Tải bản đầy đủ (.doc) (24 trang)

Xây dựng và phát triển KTTT ở Việt Nam. Lý luận, nhận thức và giải pháp thực hiện

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (168.38 KB, 24 trang )

Lời mở đầu
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khẳng định: "Việt Nam đã chuyển đổi thành
công từ một nền kinh tế kế hoạch sang nền kinh tế thị trường. Ngày nay, Việt
Nam đã là một nền kinh tế thị trường, là thành viên của WTO và là thành viên
năng động, tích cực của cộng đồng quốc tế". Chúng ta có được kết quả như
ngày hôm nay là một sự nỗ lực với các biện pháp và chính sách của đảng và
nhà nước trong việc tiến hành đổi mới các DNNN. Chúng ta đã tiến hành
nhiều biện pháp đổi mới như chuyển đổi mô hình doanh nghiệp thành công ty
mẹ công ty con, tập đoàn kinh doanh, cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước.
Nhưng ở đây tôi chỉ nghiên cứu về vấn đề cổ phần hoá doanh nghiệp nhà
nước. Trong đó cổ phần hoá là việc chuyển đổi những doanh nghiệp mà nhà
nước không cần nắm giữ 100% vốn sang loại hình doanh nghiệp có nhiều chủ
sở hữu qua đó huy động của các nhà đầu tư trong nước và ngoài nướcđể nâng
cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trong kinh tế thị trường. Lộ trình
hội nhập đang tạo áp lực mạnh mẽ đối với việc cổ phần hoá nói riêng và
chuyển đổi DNNN nói chung, do vậy chúng ta cần phải chuyển đổi một cách
mạnh mẽ hơn, quyết liệt hơn. Đây là yêu cầu bắt buộc theo luật chơi của
WTO
Trong quá trình nghiên cứu, do còn nhiều hạn chế về nhiều mặt nên không
thể tránh khỏi những thiếu sót, rất mong sự thông cảm của các thầy, cô giáo.
Xin chân thành cảm ơn đã trực tiếp hướng dẫn giúp tôi hoàn thành đề tài
này.
Nội dung
I. Những vấn đề về cổ phần hoá (CPH) Doanh nghiệp nhà nước (DNNN).
1. Thực chất và vai trò CPH DNNN ở Việt Nam.
1.1. Thực chất:
Đổi mới doanh nghiệp nhà nước là vấn đề mang tính phổ biến của nhiều
nước trên thế giới đặc biệt là các nước dang phát triển. Việc đổi mới doanh
nghiệp nhà nước được thực hiện bằng nhiều giải pháp, trong đó cổ phần hoá
DNNN là một giải pháp quan trọng. Ở nước ta, CPH DNNN đang là một chủ
trương lớn của đảng và nhà nước. Thực chất của CPH chính là việc chuyển


đổi những doanh nghiệp mà nhà nước không cần nắm giữ 100% vốn sang loại
hình doanh nghiệp có nhiều chủ sở hữu qua đó huy động của các nhà đầu tư
trong nước và nước ngoài để nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp
trong kinh tế thị trường. CPH giúp đảm bảo hài hoà lợi ích của nhà nước,
doanh nghiệp, các nhà đầu tư và của những người lao động trong doanh
nghiệp. Chúng ta tiến hành CPH là do:
1.2. Lý do cổ phần hoá:
Hiệu quả hoạt động, sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nhà nước
giảm: Trong những năm 80, đối với các nước có nền kinh tế phát triển cũng
như đang phát triển, thì vai trò của doanh nghiệp nhà nước đã được khẳng
định và giữ vị trí chủ đạo trong nền kinh tế quốc dân. Nhìn về tổng thể thì có
những doanh nghiệp nhà nước hoạt động tốt, hiệu quả kinh tế cao, nhưng có
không ít các doanh nghiệp nhà nước hoạt động kém hiệu quả. Nhà nước phải
dùng chính sách kinh tế vĩ mô để bảo hộ, như: Miễn giảm thuế, cấp vốn ưu
đãi đầu tư, bù lỗ... Theo Thông báo Hội nghị lần thứ 3 Ban chấp hành Trung
ương Đảng khoá IX đã nhận định: Doanh nghiệp nhà nước còn những mặt
hạn chế, yếu kém, hiệu quả kinh doanh nhìn chung còn thấp, chưa tương xứng
với nguồn lực đã có và sự trợ giúp của Nhà nước; công nợ còn nhiều, chậm
đổi mới công nghệ, lao động còn dôi dư lớn, chưa thực sự tự chủ trong kinh
2
doanh, trình độ quản lý còn yếu kém, cơ cấu doanh nghiệp nhà nước còn
nhiều bất hợp lý.
Nhà nước giảm dần sự bảo hộ đối với doanh nghiệp nhà nước. Các nước
phương tây đã phải dao động giữa thời kỳ vững chãi của những thành công
khu vực kinh tế nhà nước và sự phát triển của khu vực phi nhà nước cũng như
việc mở rộng thị trường. Mặt khác, tỷ lệ lạm phát và nợ của Nhà nước ngày
càng tăng đã làm cho nhiều chính phủ phải tự xem lại chính sách kinh tế của
mình. Trong bối cảnh toàn cầu hoá và khu vực hoá về thị trường sản phẩm và
thị trường vốn, hàng loạt các ngành công nghiệp đã trở nên càng ngày càng
khó khăn hơn và không còn giải pháp nào khác là hợp tác quốc tế để giải

quyết những khó khăn đó. Đồng thời, việc phát triển các ngành công nghiệp,
phát triển sản xuất và những vấn đề liên quan đến sản xuất của các doanh
nghiệp nhà nước đều do Nhà nước quyết định hoặc lãnh đạo doanh nghiệp
nhà nước quyết định đã phần nào gặp trở ngại trong môi trường mới đòi hỏi
phải có các quyết định nhanh và kịp thời trong nền kinh tế thị trường. Nhà
nước giảm dần chức năng làm kinh tế. Nhà nước không có tham vọng hành
chính hoá nền kinh tế, cũng như không thể thay thế được vai trò của thị
trường và các doanh nghiệp. Tuy nhiên, xét trên nhiều phương diện, sự quản
lý, tác động của Nhà nước là điều kiện không thể thiếu được cho sự vận hành
hiệu quả của nền kinh tế thị trường. Cho dù luật chơi của thị trường có hiệu
quả đến đâu thì cũng không thể thả nổi hoàn toàn nền kinh tế cho quy luật tự
điều chỉnh của thị trường. Sẽ là ảo tưởng nếu cho rằng thị trường tự nó sẽ tự
điều chỉnh, tự nó có đủ cơ chế để vận hành hiệu quả.
Nhà nước điều tiết thị trường thông qua các quy phạm pháp luật và cơ chế
chính sách. Nhà nước cũng có thể can thiệp, điều tiết thị trường bằng việc
thành lập các cơ quan được giao đặc trách việc điều tiết, quản lý kinh tế, với
qui chế độc lập. Việc Nhà nước hạn chế, giảm thiểu các biện pháp can thiệp
trực tiếp vào nền kinh tế và làm thay các doanh nghiệp nhà nước dẫn đến hai
thay đổi đáng kể: Thứ nhất: tăng cường vai trò quản lý của các cơ quan nhà
nước thông qua việc ban hành các quy phạm pháp luật, tạo hành lang pháp lý
chặt chẽ hơn cho sự vận hành của thị trường; thứ hai: tăng cường tính chủ
3
động, trách nhiệm của doanh nghiệp trong hoạt động sản xuất kinh doanh
trước thị trường.
Hiện nay, các khoản nợ, việc chiếm dụng vốn giữa các doanh nghiệp với
nhau rất lớn, Nhà nước lại phải đứng ra lo trả nợ để đảm bảo cho sự hoạt động
bình thường mặc dù không thu về được vốn. Điều đó đã khiến các doanh
nghiệp nhà nước đã trở thành gánh nặng cho ngân sách nhà nước. Mức độ tổn
thất do khu vực doanh nghiệp nhà nước gây ra cho ngân sách nhà nước đã
làm ảnh hưởng, thiếu lòng tin về khả năng, lợi ích của khu vực kinh tế này đối

với sự phát triển cân đối của nền kinh tế, đồng thời để lại những hậu quả
nghiêm trọng về mặt xã hội như: Tệ tham nhũng, quan liêu, cửa quyền, ỷ lại
vào nhà nước, thất nghiệp tăng... Để giảm bớt những gánh nặng này, Nhà
nước đã từng bước tiến hành cổ phần hoá các doanh nghiệp của mình.
1.3. Vai trò của cổ phần hoá:
Trong bối cảnh này, vị trí, vai trò của các doanh nghiệp nhà nước cũng cần
thay đổi cho phù hợp. Các doanh nghiệp nhà nước muốn giải quyết vấn đề
này không thể tự mình quyết định mà phải qua nhiều thủ tục hành chính của
các cấp có thẩm quyền để chớp lấy thời cơ hội nhập và hợp tác quốc tế.
Chuyển đổi doanh nghiệp nhà nước sang các loại hình doanh nghiệp có nhiều
chủ sở hữu là một giải pháp hữu hiệu. Cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước
làm thay đổi căn bản trên ba mặt đối với doanh nghiệp nhà nước:
Chuyển hoá từ đơn sở hữu sang đa sở hữu doanh nghiệp, đảm bảo quyền
làm chủ thực sự của những người góp vốn và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh
doanh của doanh nghiệp. Đảm bảo hài hoà lợi ích của nhà nước, doanh
nghiệp, các nhà đầu tư và của người lao động trong doanh nghiệp.
Thay đổi căn bản về tổ chức các quan hệ quản lý nội bộ doanh nghiệp.
Với cơ cấu tổ chức mới, có sự phân công, phân cấp và giám sát lẫn nhau chặt
chẽ. Giúp cho quá trình thực hiện công việc công khai minh bạch các vấn đề
của doanh nghiệp theo nguyên tắc thị trường. Gắn sự phát triển của doanh
nghiệp với sự phát triển của thị trường chứng khoán.
Thay đổi căn bản về quan hệ quản lý giữa Nhà nước và doanh nghiệp. Từ
chỗ doanh nghiệp bị chi phối toàn diện trong quá trình sản xuất kinh doanh
4
bởi Nhà nước với tư cách là chủ sở hữu duy nhất, sang quyền tự chủ kinh
doanh được mở rộng và tính chịu trách nhiệm được đề cao.
2. Các mô hình CPH ở Việt Nam.
Quá trình chuyển đổi DNNN sang công ty cổ phần là rất phức tạp. Nó dẫn
đến hàng loạt những thay đổi trong doanh nghiệp như: cơ cấu tổ chức, cơ cấu
vốn, hình thức sở hữu…Vì vậy, Nhà nước đã đề ra 3 mô hình CPH cơ bản

sau:
2.1. Giữ nguyên giá trị thuộc vốn nhà nước hiện có tại doanh nghiệp, phát
hành thêm cổ phiếu nhằm huy động thêm vốn của xã hội để đầu tư vào sản
xuất kinh doanh. Hình thức này áp dụng cho các doanh nghiệp mà nhà nước
cần giữ một tỷ lệ cổ phần nhất định trong doanh nghiệp và doanh nghiệp đang
hoạt động có hiệu quả, cần vốn để mở rộng sản xuất kinh doanh.
2.2. Bán bớt phần vốn nhà nước hiện có tại doanh nghiệp cho người lao
động trong doanh nghiệp và các nhà đầu tư khác để chuyển thành công ty cổ
phần. Hình thức này được áp dụng cho các doanh nghiệp chưa cần huy động
thêm vốn, mà chỉ cơ cấu lại quyền sở hữu về vốn và biện pháp quản lý doanh
nghiệp.
2.3. Bán toàn bộ phần vốn nhà nước hiện có tại doanh nghiệp, áp dụng cho
các doanh nghiệp mà nhà nước không cần nắm giữ cổ phần chi phối.
Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện tuỳ từng hoàn cảnh của mỗi daonh
nghiệp mà có thể áp dụng hình thức nào hoặc kết hợp linh hoạt giữa các hình
thức trên. Nhưng vấn đề quan trọng là làm sao để người lao động chiếm giữ
một tỷ lệ cổ phần nhất định trong doanh nghiệp sau khi tiến hành cổ phần hoá,
tạo động cơ để họ nâng cao hiệu quả sản xuất và kinh doanh. Hiện nay ở nước
ta đang tiến hành hỗn hợp cả ba mô hình.
5
II. Thực trạng tiến trình CPH DNNN ở Việt Nam.
Tiến trình CPH ở nước ta được tiến hành qua 4 gíai đoạn: tiến hành thí
điểm từ năm 1992 – 1996 gắn với NĐ 28/CP kết thúc giai đoạn này chúng ta
CPH được 5 DNNN. Giai đoạn hai là giai đoạn mở rộng từ tháng 6/1996 –
tháng 6/1998 gắn với NĐ 44/CP kết thúc giai đoạn này chúng ta CPH được 3
DNNN. Giai đoạn 3 là giai đoạn chủ động diễn ra từ tháng 7/1998 – tháng
7/2002 gắn với NĐ 64/CP kết thúc giai đoạn này chúng ta CPH được 784
doanh nghiệp. Giai đoạn 4 là giai đoạn đẩy mạnh diễn ra từ tháng 7/2002 cho
đến nay gắn với NĐ 187/CP. Ngày 26/6/2007 CP ban hành NĐ 109/CP để chỉ
đạo quá trình CPH doanh nghiệp nhà nước. Và nội dung chủ yếu của CPH là:

thứ nhất là đẩy nhanh tiến độ CPH, mở rộng diện các doanh nghiệp nhà nước
cần phải CPH. Tiến hành CPH các tổng công ty, DNNN quy mô lớn; thứ hai
là đối với các doanh nghiệp còn lại thì phải chuyển sang hoạt động công ty
trách nhiệm hữu hạn 1 thành viên( những doanh nghiệp mà nhà nước nắm giữ
100% vốn); thứ ba là cơ cấu lại các tổng công ty theo mô hình công ty mẹ -
công ty con và xây dựng một số tập đoàn kinh tế mạnh; thứ tư là đổi mới và
lành mạnh hoá tài chính doanh nghiệp, từng bước hiện đại hoá công nghệ và
trình độ quản trị trong các doanh nghiệp nhà nước. Qua các giai đoạn và nội
dung tiến hành CPH như vậy chúng ta đã:
1. Thành tựu đạt được:
1.1. Khắc phục được cơ bản tình trạng CPH khép kín. Chúng ta đã quy định
lượng cổ phần tối thiểu phải đấu giá bán công khai. Việc định giá các doanh
nghiệp phải do các cơ quan tổ chức có chức năng định giá tiến hành do các
công ty tài chính, các ngân hàng đầu tư trong và ngoài nước từ đó góp phần
tăng tính công khai minh bạch trong quá trình kế hoạch hoá cổ phần nhà
nước. Khi bán cổ phần ra bên ngoài các doanh nghiệp đã chủ động lựa chọn
được các nhà đầu tư chiến lược. Thông qua bán đấu giá các doanh nghiệp đều
bán được mệnh giá cao hơn cổ phần. Bộ chính trị cũng đã có chỉ thị 45, trong
đó nhấn mạnh đến việc chấm dứt trình trạng CPH khép kín. Bởi vì chỉ khi nào
các cổ đông là nhà đầu tư chiến lược tham gia vào doanh nghiệp với tỉ lệ sở
hữu cổ phần lớn, cơ cấu hội đồng quản trị, ban điều hành thay đổi thì cung
cách, tư duy quản lý mới có thể thay đổi và chuyển biến được.
6
1.2. Hầu hết các doanh nghiệp sau khi CPH thì hoạt động sản xuất kinh
doanh có hiệu quả hơn. kết quả điều tra năm 2005. Trong 850 doanh nghiệp
CPH thì cho thấy vốn điều lệ tăng 44%, lợi nhuận tăng 14% và thu nhập của 1
lao động tăng 12% cổ tức bình quân trong các doanh nghiệp mà cổ phần hoá
năm 2006 là 17%. Quyền lợi của 1 lao động trong các doanh nghiệp CPH đã
được đảm bảo, lao động dôi dư được hương chính sách trợ cấp theo NĐ 41
của CP. Riêng năm 2005, chúng ta có 85500 lao động dôi dư và bình quân

mỗi lao động thì hỗ trợ 32triệu đồng. Cán bộ công nhân viên được mua cổ
phần ưu đãi với giá giảm 40% so với giá đấu bình quân thành công.
Tính đến hết tháng 8/2006, cả nước đã sắp xếp được 4.447 doanh nghiệp,
trong đó, CPH 3.360 doanh nghiệp. Riêng từ năm 2001 đến nay đã sắp xếp
được 3.830 doanh nghiệp Nhà nước, bằng gần 68% số doanh nghiệp Nhà
nước đầu năm 2001. Sau quá trình thực hiện sắp xếp, số lượng doanh nghiệp
Nhà nước giảm nhưng vẫn tiếp tục giữ vai trò chi phối những ngành, lĩnh vực
then chốt. Khu vực doanh nghiệp Nhà nước vẫn đóng góp gần 40% GDP và
50% tổng thu ngân sách Nhà nước. Dựa trên báo cáo của các bộ, ngành, địa
phương về kết quả hoạt động của 850 doanh nghiệp CPH đã hoạt động trên 1
năm cho thấy, vốn điều lệ bình quân tăng 44%, doanh thu bình quân tăng
23,6%, lợi nhuận thực hiện bình quân tăng 139,76%. Đặc biệt, có tới trên
90% số doanh nghiệp sau CPH hoạt động kinh doanh có lãi, nộp ngân sách
bình quân tăng 24,9%, thu nhập bình quân của người lao động tăng 12%, số
lao động tăng bình quân 6,6%, cổ tức bình quân đạt 17,11%. Cùng với việc
sắp xếp, CPH doanh nghiệp Nhà nước, từ năm 2001 đến nay, trên địa bàn cả
nước đã tiến hành giải thể 5 tổng công ty không giữ được vai trò chi phối,
đồng thời hỗ trợ các công ty thành viên sát nhập, hợp nhất 7 tổng công ty; tổ
chức lại tổng công ty rượu - bia - nước giải khát thành 2 tổng công ty; thành
lập thêm 17 tổng công ty Nhà nước, tổ chức lại 7 tổng công ty thành tập đoàn,
đưa 1 tổng công ty 90 vào cơ cấu của tập đoàn. Như vậy, đến hết tháng
9/2006, cả nước đã có 105 tập đoàn và tổng công ty, cụ thể gồm 7 tập đoàn,
13 tổng công ty 91; 83 tổng công ty thuộc các bộ, ngành, địa phương và 2
tổng công ty thuộc Tập đoàn Công nghiệp Than - khoáng sản Việt Nam.Theo
7
số liệu tổng hợp từ các bộ, địa phương, đến nay, cả nước còn 2.176 doanh
nghiệp 100% vốn Nhà nước với tổng số vốn Nhà nước gần 260 nghìn tỷ
đồng. Trong đó, 1.546 doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh, 355
doanh nghiệp quốc phòng an ninh và sản xuất, cung ứng sản phẩm, dịch vụ
công ích và 295 nông, lâm trường quốc doanh.

Năm Số lượng DN Tổng vốn (nghìn tỷ)
2004 2242 17.700
2005 2307 20.000
2006 3360 22.000
Bảng số liệu tổng hợp qua các năm
1.3. Những kết quả đạt được khác:
Trước hết phải nói về nhận thức, để tạo một bước chuyển của tư duy từ
kinh tế nhà nước sang kinh tế dân doanh, từ kinh tế đơn thành phần sang kinh
tế đa thành phần là cả một quá trình. Mặc dù loại hình kinh tế quốc doanh đã
bộc lộ nhiều bất cập như hiệu quả thấp, lãng phí, kém sức cạnh tranh, tuy
nhiên không dễ gì chia tay với nó. Tâm lý định kiến với kinh tế ngoài quốc
doanh vẫn còn khá nặng, nhưng lộ trình cổ phần hoá đã từng bước làm thay
đổi nhận thức. Thứ hai là, cùng với đường lối của Đảng là sự chỉ đạo của
Chính phủ trong việc tiến hành lộ trình cổ phần hóa DNNN theo phương thức
vừa làm vừa rút kinh nghiệm. Trên cơ sở đó xây dựng hành lang pháp lý, đảm
bảo lợi ích cho người lao động, doanh nghiệp và Nhà nước, đồng thời tạo
động lực cho phát triển. Thứ ba là, tiến trình cổ phần hóa được triển khai từ
chỗ làm thí điểm một vài doanh nghiệp rồi nhân rộng ra các ngành, các địa
phương trong toàn quốc. Từ chỗ chỉ cổ phần hoá những doanh nghiệp quy mô
nhỏ, rồi đến những doanh nghiệp quy mô lớn, đến cả những ngành chủ lực
như điện, xi măng, ngân hàng... Thứ tư là, hình thức cổ phần hóa cũng có sự
thay đổi đáng kể: từ chỗ cổ phần hoá khép kín, chia cổ phần cho người lao
động, đến chỗ tổ chức đấu giá công khai, minh bạch, chống thất thoát. Thứ
8
năm là, hầu hết các doanh nghiệp sau cổ phần hoá đều làm ăn có hiệu quả,
vốn, doanh số, lợi nhuận, thu nhập của người lao động đều tăng. Cổ tức bình
quân đạt 17%/năm.
2. Bên cạnh những thành tựu đạt được chúng ta vẫn còn những hạn chế
đó là:
2.1. Đối tượng các doanh nghiệp CPH còn hạn chế chưa đáp ứng được yêu

cầu về đẩy mạnh CPH. Hầu hết các doanh nghiệp CPH cho đến nay là các
doanh nghiệp địa phương có quy mô nhỏ. Nhiều doanh nghiệp thì vẫn né
tránh CPH bằng cách chuyển sang hoạt động mô hình công ty mẹ công ty con
hoặc những mô hình công ty trách nhiệm hữu hạn 1 thành viên.
2.2. Quyền sở hữu thực tế trong các doanh nghiệp đã CPH thì được chuyển
đổi rất ít cho đến hết năm 2005, tổng số vốn trong các doanh nghiệp đã CPH
chỉ chiếm 12% tổng số vốn trong các DNNN. Tuy nhiên trong số các doanh
nghiệp đã CPH và nhà nước vẫn nắm giữ 38% vốn cổ phần, 1lao động trong
doanh nghiệp nắm 54%, các cổ đông bên ngoài chỉ nắm giữ 8%. cổ phần hoá
chưa làm rõ mối quan hệ giữa Đảng, Nhà nước, người lao động.
2.3. Lộ trình CPH thì diễn ra hết sức chậm chạp đặc biệt khi chúng ta tiến
hành CPH các doanh nghiệp quy mô lớn, các doanh nghiệp trong lĩnh vực tài
chính, ngân hàng. Bên cạnh một số Bộ, địa phương triển khai tích cực, hoàn
thành kế hoạch thì còn những Bộ, ngành, địa phương chưa hoàn thành theo đề
án đã được phê duyệt. Thậm chí có đơn vị như Tổng công ty Công nghiệp tàu
thủy, kế hoạch cổ phần hóa 21 doanh nghiệp nhưng cả 2 năm 2004, 2005
không thực hiện được doanh nghiệp nào. Cổ phần hoá doanh nghiệp theo lĩnh
vực và địa bàn cũng không đồng đều, tính chung đến cuối năm 2005, DNNN
được cổ phần hóa trong ngành công nghiệp, giao thông, xây dựng chiếm 66%;
ngành thương mại, dịch vụ chiếm 27,6%; ngành nông, lâm, ngư nghiệp chỉ
chiếm 6,4%; doanh nghiệp nhà nước do tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương
quản lý được cổ phần hóa chiếm 61,7%; các tổng công ty 91 chiếm 9,3%. Sự
chây ỳ diễn ra ở hầu hết các bộ, ngành, địa phương. Do vừa làm vừa rút kinh
nghiệm nên không tránh khỏi việc phải trả học phí. Chẳng hạn chuyện cổ
9

×