Tải bản đầy đủ (.pdf) (110 trang)

bước đầu khảo nghiệm một số giống keo, bạch đàn đã được công nhận tại tỉnh thái nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (911.92 KB, 110 trang )

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM



PHẠM THU HẠNH





BƯỚC ĐẦU KHẢO NGHIỆM MỘT SỐ GIỐNG KEO,
BẠCH ĐÀN ĐÃ ĐƯỢC CÔNG NHẬN
TẠI TỈNH THÁI NGUYÊN



Chuyên ngành: Lâm Nghiệp
Mã số: 60.62.60




LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP






Người hướng dẫn khoa học: TS. Trần Quốc Hưng








Thái Nguyên, năm 2011
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

MỤC LỤC

ĐẶT VẤN ĐỀ 3
CHƢƠNG I: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 5
1.1. Các nghiên cứu về chọn tạo giống keo và bạch đàn trên thế giới 5
1.1.1. Kết quả nghiên cứu về chọn tạo giống Keo 5
1.1.2. Kết quả nghiên cứu về chọn tạo giống Bạch đàn 6
1.2. Các nghiên cứu về chọn tạo giống Keo và Bạch đàn ở Việt Nam 8
1.2.1. Kết quả nghiên cứu về chọn tạo giống keo 9
1.2.2. Kết quả nghiên cứu về chọn tạo giống bạch đàn 11
1.2.3. Kết quả nghiên cứu trồng rừng thâm canh ở Đồng Hỷ -Thái
Nguyên 14
CHƢƠNG II: ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN – KINH TẾ - XÃ HỘI KHU VỰC
NGHIÊN CỨU 16
2.1. Điều kiện tự nhiên 16
2.1.1. Vị trí địa lý 16
2.1.2. Địa hình 16

2.1.3. Khí hậu 17
2.1.4. Thủy văn 17
2.1.5. Các nguồn tài nguyên 18
2.2. Đặc điểm dân sinh - kinh tế - xã hội 19
2.2.1. Dân số, lao động, dân tộc 19
2.2.2. Cơ sở hạ tầng 20
2.3. Đặc điểm của 02 mô hình khảo nghiệm 21
CHƢƠNG III: MỤC TIÊU, NỘI DUNG, PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU23
3.1. Mục tiêu nghiên cứu 23
3.2. Đối tƣợng nghiên cứu 23
3.3. Giới hạn nghiên cứu 23
3.4. Nội dung nghiên cứu 24
3.4.1. Đánh giá khả năng sinh trƣởng của các dòng Keo lai ở điều kiện
lập địa khác nhau 24
3.4.2. Đánh giá khả năng sinh trƣởng của các dòng Keo lá tràm ở điều
kiện lập địa khác nhau 24
3.4.3. Đánh giá khả năng sinh trƣởng của các dòng Bạch đàn lai ở điều
kiện lập địa khác nhau 24
3.5. Phƣơng pháp nghiên cứu 24
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

3.5.1. Phƣơng pháp tiếp cận 24
3.5.3. Phƣơng pháp thu thập và phân tích số liệu 26
CHƢƠNG IV: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 29
4.1. Sinh trƣởng của các giống keo lai (6/2010-6/2011) 29
4.1.1. Sinh trƣởng của các giống Keo lai trồng tại Đồng Hỷ - Thái Nguyên
29
4.1.2. Sinh trƣởng của các giống Keo lai trồng tại Phú Lƣơng - Thái Nguyên
38
4.1.3. Đánh giá độ thẳng thân cây và tính hình sâu bệnh hại Keo lai trồng

tại Thái Nguyên 42
4.1.4. Nhận xét tình hình sinh trƣởng của Keo lai trồng khảo nghiệm tại
2 địa điểm 43
4.2. Sinh trƣởng của các giống keo lá tràm (6/2010-6/2011) 44
4.2.1. Sinh trƣởng của các giống Keo lá tràm trồng tại Đồng Hỷ - Thái
Nguyên 44
4.2.2. Sinh trƣởng của các giống Keo lá tràm tại Phú Lƣơng - Thái
Nguyên 48
4.2.3. Đánh giá độ thẳng thân cây và tính hình sâu bệnh hại Keo lá tràm
trồng tại Thái Nguyên 52
4.2.4. Nhận xét tình hình sinh trƣởng của Keo lá tràm trồng khảo nghiệm
tại 2 địa điểm 53
4.3. Sinh trƣởng của giống bạch đàn lai (6/2010-6/2011) 54
4.3.1. Sinh trƣởng của các giống Bạch đàn lai trồng tại Đồng Hỷ - Thái
Nguyên 54
4.3.2. Sinh trƣởng của các giống Bạch đàn lai tại Phú Lƣơng - Thái Nguyên
58
4.4.4. Nhận xét tình hình sinh trƣởng của Bạch đàn lai trồng khảo
nghiệm tại 2 địa điểm 63
CHƢƠNG V: KẾT LUẬN, TỒN TẠI VÀ KIẾN NGHỊ 65
5.1. Kết luận 65
5.2. Tồn tại và kiến nghị 65
5.2.1. Tồn tại 65
5.2.2. Kiến nghị 66
TÀI LIỆU THAM KHẢO CHÍNH 67
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 1.1: Các thông tin cơ bản về điều kiện lập địa tại 2 địa điểm xây

dựng mô hình trồng khảo nghiệm 22
Bảng 4.1. Sinh trƣởng của các giống Keo lai tại Đồng Hỷ- Thái Nguyên
(trồng tháng 6/2010) 30
Bảng 4.2. Sinh trƣởng của các giống Keo lai tại Phú Lƣơng- Thái
Nguyên (trồng tháng 6/2010) 38
Bảng 4.3. Đánh giá độ thẳng thân và tình hình sâu bênh hại Keo lai 42
Bảng 4.4. Sinh trƣởng của các giống Keo lá tràm tại Đồng Hỷ - Thái
Nguyên (trồng tháng 6/2010) 45
Bảng 4.5. Sinh trƣởng của các giống Keo lá tràm tại Phú Lƣơng Thái
Nguyên (trồng tháng 6/2010) 48
Hình 7. Biến động sinh trƣởng về đƣờng kính gốc của Keo lá tràm tại
Phú Lƣơng 51
Bảng 4.6. Đánh giá độ thẳng thân và tình hình sâu bênh hại Keo lá tràm 53
Bảng 4.7. Sinh trƣởng của các giống Bạch đàn lai tại Đồng Hỷ - Thái
Nguyên (trồng tháng 6 năm 2010) 55
Bảng 4.8: Sinh trƣởng của các giống Bạch đàn lai tại Phú Lƣơng - Thái
Nguyên (trồng tháng 6/2010) 58
Hình 12. Biến động sinh trƣởng về chiều cao vút ngọn của Bạch đàn lai 61
tại Phú Lƣơng 61
Bảng 4.9. Đánh giá độ thẳng thân và tình hình sâu bênh hại Bạch đàn
lai 63




1
LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành Luận văn, trong quá trình học tập và nghiên cứu, tôi
đã nhận đƣợc sự quan tâm giúp đỡ tận tình của nhiều cá nhân và tập thể.

Tôi xin trân trọng gửi lời cảm ơn tới:
Tập thể các thầy cô giáo Khoa Sau Đại học - Trƣờng ĐH Nông –
Lâm Thái Nguyên
Tập thể các thầy, cô giáo Khoa Lâm Nghiệp đã giúp đỡ, gánh vác công
việc, nhiệm vụ chuyên môn, động viên, khuyến khích tôi trong quá trình học
tập và nghiên cứu.
Đặc biệt tôi xin gửi lời cảm ơn trân trọng nhất tới thầy giáo hƣớng dẫn
TS. Trần Quốc Hƣng - Ngƣời đã tận tình hƣớng dẫn tôi trong suốt quá trình
nghiên cứu và hoàn thành Luận văn.
Ngoài ra, tôi xin gửi lời cảm ơn tới UBND Huyện Phú Lƣơng –
Phòng Nông nghiệp& PTNT, Trạm Khuyến Nông, Phòng Thống kê, Sở
Tài nguyên và Môi trƣờng TP Thái Nguyên đã giúp đỡ tôi trong quá trình
thực hiện Luận văn.
Cuối cùng tôi xin đƣợc bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới gia đình, bạn
bè tập thể lớp K17 – LH đã cùng chia sẻ với tôi trong suốt quá trình học
tập, nghiên cứu.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, ngày 29 tháng 9 năm 2011
TÁC GIẢ

Phạm Thu Hạnh


2
LI CAM OAN

Tôi xin cam đoan số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là
trung thực và ch-a đ-ợc sử dụng để bảo vệ một học vị nào.
Tôi xin cam đoan mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã
đ-ợc cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đều đã đ-ợc chỉ rõ

nguồn gốc./.


Tỏc gi lun vn

Phm Thu Hnh



3
ĐẶT VẤN ĐỀ

Hiện nay, sản lƣợng gỗ lấy ra từ rừng tự nhiên còn rất ít trong khí đó
nhu cầu sử dụng các sản phẩm đƣợc chế biến từ gỗ ngày càng tăng, gỗ vẫn là
nguồn nguyên liệu không thể thiếu đƣợc trong cuộc sống hàng ngày. Từ gỗ
ngƣời ta có thể tạo ra đƣợc các loại sản phẩm khác nhau phục vụ cho đời
sống sinh hoạt của con ngƣời nhờ công nghệ hiện đại. Chính vì vậy mà các
nhà lâm nghiệp vẫn hàng ngày, hàng giờ tìm hiểu chọn lọc, nghiên cứƣ, lai
tạo ra giống mới có năng suất và chất lƣợng cao đáp ứng nhu cầu của thị
trƣờng. Keo và Bạch Đàn là 2 loài cây trồng đƣợc nhà nƣớc nghiên cứu, quan
tâm và hƣớng tới. Chúng là cây mọc nhanh, thích nghi đƣợc trên nhiều loại
đất khác nhau có biên độ sinh thái rộng, phù hợp với trồng rừng quy mô lớn.
Ngoài việc cung cấp nguyên liệu cho công nghệ sản xuất giấy, ván nhân tạo,
gỗ còn đƣợc sử dụng cho mục đích khác nhƣ xây dựng, đồ gỗ, trang trí nội
thất, gỗ củi. Keo là loài cây trồng có nhiều nốt sần chứa vi khuẩn Rhizobium
và Brarhiobium có khả năng tổng hợp nitơ trong tự nhiên.
Keo và Bạch Đàn là 2 trong những loài cây đáp ứng đƣợc mục tiêu
trồng rừng sản xuất của nƣớc ta trong giai đoạn trƣớc mắt cũng nhƣ lâu dài.
Vì vậy đây là những loài cây trồng đƣợc sử dụng nhiều để trồng rừng sản
xuất ở nhiều vùng sản xuất trên cả nƣớc. Nói đến trồng rừng sản xuất thì năng

suất rừng trồng là vấn đề quan trọng hàng đầu trong đó công tác giống là vấn
đề then chốt vì có giống tốt thì năng suất và chất lƣợng rừng mới tốt. Tuy
nhiên việc đƣa các loại cây trồng có chu kỳ kinh doanh ngắn vào trồng
rừng trong những thập kỷ gần đây đã nâng cao năng suất rừng trồng song
cũng có một số giống khi đƣa vào trồng tại các vùng sinh thái khác nhau
thì khả năng thích ứng và sinh trƣởng khác nhau rõ rệt. Vì vậy khi lai tạo
ra các giống tốt cần có những khảo nghiệm để đánh giá khả năng thích ứng
với điều kiện sinh thái từng vùng là điều hết sức quan trọng quyết định
việc lựa chọn cây trồng sinh trƣởng, phát triển tốt cho năng suất cao phát
huy hết tiềm năng của giống.



4
Thái Nguyên là một tỉnh miền núi nằm trong vùng Đông Bắc, với
diện tích rừng và đất rừng hơn 196.000 ha, chiếm tới 55% diện tích tự nhiên,
trong đó đất rừng sản xuất có trên 91.000 ha thì việc chọn cây gì, giống gì
đảm bảo hiệu quả kinh tế cho ngƣời trồng rừng là yêu cầu cấp bách. Trong
những năm gần đây, tỉnh Thái Nguyên rất chú trọng đến công tác trồng rừng
phủ xanh đất trống đồi nuí trọc, phát triển kinh tế rừng. Các giống cây đƣa
vào trồng trên địa bàn tỉnh chủ yếu là các loài Keo, Bạch đàn, Mỡ…nhƣng
các giống đƣa vào trồng đều là những giống đƣợc trồng qua nhiều chu kỳ và
hầu nhƣ chƣa có khảo nghiệm cụ thể cho từng địa phƣơng nên năng suất rừng
trồng thấp, chi phí trồng rừng cao, chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu của thị trƣờng,
ngƣời dân chƣa làm giầu đƣợc từ rừng nên việc nghiên cứu, lai tạo ra những
giống cây lâm nghiệp mới cùng với việc xây dựng khu khảo nghiệm cho từng
vùng sinh thái cụ thể cho từng loài cây, lựa chọn đƣợc các giống cây trồng
phù hợp đáp ứng đƣợc nhu cầu sản xuất và tiêu thụ trên thị trƣờng. Xuất phát
từ yêu cầu cấp bách đó tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Bước đầu khảo
nghiệm một số giống Keo, Bạch đàn đã được công nhận tại tỉnh Thái

Nguyên” là cần thiết.
















5
CHƢƠNG I
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU


1.1. Các nghiên cứu về chọn tạo giống keo và bạch đàn trên thế giới
1.1.1. Kết quả nghiên cứu về chọn tạo giống Keo
Chi Keo (Acacia) là chi thực vật quan trọng của nhiều nƣớc với tổng số
khoảng 1.200 loài (Boland et al, 1984) [34]. Theo các ghi chép của Trung tâm
giống cây rừng Ôxtrâylia thì các loài Keo của Ôxtrâylia đã đƣợc trồng thử
nghiệm trên 70 nƣớc với diện tích khoảng 1.750.000 ha. Nhiều loài đã đáp
ứng đƣợc mục tiêu công nghiệp, xã hội và môi trƣờng nhƣ Keo lá tràm,
Keo lá liềm và Keo tai tƣợng là nguồn nguyên liệu cung cấp cho công

nghiệp gỗ, bột giấy; một số loài khác nhƣ Acacia. colei, A. tumida lại có
tiềm năng cung cấp gỗ củi, chống gió, hạt có thể làm thức ăn cho ngƣời
(Cossalter, 1987) [31].
Trên thế giới đã có nhiều nghiên cứu trồng khảo nghiệm nhằm đánh giá
năng suất và sự thích ứng của các giống Keo lai, Keo lá tràm trên các vùng
sinh thái khác nhau. Các nhà khoa học Úc đã tiến hành đánh giá tình hình
bệnh hại của các giống/dòng Keo lai, Keo lá tràm và Keo tai tƣợng trên các
vùng sinh thái ở bang Tasmania, Victoria và Queensland để chọn các
giống/dòng vừa có sinh trƣởng nhanh vừa có tính kháng bệnh (Mohammed,
2003; Glen 2001). Kết quả nghiên cứu cho thấy khả năng kháng bệnh của các
dòng Keo trên các vùng sinh thái là khác nhau, Keo lai vừa có sinh trƣởng
nhanh, vừa có tính kháng bệnh tốt.
Keo lá tràm (Acacia auriculiformis) sinh trƣởng nhanh, có khả năng
thích ứng với nhiều điều kiện sống khác nhau, đặc biệt ở những dạng lập địa
bị thoái hóa hoặc đất trống đồi núi trọc. Gỗ keo lá tràm có thớ mịn, vân và
màu sắc đẹp, tỷ trọng tƣơng đối cao (0,5 – 0,7 g/cm
3
) rất phù hợp để đóng đồ
gia dụng, đồ thủ công mỹ nghệ (Pinyopusarerk, 1990) [37]. Đây là loài có nốt
sần chứa Rhizobium và Bradyrhizobium có khả năng tổng hợp nitơ tự do
trong khí quyển rất cao (Dart và cs, 1991) [29]. Là loài cây sinh trƣởng khá,


6
có thể đạt chiều cao 15 – 18m, đƣờng kính ngang ngực 15 – 20 cm ở tuổi 10 –
12 trên các điều kiện lập địa thích hợp. Nghiên cứu khảo nghiệm loài Keo này
ở một số nƣớc cho thấy: trên đảo Sabah, Malaysia Keo lá tràm 4 tuổi đạt
chiều cao 14,3m, đƣờng kính 11cm; trên đảo Gia-va, Indonesia tăng trƣởng
bình quân năm của Keo lá tràm đạt 15 – 20m
3

/ha/năm, trên các loại đất xấu
đạt 8 – 12 m
3
/ha/năm. Năng suất rừng trồng giảm mạnh khi lƣợng mƣa thấp
và khô hạn kéo dài, trên đất nông vùng nửa khô hạn ở Tây Bengal, năng suất
chỉ đạt 5m
3
/ha/năm ở tuổi 15. Điều đó chứng tỏ điều kiện lập địa có ảnh
hƣởng rất lớn đến năng suất rừng Keo lá tràm.
Keo lai tự nhiên giữa Acacia mangium và Acacia auriculiformis đƣợc
phát hiện đầu tiên vào năm 1970 ở Sabah, Malaysia (FAO, 1982). Những cây
lai này ở UluKukut đã thấy có kích thƣớc lớn hơn, dạng cành và thân tròn đều
hơn các Keo tai tƣợng đứng gần đó, ngoài ra keo lai còn có dấu hiệu cho thấy
tỷ trọng gỗ và một số tính chất có hơn cây mẹ (Rufelds, 1987) [39]. Từ năm
1992, ở Inđônêxia đã bắt đầu có thử nghiệm trồng Keo lai từ nuôi cấy mô
phân sinh, cùng Keo tai tƣợng và Keo lá tràm (Umboh và cs, 1993). Ngoài ra,
Keo lai tự nhiên còn tìm thấy trong giao ƣơm Keo tai tƣợng (lấy giống từ
Malaysia) của Trạm nghiêm cứu Jon-Pu của Viện nghiên cứu Đại học Lâm
nghiệp Đài Loan năm 1998, ở khu trồng Keo tai tƣợng tại Quảng Châu
(Trung Quốc). Năm 1988, Rufelds đã đƣa ra phƣơng pháp xác định cây con
Keo lai tại vƣờn ƣơm để các cán bộ kỹ thuật dễ dàng nhận biết và tách riêng
chúng ra khỏi các lô hạt Keo tai tƣợng và Keo lá tràm. Sau này, Edmun Gam
và Sim Bun Liang (1991) đã đƣa ra các bảng đơn giản để đánh giá Keo lai ở
vƣờn ƣơm. Có thể nói đây là loài sinh trƣởng tốt hơn bố mẹ của chúng và đã
đƣợc nhiều nƣớc trên thế giới quan tâm nghiên cứu.
1.1.2. Kết quả nghiên cứu về chọn tạo giống Bạch đàn
Chi Bạch đàn (Eucalyptus) là một chi thực vật thuộc họ Sim (Myrtaceae)
bao gồm trên 500 loài và đƣợc phân thành nhiều chi phụ khác nhau, chủ yếu
gặp ở Ôxtrâylia, Indonesia. Trong những năm qua, diện tích trồng Bạch đàn
trên thế giới đã tăng lên đáng kể, đóng vai trò quan trọng trong trồng rừng

cung cấp nguyên liệu giấy, ván dăm, gỗ xây dựng và đồ nội thất. Tổng diện


7
tích rừng trồng Bạch đàn trên thế giới đến năm 2000 là 17,9 triệu ha, tập trung
chủ yếu ở các nƣớc Brazil, Trung Quốc, Ấn Độ, Nam Phi, Zimbabwe và các
nƣớc khu vực Đông Nam Á. Với những cố gắng về chọn giống, sử dụng các
dòng vô tính cao sản và các biện pháp thâm canh mà năng suất rừng trồng
Bạch đàn đã tăng lên vƣợt bực ở nhiều nƣớc trên thế giới đặc biệt là Brazin,
Công-gô, Nam Phi.
Nghiên cứu của Glori (1993) về lai giống thuận nghịch giữa các loài
Bạch đàn đã thấy thể tích viên trụ ở cây 4 năm tuổi của tổ hợp lai thuận E.
pellita x E.urophyla là 180,9 dm
3
/cây, tổ hợp lai nghịch E. urophyla x E.
pellita là 145,7 dm
3
/cây, trong khi E. pellita là 35 dm
3
/cây, E. urophyla là
25,8 dm
3
/cây. Nhƣ vậy, đổi vị trí của cây lai bố mẹ trong phép lai thuận
nghịch đã làm thay đổi sinh trƣởng của cây lai, hay ƣu thế lai chịu ảnh hƣởng
của tế bào chất.
Theo Martin (1989) thì đến năm 1989 đã có hơn 20 tổ hợp lai khác loài
đƣợc tạo ra ở chi Bạch đàn, trong đó chủ yếu là nhóm E. grandis và E.
urophyla đƣợc dùng làm cây mẹ. Năm 1975, Viện nghiên cứu lâm nghiệp
Quảng Tây (Trung Quốc) đã lai giữa E.saligna với E.exserta tạo ra đƣợc một
số tổ hợp lai có khả năng vƣợt trội hơn loài E.exserta tới 82% về thể tích thân

cây, trong đó tổ hợp lai E.exserta x E.saligna có sinh trƣởng nhanh hơn tổ
hợp lai E.saligna x E.exserta, giống lai giữa Bạch đàn E. saligna với Bạch
đàn liễu E. microcorys có khả năng chống chịu đƣợc gió bão tốt, thích
hợp cho vùng biển (Shuxiong, 1989). Các tổ hợp lai thuận nghịch giữa E.
urophyla và E. grandis cũng đƣợc tạo ra ở Trung Quốc (Wang và Yang,
1996; Rezende Gabriel và Rezende Marcos, 2000), trong đó có một số rất
thích hợp với điều kiện lập địa vùng đồi, có khả năng chống chịu gió và
cho năng suất 45 – 48 m
3
/ha/năm nhƣ E. urophyla x E.tereticornis
TH9211-LH4-6 (Bai và Tridasa, 2000).
Venkatesh và Sharma (1976, 1977) đã nghiên cứu ƣu thế lai về sinh
trƣởng và tính nở hoa sớm. Ƣu thế lai thể hiện sức đề kháng nấm, chống chịu
rét và sƣơng muối hơn loài thuần. Ƣu thế lai về sinh trƣởng và tính chịu lạnh


8
ở tổ hợp lai E. grandis x E. nitens, ƣu thế lai về sinh trƣởng, tính chống chịu
loét thân ở tổ hợp lai E.grandis x E.urophyla (Verryn, 2000)
Nghiên cứu về giống kháng bệnh đã đƣợc thực hiện từ những năm 1976,
Pikethley đã phát hiện ra nấm Cylindroclacdium quinqueseptatum trên các
cây họ Sim tại Ôxtrâylia; Sharma (Ấn Độ) năm 1982, 1985 cũng đã phát hiện
loại nấm này trên bạch đàn tại Ấn Độ; các nghiên cứu ở Ôxtrâylia (Bollands
et al., 1985), Brazin (Alfenas et al., 1997; Junghans et al., 1999) và Nam Phi
(Crous and Swart, 1995) đều có các kết quả về bệnh ở bạch đàn. Nhƣ vậy, có
nhiều loài nấm có liên quan đến các loại bệnh hại lá bạch đàn đã ảnh hƣởng
không nhỏ tới năng suất và chất lƣợng rừng.
Nhận xét chung:
Keo và bạch đàn là những loài cây có biên độ sinh thái rộng, sinh trƣởng
nhanh, sử dụng đa dạng, … nên đƣợc nghiên cứu, phát triển rộng ở nhiều

nƣớc trên thế giới.
Hiện nay, lai giống cây rừng tạo ra ƣu thế lai về năng suất, chất lƣợng
cũng nhƣ hình dáng thân đẹp là hƣớng đi đƣợc nhiều nƣớc quan tâm nghiên
cứu để cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp, gỗ xây dựng, gỗ trụ mỏ và các
nhu cầu khác.
Các nghiên cứu về chọn, tạo giống keo và bạch đàn đã chuyển từ mục
tiêu số lƣợng sang chất lƣợng nhằm tạo và chọn đƣợc những giống Keo, Bạch
đàn có năng suất sinh khối cao, chất lƣợng gỗ cải thiện, ít bị sâu bệnh, … và
đã đạt đƣợc những thành công tốt đẹp.
Các nhà chọn, tạo giống còn tập trung nghiên cứu theo hƣớng chọn tạo
giống thích hợp cho các dạng lập địa cụ thể.
1.2. Các nghiên cứu về chọn tạo giống Keo và Bạch đàn ở Việt Nam
Keo và Bạch đàn là các loài cây lá rộng, mọc nhanh, có biên độ sinh thái
rộng, rất phù hợp cho trồng rừng trên quy mô lớn ở nƣớc ta. Nghiên cứu về
chọn, tạo giống Keo, Bạch đàn đã và đang đƣợc nhiều nhà nghiên cứu quan
tâm nhằm tìm đƣợc các giống phù hợp điều kiện sinh thái cho năng suất và
chất lƣợng cao phục vụ trồng rừng sản xuất. Các kết quả nghiên cứu nổi bật


9
về chọn tạo giống Keo và Bạch đàn ở Việt Nam trong thời gian qua có thể kể
đến là:
1.2.1. Kết quả nghiên cứu về chọn tạo giống keo
Từ đầu thập kỷ 80 trở lại đây, nhiều loài Keo đã đƣợc nhập và trồng thử
nghiệm ở Việt Nam nhƣ Keo tai tƣợng (Acacia mangium), Keo lá liềm
(Acacia crassicarpa), Keo đa thân (Acacia aulacocarpa), Keo bụi (Acacia
cincinnata), Keo lá sim (Acacia holosericer) và sau này là Keo lai tự nhiên
đƣợc phát hiện và chủ động lai tạo (Sedgley et al., 1992) [31].
Keo lá tràm đƣợc nhập từ Australia vào các tỉnh vùng Đông Nam bộ
nƣớc ta từ những năm 1960, song không rõ xuất xứ cụ thể (Nguyễn Hoàng

Nghĩa, 2003) [20]. Các nghiên cứu của Viện Khoa học lâm nghiệp cho thấy
Keo lá tràm có khả năng thích ứng với điều kiện khí hậu, đất đai từ vùng cát
ven biển tƣơng đối khô hạn đến vùng núi thấp dƣới 400m ở Tây Nguyên, đây
cũng là cây trồng chủ yếu cho trồng rừng kinh tế và phòng hộ ở nƣớc ta.
Chƣơng trình cải thiện giống các loài Keo nói chung và Keo lá tràm nói riêng
đã bắt đầu từ những năm 1980 bằng việc khảo nghiệm loài và xuất xứ trên
một số vùng sinh thái chính ở Việt Nam cho thấy các xuất xứ nhƣ: Mibini
(PNG), Coen River (Qld), Kings Plains (Qld), Wenlock R (Qld), Halroyed
(Qld) và Morehead (PNG) đƣợc khẳng định là những xuất xứ sinh trƣởng tốt
nhất (Lê Đình Khả, 2003) [10]
Keo lai bao gồm giống Keo lai tự nhiên và giống Keo lai nhân tạo (Lê
Đình Khả 2006) [17]. đã đƣợc nghiên cứu và trồng khảo nghiệm trên các
vùng sinh thái khác nhau nhƣ Tuyên Quang, Hòa Bình, Hà Tây (cũ), Phú Thọ,
Vĩnh Phúc, Thái Nguyên, Đồng Nai, Bình Dƣơng, Bình Phƣớc… từ những
năm 1990- 2000. Kết quả cho thấy Keo lai có thể sinh trƣởng đƣợc ở tất cả
các nơi trồng khảo nghiệm, tốc độ sinh trƣởng thƣờng cao gấp 1,5 đến 3 lần
so với cây bố mẹ (Lê Đình Khả, 1999[7], 2003[10]; Nguyễn Hoàng Nghĩa
2003[21]; Hà Huy Thịnh và Lê Đình Khả 2005 [13]). Tuy nhiên, sinh trƣởng
ở các điều kiện lập địa khác nhau là hoàn toàn khác nhau, ví dụ trong 3 năm
đầu Keo lai ở Tuyên Quang, Hòa Bình, Đông Hà có thể đạt năng suất 19 – 27
m
3
/ha/năm, trong khi đó ở Hà Tây (cũ), Vĩnh Phúc chỉ đạt 5,7 –


10
13,5m
3
/ha/năm. Điều đó chứng tỏ ảnh hƣởng của yếu tố lập địa, khí hậu…
trên mỗi vùng sinh thái đến sinh trƣởng của Keo lai là khác nhau (Lê Đình

Khả và cộng sự 1999[7], Lê Đình Khả 2006[17]., Nguyễn Hoàng Nghĩa
2010[23])
Kết quả khảo nghiệm giống Keo lai, Keo tai tƣợng, Keo lá tràm ở Ba Vì,
Tuyên Quang, Nghệ An, Đông Nam Bộ, Quảng Bình,… đã xác định đƣợc các
dòng Keo lá tràm có triển vọng cho các tỉnh miềm Bắc, miền Trung, Tây
Nguyên và các tỉnh Đông Nam Bộ. Trên cơ sở đó đã làm thủ tục công nhận
11 giống (gồm 1 giống quốc gia và 10 giống tiến bộ kỹ thuật), đồng thời xác
định đƣợc 2 dòng Keo lai tự nhiên (BV73 và TB15) có sinh trƣởng nhanh và
cho năng suất cao (43 m
3
/ha/năm) ở vùng Đông Nam Bộ (Hà Huy Thịnh và
cộng sự 2010) [5]. Kết quả nghiên cứu cải thiện giống Keo cho năng suất,
chất lƣợng cũng đã phát triển thành công quy trình nhân giống bằng nuôi cấy
mô (thông qua phƣơng thức tạo cụm chồi để nhân nhanh) và nhân giống sinh
dƣỡng bằng phƣơng pháp ghép nêm mầm non rất dễ áp dụng cho loài Keo,
Bạch đàn với tỷ lệ ghép thành công cao hơn nhiều so với phƣơng pháp ghép
thông thƣờng (tỷ lệ sống là 92% đối với Keo tai tƣợng, 74,7% so với Keo lá
tràm, 72,7% so với Keo lá liềm; trong khi đó phƣơng pháp thông thƣờng chỉ
cho tỷ lệ sống cao nhất là 37,3%) (Hà Huy Thinh 2010) [5].
Giai đoạn 1997 – 2000 và 2001 – 2005, các nghiên cứu về lai giống Keo
đã tạo ra đƣợc hàng chục tổ hợp lai giữa Keo tai tƣợng và Keo lá tràm. Qua
khảo nghiệm cũng đã chọn đƣợc 8 dòng Keo lai nhân tạo có sinh trƣởng
nhanh hơn hoặc bằng các dòng keo lai tự nhiên, là MA1, MA2, AM1, MA4,
AM3, MAM2, MAM7, MAM8. Trong đó, 2 giống MA1, MA2 đƣợc công
nhận giống tiến bộ kỹ thuật cho 2 dòng keo lai nhân tạo (Lê Đình Khả
2003[10], Nguyễn Viết Cƣờng 2005) [14].
Giai đoạn 2006 – 2010, nghiên cứu lai tạo giống Keo ở các điều kiện
sinh thái Ba Vì, Phú Thọ, Yên Bái, Huế, Bình Định, Bình Phƣớc đã chọn
đƣợc 5 dòng Keo lai nhân tạo MA1, MAM8, MA2, AM2, AM3 đều có sinh
trƣởng nhanh hơn hoặc bằng các giống keo lai tự nhiên đã đƣợc công nhận

giống Quốc gia và giống tiến bộ kỹ thuật. Ngoài ra còn đạt đƣợc các kết quả


11
nhƣ: Chọn đƣợc 2 giống AM2, AM3 có ƣu thế lai cả về cả số lƣợng và chất
lƣợng (gỗ có nhiều đặc tính tốt, khối lƣợng thể tích vƣợt hơn so với Keo lá
tràm 7,3%, Keo tai tƣợng 9,3%, Keo lai tự nhiên 11,6%); chọn đƣợc 2 giống
AM22, AM23 sinh trƣởng nhanh ở Yên Bái, có thể tích thân cây sau 26 tháng
tƣơng ứng là 40dm
3
/cây và 33,6dm
3
/cây; chọn lọc sớm đƣợc các giống keo lai
nhân tạo ở giai đoạn 6 – 12 tháng tuổi nên tiết kiệm đƣợc chi phí và thời gian
nghiên cứu (Nguyễn Việt Cƣờng và cộng sự 2010) [27].
Nghiên cứu về chọn các dòng Keo chống chịu bệnh có năng suất cao
phục vụ trồng rừng kinh tế đã xác định đƣợc: 15 loài sinh vật gây bệnh cho
các loài Keo ở vùng Đông Bắc Bộ và Trung tâm, 17 loài sinh vật chính gây
bệnh cho Keo tại miền Trung và 17 loài nấm gây bệnh cho các loài Keo tại
Tây Nguyên, 22 loài sinh vật gây bệnh chính ở Đông Nam Bộ. Đồng thời,
tuyển chọn đƣợc 2 dòng keo lá tràm (AA1, AA9) đƣợc công nhận giống quốc
gia; 3 dòng keo lai (AH1, AH4, AH7), 5 dòng keo lá tràm (AA6, AA7, AA10,
AA12, AA15), 1 dòng keo tai tƣợng (M5) là giống tiến bộ kỹ thuật (Nguyễn
Hoàng Nghĩa và cộng sự 2010) [23].
1.2.2. Kết quả nghiên cứu về chọn tạo giống bạch đàn
Các nghiên cứu về chọn tạo giống Bạch đàn đã đƣợc thực hiện nhiều ở
các cơ quan nghiên cứu về lâm nghiệp, trong đó phải kể đến trung tâm nghiên
cứu giống cây rừng thuộc Viện Khoa học lâm nghiệp. Kết quả nghiên cứu từ
những năm 1990 đến nay đã đạt đƣợc những thành quả nhất định.
Giai đoạn 1994 – 2000, những nghiên cứu về lai nhân tạo một số loài

bạch đàn đã thực hiện các phép lai thuận nghịch giữa các loài Eucalyptus
urophylla, Eucalyptus excerta và Eucalyptus camaldulensis. Kết thúc giai
đoạn này đã đƣợc công nhận 31 dòng bạch đàn là giống tiến bộ kỹ thuật, một
số tổ hợp lai cho hiệu suất bột giấy cao hơn, độ bền tƣơng đƣơng các loài bố
mẹ (Lê Đình Khả, 2001) [8]. Đến năm 2000 đã có hơn 60 tổ hợp lai giữa 3
loài trên, trong đó một số loài có sinh trƣởng gấp 1,5 đến 2 lần loài bố mẹ (Lê
Đình Khả, 2006; Nguyễn Việt Cƣờng, 2007). Cũng trong giai đoạn này, khảo
nghiệm giống Bạch đàn lai cho thấy sinh trƣởng của các tổ hợp lai thuận
nghịch thay đổi theo từng điều kiện lập địa khác nhau, ví dụ giống lai giữa


12
Bạch đàn Uro với Bạch đàn Camal có sinh trƣởng nhanh nhất trên đất giàu
dinh dƣỡng tại Thụy Phƣơng, trong khi đó ở Ba vì trên đất đồi trọc nghèo
dinh dƣỡng thì tổ hợp lai giữa Bạch đàn Uro với Bạch đàn liễu lại có sinh
trƣởng nhanh nhất (Lê Đình Khả, Nguyễn Việt Cƣờng 1998); các cây lai ở Hà
Nội sinh trƣởng tốt hơn cây lai ở Hà Tây cũ (Lê Đình Khả 2006) [17].
Giai đoạn 2001 – 2005, nghiên cứu lai giống các loài Bạch đàn đã tạo
đƣợc trên 100 tổ hợp lai đôi, ba cho 7 loài là Bạch đàn uro, bạch đàn tere,
bạch đàn caman, bạch đàn grandis, bạch đàn saligna, bạch đàn microcorys,
bạch đàn pellita. Qua khảo nghiệm đã chọn đƣợc 30 dòng bạch đàn lai có sinh
trƣởng nhanh hơn các giống đối chứng PN2, PN14, U6, GU6 ở hầu hết các
điểm khảo nghiệm và có thể tích thân cây vƣợt hơn giống đối chứng từ
110% đến 300% ở năm thứ 3. Đây là nguồn vật liệu quý cho các nghiên
cứu cải thiện giống tiếp theo. Ví dụ, tổ hợp lai P18U29 cho năng suất 17,3
dm
3
/cây trên đất đồi trọc nghèo dinh dƣỡng ở Cẩm Quỳ, Hà Nội, vƣợt mẹ
(P18) là 316%, vƣợt bố (U29) là 363%, vƣợt giống đối chứng GU8 (nhập
từ Braxin) là 160% về thể tích. Tổ hợp lai T1P17, C18P17, P18U29C3,

P18U29, C9G15 đạt thể tích thân cây tƣơng ứng là 26,1; 26,1; 22,8; 21
dm
3
/cây ở điểm khảo nghiệm Minh Đức, Bình Phƣớc, vƣợt giống đối
chứng PN14 tƣơng ứng là 383%, 384%, 335%, 321%, 309% (Nguyễn Việt
Cƣờng và cộng sự 2005) [14].
Nghiên cứu về chọn giống kháng bệnh có năng suất cao cho bạch đàn
thực hiện trong thời gian từ 2001 – 2005 đã chọn đƣợc 2 dòng Bạch đàn là
SM16 và SM23 có khả năng chống chịu bệnh và sinh trƣởng nhanh ở vùng
Đông Nam Bộ (Nguyễn Hoàng Nghĩa và cộng sự 2010) [23]. Từ năm 2005
đến 2010, nghiên cứu chọn các dòng bạch đàn chống chịu bệnh có năng suất
cao phục vụ trồng rừng kinh tế đã xác định đƣợc 22 loại nấm gây bệnh
cho Bạch đàn tại khu vực Đông Bắc bộ và vùng Trung tâm, trong đó có 2
loài nấm Cylindrocladium clavatum và Cylindrocladium scoparium lần
đầu tiên đƣợc ghi nhận có phân bố ở Việt Nam, ngoài ra còn xác định
đƣợc các nấm gây bệnh nguy hiểm nhất cho từng đối tƣợng Bạch đàn. Từ
năm 2007 đến 2010, đề tài cũng đã tuyển chọn đƣợc 30 cây trội Bạch đàn


13
và nhân giống đƣợc 22 dòng, công nhận 9 dòng Bạch đàn tiến bộ kỹ thuật là
SM7, EF24, EF39, EF55, SM51, SM52, B28, B32, B34 (Nguyễn Hoàng
Nghĩa, 2010) [23].
Giai đoạn 2006 – 2010, các kết quả nghiên cứu lai tạo giống và khảo
nghiệm một số loài Bạch đàn tại Hà Nội, Phú Thọ, Tuyên Quang, Yên Bái,
Bình Định, Cà Mau,… đã tìm ra đƣợc các loài Bạch đàn sinh trƣởng triển
vọng cho từng vùng sinh thái điển hình, nhƣ: Bạch đàn vùng cao gồm Bạch
đàn grandis, Bạch đàn Saligna, Bạch đàn microcorys; Bạch đàn vùng thấp phù
hợp các tỉnh phía Nam gồm Bạch đàn Camal, Bạch đàn tere; Bạch đàn vùng
thấp phù hợp các tỉnh phía Bắc gồm Bạch đàn uro, Bạch đàn liễu, Bạch đàn

tere. Ngoài ra, nghiên cứu cũng đã xây dựng đƣợc các phép lai nhằm kết hợp
đƣợc các đặc điểm ƣu việt của con lai nhằm tìm ra đƣợc giống lai có ƣu thế về
sinh trƣởng, chất lƣợng, chống chịu với điều kiện bất lợi và có khả năng mở
rộng phạm vi thích ứng rộng hơn bố mẹ. Kết quả đã chọn đƣợc 13 dòng bạch
đàn lai công nhận là giống Quốc gia và tiến bộ kỹ thuật là UE24, UC80,
UE27, CU91, UE73, UC1, UC2, UE3, UE23, UE33, UC75, CU90, UU8.
Chọn đƣợc các giống lai phù hợp với từng vùng sinh thái, nhƣ: CT, UP, US,
UM ở các tỉnh Hà Nội, Phú Thọ, Yên Bái, Vĩnh Phúc; CP, TP, CG ở các tỉnh
Bình Dƣơng, Bình Phƣớc, Bình Định, Cà Mau, An Giang; các giống cho sinh
trƣởng nhanh ở cả phía Nam và Bắc là UE, UC, UG (Nguyễn Việt Cƣờng
2010) [27].
Giai đoạn 2006 – 2010, nghiên cứu cải thiện giống Bạch đàn nhằm tăng
năng suất, chất lƣợng cho một số loài cây trồng rừng chủ lực, với đối tƣợng
nghiên cứu là bạch đàn uro, bạch đàn pellita, bạch đàn camal, bạch đàn lai UP
và các phép lai giữa chúng đã đạt đƣợc các kết quả về chọn tạo giống, lai tạo
giống, đánh giá tính chất gỗ, nhân giống sinh dƣỡng và ứng dụng chỉ thị phân
tử xây dựng bản đồ di truyền. Kết quả nghiên cứu ở các điểm khảo nghiệm Ba
Vì, Nam Đàn, Đông Hà,… cũng khẳng định, sinh trƣởng của các tổ hợp lai
phụ thuộc vào điều kiện lập địa, cá thể bố mẹ; xác định đƣợc nhiều dòng bạch
đàn uro, bạch đàn lai UP có sinh trƣởng tốt, vƣợt trội so với các giống đối
chứng (U6, PN14, giống sản xuất đại trà) (Hà Huy Thinh, 2010) [5]. Kết quả


14
khảo nghiệm các loài bạch đàn trên các điều kiện sinh thái khác nhau đã xác
định đƣợc: 8 dòng bạch đàn Camal (gồm 2 dòng có triển vọng ở các tỉnh miền
Bắc, 6 dòng có triển vọng ở các tỉnh miền Nam) có sinh trƣởng thể tích cao,
lƣợng tăng trƣởng bình quân hàng năm đạt 45,7 m
3
/ha/năm, gấp 3 lần đối

chứng, đồng thời cũng là các dòng có tỷ trọng gỗ cao trung bình từ 521 –
544kg/m
3
; 23 dòng bạch đàn Uro và 18 dòng bạch đàn lai UP có sinh trƣờng
nhanh, thể tích thân cây vƣợt trên 50% so với đối chứng (Hà Huy Thịnh,
2010) [5].
1.2.3. Kết quả nghiên cứu trồng rừng thâm canh ở Đồng Hỷ -Thái Nguyên
Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Nhà nƣớc “Nghiên cứu các giải pháp
Khoa học Công nghệ để phát triển gỗ nguyên liệu cho xuất khẩu” mã số
“KC.06.05.NN” do Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam chủ trì, TS.
Nguyễn Huy Sơn làm chủ nhiệm đã triển khai hợp phần nghiên cứu trồng
rừng thâm canh ở Đồng Hỷ - Thái Nguyên thu đƣợc một số kết quả:
- Keo lai: trồng trên đất feralit phát triển trên phiến thạch sét, xử lý thực
bì toàn diện bằng thủ công, cuốc hố 40x40x40cm, mật độ trồng 1330-
1660cây/ha, giống Keo lai gồm các dòng BV5; BV10 và BV33 (tỷ lệ 1:1:1)
trồng sớm vào đầu mùa mƣa, bón lót và bón thúc năm thứ hai:
100gNPK(5:10:3)+400gVS+50g vôi bột/gốc, bắt đầu từ mùa khô đầu tiên tiến
hành tỉa những cành lớn trên thân cây, chăm sóc năm thứ nhất, năm thứ 2 và
thứ 3 mỗi năm 3 lần, dẫy cỏ theo hàng rộng 1,0m, xới xáo quanh gốc sâu 10-
15cm và vun gốc từ 0,8-1,0m, sau 7-8 năm tuổi có thể đạt 25-30m
3
/ha/năm.
- Bạch đàn: trồng trên đất feralit phát triển trên phiến thạch sét, xử lý
thực bì toàn diện bằng thủ công, cuốc hố 40x40x40cm, mật độ trồng 1660cây
/ha, bạch đàn lai GU8 nhân giống bằng phƣơng pháp mô-hom, bón lót và bón
thúc năm thứ 2: 200gNPK(5:10:3)+ 100gVS+50g vôi bột /hố, sau 7-8 năm
tuổi có thể đạt 25-30m
3
/ha/năm.
- Về sâu bệnh hại chính và biện pháp phòng trừ: tác giả cũng chỉ ra

đƣợc các loài sâu hại và bệnh hại chính có thể phát dịch của keo và bạch đàn
gồm: 1/ Sâu nâu hại keo (Anomis fulvida); 2/ Bệnh cháy lá bạch đàn
(Cylindrocladium quinqueseptatum); 3/ Bệnh đốm lá bạch đàn


15
(Cryptosporiopsis eucalypti); 4/ Bệnh Phấn hồng hại keo (Corticium
salmonicolor). Dựa trên nguyên tắc tổng hợp (IPM) có thể giảm thiểu đƣợc
mức độ hại do sâu bệnh gây ra ảnh hƣởng tới năng suất chất lƣợng rõng.
Nhận xét chung:
Nhìn chung trong thời gian qua các nghiên cứu về chọn tạo giống keo,
bạch đàn cho năng suất, chất lƣợng cao đã đạt đƣợc những thành quả to lớn.
Các nghiên cứu đã khẳng định sinh trƣởng và chất lƣợng của các loài có mối
quan hệ chặt chẽ với điều kiện lập địa và cũng đƣa ra đƣợc bộ giống phù hợp
với một số vùng sinh thái. Tuy nhiên, các kết quả về lai giống còn mang tính
chất thăm dò, chƣa có điều kiện khảo nghiệm mở rộng các giống này ở các
vùng sinh thái trọng điểm, trồng rừng sản xuất tập trung để đƣa ra kết luận chi
tiết và cụ thể cho từng điều kiện lập địa.
Nhƣ vậy, việc khảo nghiệm các giống keo, bạch đàn ở Thái Nguyên
thực sự cần thiết nhằm bổ sung và hoàn thiện những kết quả nghiên cứu
về bộ giống cây lâm nghiệp mọc nhanh, có năng suất cao, chu kỳ khai
thác ngắn phục vụ trồng rừng sản xuất đồng thời giúp địa phƣơng xác
định đƣợc một số bộ giống Keo và Bạch đàn phù hợp với một số điều kiện
lập địa chính của địa phƣơng.
















16
CHƢƠNG II
ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN – KINH TẾ
- XÃ HỘI KHU VỰC NGHIÊN CỨU


2.1. Điều kiện tự nhiên
2.1.1. Vị trí địa lý
Thái Nguyên là tỉnh miền núi thuộc vùng trung du miền núi phía Bắc
có tọa độ địa lý từ 20
o
20

– 22
o
25

vĩ độ Bắc và 105
o
25


– 106
o
16

Kinh độ
Đông. Thái Nguyên giáp danh với nhiều tỉnh, phía Bắc giáp với tỉnh Bắc Kan,
phía Nam giáp với Thành phố Hà Nội, Phía Tây giáp tỉnh Vĩnh Phúc và tỉnh
Tuyên Quang, phía Đông giáp tỉnh Lạng Sơn và tỉnh Bắc Giang.
Thái Nguyên là một trong những trung tâm chính trị, kinh tế của vùng
Đông Bắc, cùng với quốc lộ 3, quốc lộ 37, quốc lộ 1B và với tuyến đƣờng sắt
Hà Nội - Lƣu Xá– Quán Triều – Núi Hồng đã tạo ra sự giao lƣu thuận tiện
giữa Thái Nguyên và các tỉnh đồng bằng và miền núi.
Với điều kiện địa lý và giao thông thuận lợi nhƣ trên tỉnh Thái Nguyên có
nhiều lợi thế trong phát triển kinh tế theo hƣớng công nghiệp hóa đƣa Thái
Nguên trở thành trung tâm kinh tế - văn hóa vùng Đông Bắc hiện nay và
tƣơng lai.
2.1.2. Địa hình
Địa hình tỉnh Thái Nguyên chia làm hai miền rõ rệt:
- Vùng núi: Bao gồm dãy núi cao phía Bắc chạy dọc theo hƣớng Bắc –
Nam và Tây Bắc – Đông Nam và dãy Tam Đảo chạy dọc theo hƣớng Tây
Bắc – Đông Nam.
- Vùng đồi cao, núi thấp: là vùng chuyển tiếp giữa vùng núi cao phía
Bắc và vùng đồi gò thấp phía Nam thuộc Đại Từ, Phú Lƣơng và Đồng Hỷ.
* Về địa thế: Địa thế tỉnh Thái Nguyên có độ cao giảm dần từ Tây sang
Đông và từ Bắc xuống Nam. Điểm cao nhất thuộc dãy Tam Đảo với độ cao
1.592m so với mực nƣớc biển và vùng thấp nhất là xã Phú Lƣơng (huyện Phú


17
Bình) độ cao so với mực nƣớc biển là 200m. Phân bố diện tích theo các cấp

độ sau:
+ Độ dốc cấp I – II ( < 8
o
) chiếm 24,2%.
+ Độ dốc cấp II ( 8 – 15
o
) chiếm 19,4%
+ Độ dốc cấp IV ( 15 -25
o
) chiếm 17,55%.
+ Độ dốc cấp V (>25
o
) chiếm 38,9%.
2.1.3. Khí hậu
Thái Nguyên nằm trong khu vực mang đặc trƣng của khí hậu nhiệt đới
gió mùa với hai mùa rõ rệt, mùa nóng ( mƣa nhiều) từ tháng 5 đến tháng 10
và mùa lạnh( ít mƣa) từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau.
- Chế độ nhiệt: Nhiệt độ trung bình năm ở phía Bắc và phía Nam chênh
lệch nhau khoảng 0,5 – 1,0
o
nhƣng nhiệt độ thấp nhất tuyệt đối trong mùa
đông chênh lệch nhau khá cao từ 7 – 7,2
o
. Tổng tích ôn trong năm đạt 8.000 –
8.500
o
. Nhiệt độ trung bình năm đạt 22,5 – 23
o
số giờ nắng khoảng 1.620 giờ.
- Chế độ mƣa: mƣa thƣờng tập trung nhiều từ tháng 4 đến tháng 10

lƣợng mƣa trung bình trong thời gian này đạt khoảng 1.471mm ở Định Hóa
và 1.726 mm ở thành phố Thái Nguyên, chiếm khoảng 85% lƣợng mƣa cả
năm. Do sự chi phối của địa hình nên lƣợng mƣa có sự khác nhau giữa các
khu vực tại thành phố Thái Nguyên ( phía Nam tỉnh) có lƣợng mƣa lớn 2.025
mm/năm.
- Lƣợng bốc hơi: Tại thành phố Thái Nguyên là 985,5 mm còn ở Định
Hóa là 800,7 mm thƣờng từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau ở tất cả các khu
vực lƣợng bốc hơi lớn hơn lƣợng mƣa gây nên tình trạng thiếu nƣớc nghiêm
trọng. Nhìn chung, khí hậu tƣơng đối thuận lợi cho hệ sinh thái đa dạng thuận
lợi cho phát triển nông lâm nghiệp.
2.1.4. Thủy văn
- Chế độ thủy văn mùa lũ: Mùa lũ trên các song trong tỉnh bắt đầu từ
tháng 5 và kết thúc cuối tháng 10 đầu tháng 11, tỷ lệ xuất hiện lũ nhiều vào
các tháng 6,7,8 và tháng 9 số trận lũ trung bình/năm bằng 1,5 – 2,0 trận, năm
nhiều có tới 4 trận lũ. Lƣợng nƣớc trên Sông Cầu , Sông Công trong mùa lũ
thƣờng chiếm 75% lƣợng nƣớc cả năm. Lũ lớn thƣờng tập trung vào giữa mùa


18
lũ đối với hệ thống sông Cầu và vào cuối mùa lũ đối với sông Công. Ba tháng
có lƣợng dòng chảy lớn nhất với sông Cầu là các tháng 6,7,8 sông Công là
các tháng 7,8,9 lƣợng dòng chảy lớn nhất của hai sông trên đều xuất hiện vào
tháng 8 chiếm 21% lƣợng dòng chảy trong năm ( trên sông Cầu tại Thác Bƣởi
là 128m
3
/s, Sông Công ở Tân Cƣơng là 39m
3
/s).
- Chế độ thủy văm mùa cạn: Thời điểm bắt đầu và kết thúc của mùa
cạn ít biến đổi giữa các khu vực, thƣờng bắt đầu tháng 11 và kết thúc tháng 4

năm sau. Lƣợng nƣớc trên các sông trong các tháng này bình quân tháng chỉ
bằng 1,5 – 2,0% tổng lƣợng nƣớc trên sông cả năm. Do đó trong các tháng
mùa cạn nƣớc trên các sông thƣờng không đáp ứng đƣợc nhu cầu dung nƣớc
cho sản xuất và sinh hoạt của ngƣời dân.
2.1.5. Các nguồn tài nguyên
- Tài nguyên đất: Kết quả tổng hợp từ bản đồ thổ nhƣỡng tỉ lệ 1/ 50.000
của tỉnh cho thấy Thái Nguyên có một số loại đất chính nhƣ sau:
+ Đất phú sa: 14.448 ha chiếm 5,49% diện tích tự nhiên phân bố dọc
sông Cầu và Sông Công và các sông khác trên địa bàn tỉnh.
+ Đất bạc màu: 4.331 ha chiếm 1,22% diện tích đất tự nhiên phân bố
chủ yếu ở các huyện phía nam.
+ Đất dốc tụ: 18.411 ha chiếm 5,20% diện tích tự nhiên phân bố ở các
thung lũng trên địa bàn các huyện thuộc tỉnh.
+ Đất đỏ vàng biến đổi do trồng lúa: 4.380ha chiếm 1,24% diện tích tự
nhiên phân bố ở hầu khắp các thung lũng trên địa bàn các huyện.
+ Đất nâu đỏ trên núi đá vôi: 6.289ha chiếm 1,78% diện tích đất tự
nhiên phân bố ở các huyện Võ Nhai, Phú Lƣơng.
+ Đất đỏ vàng trên đá phiến thạch sét: 136.880 ha phân bố tập trung
thành các vùng lớn thuộc Phú Lƣơng, Đồng Hỷ, Võ Nhai, Đại Từ, Định Hóa.
+ Đất nâu đỏ trên đá mắc ma bazo trung tính: 22.035 ha chiếm 6,22%
diện tích tự nhiên phân bố ở các huyện Võ Nhai, Phú Lƣơng, Định Hóa
+ Đất vàng nhạt phát triển trên đá cát 42.052 ha chiếm 11,88% diện
tích tự nhiên phân bố ở các huyện trong tỉnh loại đất này trên tầng đất mặt


19
thƣờng có nhiều mầu xám, thành phần cơ giới thịt nhẹ, có nhiều sạn thạch
anh, đất chua.
+ Đất nâu vàng trên phù sa cổ: 14. 776 ha chiếm 4, 17% phân bố chủ
yếu ở các huyện Phú Lƣơng, Đồng Hỷ, Võ Nhai, Phổ Yên, Đại Từ. Đất

thƣờng có độ dốc thấp 58% diện tích có độ dốc < 8
o
rất thích hợp cho việc
trồng mầu và cây công nghiệp ngắn ngày.
+ Đất vàng đỏ phát triển trên đá macsma a xít 30.748 ha chiếm 8,68%
diện tích tự nhiên phân bố thuộc các huyện Đại Từ, Định Hóa.
+ Núi đá, sông suối, mặt nƣớc chuyên dụng là 54.800 ha chiếm 15,47%
diện tích tự nhiên.
Tóm lại: Điều kiện tự nhiên của tỉnh Thái Nguyên khá đa dạng về loại
đất và phần lớn đất đai thích hợp cho sản xuất nông – lâm nghiệp – thủy sản.
2.2. Đặc điểm dân sinh - kinh tế - xã hội
2.2.1. Dân số, lao động, dân tộc
- Dân số năm 2009 là 1.123.116 ngƣời trong đó nam 555.371 ngƣời,
chiếm 49,4%, dân số nữ là 567.745 ngƣời, chiếm 50,06% so với quy mô dân
số cả nƣớc tỉnh Thái Nguyên đứng thứ 33, so với các tỉnh trung du miền núi
phía Bắc tỉnh Thái Nguyên đứng thứ 3( Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Thái
Nguyên năm 2009)….
- Dân tộc: Cộng đồng dân cƣ gồm 8 dân tộc anh em sinh sống dân tộc
kinh chiếm 73%, tày chiếm 11% còn lại là các dân tộc khác nhƣ nùng , cao
lan, sán chí, sán dìu, dao, mông. Tất cả các dân tộc sống đoàn kết gắn bó
thành cộng đồng, thống nhất và cùng sống sen kẽ trên lãnh thổ với một nền
văn hóa chung và những nét văn hóa riêng theo từng dân tộc.
- Lao động: Năm 2009 toàn tỉnh có 874.115 lao động chiếm 77,8% dân
số. Trong đó lao động chƣa qua đào tạo 676.646 ngƣời
- Lao động làm việc theo thành phần kinh tế: Quốc doanh, ngoài quốc
doanh, thành phần kinh tế trong khu vực đầu tƣ nƣớc ngoài. Lực lƣợng lao
động khá rộng lớn, song chất lƣợng lao động chƣa cao, chỉ có 14,43% số lao
động qua đào tạo. Lao động trong lĩnh vực sản xuất nông lâm nghiệp hầu hết
chƣa qua đào tạo.



20
2.2.2. Cơ sở hạ tầng
* Giao thông vận tải:
Trên địa bàn hiện nay có ba loại hình giao thông vận tải: Đó là đƣờng
bộ, đƣờng sắt và đƣờng thủy.
- Đƣờng bộ: Tổng chiều dài đƣờng bộ vào khoảng 4.522 km, trong đó
quốc lộ 3 tuyến (quốc lộ 3, quốc lộ 37, quốc lộ 1B) dài 183 km, tỉnh lộ 11
tuyến dài 255km, huyện lộ 150 tuyến có chiều dài 869km và hơn 100 tuyến
đƣờng liên xã dài 325 km. Đến nay đã có 100% số xã có đƣờng ô tô vào đến
trung tâm xã.
- Đƣờng sắt: Gồm 3 tuyến với tổng chiều dài 74,5 km chủ yếu vận
chuyển than và quặng.
- Đƣờng thủy: Tổng chiều dài 56 km, trong đó tuyến Thái Nguyên đi
Phú Bình dài 16 km, tuyến Chợ Mới đi Thái Nguyên dài 40 km.
Mật độ lƣới đƣờng trong tỉnh 1,31 km/km
2
.
*Y tế:
Trên địa bàn tỉnh có 220 cơ sở y tế khám chữa bệnh gồm 19 bệnh viện,
13 phòng khám khu vực, một nhà hộ sinh, 180 trạm y tế xã phƣờng với hơn
2.720 cán bộ y tế và 3.525 giƣờng bệnh, hàng năm khám và điều trị cho
khoảng trên 1.000.000 lƣợt ngƣời. Bình quân có 25,7 cán bộ y tế/ 1 vạn dân ,
khoảng 7,6 bác sĩ/ 1 văn dân. Và 30,8 giƣờng bệnh/ 1 vạn dân.
* Giáo dục:
Năm 2009 toàn tỉnh có 631 trƣờng học, trong đó có 199 trƣờng mẫu
giáo, trƣờng trung học phổ thong có 28 trƣờng, 100% số xã trong toàn tỉnh
hoàn thành chƣơng trình xóa mù chữ và phổ cập giáo dục tiểu học.
Với 18 trƣờng Đại học, Cao đẳng và trung học chuyên nghiệp và dậy
nghề của Trung ƣơng và của tỉnh đóng trên địa bàn thu hút khoảng 50.000

học sinh theo học về cơ sở vật chất đảm bảo việc dạy và học. Cơ cấu hạ tầng
của hệ thống các trƣờng đang dần đƣợc cải thiện, nâng cấp có trên 90% lớp
học đƣợc kiên cố hóa và bán kiên cố.



21
* Thông tin văn hóa:
Tính đến nay toàn tỉnh có 100% xã đƣợc phủ sóng truyền hình, truyền
thanh và 80% dân số đƣợc xem truyền hình, 62% số hộ đạt gia đình văn hóa,
42% số làng bản, tổ dân phố văn hóa, 85% số xã có điểm bƣu điện văn hóa.
Số ngƣời tham gia hoạt động thể dục thể thao ngày càng tăng, 100% xã
phƣờng có cộng tác viên hƣớng dẫn thể dục thể thao. Bằng nguồn vốn tự có
và nguồn lực xã hội, toàn tỉnh đã xây dựng đƣợc 4.520 sân chơi, bãi tập, nhà
thi đấu, bể bơi phục vụ công tác thể thao.
Nhìn chung hệ thống thống tin liên lạc, nhà văn hóa… trên địa bàn
ngày càng đƣợc củng cố nâng cao đáp ứng đƣợc yêu cầu về phục vụ sản xuất
thƣởng thức văn hóa và sinh hoạt của nhân dân.
2.3. Đặc điểm của 02 mô hình khảo nghiệm
* Xã Động Đạt - huyện Phú Lương:
Xã có địa hình phức tạp có nhiều dông núi và khe suối. Núi cao nhất là
450m, trung bình từ 200-250m. Đất đai trong xã chủ yếu là đất Feralit, thành
phần cơ giới từ nhẹ đến trung bình. Đất có độ che phủ khá cao (50-60%) của
thảm thực vật rừng và cây tái sinh có khả năng phát triển nhanh, sự bào mòn
và rửa trôi ở mức độ nhẹ.
* Xã Hóa Thượng - huyện Đồng Hỷ
Địa hình trong xã có nhiều đồi gò thấp nên thuận lợi cho phát triển
chăn nuôi, cây công nghiệp, cây lâm nghiệp và nuôi trồng thủy sản. Đất đai
trong xã chủ yếu là đất Feralit, thành phần cơ giới từ nhẹ đến trung bình. Độ
che phủ khá cao của thảm thực vật rừng và cây tái sinh (70-80%), sự bào mòn

và rửa trôi ở mức độ nhẹ.
Các thông tin cơ bản về điều kiện tự nhiên tại 2 khu khảo nghiệm đƣợc
trình bày trong bảng 02.





×