Tải bản đầy đủ (.docx) (6 trang)

bạn hãy đề suất một phong cách lãnh đạo cho một doanh nghiệp sản xuất nào đó và chứng minh sự đề suất của bạn là xuất sắc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (99.11 KB, 6 trang )

Câu 2: Bạn hãy đề suất một phong cách lãnh đạo cho một doanh nghiệp sản
xuất nào đó và chứng minh sự đề suất của bạn là xuất sắc.
Như chúng ta đã thấy phong cách lãnh đạo là cách thức làm việc của nhà
lãnh đạo, ngoài ra nó còn là hệ thống các dấu hiệu đặc trưng trong hoạt động quản
lý của nhà lãnh đạo, được quy định bởi các đặc điểm nhân cách của họ. Phong cách
lãnh đạo là kết quả mối quan hệ giữa cá nhân và sự kiện, đựơc thể hiên bằng công
thức: Phong cách lãnh đạo = Cá tính * môi trường .
Trên thế giới hiện nay có hơn 7tỷ người, trong đó Vịệt Nam ta có hơn 88
triệu người, như vậy ta thấy số lượng cá thể khá lớn, mà mỗi cá thể lại có một cá
tính riêng, mỗi lĩnh vực kinh doanh sản xuất lại ứng với một mội trường riêng, vì
thế phong cách lãnh đạo được chia ra làm nhiều lọai để có thể dễ dàng áp dụng
trong từng lọai danh nghiệp khác nhau cũng như đạt được hiệu quả cao trong công
việc.
Có các lọai phong cách lãnh đạo như sau :
- Phong cách độc đoán
- Phong cách dân chủ
- Phong cách tự do.
Một doanh nghiệp có thành công hay không phụ thuộc phần lớn vào phong
cách lãnh đạo của nhà lãnh đạo.
Hôm nay chúng tôi xin trình bày ý kiến của nhóm thảo luận về “đề suất
phong cách lãnh đạo cho doanh nghiệp sản xuất áo quần .”
Doanh nghiệp sản xuất áo quần A thành lập vào quý 1 năm 2012. Đây là một
doanh nghiêp còn khá non trẻ, tuy nhiên do có sự quen biết từ trước chủ doanh
nghiệp đã mời đuợc một số nhân viên có khá nhiều kinh nghiệm trong công tác sản
xuất áo quần.
Bên cạnh đó muốn giúp đỡ cho các bạn là sinh viên mới ra trường doanh
nghiệp luôn tạo nhiều điều kiện cho các bạn phát triển. Đây là tình hình họat động
và phát triển của doanh nghiệp.
Page 1
Dựa vào tình hình như trên của doanh nghiệp thì chủ doanh nghiệp cần có sự
phối hợp tất cả các phong cách lãnh đạo để có thể đạt được hiệu quả cao nhất trong


công việc. Tuy nhiên phong cách cần thiết nhất để có thể đưa doanh nghiệp đi vào
ổn định và phát triển thì “phong cách độc đóan” là phong cách cần thiết và thích
hợp nhất trong hòan cảnh lúc bấy giờ.
Như chúng ta thấy “phong cách độc đóan” là kiểu quản lý đặc trưng bằng
việc tập trung mọi quyền lực vào tay người quản lý, người lãnh đạo –quản lý bằng
ý chí của mình, trấn áp ý chí và sáng kiến của mọi thành viên trong tập thể.
Để thấy rõ hơn việc chọn phong cách lãnh đạo này cho doanh nghiệp trong
thời gian mới thành lập chúng ta cùng nhau đi xem xét từng trường hợp cụ thể.
Đây là doanh nghiệp mới thành lập, người lãnh đạo - quản lý của doanh
nghiệp phải là người đưa ra quyết định cho tòan bộ họat động của doanh nghiệp để
có thể đưa doanh nghiệp của mình đi vào một nề nếp hay nói cách khác là đi vào
một khuôn khổ nhất đinh. Khi tình hình của doanh nghiệp chưa thật sự ổn định
người quản lý không thể hoang mang trước ý kiến của nhiều người, ở đây chúng
tôi không nói là người quản lý không tiếp thu ý kiến đóng góp của các cá nhân
khác, đồng nghĩa là nguời quản lý không phải không sử dụng “phong cách lãnh
đạo dân chủ” tuy nhiên họ phải có lập trường vững chắc trong giai đọan này vì cơ
bản nếu hoang mang thì sẽ không đưa ra được quyết định của cá nhân, không thực
hiện được mục đích cần đạt được .
Bên cạnh đó, như chúng tôi đã đề cập ở trên doanh nghiệp có nhân viên chủ
yếu là người mới, kinh nghiệm chưa cao. Đây là những nhân viên còn đang trong
giai đọan thử việc , học việc do đó người quản lý đòi hỏi phải là một huấn luyện
viên tốt với đầy đủ năng lực và trình độ. Nhờ đó, nhân viên sẽ được đông viên học
hỏi những kỹ năng mới. Đây là một môi trường hoàn toàn mới dành cho nhân
viên.
Nhân viên công ty đa số là sinh viên, tuổi đời thấp, họ là chủ yếu là nhân
viên học việc nên việc áp dụng phong cách độc đoán là để nhà quản lý dễ dàng
hướng dẫn cũng như quản lý nhân viên của mình. Hiện tại doanh nghiệp mới thành
lập, vì thế tổ chức nội bộ trong doanh nghiệp chưa thật sự có sự gắn kết thân thiết,
cũng như chúng ta không thể biết được ai là người đáng tin cậy trong doanh
nghiệp. Vì vậy người quản lý phải là cầu nối, phải đứng ra là đầu tàu để kết nối

Page 2
nhân viên lại với nhau, hình thành nên một khối đòan kết, chỉ có đòan kết mới có
thể giúp cho doanh nghiệp từng bước ổn định và phát triển.
Vấn đề quan trọng tiếp theo được đặt ra là doanh nghiệp chúng ta đang
hướng tới là doanh nghiệp sản xuất áo quần. Trong doanh nghịệp này bộ phận thiết
kế và bộ phận maketing đóng vai trò hết sức quan trọng trong quá trình phát triển
của doanh nghiệp.
Ở bô phận thiết kế, mỗi nhân viên sẽ có một ý tưởng riêng. Mỗi một ý tưởng
sẽ có một nét đẹp riêng, nhưng người quản lý phải là người thông hiểu thị trường
cũng như là người có kiến thức tốt về lĩnh vực trên để có thể đưa ra cho doanh
nghiệp một quyết định tốt nhất. Ví dụ trong buổi họp trình bày ý tưởng của nhân
viên trong doanh nghiệp, có hai mẫu thiết kế được cho là xuất sắc nhất, hai mẫu
trên được các thành viên trong doanh nghiệp bình chọn, như vậy chúng ta thấy có
sự kết hợp của phong cách dân chủ trong họat động của doanh nghiệp. Tuy nhiên
doanh nghịêp mới thành lập, không đủ kinh phí sản xuất cả hai mẫu, cũng như
doanh nghiệp không thể mạo hiểm sản xuất cả 2 mẫu thiết kể trên thì vai trò người
quản lý - lãnh đạo trong phong cách lãnh đạo độc đóan là rất quan trọng. Người
quản lý bằng kiến thức cũng như kinh nghiệm của mình phải chọn ra được mẫu
thiết kế thích hợp nhất đồng thời khi sản xuất phải mang lại hiệu quả cao nhất.
Nhưng trên thực tế người quản lý cũng không thể tự mình ôm đồm hết tất cả
các công việc vì vậy họ phải biết nhìn thấy được ai là người có năng lực trong công
việc và chia công việc cho cấp dưới, có như vậy việc quản lý một doanh nghiệp
mới đạt được hiệu quả tối ưu. Một doanh nghiệp khi mới thành lập và đang trên
đường ổn định phát triển cần nhất là sự quyết đoán của người quản lý, bên cạnh đó
cũng rất cần ý kiến đóng góp của toàn thể nhân viên, cũng như sự hỗ trợ của nhân
viên.
Mặt khác, chúng tôi không chọn cho mình phong cách lãnh đạo dân chủ là vì
lý do sau đây:
Phong cách lãnh đạo dân chủ là kiểu quản lý được đặc trưng bằng việc
người quản lý phân chia quyền lực quản lý của mình, tranh thủ ý kiến cấp dưới,

đưa họ tham gia vào việc khởi thảo các quyết định. Đây là phong cách tạo nhiều
điều kiện thuận lợi cho cấp dưới phát huy được sáng kiến. Tuy nhiên trong hòan
cảnh doanh nghiệp mới thành lập, thiếu thốn và non kém, người quản lý chưa thật
Page 3
sự tìm được người có thể tin tưởng để phân chia cho họ quyền lực cũng như không
thể mạo hiểm chọn quyết định, sáng kiến của nhân viên cho dù ý kiến đó hay
nhưng không phù hợp với thực tiễn của doanh nghiệp lúc bấy giờ thì tuyệt đối
không được phiêu lưu như thế. Kèm theo đó, để áp dụng phong cách trên thì đòi
hỏi nhân viên phải là người thích lãnh đạo cũng như biết cách lãnh đạo, phải có
định hướng nhóm và tác phong làm việc nhóm phải tốt, không khí thân thiện. Mà
đòi hỏi trên thì trong những ngày đầu thành lập doanh nghiệp không thể đạt được
một cách trọn vẹn. Vì vậy, nếu chọn đây là phong cách then chốt thì khả năng
thành công sẽ không cao.
Cuối cùng là phong cách lãnh đao tự do. Đây là phong cách quản lý mà
người quản lý cho phép nhân viên được quyền ra quyết định, nhưng người lãnh đạo
– quản lý vẫn phải chịu trách nhiệm đối với những quyết định được đưa ra.
Nếu chọn phong cách trên, có phải người quản lý đang rất chi mạo hỉểm khi
đưa ra quyết định tồn tại của doanh nghiệp? Như đã nêu từ trước đây là một doanh
nghiệp non kém, nhân viên chủ yếu là học việc, thử việc kinh nghiêm thực tế thiếu
thốn, mà ở lĩnh vực chúng ta đang theo đuổi kinh nghiệm thực tế đóng vai trò khá
quan trong, liệu nhân viên đó thật sư có khả năng đưa ra một quyết định chính xác
hay không? Vì vậy, vai trò “độc đoán” của người quản lý là trên hết.
Từ những ý kiến nêu trên chúng tôi cho rằng đối với doanh nghiệp này
phong cách lãnh đạo độc đoán được xem là hòan hảo nhất và có thể đưa doanh
nghiệp phát triển ổn định hơn.
Page 4
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Quản trị học – Phan Thị Minh Châu – Nhà xuất bản Phương Đông 2011
2. Quản trị học – Đỗ Văn Khiêm
3. Cách thức quản lý - Butter-heinemann

4. Tham khảo www.cheesegroup.com
5.
lanh-dao
6.
dao.html?s=0fba5ca396e13e8551a96ba2bc472aaa
7.
lon.html
8.
9.
option=com_content&view=article&id=147&Itemid=27
10. www.doanhnhan360.com
11.
quyet-xung-dot-trong-cong-ty.html
12.
13.
Page 5
Page 6

×