức của người khuyết tật, một bài viết nêu rõ mục đích

công việc, kêu gọi ý kiến đóng góp sẽ có thể có tác dụng giúp nhiều người
nhận được thông tin và phản hồi dựa trên những thông tin đó.
* Tham vấn người lao động và công đoàn.
Cũng giống như với các tổ chức của chủ sử dụng lao động, việc tham vấn
phải được tiến hành với cả các tổ chức công đoàn ở cấp trung ương cũng
như công đoàn thuộc các ngành nghề khác nhau. Các nhà lập pháp và hoạch
định chính sách cần lưu tâm về mức độ ủng hộ của công đoàn trong vấn đề
việc làm cho người khuyết tật. Một số công đoàn có thể có quan niệm rằng
thành viên của họ chỉ gồm những người không khuyết tật vì thế có thể sẽ
4
4
cảm thấy bị “đe dọa” nếu những nỗ lực tạo việc làm được dành nhiều cho
người khuyết tật. Trong khi đó, có một số công đoàn lại đã thực sự vào cuộc
ủng hộ việc làm cho người khuyết tật và hoàn toàn có đủ năng lực cung cấp
kinh nghiệm giải quyết các trường hợp liên quan cũng như việc thực hiện
chính sách một cách có hiệu quả.
* Tham vấn các nhà cung cấp dịch vụ cho người khuyết tật
Quá trình tham vấn cần được tiến hành với cả các cơ quan cung cấp các
dịch vụ đặc biệt cho người khuyết tật, như các cơ quan đào tạo, phục hồi
chức năng và cung cấp dịch vụ tại công sở. Khi tham vấn, các nhà hoạch định
chính sách và luật pháp cần xem xét và áp dụng những kinh nghiệm của
những cơ quan đó để thúc đẩy một môi trường sử dụng lao động cởi mở hơn.
Một thực tế không thể bỏ qua là một số nhà cung cấp dịch vụ đặc biệt sẽ nhìn
nhận rằng việc người khuyết tật được tham gia thị trường việc làm cởi mở
hơn đồng nghĩa với nhu cầu về dịch vụ của họ sẽ giảm xuống và điều này dẫn
đến họ phải thích ứng và có những điều chỉnh. Một số nhà cung cấp dịch vụ
khác lại có thể thực sự đã có những ủng hộ tích cực trong lĩnh vực việc làm
cho người khuyết tật trong một thị trường lao động cởi mở, ví dụ, thông qua
chính sách tạo việc làm hoặc chính sách hỗ trong thời gian tuyển dụng.
Những nhà cung cấp dịch vụ này có thể trỏ thành nơi cung cấp tư vấn có giá

trị về tính phù hợp và hiệu quả của chính sách, cũng như bản thân họ có thể
làm mô hình tốt cho các cơ sở khác học tập.
1.3. Ý nghĩa của việc tham vấn người khuyết tật, đối tác xã hội, tổ
chức xã hội
Tham vấn ý kiến người khuyết tật tạo điều kiện cho "người trong cuộc"
tham gia vào quá trình hoạch định chính sách, đó là một trong những giải
pháp nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác xây dựng luật.
5
5
Hoạt động tham vấn là hoạt động xây dựng chính sách pháp luật hai
chiều. Hoạt động này hướng đến đối tượng mà pháp luật sẽ trực tiếp điều
chỉnh, tức người khuyết tật khi ban hành Luật người khuyết tật 2010. Qua
đó, giúp cho chính sách pháp luật khi được ban hành sát với cuộc sống, mang
lại hiệu quả kinh tế - xã hội.
Khi phê chuẩn hay sửa đổi một chính sách hay văn bản pháp luật về
người khuyết tật, các nhà xây dựng luật pháp và chính sách cần tham vấn
rộng rãi mọi cá nhân và tổ chức, đặc biệt là người khuyết tật và các tổ chức
đại diện cho họ, các tổ chức công đoàn và chủ sử dụng lao động, tất cả họ đều
có những kinh nghiệm quý báu về những vấn đề thường gặp và những biện
pháp thuộc về chính sách để giải quyết các vấn đề đó. Ngoài ra, các chuyên
gia tư vấn độc lập cũng có thể đóng vai trò nhất định, giống như vai trò của
các cơ sở đã trực tiếp tham gia quản lý các chính sách định mức hoặc tham
gia giám sát thực hiện chính sách không phân biệt đối xử với người khuyết
tật. Bằng cách đó, mọi vấn đề có thể được phát hiện và kịp thời giải quyết.
Để đưa được tổ chức của người khuyết tật tham gia và góp ý chính sách
đòi hỏi các biện pháp thông tin tuyên truyền đa dạng giúp cho kinh nghiệm
và kiến thức của những người này được ghi nhận khi tiến hành soạn thảo
hoặc sửa đổi luật pháp hoặc các chính sách có liên quan. Các cơ quan chức
năng của nhà nước cần nỗ lực áp dụng những kinh nghiệm và hiểu biết của
các thành phần xã hội khác nhau vào công tác xây dựng chính sách và pháp

luật phù hợp
Việc tham vấn, dù được tổ chức dưới hình thức chính quy hay không
chính quy, đều là một cơ hội có một không hai cho mọi thành phần có những
lợi ích khác nhau và bị ảnh hưởng theo những cách khác nhau được gặp gỡ
trao đổi quan điểm về các chính sách và pháp luật liên quan đến người
6
6
khuyết tật. Quá trình tham vấn như vậy với sự tham gia của đại diện của
chính phủ, của tổ chức của chủ sử dụng lao động, của tổ chức người khuyết
tật cũng như các tổ chức có quan tâm khác, sẽ là một bước tiến dàiđảm bảo
việc luật pháp được ban hành sẽ phản ảnh đúng mức quyền lợi của của các
bên. Thực tế đã chứng minh tác dụng tốt của việc tổ chức hội thảo để chỉnh
sửa lần cuối dự thảo luật với sự tham gia đông đảo của các thành phần liên
quan. Các nhà xây dựng pháp luật và hoạch định chính sách cần nỗ lực cao
nhất để tranh thủ được ý kiến đóng góp không chỉ với các đối tác xã hội mà
còn của cả các tổ chức khác nữa.
2. SỰ CỤ THỂ HÓA NGUYÊN TẮC THAM VẤN NGUƯỜI KHUYẾT TẬT, ĐỐI
TÁC XÃ HỘI VÀ TỔ CHỨC XÃ HỘI TRONG PHÁP LUẬT NGƯỜI KHUYẾT
TẬT .
Trong vấn đề lập pháp, ở nước ta việc ban hành văn bản quy phạm pháp
luật được thực hiện theo Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2008.
Điều 4 của luật quy định về tham gia đóng góp ý kiến xây dựng văn bản quy
phạm pháp luật " Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên, tổ
chức khác, cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân và cá nhân có quyền
tham gia góp ý kiến về dự thảo văn bản quy phạm pháp luật.
Trong quá trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, cơ quan, tổ
chức chủ trì soạn thảo và cơ quan, tổ chức hữu quan có trách nhiệm tạo điều
kiện để các cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân tham gia góp ý kiến về dự thảo
văn bản; tổ chức lấy ý kiến của đối tượng chịu sự tác động trực tiếp của văn
bản.

Ý kiến tham gia về dự thảo văn bản quy phạm pháp luật phải được
nghiên cứu, tiếp thu trong quá trình chỉnh lý dự thảo."
1
1 Điều 4 - Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2008
7
7
Do đó khi ban hành các văn bản pháp luật về người khuyết tật, hoặc có
nội dung liên quan đến người khuyết tật thì việc tham vấn ý kiến "những
người trong cuộc" là một điều quan trọng và không thể bỏ qua.
Mặt khác trong Luật người khuyết tật 2010 cũng có quy định cụ thể tại Điều
9 " Tổ chức của người khuyết tật là tổ chức xã hội được thành lập và hoạt
động theo quy định của pháp luật để đại diện cho quyền, lợi ích hợp pháp của
hội viên là người khuyết tật, tham gia xây dựng, giám sát thực hiện chính
sách, pháp luật đối với người khuyết tật.
Tổ chức vì người khuyết tật là tổ chức xã hội được thành lập và hoạt
động theo quy định của pháp luật để thực hiện các hoạt động trợ giúp người
khuyết tật.".
1
Bên cạnh đó, Luật dạy nghề 2006 cũng có những quy định cụ thể trong
việc hỗ trợ chính sách đối với người khuyết tật. Chính sách này cũng đã được
đưa ra và tham vấn người khuyết tật " Hỗ trợ các đối tượng được hưởng
chính sách người có công, quân nhân xuất ngũ, người dân tộc thiểu số, người
thuộc hộ nghèo, người tàn tật, khuyết tật, trẻ em mồ côi không nơi nương
tựa, người trực tiếp lao động trong các hộ sản xuất nông nghiệp bị thu hồi
đất canh tác và các đối tượng chính sách xã hội khác nhằm tạo cơ hội cho họ
được học nghề để tìm việc làm, tự tạo việc làm, lập thân, lập nghiệp".
3. LIÊN HỆ THỰC TIỄN
Trong thực tế đã có các hoạt động tham vấn người khuyết tật được tổ chức
thành công và mang lại hiệu của tốt. Cụ thể là :
3.1.Tham vấn xây dựng dự án Người khuyết tật

1 Điều 9 Luật người khuyết tật 2010
8
8
Luật Người khuyết tật được đưa ra tham vấn ý kiến của những "người
trong cuộc" và các tổ chức đại diện cho quyền lợi của họ. Các ý kiến đều cho
rằng luật sớm được thực hiện, bảo đảm quyền lợi, nghĩa vụ của người khuyết
tật trong cả nước. Nhiều đại biểu đặc biệt quan tâm đến chế độ, chính sách và
các điểm ưu tiên đối với người khuyết tật trong chăm sóc sức khỏe, phục hồi
chức năng; giáo dục đào tạo; học nghề, giải quyết việc làm; văn hóa, thể dục,
thể thao; đồng thời đề nghị Nhà nước quy định rõ việc ưu tiên người khuyết
tật khi qua đường, đi xe buýt; lối đi dành riêng tại các công trình công cộng…
Trong đó đáng chú ý có đề nghị miễn hoặc giảm học phí cho con em người
khuyết tật; mở các lớp học chuyên biệt cho người câm, điếc; giáo dục học
sinh từ bậc tiểu học về lòng yêu thương, chia sẻ đối với người khuyết tật… Về
xây dựng quỹ cho người khuyết tật, đa số ý kiến đồng tình và đề xuất quỹ cần
có hỗ trợ từ ngân sách nhà nước; xây dựng cơ chế bắt buộc hỗ trợ quỹ đối
với các tổ chức, doanh nghiệp nhà nước…
3.2. Tham vấn đồng cảnh ( peer - counseling )
Chương trình tập huấn miễn phí Kỹ năng tham vấn đồng cảnh cho người
khuyết tật do Chương trình Khuyết tật và phát triển (DRD) và Hội Chăm sóc
con người Nhật Bản (Human Care) đã khởi động vào hôm nay (̉23-8) và kéo
dài đến ngày 27-8-2010 tại TP.HCM.
Tham vấn đồng cảnh (peer-counseling) là một trong những hoạt động và
là mô hình cần thiết, gắn liền với chương trình sống độc lập của người
khuyết tật. Mô hình này được thực hiện thành công tại Mỹ, Nhật và đang
được mở rộng sang các nước khác. Đây là phương pháp hỗ trợ về mặt tâm lý
giữa những người khuyết tật để giúp nhau tìm lại sự tự tin, phát hiện những
khả năng của bản thân để sống độc lập hơn, hòa nhập hơn.
9
9

Những yếu tố cơ bản của tham vấn đồng cảnh như: thái độ chăm chú
lắng nghe, bảo vệ bí mật, không phủ nhận, không phê phán, không được để bị
cuốn vào vấn đề của khách hàng
Bà Hiroko Akiyama - tổng thư ký Trung tâm Sống độc lập Hino (Nhật
Bản) - cho biết: "Chúng tôi hi vọng sẽ mở rộng chương trình tập huấn về
tham vấn đồng cảnh để người khuyết tật Việt Nam ở nhiều tỉnh thành khác
sẽ tham gia. Chính những người khuyết tật được tập huấn về nội dung này sẽ
chia sẻ thông tin đến những người khuyết tật khác.".
1
3.3. Tham vấn Người khuyết tật với dạy nghề và việc làm
Trong các ngày 6-8/8/2009 vừa qua, tại Đại Lải (Vĩnh Phúc), Cục Bảo
trợ Xã hội - Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội cùng Văn phòng ILO tại Việt
Nam đã tổ chức hội thảo tham vấn luật người khuyết tật - dạy nghề và việc
làm.
Tham dự cùng với đại diện lãnh đạo các đơn vị có liên quan của Bộ còn
có đại diện Văn phòng ILO Hà Nội, các nhà quản lý, các chuyên gia trong và
ngoài nước cùng đại diện một số doanh nghiệp đang hỗ trợ người khuyết tật
về dạy nghề và giải quyết việc làm.
Tại hội thảo, sau phần khai mạc, các đại biểu tham dự đã được nghe
Báo cáo tổng kết tình hình thi hành pháp luật về người tàn tật và các văn
bản pháp luật có liên quan của Cục Bảo trợ Xã hội, trong đó đặc biệt đề cập
đến tình hình thực thi các quy định pháp luật về dạy nghề và giải quyết việc
làm cho người khuyết tật thời gian qua.
Sau phần chia sẻ, hỏi đáp về báo cáo nêu trên, Hội thảo tiếp tục nghe bài
trình bày của Chuyên gia cao cấp ILO về Xu hướng luật pháp quốc tế về dạy
nghề và việc làm của người khuyết tật và những khuyết nghị đối với Việt
1 tuoitre.vn
10
10
Nam. Cùng với đó, là bài trình bày tổng quan một số kinh nghiệm học tập từ

Hoa Kỳ, Nhật và Trung Quốc về kinh nghiệm và cách thức tổ chức thực hiện
việc dạy nghề và giải quyết việc làm cho người khuyết tật do lãnh đạo Cục
Bảo trợ Xã hội trình bày.
Trong thời gian 2 ngày hội thảo, các đại biểu tham dự cũng đã được
nghe Tổ soạn thảo trình bày Dự thảo Luật người khuyết tật Việt Nam, dự
kiến sẽ được trình Quốc hội xem xét trong kỳ họp tới, đồng thời dành thời
gian tập trung thảo luận, đóng góp và tiếp thu các ý kiến đóng góp của đại
biểu, đặc biệt tập trung vào hai vấn đề trong Dự thảo luật là: Dạy nghề và
giải quyết việc làm cho người khuyết tật.
3.4. Hội thảo tham vấn Kế hoạch trợ giúp người khuyết tật trên địa
bàn thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2011-2015.
Ngày 15/9/2011, tại Khách sạn Green Plaza đã diễn ra Hội thảo tham
vấn Kế hoạch trợ giúp người khuyết tật (NKT) trên địa bàn thành phố giai
đoạn 2011-2015. Phó Chủ tịch UBND thành phố Đà Nẵng Nguyễn Xuân Anh
đã đến dự và chủ trì hội thảo.
Tham dự hội thảo còn có đại diên lãnh đạo Ủy ban Mặt trận tổ quốc Việt
Nam thành phố, các Sở, ban, ngành, UBND các quận, huyện, xã, phường, các
tổ chức quốc tế và PCPNN có hoạt động trong lĩnh vực người khuyết tật như
UNICEF, USAID, COV, EMWF, VNAH…
Tại Hội thảo, các đại biểu đã lắng nghe dự thảo Kế hoạch thực hiện
chương trình hành động trợ giúp NKT thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2011-
2015 do đại diện Sở Lao động-Thương binh và Xã hội trình bày, trong đó đã
nêu rõ tình hình NKT và kết quả công tác hỗ trợ, giúp đỡ NKT giai đoạn
2006-2010 trên địa bàn thành phố cũng như các mục tiêu, nội dung hoạt
11
11
động và giải pháp thực hiện Chương trình trợ giúp NKT thành phố Đà Nẵng
giai đoạn 2011-2015.
Trong khuôn khổ hội thảo, các đại biểu tham dự đã chia làm 5 nhóm thảo
luận về các vấn đề gồm: Xây dựng phần mềm quản lý, bảo trợ xã hội, dạy

nghề, việc làm cho NKT; Tiếp cận giáo dục; Tiếp cận y tế; Xây dựng giao
thông vận tải; Văn hóa thể thao- du lịch và công nghệ thông tin truyền thông.
Qua đó, các nhóm đã cùng nhau trình bày các kết quả thảo luận, và đề xuấ
các kiến nghị nhằm hoàn chỉnh kế hoạch trợ giúp NKT trên địa bàn thành
phố.
3.5. Tập huấn Tham vấn đồng cảnh và Điều phối PA tại Hà Nội
Từ ngày 14 - 23/09/2011, Hội Người khuyết tật Thành phố Cần Thơ cử 3
hội viên: Ôn Thị Hồng Nhan, Phan Duy Thuấn, Huỳnh Ngọc Hồng Nhung
tham dự lớp tập huấn lãnh đạo Tham vấn đồng cảnh và 2 bạn Lê Hữu Tiệp,
Nguyễn Thụy Tố Trâm tham dự lớp Điều phối người hỗ trợ cá nhân tại Trung
tâm Sống độc lập Hà Nội.
KẾT LUẬN
Qua việc phân tích nguyên tắc tham vấn người khuyết tật, đối tác xã hội
và tổ chức xã hội, đồng thời qua sự cụ thể hóa nguyên tắc này trong luật và
lien hệ thực tiễn thì chúng ta thấy việc tham vẫn người khuyết tật, đối tác xã
hội và tổ chức xã hội đóng vai trò rất quan trọng. Thông qua việc tham vấn
thì hiểu rõ hơn về nguyện vong của họ để đưa ra những quy định hợp lí hơn.
Đảm bảo quyền lợi cho người khuyết tật, giúp họ hòa nhập vào cộng đồng.
12
12
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình luật người khuyết tật - Trường Đại học Luật Hà Nội
2. thongtinphapluatdansu.wordpress.com
3. Hướng tới bình đẳng việc làm cho người Khuyết tật - Tài liệu của ILO
4. Quá trình tham vấn xây dựng pháp luật người khuyết tật - Baomoi.com
5. Luật dạy nghề 2006
6. Bộ luật Lao động
7. Luật người khuyết tật 2010.
8. Cơ hội bình đẳng cho người khuyết tật thông qua hệ thống pháp luật - Tài
liệu hướng dẫn của ILO

9. Tham vấn - nguyên tắc đảm bảo tính dân chủ trong lập pháp - Tạp chí
Kiểm sát . 5/2006.
13
13

×