Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

Tổ chức và hoạt động của Quốc hội theo pháp luật hiện hành – thực trạng và giải pháp.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (143.22 KB, 10 trang )

A. ĐẶT VẤN ĐỀ
Quốc hội ngay từ khi mới ra đời đến nay luôn luôn chiếm vị trí đặc biệt quan trọng
trong bộ máy nhà nước và là cơ quan bảo đảm thực hiện quyền lực của nhân dân.
Theo Điều 83 Hiến pháp 1992 quy định: “ Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của
nhân dân, cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam. Quốc hội là cơ quan duy nhất có quyền lập hiến và lập pháp. Quốc
hội quyết định những chính sách cơ bản về đối nội và đối ngoại, nhiệm vụ kinh tế -
xã hội, quốc phòng, an ninh của đất nước, những nguyên tắc chủ yếu về tổ chức và
hoạt động của bộ máy Nhà nước, về quan hệ xã hội và hoạt động của công dân.
Quốc hội thực hiện quyền giám sát tối cao đối với toàn bộ hoạt động của Nhà nước.”
Để hiểu sâu hơn về tổ chức và hoạt động của Quốc hội theo pháp luật hiện hành, em
xin đi vào giải quyết vấn đề số 08: Tổ chức và hoạt động của Quốc hội theo pháp
luật hiện hành – thực trạng và giải pháp.
B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I. CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA QUỐC HỘI
Cơ cấu của Quốc hội gồm có: Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Hội đồng dân tộc và các
ủy ban của Quốc hội.
1. Uỷ ban thường vụ Quốc hội
Theo Hiến pháp năm 1959, Uỷ ban thường vụ Quốc hội (UBTVQH) là cơ quan
thường trực của Quốc hội. Theo Hiến pháp 1980, Uỷ ban thường vụ Quốc hội được
thay thế bằng Hội đồng Nhà nước. Tuy nhiên, khi hoạt động cơ quan này đã bộc lộ
những hạn chế (chức năng, nhiệm vụ rất nặng nề nhưng cơ cấu thành viên của Hội
đồng Nhà nước hầu hết là những người kiêm nhiệm) nên nó không phát huy được
hết vai trò của mình trong việc ban hành nhiều pháp lệnh trên tất cả mọi lĩnh vực. Vì
vậy, tới Hiến pháp năm 1992, chức năng và nhiệm vụ của Hội đồng Nhà nước đã
được phân định cho hai cơ quan khác nhau. Chức năng nguyên thủ quốc gia do Chủ
tịch nước đảm nhiệm, còn Uỷ ban thường vụ Quốc hội được xác định là cơ quan
thường trực của Quốc hội. Uỷ ban thường vụ Quốc hội gồm có: Chủ tịch Quốc hội;
các Phó chủ tịch Quốc hội; các ủy viên do Quốc hội bầu ra. Hiến pháp năm 1992
quy định thành viên của Uỷ ban thường vụ Quốc hội không thể đồng thời là thành
viên của Chính phủ. Uỷ ban thường vụ Quốc hội làm việc theo chế độ hội nghị và


quyết định theo đa số (Điều 19 Luật tổ chức QH). Nhiệm vụ, quyền hạn của Uỷ ban
thường vụ Quốc hội được quy định trong Điều 91 Hiến pháp năm 1992.
Uỷ ban thường vụ Quốc hội công bố và chủ trì việc bầu cử đại biểu Quốc hội; tổ
chức việc chuẩn bị triệu tập và chủ trì các kì họp Quốc hội; giải thích Hiến pháp,
luật, pháp lệnh; ra pháp lệnh về những vấn đề được Quốc hội giao.
Uỷ ban thường vụ Quốc hội giám sát việc thi hành Hiến pháp, luật, nghị quyết của
Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Uỷ ban thường vụ Quốc hội;...
1
Ngoài ra còn một số nhiệm vụ, quyền hạn của Uỷ ban thường vụ Quốc hội được
quy định tại Điều 15 Luật tổ chức Quốc hội.
Trong tổ chức của Quốc hội cũng như Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Quốc
hội có vị trí rất quan trọng. Hiến pháp năm 1992 và Luật tổ chức Quốc hội quy định
Chủ tịch Quốc hội chủ tọa các phiên họp của Quốc hội; bảo đảm thi hành quy chế
đại biểu Quốc hội, nội quy kì họp Quốc hội; kí chứng thực luật, nghị quyết của Quốc
hội; tổ chức việc thực hiện quan hệ đối ngoại của Quốc hội, lãnh đạo hoạt động của
Đoàn đại biểu Quốc hội Việt Nam trong liên minh Quốc hội thế giới. Và nhiệm vụ,
quyền hạn của Chủ tịch Quốc hội được quy định cụ thể tại Điều 20 Luật tổ chức
Quốc hội.
Theo báo Pháp luật Việt Nam số 347(4.773) ngày 13/12/2011 sẽ cho chúng ta
thấy rõ được thực trạng hoạt động của Uỷ ban thường vụ Quốc hội hiện nay đó là tại
phiên họp thứ 4 của Uỷ ban thường vụ Quốc hội thì UBTVQH sẽ đánh giá kết quả
kỳ họp thứ 2 và cho ý kiến bước đầu về việc chuẩn bị kì họp thứ 3, Quốc hội khóa
XIII. Giám sát chuyên đề việc thực hiện quy định của pháp luật về ban hành văn bản
quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân; giám sát chuyên đề
việc thực hiện chính sách pháp luật về xây dựng và phát triển các khu kinh tế, khu
kinh tế cửa khẩu; xem xét quyết định phương án phân bổ 2097 tỷ đồng vốn đầu tư
cho các dự án; công trình cấp bách và 820 tỷ đồng vốn đầu tư cho cơ sở hạ tầng du
lịch của các địa phương; xem xét đề nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân
tối cao (VKSNDTC) về việc cử ủy viên hội đồng tuyển chọn Kiểm sát viên
VKSNDTC, Kiểm sát viên VKS Quân sự trung ương. Về công tác xây dựng pháp

luật, UBTVQH sẽ cho ý kiến về một số vấn đề quan trọng, ý kiến còn khác nhau của
dự án Luật phòng, chống tác hại của thuốc lá; dự án Bộ luật lao động (sửa đổi); dự
án Luật giá; dự án Luật tài nguyên nước (sửa đổi). Dự kiến cũng tại phiên họp,
UBTVQH sẽ thông qua chương trình công tác quốc tế năm 2012 của các cơ quan
của Quốc hội.
2. Hội đồng dân tộc
Vấn đề dân tộc có ý nghĩa chiến lược đối với cách mạng Việt Nam. Hiến pháp 1959
chưa nói đến việc thành lập Hội đồng dân tộc. Hiến pháp 1980 đã nâng Uỷ ban dân
tộc của Quốc hội thành Hội đồng dân tộc cho xứng với tầm quan trọng của vấn đề
dân tộc ở nước ta. Đến Hiến pháp 1992, vị trí, vai trò của Hội đồng dân tộc được đề
cao, nhiệm vụ và quyền hạn được tăng cường. Hội đồng dân tộc tham mưu cho Quốc
hội về vấn đề dân tộc. Hội đồng dân tộc gồm có Chủ tịch, các Phó chủ tịch và các ủy
viên do Quốc hội bầu ra trong số các đại biểu Quốc hội. Nhiệm vụ, quyền hạn của
Hội đồng dân tộc được quy định tại Điều 26 Luật tổ chức Quốc hội. Hoạt động của
Hội đồng dân tộc đã có nhiều điểm tích cực, cụ thể ngày 12/12/2011, Hội đồng dân
tộc tổ chức hội nghị tham vấn chính sách cho vay vốn đối với hộ nghèo, hộ đồng bào
dân tộc thiểu số hiện nay. Tính đến nay đang thực hiện 18 chương trình tín dụng
chính sách đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác. Chương trình cho
2
vay ưu đãi đối với hộ nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số có ý nghĩa, tác dụng hết sức
to lớn, góp phần làm nên những thành tựu xóa đói giảm nghèo của nước ta; cải thiện
nâng cao chất lượng cuộc sống, làm chuyển biến nhận thức, cách thức làm ăn, hòa
nhập với sự phát triển của nền kinh tế hàng hóa cho trên 6 triệu lượt hộ nghèo; rút
ngắn khoảng cách về trình độ phát triển giữa các vùng, miền các dân tộc trong cả
nước,...Bên cạnh những thành tựu đạt được thì việc thực hiện chính sách vẫn còn
một số bất cập: ở một số địa phương việc xác định đối tượng thụ hưởngcòn chưa
chính xác, chưa kịp thời; định mức vay vốn, quy trình vay vốn, thời điểm cho vay
nhiều điểm còn chưa hợp lí; một số bộ phận người nghèo còn trông chờ ỷ lại vào
chính sách chế độ; mặt khác, một bộ phận người nghèo là hộ đồng bào dân tộc thiểu
số sử dụng vốn chưa thực sự hiệu quả,...Các đại biểu cũng đề nghị trong thời gian tới

cần phải nâng cao hoạt động giám sát chính sách tín dụng ưu đãi đối với hộ nghèo,
hộ dân tộc thiểu số của các cơ quan dân cử và của các đoàn thể xã hội và nâng định
mức vốn vay đối với mỗi hộ dân.
3. Các ủy ban của Quốc hội
Các ủy ban của Quốc hội được thành lập ra để giúp Quốc hội thực hiện được tốt
các nhiệm vụ, quyền hạn của mình. Quốc hội thành lập hai loại ủy ban: ủy ban
thường trực và ủy ban lâm thời.
Uỷ ban thường trựccủa Quốc hội là những ủy ban hoạt động thường xuyên.
Nhiệm vụ của các ủy ban này là nghiên cứu, thẩm tra dự án luật, kiến nghị về luật,
dự án pháp lệnh và dự án khác, những báo cáo được Quốc hội hoặc UBTVQH giao;
trình Quốc hội, UBTVQH ý kiến về chương trình xây dựng luật, pháp lệnh; thực
hiện quyền giám sát trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn do luật định; kiến nghị
những vấn đề thuộc phạm vi hoạt động của ủy ban. Tùy theo từng lĩnh vực hoặc
từng nhóm vấn đề nhất định, Quốc hội thành lập các ủy ban sau đây: ủy ban pháp
luật; ủy ban tư pháp; ủy ban kinh tế; ủy ban tài chính, ngân sách; ủy ban quốc phòng
và an ninh; ủy ban văn hóa, giáo dục, thanh niên, thiếu niên và nhi đồng; ủy ban về
các vấn đề xã hội; ủy ban khoa học, công nghệ và môi trường; ủy ban đối ngoại.
(Điều 22 Luật tổ chức QH 2001).
Uỷ ban lâm thời là những ủy ban được Quốc hội thành lập ra khi xét thấy cần
thiết để nghiên cứu thẩm tra một dự án hoặc điều tra về một vấn đề nhất định. Sau
khi hoàn thành nhiệm vụ, ủy ban này sẽ giải thể. Ví dụ: ủy ban sửa đổi Hiến pháp,
ủy ban thẩm tra tư cách đại biểu Quốc hội,...
II. HOẠT ĐỘNG CỦA QUỐC HỘI
1. Về hoạt động lập pháp
Lập pháp là một trong những lĩnh vực hoạt động cơ bản nhất của QH nhằm thể
chế hóa đường lối, chính sách của Đảng thành các quy định của Nhà nước để điều
chỉnh các quan hệ xã hội trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa,...
Hoạt động lập pháp của Quốc hội đã không ngừng được cải thiện tăng cường và
đổi mới. Quốc hội đã thông qua 4 Hiến pháp, hàng trăm luật và bộ luật tạo nên cơ sở
3

pháp lý quan trọng điều chỉnh các mối quan hệ xã hội. Nếu tính về tổng thể thì số
luật đã thông qua không nhiều nhưng nếu xét thực tế hoàn cảnh cụ thể của hơn 60
năm qua thì mới thấy hết được sự cố gắng, tiến bộ không ngừng của QH trong lĩnh
vực hoạt động này. Trong những năm gần đây khi đất nước bắt tay vào công cuộc
xây dựng đổi mới thì số lượng luật được thông qua ở mỗi kì họp gần đây cũng tăng
lên đáng kể. Cụ thể là: QH khóa X thông qua 31 luật; QH khóa XI thông qua 84 luật;
QH khóa XII qua 3 kỳ họp đã thông qua 19 luật.
Phạm vi điều chỉnh của luật mà QH thông qua cũng đã nói lên cố gắng của QH,
khẳng định vai trò của mình trong nhà nước pháp quyền. Các đạo luật được ban
hành đã thực sự quy định các vấn đề cơ bản, quan trọng thuộc lĩnh vực đối nội, đối
ngoại, nhiệm vụ kinh tế - xã hội, quốc phòng – an ninh của đất nước. Hiện nay phạm
vi điều chỉnh của các luật mà QH ban hành càng vươn rộng ra, đáp ứng kịp thời yêu
cầu đổi mới của đất nước. Bên cạnh những luật về tổ chức bộ máy nhà nước, chúng
ta thấy xuất hiện ngày càng nhiều hơn các luật, bộ luật lớn như: Bộ luật Hình sự, Bộ
luật Thanh tra hình sự, Bộ luật Dân sự, Luật hàng không dân dụng Việt Nam, Luật
đất đai,...
Tuy nhiên, hoạt động lập pháp của QH còn bộc lộ một số hạn chế và tồn tại. Đó
là: Thứ nhất, các văn bản được thông qua nhiều nhưng chưa đáp ứng đầy đủ yêu cầu
nhà nước quản lí xã hội bằng pháp luật, hiệu quả của hoạt động lập pháp chưa cao.
Các quy định của một số đạo luật được thông qua còn dừng lại ở mức nguyên tắc,
thiếu cụ thể, khó thực hiện; Thứ hai, hoạt động lập pháp của QH còn bị phụ thuộc
quá nhiều vào việc các cơ quan quản lí ngành trực tiếp xây dựng văn bản; Thứ ba,
thẩm quyền giải thích Hiến pháp, luật, pháp lệnh của UBTVQH rất ít được thực
hiện, trong khi văn bản hướng dẫn của các cơ quan quản lí ngành lại rất nhiều, chậm
và có khi mâu thuẫn, chồng chéo.
Để khắc phục tình trạng nói trên, hoạt động lập pháp của QH cần được đổi mới
với một số giải pháp cụ thể như sau: Đẩy mạnh hơn nữa hoạt động lập pháp, tạo cơ
sở để hoàn thiện hệ thống pháp luật của nước ta. Tăng cường vai trò của các cơ quan
của QH trong hoạt động lập pháp, chuyển trọng tâm hoạt động này về Hội đồng dân
tộc và các ủy ban của Quốc hội; Nâng cao chất lượng xây dựng luật. Các luật được

ban hành cần bảo đảm yêu cầu cụ thể, dễ thực hiện. Khi luật có hiệu lực thì có thể đi
vào cuộc sống ngay mà không cần chờ đợi các văn bản hướng dẫn; Đổi mới cách
thức hệ thống hóa tiến tới pháp điển quy phạm pháp luật theo các lĩnh vực để thuận
tiện cho việc áp dụng pháp luật.
2. Về việc quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước
Phát huy vai trò của cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất, cơ quan đại biểu cao
nhất của nhân dân, QH đã thay mặt nhân dân quyết định những vấn đề quan trọng
của đất nước. QH các khóa đã quyết định kế hoạch và nhiệm vụ kinh tế - xã hội, dự
toán ngân sách, phân bổ ngân sách, chính sách tài chính tiền tệ quốc gia, chính sách
dân tộc, điều chỉnh địa giới hành chính và thành lập các cơ quan cấp cao nhà nước,
4
các chính sách cơ bản về đối nội, dối ngoại của nước ta. Một trong những nội dung
quan trọng đó là quyền quyết định về các vấn đề kinh tế ngân sách. Vì vậy, hoạt
động của QH về mặt này đã được tăng cường. QH đã quyết định kế hoạch kinh tế -
xã hội dài hạn (5 năm) và nhiệm vụ kinh tế - xã hội hàng năm. Vai trò của QH và
UBTVQH ngày càng được thể hiện rõ hơn trong việc quyết định dự toán ngân sách,
phân bổ ngân sách.
Quốc hội cũng đã bước đầu quyết định những yêu cầu cơ bản và các công
trình quan trọng của quốc gia. Cụ thể như xây dựng công nghiệp khí – điện – đạm ở
Vũng Tàu, nhà máy lọc dầu Dung Quất, chương trình trồng 5 triệu hecta rừng, công
trình xây dựng thủy điện Sơn La để Chính phủ và các cơ quan hữu quan tổ chức
triển khai thực hiện. QH đã quan tâm đến các chương trình xóa đói giảm nghèo,
chính sách đầu tư, phát triển ở các xã đặc biệt khó khăn,...Nghị quyết của QH về các
vấn đề bức xúc của cuộc sống như thực hành tiết kiệm, đấu tranh chống tham nhũng,
buôn lậu đã có tác dụng thiết thực được nhân dân đồng tình. Trên lĩnh vực đối ngoại,
hoạt động của QH cũng ngày càng được đẩy mạnh và mở rộng trên cả bình diện
song phương và đa phương. Hiện nay, QH Việt Nam là thành viên của Hội đồng liên
nghị viện Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (AIPA), Diễn đàn đối tác Nghị viện Á
– Âu (ASEP), Diễn đàn Nghị viện các quốc gia châu Á – Thái Bình Dương (APPF),
Liên minh Nghị viện Cộng đồng Pháp ngữ (APF), Liên minh Nghị viện Thế giới

(IPU), tích cực, chủ động đóng góp vào việc tăng cường tình đoàn kết, hữu nghị, hợp
tác giữa các nghị viện. Đặc biệt, Quốc hội Việt Nam đã đảm nhiệm chức vụ Chủ tịch
AIPA nhiệm kỳ 2009-2010, tổ chức thành công Đại hội đồng AIPA-31 (tháng
9/2010). Và mới đây, Quốc hội nước ta được nghị viện các nước bầu làm Phó Chủ
tịch Đại hội dồng IPU nhiệm kỳ 2010-2011, đánh dấu sự trưởng thành nhanh chóng
của ngoại giao nghị viện Việt Nam, góp phần nâng cao vai trò, vị thế của Quốc hội
Việt Nam trên trường quốc tế.
Bên cạnh đó, tình hình thiếu thông tin và công tác thống kê, kiểm tra, kiểm toán, đội
ngũ chuyên gia giỏi chưa được tăng cường đủ mạnh đã ảnh hưởng đến chất lượng,
hiệu quả thực hiện chức năng của QH quyết định các vấn đề quan trọng của đất
nước. Muốn QH quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước có hiệu quả, cần
cung cấp đầy đủ thông tin, gửi sớm tài liệu, tạo điều kiện để đại biểu QH nghiên cứu
khi xem xét, quyết định thu, chi ngân sách, phân bổ ngân sách, xem xét thường
xuyên và quyết định kịp thời các công trình quan trọng quốc gia.
3. Về hoạt động giám sát
Đây là lĩnh vực hoạt động quan trọng của QH. QH được Hiến pháp giao trọng
trách thực hiện quyền giám sát tối cao đối với toàn bộ hoạt động của bộ máy nhà
nước. Phạm vi và nội dung giám sát của QH bao gồm nhiều vấn đề thuộc nhiều lĩnh
vực khác nhau. QH đãtập trung giám sát việc triển khai thực hiện các nhiệm vụ kinh
tế - xã hội của nhà nước; các vấn đề nổi lên trong thu, chi ngân sách, kiềm chế lạm
phát; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; tháo gỡ khó khăn tạo điều kiện cho kinh tế
5

×