Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Thuốc nam với bệnh đái tháo đường (tăng đường huyết) docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (171.53 KB, 5 trang )


Thuốc nam với bệnh đái tháo đường
(tăng đường huyết)




Đái tháo đường còn có tên khác là tiểu đường, đái đường, tiêu khát.
Ngày nay những thuật ngữ trên đước sử dụng chính xác hơn bằng thuật ngữ
tăng đường huyết.

Nguyên nhân bệnh sinh, phân loại đái tháo đường (GS trần huy
liệu – Bách khoa thư bệnh học)
Đái tháo đường phụ thuộc insulin (Còn gọi là đái tháo đường tuyp I):
Thể này có cơ chế di truyền miễn dịch mà bản chất là quá trình tự miễn dịch
gây ra sự hủy hoại tế bào chức năng tuyến tụy
Đái tháo đường không phụ thuộc ilsulin: Là 1 thể phổ biến (được gọi
là đái tháo đường tuyp II), ít khi gặp ở người trẻ tuổi. Thể này khác với tuyp
I, không có dấu hiệu thiếu insulin. Bệnh xảy ra là do cảm thụ quan (receptor)
của insulin không tiếp nhận insulin
Đái tháo đường do viêm tụy mạn tính vôi hóa: Với 1 số biểu hiện
giống như hội chứng dạ dày tá tràng hoặc giống chứng tiêu chảy nhưng bản
chất là do viêm tụy mạn tính
Đái tháo đường do viêm tụy thiếu dinh dưỡng: Thể này bao giờ cũng
có viêm tụy xơ hóa, sỏi tụy trên nền của những bệnh nhân có chế độ dinh
dưỡng kham khổ, eo hẹp trong chế độ ăn.
Đái tháo đường sau phẫu thuật cắt tụy bán phần hoặc toàn phần
Đái tháo đường do nhiễm sắc tố sắt: tình trạng nhiễm sắt ở nhu mô
tụy liên quan chặt chẽ đến hoạt động của chức năng gan. Với những biểu
hiện sạm da, xơ gan hoặc những biến đổi sớm với biểu hiện nhiễm sắt ở tế
bào gan


Đái tháo đường thứ phát sau 1 bệnh nội tiết
Đái tháo đường ở trẻ em nhưng không thuộc tuyp I, thường gặp ở lứa
tuổi 5-8 và 11-14: Là 1 quá trình viêm tự miễn liên quan đến nhóm kháng
nguyên HLA – DR3 và HLA – DR4.
Biến chứng đái tháo đường
Biến chứng đái tháo đường thể cấp tính:
- nhiễm aceton
- hôn mê và hôn mê tăng thẩm thấu
Những biến chứng này cần được can thiệp kịp thời khẩn trương, tích
cực bởi các cơ sở điều trị chuyên khoa.
Những biến chứng xa:
- nhiễm khuẩn cơ hội ngoài da, niêm mạc, chân răng, mụn nhọt, vết
thương hở khó lành…
- liệt dương do mỡ gây nghẽn hẹp động mạch dương vật
- đau thắt ngực do mỡ gây nghẽn hẹp động mạch vành
- sự liên quan giữa đái tháo đường với bệnh động mạch vành và liệt
dương
Như ta biết, chuyển hóa đường là nguồn năng lượng chính cung cấp
kalo cho cơ thể. Trong bệnh đái tháo đường, khi đường không được sử dụng
cho cơ thể khiến cơ thể thiếu năng lượng. Tất yếu để có năng lương cơ thể
phải đốt cháy mỡ (lipit) để tồn tại. Lượng đường từ ngũ cốc dư thừa khi ăn
vào nhưng không được sử dụng - do các cảm thụ quan không tiếp nhận- sẽ
tiếp tục chuyển thành mỡ để oxy hóa cung cấp năng lượng.
Lượng mỡ máu tăng cao 1 phần được oxy hóa để sinh calo 1 phần
tích lũy tại các mô, trong máu, trong lòng mạch, đặc biệt nếu tích lũy, bám
đọng ở nhưng mạch máu nhạy cảm như động mạch vành tim gây hẹp mạch
vành thiếu máu cơ tim, động mạch thẹn, dương vật sẽ dẫn tới liệt dương dần.
Điều đó giải thích vì sao người đái đường thường liệt dương và đau thắt
ngực. Như vậy trong trường hợp này nguyên nhân sâu xa gây bệnh mạch
vành và liệt dương liên quan tới đái đường.


Người mắc bệnh đái đường ngoài việc kiểm soát đường huyết thường
xuyên và ăn kiêng khem theo lời dặn của bác sỹ chuyên khoa học có thể tự
điều trị như sau: Lá dứa mỗi ngày chừng 2 lạng tươi, xắt nhỏ, sắc uống hằng
ngày thay nước; có thể phơi khô dùng dần mỗi ngày 40gram. Rễ cây xấu hổ
đỏ chừng 1 lạng tươi, tương đương 30 gram khô, băm nhỏ sắc uống thay
nước như lá dứa. Mỗi tuần 2 lần, mỗi lần 1 cái tụy lợn, băm nhỏ xào hành,
nêm gia vị bình thường sử dụng để ăn với cháo.

×