Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (89.67 KB, 3 trang )
CUA NƯỚC NGỌT hay CUA ĐỒNG
Nhóm cua này được gọi dưới các tên Freshwater crab, River crab
đóng góp nhiều vào các vai trò cân bằng sinh thái, đồng thời cũng là một
nguồn thực phẩm đáng kễ tại các quốc gia nghèo tại Á châu như
Bangladesh, Ấn độ, Thái lan, Việt Nam Nhóm này có các họ cua như
Potamidae, Graspidae, Parathelphusidae.
Tại Việt Nam, loài Cua đồng thường gặp nhất là Somanniathelphusa
sinensis sinensis thuộc họ Parathelphusidae. Cua rất phổ biến tại các khu
thủy vực nước ngọt, nhất là tại các ruộng lúa. Chúng đào hang nơi bờ ruộng,
xấp nước. Mùa nóng, cua thường ẩn nấp dưới gốc lúa hay dưới các đống
rơm, rạ. Kích thước tương đối lớn: 30-35 mm, mai hình hộp có gờ cao; Cua
cái có 4 đôi chân bụng, đẻ mỗi lần từ 100 đến 350 trứng, trứng không qua
giai đoạn ấu trùng mà phát triển trực tiếp thành cua con.
Đây là loài cua được Đông, Nam dược dùng làm thuốc dưới tên Điền
giải.
Cua ra (hay cua cara), Eriocher sinensis (Chinese River crab) thuộc họ
Portunidae, có lẽ là loài cua nước ngọt tại Á châu đang được chú ý nhất. Cua
ra có nguồn gốc tại các vùng nước ngọt cận nhiệt đới giữa Đông Nga
(Vladivostok) và Nam Trung Hoa, Triều tiên, Nhật và Đài loan. Cua du nhập
vào Bắc Âu từ cuối thế kỷ 19, hiện có mặt tại Bắc Mỹ và Hawaii. Toàn thân
cua được bao bọc bởi một lớp vỏ cứng, mai màu đen-lục, bụng màu nhạt
hơn, Mai (hay giáp đầu) hình vuông hơi tròn: 6cm x5.4 cm. Đôi mắt có thể
quay ngược. Cua có 5 đôi chân ngực, cặp chân bò thứ nhất biến đổi thành
càng-kẹp, mặt ngoài của càng kẹp có nhiều lông. Cua ra tuy sinh sống nơi
sông ngòi nội địa nhưng thường di chuyển ra nơi cửa sông, vùng nước đục
và lợ, để giao phối và sinh sản. Cả cua đực lẫn cua cái đều chết sau khi sinh
sản. Cua ẩn nấp ban ngày dưới các thực vật thủy sinh, dưới cát và chỉ ra
ngoài kiếm ăn vào ban đêm. Cua trưởng thành nặng 100-200 gram nhưng
cũng có con nặng đến 500 gram.