Chương mở đầu
ĐỐI TƯỢNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU VÀ Ý NGHĨA HỌC TẬP MÔN TƯ
TƯỞNG HỒ CHÍ MINH
Hồ Chí Minh
* Với cách mạng Việt nam
-
- Là người lựa chọn con đường cách mạng cho dân tộc:
độc lập dân tộc và CNXH
-
- Sáng lập ra Đảng cộng sản VN
-
- Lãnh đạo cách mạng Việt nam với những thắng lợi to lớn
-
Tư tưởng của Người là “tài sản quý báu của Đảng và của
dân tộc Việt nam”
* Với thế giới:
- Được thừa nhận là anh hùng giải phóng dân tộc và danh
nhân văn hóa
“ Hồ Chí Minh là một biểu tượng kiệt xuất về quyết tâm
của cả một dân tộc, đã cống hiến trọn đời mình cho sự
nghiệp giải phóng dân tộc của nhân dân Việt nam, góp
phần vào cuộc đấu tranh chung của các dân tộc vì hoà
bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội”
( Nghị quyết 24c/18.65 của UNESCO khoá 24 - 1987)
“ Trên thế giới hiện nay không có lãnh tụ nào đối với
nhân dân mình vừa là người phát sinh, vừa là người
bảo vệ; vừa là nguồn gốc, vừa là phương hướng; vừa
là tư tưởng, vừa là thực hành; vừa là dân tộc, vừa là
cách mạng; vừa là người Bác nhân hậu; vừa là vị
tướng cầm quân. Qua những lời dạy của Người…các
chân lý lớn của thời đại được diễn đạt trong những lời
giản dị và hàm súc”
( G. Lacutuya – tp Hồ Chí Minh)
I. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
1. Khái niệm tư tưởng và tư tưởng Hồ Chí Minh
2. Đối tượng và nhiệm vụ của môn học Tư tưởng Hồ
Chí Minh
3. Mối quan hệ môn học này với môn học Những
nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin và môn
Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam
I. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
1 . Khái niệm tư tưởng và tư tưởng Hồ Chí minh
a) Khái niệm tư tưởng và nhà tư tưởng
-
Khái niệm tư tưởng:
+ Là suy nghĩ, ý nghĩ của con người
+ Là một hệ thống những quan điểm, luận điểm
được khái quát hoá trên nền tảng TGQ, PPL nhất
quán đại biểu cho ý chí của một giai cấp, một dân
tộc, cơ sở lý luận để chỉ đạo hoạt động thực tiễn
- Nhà tư tưởng: là người biết giải quyết trước người
khác tất cả những vấn đề chính trị, tổ chức phong
trào tự giác….( Lênin)
b) Định nghĩa và hệ thống tư tưởng Hồ Chí Minh
- Định nghĩa tư tưởng Hồ Chí Minh:
“Là hệ thống những quan điểm toàn diện và sâu sắc về
những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam, là kết quả
sự vận dụng sáng tạo và phát triển chủ nghĩa Mác – Lênin
vào điều kiện cụ thể nước ta, kế thừa và phát triển các giá
truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hoá
nhân loại… Tư tưởng HCM soi đường cho cuộc đấu tranh
của nhân dân ta giành thắng lợi, là tài sản tinh thần to lớn
của Đảng và dân tộc ta”
- Hệ thống tư tưởng Hồ Chí Minh:
+ Vấn đề dân tộc và cách mạng giải phóng dân tộc
+ CNXH và con đường đi lên CNXH
+ Đảng cộng sản Việt nam
+ Đại đoàn kết dân tộc và đoàn kết quốc tế
+ Về dân chủ, Nhà nước của dân do dân vì dân
+ Văn hoá đạo đức và xây dựng con người mới.
-
Cốt lõi của tư tưởng Hồ Chí Minh: độc lập dân tộc , dân
chủ và CNXH.
2. Đối tượng và nhiệm vụ của môn học Tư tưởng
Hồ Chí Minh
a)Đối tượng nghiên cứu
- Hệ thống các quan điểm lý luận của Hồ Chí Minh về
cách mạng Việt nam mà cốt lõi là tư tưởng về độc lập dân
tộc gắn liền với CNXH.
- Quá trình vận động, hiện thực hoá các quan điểm, lý
luận đó trong thực tiễn cách mạng Việt Nam.
b. Nhiệm vụ nghiên cứu
+ Cơ sở hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh
+ Các giai đoạn hình thành và phát triển;
+ Nội dung bản chất khoa học và cách mạng, đặc điểm của
các quan điểm trong hệ thống tư tưởng HCM.
+ Vai trò nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam hành động đối với
cách mạng Việt nam
+ Quá trình nhận thức, vận dụng và phát triển tư tưởng HCM
+ Các giá trị của tư tưởng HCM đối với kho tàng lý luận thế
giới
3. Mối quan hệ môn học này với môn học Những
nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin và môn
Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam
a) Quan hệ với môn học Những nguyên lý cơ bản của chủ
nghĩa Mác – Lênin
Có quan hệ biện chứng, chặt chẽ, thống nhất vì
CNMLN là cơ sở lý luận và phương pháp luận của tư
tưởng HCM
b) Quan hệ với môn học Đường lối cách mạng của Đảng
Cộng sản Việt Nam
Có quan hệ gắn bó chặt chẽ với môn học này vì tư
tưởng Hồ Chí Minh là một bộ phận nền tảng tư tưởng của
Đảng. Tư tưởng Hồ Chí Minh trang bị thế giới quan,
phương pháp luận để nắm vững kiến thức của môn học
Đường lối cách mạng của Đảng cộng sản Việt Nam
II. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1. Cơ sở phương pháp luận
a, Đảm bảo tính thống nhất nguyên tắc tính Đảng và tính
khoa học.
b, Quan điểm thực tiễn và nguyên tắc lý luận gắn liền với
thực tiễn.
c, Quan điểm lịch sử - cụ thể.
d, Quan điểm toàn diện và hệ thống.
e, Quan điểm kế thừa và phát triển….
2. Các phương pháp cụ thể
- Phương pháp lịch sử - lôgic
- Phương pháp liên ngành, kết hợp nhiều phương pháp
cụ thể: phân tích, tổng hợp, so sánh, đối chiếu, thống kê,
trắc lượng, điền dã, văn bản học, phỏng vấn nhân chứng
lịch sử
III. Ý NGHĨA CỦA VIỆC HỌC TẬP MÔN HỌC
ĐỐI VỚI SINH VIÊN
1. Nâng cao năng lực tư duy lý luận và phương pháp
công tác
- Bồi dưỡng, củng cố quan điểm, lập trường cách mạng,
kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và CNXH…
- Rèn luyện thao tác tư duy theo phuơng pháp biện
chứng, chủ động đấu tranh phê phán những quan điểm
sai trái, bảo vệ chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ
Chí Minh
2. Bồi dưỡng lý tưởng, tình cảm, phẩm chất đạo đức
cách mạng
- Lý tưởng cách mạng
- Tình yêu nước, yêu CNXH, tự hào về truyền thống của
dân tộc, của cách mạng, của Đảng
- Tu dưỡng đạo đức cá nhân