Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Ngộ Đôc Thực Phẩm Do Vi Khuẩn Salmonella pps

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (111.19 KB, 7 trang )

Ngộ Đôc Thực Phẩm Do Vi
Khuẩn Salmonella

Keywords: Food poisoning, Salmonellosis
Đầu tháng Sáu 2008 vừa qua, báo chí Bắc Mỹ có đề cập đến các vụ
ngộ độc thực phẩm do một vài loại cà tomate bị nhiễm khuẩn Salmonella
gây ra tại Hoa kỳ.
Tính tới ngày 14/6/2008 FDA cho biết ngộ độc cà tomate đã xuất hiện
tại 23 tiểu bang, có 228 người đã ngã bệnh và 25 người phải nằm bệnh viện
trong số nầy có một tử vong.
Đây là một bệnh nhân 67 tuổi đang mắc bệnh cancer, và chẳng may
lại bị nhiễm thêm vi khuẩn Salmonella từ một nhà hàng Mexican.
Các tiểu bang có xảy ra ngộ độc cà tomate là: Arizona, California,
Colorado, Connecticut, Florida, Georgia, Idaho, Illinois, Indiana, Kansas,
Michigan, Missouri, New Mexico, New york, Oklahoma, Oregon,
Tennessee, Texas, Utah, Vermont, Virginia, Washington và Wisconsin.
Chỉ có những giống cà tomate sau đây mới được xem là bị nhiễm
khuẩn Salmonella: Red plum, Red Roma, và Round Red Tomatoes.
Để tránh rắc rối, một số nhà hàng fast food bên Hoa kỳ như Mac
Donald’s, Walmart, Burger King, Kroger, Outback Steakhouse, Winn Dixie
và Taco Bell lập tức cho rút bỏ cà tomate tươi ra khỏi mấy món sandwich,
hamburger mà họ bán thường ngàỵ Riêng McDo thì thay thế bằng Grape
Tomatoes là loại cà không nằm trong danh sách bị nhiễm khuẩn.
FDA đã xác định được tác nhân, đó là vi khuẩn Salmonella Saintpaul,
một chủng rất hiếm thấy xảy ra. Các trường hợp cà tomate nhiễm
Salmonella kể trên đã bắt đầu từ giữa tháng 4 năm 2008. Trong quá khứ, vào
tháng 6 và 7 năm 2004 tại một số tiểu bang của Hoa Kỳ, và Canada cũng đã
từng xảy ra nhiều vụ ngộ độc thực phẩm từ cà tomate Roma tươi bị nhiễm vi
khuẩn Salmonella thuộc các chủng huyết thanh Braenderup và Javiana. Có
vài trăm người bị nhiễm bệnh qua các biến cố thời đó.


NGỘ ĐỘC THỰC PHẤM LÀ GÌ ?
Ngộ độc thực phẩm xảy ra khi chúng ta dùng phải thức ăn, thức uống
dơ bẩn, bảo quản không đúng cách hoặc bị nhiễm trùng, virus, ký sinh trùng,
nấm mốc hay hóa chất độc hại.
Triệu chứng chính thường thấy là rối loạn tiêu hóa, đau bụng, tiêu
chảy, nôn mửa, nhức đầu, và sốt nóng. Các dấu hiệu nầy xảy ra 12 giờ tới 72
giờ sau khi dùng sản phẩm nhiễm trùng, hoặc có khi xuất hiện chậm hơn sau
nhiều ngày. Bệnh thường dứt sau vài ba ngày hoặc cũng có thể kéo dài cả
tuần lễ.
Bệnh có thể nặng ở trẻ em, ở người già cả, và ở những người nào có
sức miễn dịch đã yếu sẵn vì đang mắc một chứng bệnh nào khác chẳng hạn
như cancer hoặc sida, v…v
VI KHUẨN SALMONELLA ĐƯỢC TÌM THẤY Ở ĐÂU ?
Salmonella hiện diện tự nhiên trong ruột, trong phân của các loài
động vật như heo, bò, gia cầm, rùa, rắn, các loài bò sát, v.v
Thịt bò, thịt heo, thịt gà, trứng gà, sữa tươi không được hấp khử trùng
(unpasteurized), cá, tôm, sò, ốc, rau cải hoa quả, giá sống, trái cantaloupe,
v.v đều có thể bị nhiễm khuẩn Salmonella.
Vi khuẩn Salmonella có rất nhiều chủng huyết thanh hay serovar.
Một số động vật và đôi khi cũng có người, tuy bị nhiễm Salmonella
nhưng không biểu lộ ra thành triệu chứng bệnh. Đây là những ổ bệnh
reservoirs, carriers có mang thường xuyên vi khuẩn và đi lây nhiễm cho
những các người và động vật khác.
Thịt có thể bị nhiễm tại lò sát sanh, hoặc lúc được biến chế.
BỆNH NHÂN CÓ TRIỆU CHỨNG GÌ KHI BỊ NHIỄM
SALMONELLA ?
Vi khuẩn Salmonella gây ra bệnh Salmonellosis.
Tại Bắc Mỹ, Salmonella typhimurium và Salmonella enteridis là hai
chủng thường gặp nhất.
Tại Việt Nam, bệnh thương hàn do Salmonella typhi và Salmonella

paratyphi A, B, C gây ra. Bệnh rất nguy hiểm, có thể có biến chứng xuất
huyết đường tiêu hóa, ruột trở nên mỏng và có thể bị lủng đi. Cần phải được
chữa trị tại bệnh viện.
Nói chung, triệu chứng nhiễm Salmonella cũng tương tự như các
trường hợp ngộ độc khác, đôi khi cũng hơi giống bệnh cảm cúm. Bắt đầu
bằng đau bụng quặn thắt, tiêu chảy, có thể có máu, sốt nóng, nôn mửa xuất
hiện 12 giờ tới 72 giờ sau khi ăn, và bệnh kéo dài một tuần lễ.
Thông thường đa số người bị nhiễm khuẩn có thể hết bệnh mà không
cần phải chữa trị đặc biệt ngoại trừ trường hợp bị mất nước nhiều.
Bệnh cũng có thể rất nặng ở người già cả, ở trẻ em, và ở những người
có sức miễn dịch đã bị suy yếu sẵn vì một chứng bệnh nào khác.
Trường hợp có nhiễm trùng huyết septicemia, bệnh nhân cần phải
được điều trị khẩn cấp tại bệnh viện bằng kháng sinh, dịch truyền, chữa trị
phù trợ supportive treatment cũng như cần được theo dõi các biến chứng.
Kháng sinh sử dụng có thể là Ampicillin, Gentamycin, Ciprofloxacin,
Trimethoprim / Sulfamethoxazole, v…v
Hiện tượng đề kháng kháng sinh cũng rất thường thấy xảy ra đối với
một số chủng loại Salmonella.
Một số ít ca có thể biến chuyển sau 3 - 4 tuần với những biểu lộ như
viêm kết mạc, đỏ mắt, xót mắt conjunctivitis, viêm niệu đạo hay ống thoát
tiểu urethritis làm cho đái rát và viêm khớp reactive arthritis. Viêm khớp có
thể trở thành mãn tính, kéo dài cả năm và khó trị dứt được.
Tất cả ba triệu chứng vừa nêu được gọi chung là hội chứng Reiter’s
hay Reiter’s syndrome.
Hội chứng Reiter’s có thể thấy xuất hiện trong các ca nhiễm vi khuẩn
Salmonella, Shigella, Yersinia và Campylobacter.
NẤU NƯỚNG KỸ CÓ THỂ DIỆT ĐƯỢC VI KHUẨN
SALMONELLA
Cũng như hầu hết các loài vi khuẩn khác, Salmonella dễ bị hủy diệt
bởi nhiệt độ thích nghi.

LÀM SAO PHÒNG NGỪA SỰ LÂY NHIỄM SALMONELLA ?
- Rửa tay thường xuyên bằng savon trước khi chuẩn bị làm thức ăn.
- Dụng cụ nhà bếp, dao, thớt phải được rửa kỹ lưỡng bằng nước javel
pha 5ml trong 750ml nước.
- Rửa thật kỹ rau quả trước khi ăn.
- Trữ lạnh thức ăn ở nhiệt độ dưới 4 độ C (40 F) làm vi khuẩn phát
triển chậm lại.
- Đông lạnh thịt và cá ở nhiệt độ -18 độ C (0 độ F) ngăn chặn hoàn
toàn sự phát triển vi khuẩn. Nhiệt độ nguy hiểm thích hợp cho vi khuẩn phát
triển là từ +4 độ C đến +60 độ C hay từ 40 độ F đến 140 độ F.
- Cất thịt và rau cải trong những ngăn riêng biệt, tránh làm cho nước
thịt dính vào rau cải.
- Nấu thật chín thức ăn, thịt thà cá mắm rồi hãy dùng là thượng sách
nhất.
- Không nên ăn hột gà la cót, không chín có thể có chứa vi khuẩn
Salmonella enteridis.
- Nhà có trẻ em dưới một tuổi không nên nuôi rùa rắn, và các loài bò
sát vì chúng có thể chứa Salmonella.
- Rửa tay kỹ lưỡng sau khi hốt phân hoặc sờ mó súc vật.
- Những người đã bị nhiễm Salmonella nên tránh làm công việc chuẩn
bị biến chế thức ăn cho người khác.

×