Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Dùng thuốc trị bệnh đái tháo đường - đôi điều cần biết

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (136.8 KB, 6 trang )

Dùng thuốc trị bệnh đái tháo
đường - đôi điều cần biết

Bệnh đái tháo đường lâu ngày thường dẫn đến những biến chứng tim
mạch, mắt, thận và thần kinh. Qua nhiều công trình nghiên cứu, người ta
thấy nếu kiểm soát tốt được đường huyết sẽ ngăn ngừa hoặc làm chậm phát
sinh những biến chứng trên. Muốn vậy cần phối hợp một chương trình gồm
chế độ ăn, tập thể dục thích hợp với từng cá nhân và dùng thuốc hợp lý.
Bệnh đái tháo đường là một bệnh về chuyển hóa, cơ chế sinh bệnh rất phức
tạp.
Bệnh type 1 (phụ thuộc insulin) thường gặp ở người trẻ tuổi, chức năng tiết
insulin của tụy ở những bệnh nhân này không còn nên phải tiêm insulin hằng ngày
để duy trì cuộc sống. Triệu chứng thường gặp là đái nhiều, ăn nhiều, uống nhiều,
sút cân, mệt mỏi, da khô.
Còn bệnh týp 2 (không phụ thuộc insulin) thường xảy ra ở người trên 40
tuổi. Những bệnh nhân này chức năng tiết insulin của tụy vẫn còn ít nhiều, nên có
thể điều trị bằng thuốc uống hạ đường huyết kết hợp với chế độ ăn kiêng hợp lý.
Đái tháo đường týp 2 chiếm vào khoảng 80-85% trong tổng số các ca đái tháo
đường, bệnh thường không có triệu chứng gì đặc biệt, thường chỉ tình cờ phát hiện
qua những lần khám bệnh thông thường, lượng đường huyết cao trên 1,4g/l (lớn
hơn 7,8mmol/l), kiểm nghiệm vào lúc buổi sáng chưa ăn gì.
Thuốc trị bệnh đái tháo đường. Gồm có 2 loại: Thuốc uống hạ đường huyết
và thuốc insulin tiêm. Thuốc uống có hiệu lực với bệnh đái tháo đường týp 2. Còn
thuốc insulin tiêm được sử dụng cho bệnh nhân đái tháo đường týp 1 và một số
bệnh nhân týp 2 khi thuốc uống không còn đáp ứng được yêu cầu.
Thuốc hạ đường huyết có thể chia làm:
Nhóm sulfamid: (sulfonylurea): nhóm này lại chia làm 2 nhóm nhỏ:
- Thế hệ I: Thường dễ bị nhờn thuốc, hiện chỉ có chlorpropamid có tác
dụng kéo dài còn được sử dụng. Thuốc này dùng mỗi ngày một lần, không nên
dùng cho người già.
- Thế hệ II: Ít bị nhờn thuốc hơn và 2 thứ thuốc thường dùng là glyburid


(micronase, mobenol, novobutamide, novopropamid, oramide, orinase, tolamide),
liều tối đa 20mg mỗi ngày và glypizid (glucamide, glucotrol) liều tối đa
40mg/ngày. Có 2 thứ thuốc mới là glymepirid (amaryl ở Mỹ và amarel ở Việt
Nam) uống mỗi ngày một lần và repaglinid (prandil) có tác dụng ngắn, không sợ
bị hạ lượng đường quá mức.
Sulfamid hạ đường huyết kích thích tế bào bêta của tụy giải phóng insulin.
Điều trị bằng sulfamid hạ đường huyết phải bắt đầu với liều thấp quy định cho
từng loại thuốc, rồi dò liều thích hợp trên cơ sở kiểm tra đường huyết, đường niệu,
khi dùng thuốc vẫn cần tiếp tục chế độ ăn kiêng để có hiệu lực tối ưu của thuốc.
Thuốc thường được uống trước bữa ăn. Trường hợp hạ đường huyết quá mức với
biểu hiện đói cồn cào, vã mồ hôi, da tái nhợt, tim đập nhanh... thậm chí có trường
hợp nặng có thể hôn mê bất tỉnh, do dùng thuốc quá liều, nhất là ở người già, suy
gan, suy thận. Hạ đường huyết quá mức đôi khi xảy ra khi dùng kèm với thuốc
miconazol uống. Không dùng sulfamid hạ đường huyết cho phụ nữ có thai.
Nhóm biguanid
Thuốc tiêu biểu là metformin (glucophage). Thuốc này rập khuôn hoạt chất
cây galega officinalis (goat’s rue) có tác dụng lợi sữa, cây này hiện vẫn được dùng
làm dược liệu chữa bệnh đái tháo đường ở châu Âu và châu Úc. Nhóm này trước
đây bị cấm sử dụng ở Mỹ vì gây nhiễm độc axit lactic, do đó nên thận trọng đối
với những bệnh nhân dễ có nguy cơ nhiễm độc axit. Thuốc này không làm giảm
đường huyết thái quá.
Trong nhóm, chẳng hạn metformin (glucophage) 500mg không có tác dụng
kích thích tụy tiết insulin mà chỉ giúp cho tế bào sử dụng glucose tốt hơn. Thuốc
được dùng kết hợp với một chế độ ăn thích hợp. Liều uống trung bình từ 2-3
viên/ngày, uống trong hoặc cuối bữa ăn. Sau 10-15 ngày điều chỉnh lại liều tùy
theo kết quả xét nghiệm. Có thể phối hợp với thuốc sulfamid hạ đường huyết khi
cần thiết. Đối với bệnh nhân đái tháo đường týp 1, metformin không thay thế được
insulin, nhưng khi dùng phối hợp có thể cho phép giảm được liều insulin và ổn
định đường huyết hơn. Nhóm này chống chỉ định trong trường hợp suy thận nên
khi dùng thuốc phải kiểm tra thường xuyên chức năng thận và nên uống nhiều

nước hằng ngày. Phụ nữ có thai không được dùng thuốc này.
Nhóm ức chế alpha glucosidase
Nhóm này có tác dụng làm ruột không thể hấp thu đường nhưng dễ bị tiêu
chảy. Có 2 thuốc thuộc nhóm này là acarbose (precose) và miglitol (glyset). Nhóm
này không giảm đường trong máu thái quá và có thể dùng chung với insulin.
Acarbose (glucobay) là một chất ức chế cạnh tranh, thuận nghịch của các
men alpha glucosidase trong ruột, chịu trách nhiệm thủy phân các đường đa thành
đường đơn. Do tác dụng của thuốc, glucose ở ruột sẽ được hấp thu chậm hơn, rải
rộng ra nên tránh được hiện tượng tăng đường huyết sau khi ăn. Thuốc có tác dụng
phụ gây đầy hơi.
Ngoài ra còn có nhóm glitazon (thiazolidinedion)
Trong 3 thứ thuốc nhóm này, troglitazon, rosiglitazon và rioglitazon, thì 2
thứ thuốc đầu được Cơ quan Quản lý Thuốc và thực phẩm Mỹ (FDA) công bố là
có phản ứng phụ gây suy gan trầm trọng, thuốc không được dùng một mình, chỉ
được dùng phối hợp, phải bảo đảm cơ thể còn insulin tức là chỉ dùng cho bệnh đái
tháo đường type 2.
Cả 3 thứ thuốc đều phải thử chức năng gan trước khi sử dụng và không nên
dùng cho bệnh nhân có triệu chứng đau gan hay ALT (alanin transferase) cao trên
2,5 lần mức bình thường. Sau đó phải thử lại hằng tháng trong 9 tháng và rồi sau
đó phải thử lại 3 tháng/lần: nếu ALT cao từ 1,5-2 lần phải thử lại, nếu trên 3 lần
phải ngưng thuốc.
Ngoài suy gan thuốc còn những phản ứng phụ khác như nôn mửa, đau thắt
bụng, biếng ăn, phù nhẹ. Không dùng cho phụ nữ có thai và cho con bú.

×