Tải bản đầy đủ (.docx) (40 trang)

phát triển thị trường bán lẻ việt nam, cửa hàng tiện ích và các chế định truyền thống

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.08 MB, 40 trang )

Phát triển thị trường bán lẻ Việt Nam, cửa hàng tiện ích và
các chế định trùn thớng

I. Mơ hình cửa hàng tiện ích :
1. Khái niệm :
Cửa hàng tiện ích là một cửa hàng nhỏ, diện tích khoảng trên 50m2, chuyên
bày bán các loại mặt hàng thiết yếu phục vụ nhu cầu hàng ngày cho người tiêu dùng
một cách nhanh chóng và tiện lợi nhất.
Đây là một phân khúc mới của thị trường bán lẻ mà nhiều nước trên thế giới đã
từng phát triển qua cách đây 12-13 năm. Qui mơ nhỏ, đầu tư khơng lớn nhưng mơ hình
cửa hàng tiện lợi có lợi thế là phục vụ nhanh và chu đáo.
2. Đặc trưng
Từ định nghĩa rút ra ở trên có thể rút ra một số đặc trưng cơ bản sau:
- Thứ nhất, diện tích nhỏ, đặt gần khu dân cư, ở những nơi tiện đường giao
thông.
- Thứ hai, mặt hàng bày bán đa dạng phục vụ những nhu cầu thiết yếu của
người dân.
- Thứ ba, cách trưng bày hàng hóa hiện đại, khoa học, tiện lợi cho người mua.
- Thứ tư, mở cửa thời gian tối đa trong ngày, có thể mở cửa 24h và suốt 7 ngày
trong tuần.
- Thứ năm, cách thức phục vụ hiện đại, thuận tiện bất kể thời gian, giao hàng
tận nhà cho khách hàng.
- Thứ sáu, giá cả thường cao hơn so với các loại hình phân phối truyền thống
do cộng thêm các yếu tố tiện ích.
- Thứ bảy, đối tượng phục vụ: phục vụ cho những khách hàng có ít thời gian,
có thu nhập tương đối, có nhu cầu mua sắm nhanh, tốn ít thời gian mà vẫn đảm bảo số
lượng, chất lượng, an toàn và vệ sinh.


QUẢN TRỊ BÁN LẺ
Như vậy, cửa hàng tiện lợi về cơ bản bày bán các mặt hàng phục vụ mọi nhu


cầu thiết yếu của người dân giống như loại hình cửa hàng tạp hóa truyền thống, nếu
có thể thay thế được các cửa hàng tạp hóa thì sẽ thu được thắng lợi lớn do thị trường
cực kỳ rộng lớn.
3. Những ưu, nhược điểm của cửa hàng tiện ích so với các loại hình bán lẻ khác
3.1.

Những ưu điểm
Trước hết phải khẳng định rằng ưu thế lớn nhất, vượt trội nhất của các cửa hàng

tiện ích so với các kênh khác đó chính là yếu tố tiện ích, tiết kiệm thời gian.
Đối với các kênh phân phối hiện đại như đại siêu thị, siêu thị và trung tâm mua
sắm thì cửa hàng tiện ích có một số đặc điểm ưu thế hơn như:
Đầu tư ít vốn: việc mở một cửa hàng tiện ích đơn giản hơn rất nhiều so với
mở một siêu thị hay đại siêu thị do vấn đề về mặt bằng vì một cửa hàng tiện ích chỉ
cần mặt bằng rộng khoảng 50m2 là có thể mở được trong khi một siêu thị cần ít nhất là
400m2 chính vì thế sẽ thu hồi vốn được nhanh hơn.
Vị trí: Cũng vì thuận lợi hơn trong vấn đề mặt bằng nên các cửa hàng tiện ích
sẽ dễ dàng được mở ở gần khu dân cư hơn đáp ứng tốt hơn những nhu cầu tức thời
của người tiêu dùng.
Giá cả cạnh tranh: do đầu tư ít hơn và chi phí thấp hơn. Đây là một đặc điểm
hết sức quan trọng.
Chu đáo và nhanh chóng : Cách thức phục vụ của cửa hàng tiện ích chu đáo
hơn đối với khách hàng. Điều này là đương nhiên vì một cửa hàng tiện ích nhỏ hơn với
khối lượng khách hàng ít hơn sẽ dễ dàng quan tâm đến khách hàng của họ hơn so với
một siêu thị hay đại siêu thị với lượng khách hàng đông hơn gấp nhiều lần.
Việc mở cửa với thời gian tối đa trong ngày cũng trở thành một lợi thế của cửa
hàng tiện ích khi mà các siêu thị, đại siêu thị hay các trung tâm thương mại cũng chỉ
mở cửa từ 7h sáng đến 9h đêm.
Đối với các kênh truyền thống thì cửa hàng tiện ích sang trọng hơn, hàng hóa
chất lượng hơn, đảm bảo vệ sinh an tồn thực phẩm hơn, cách trình bày bắt mắt và

NHĨM 3A

Page 2


QUẢN TRỊ BÁN LẺ
khoa học hơn trong khi chợ hay các cửa hàng truyền thống thì ln ồn ào, lộn xộn hơn,
thiếu tính thẩm mỹ hơn và đặc biệt hàng hóa khơng được đảm bảo về chất lượng , an
tồn.
Cửa hàng tiện ích đáp ứng nhu cầu mọi lúc, mọi nơi của người dân: Cũng như
siêu thị, trung tâm thương mại, các kênh phân phối truyền thống chỉ mở cửa vào một
thời gian nhất định trong ngày. Chợ thường chỉ mở cửa từ 5h sáng cịn cửa hàng tạp
hố cũng chỉ thường mở cửa từ 7h sáng đến 22h đêm.
Vị trí cũng là lợi thế của cửa hàng tiện ích so với kênh truyền thống. Điều này
được thể hiện rõ khi khách hàng có nhu cầu mua nhanh một thứ đồ thì thay vì việc
phải mất cơng gửi xe vào chợ mua hàng vừa mất thời gian vừa mất chi phí họ sẽ ghé
vào một cửa hàng tiện ích ngay bên đường và mua một cách nhanh chóng, tiện lợi.
3.2.

Nhược điểm.
Tuy có những ưu điểm hơn so với các loại hình kinh doanh khác, nhưng cửa

hàng tiện ích cũng có một số nhược điểm so với các kênh phân phối hiện đại khác
cũng như các kênh phân phối truyền thống:
Đối với các kênh phân phối hiện đại:
Do diện tích hẹp hơn nên vấn đề đa dạng hóa các loại mặt hàng không thể sánh
bằng các siêu thị được.
Đối tượng khách hàng sẽ hẹp hơn: đối với những khách hàng có thời gian họ sẽ
thích đi siêu thị với hàng hố phong phú đáp ứng đầy đủ nhu cầu của họ hơn là đi mua
ở cửa hàng tiện ích. Khơng những thế đi siêu thị còn để ngắm hoặc tham gia các tiện

ích khác như: trị chơi điện tử…, nhiều người cịn coi việc đi siêu thị là hình thức giải
trí cùng bạn bè người thân mỗi dịp cuối tuần. Những điều này không thể thực hiện khi
đi vào cửa hàng tiện ích.
Đối với các kênh truyền thống:
Giá cả ở cửa hàng tiện ích ln cao hơn so với các kênh truyền thống như chợ
hay cửa hàng tạp hóa do phải cộng thêm các yếu tố tiện ích.

NHĨM 3A

Page 3


QUẢN TRỊ BÁN LẺ
Đối với cửa hàng tạp hóa: Vốn đầu tư cho một cửa hàng tiện lợi lớn hơn nhiều
so với một cửa hàng tạp hóa, việc đào tạo nhân cơng, chăm sóc khách hàng hay trang
bị thiết bị hiện đại cũng tốn rất nhiều chi phí.
Đối với chợ: cửa hàng tiện lợi có khơng gian hẹp hơn và chắc chắn sẽ có ít sự
lựa chọn hơn cho khách hàng đặc biệt là đối với những loại mặt hàng rau, củ, quả, thịt
tươi sống...
4. Điều kiện ứng dụng mô hình cửa hàng tiện ích
Qua sự phân tích các nhân tố ảnh hưởng ở trên, ta có thể rút ra một cách ngắn
gọn những điều kiện ứng dụng mơ hình cửa hàng tiện ích tốt nhất như sau:
Vị trí: cửa hàng tiện ích sẽ phát triển tốt ở những nơi đông dân cư, mật độ người
qua lại lớn, tiện đường giao thông như: gần chợ, gần công viên, bến tàu xe, mặt
đường…hoặc những nơi có quy hoạch hiện đại, văn minh, quy củ, nơi vắng bóng
những loại cửa hàng nhỏ, hàng rong…
Khách hàng: cửa hàng tiện ích sẽ phát triển tốt khi người dân có thu nhập tăng
lên, đủ điều kiện chi trả cho những tiện ích cộng thêm, những người bận rộn, có ít thời
gian dành cho mua sắm, và có phong cách tiêu dùng hiện đại.
Thị trường: cửa hàng tiện ích đặc biệt phù hợp cho những thị trường hiện đại,

nền kinh tế sôi động, nhịp độ nhanh. Cũng sẽ rất tốt nếu cửa hàng tiện ích được xây
dựng ở những nơi mà thị trường bán lẻ còn nhỏ lẻ, manh mún, thiếu tính liên kết, tiềm
năng lớn trong khi vẫn còn rất nhiều lỗ hổng thị trường. Khi đó, cửa hàng tiện ích
đóng vai trị lấp chỗ trống thị trường.
Tùy vào từng nơi mà mỗi điều kiện trên được thỏa mãn ở những mức độ khác
nhau. Nếu như nơi nào thỏa mãn được càng nhiều những điều kiện trên thì cửa hàng
tiện ích sẽ rất có triển vọng phát triển.
I.

Giới thiệu về Shop&Go
1. Sản phẩm kinh doanh.
Bánh kẹo
Thực phẩm

NHĨM 3A

Kẹo sơcơla, kẹo, kẹo cao su
Các loại bánh ngọt, sandwich, bánh mì, sữa tươi, sữa tiệt
Page 4


QUẢN TRỊ BÁN LẺ

Tạp hóa
Nước uống khơng
chứa cồn
Nước uống chứa cồn
Sách báo
Các dịch vụ tại quầy
Các loại mặt hàng

khác

trùng, sữa chua, phô-mai, kem trứng, bánh Plan, nước cốt
gà, trái cây tươi ...
Bột ngũ cốc, cà phê, trà, sữa đặc, sữa bột, thức ăn cho trẻ
em, mứt, bơ, xúc xích, gia vị, gạo, mì ăn liền...
Nước khống, nước ép trái cây, nước ngọt ...
Các loại bia, rượu nhập khẩu hoặc được sản xuất trong
nước ...
Các loại sách báo trong và ngoài nước.
Phone card, SIM card, IDD card.
Nước đá viên, văn phòng phẩm, đồ gia dụng, dụng cụ
bếp, phim, pin, thuốc lá, bao cao su, đồ chơi ..

Cách thức bán hàng gần giống cửa hàng tạp hóa truyền thống: Thực phẩm tươi
sống (thịt, cá, rau củ quả, trái cây) được bày bán xá cho khách hàng lựa chọn.
2. Thị trường mục tiêu.
Đối tượng khách hàng của Shop & Go là những người nhắm đến sự tiện lợi và
nhanh chóng trong phong cách phục vụ; chất lượng cao, mới với giá cả hợp lý của sản
phẩm, môi trường thân thiện, sạch sẽ và hiện đại tại cửa hàng.
Khách hàng chính của những cửa hàng này là những người có thu nhập khá trở
lên, chấp nhận mua hàng với giá cao hơn so với giá bán ở chợ.
3. Đối thủ cạnh tranh.

Cạnh tranh về sản phẩm:

Shop&Go Cung cấp các sản phẩm, dịch vụ bao gồm : bánh kẹo, thực phẩm, tạp
hóa ( bột ngũ cốc, cà phê,trà, thức ăn cho trẻ, xúc xích….), nước uống, các mặt hàng
khác…Dựa vào danh mục sản phẩm của shop & go, có thể nhận định đối thủ cạnh
tranh của shop & go bao gồm: siêu thị, chợ, của hàng tạp hóa. Khu vực xung quanh

SHOP&GO Nguyễn Tri Phương có các cửa hàng tạp hóa, các chợ tự phát, đặc biệt chợ
Nguyễn Tri Phương là các đối thủ cạnh tranh chính cho cửa hàng tiện lợi này.
Ở Việt Nam, ấn tượng giá rẻ và kiểu mua bán nhanh chóng, thuận tiện của các
tiệm tạp hóa, chợ hiện vẫn cịn ăn sâu vào thói quen mua sắm của người dân, nhiều
người dân chưa “sẵn sàng” để móc hầu bao ra trả cho khoản phí “tiện lợi”. Thiếu một
NHĨM 3A

Page 5


QUẢN TRỊ BÁN LẺ
chút mắm, muối, đường, bột ngọt,… người dân ở bất cứ khu vực nào cũng có thể chạy
ngay ra đầu đường nhà mình để mua, rất nhanh và tiện lợi. Đi chợ thì người tiêu cùng
có thể thoải mái lựa chọn với nhiều mặt hàng phong phú và đa dạng, lại có thể trả giá.
Hơn nữa, trong những năm gần đây, người dân đã rất quen với thói quen đi siêu thị,
đặc biệt là vào những ngày cuối tuần vì họ có thể mua sắm hầu hết mọi sản phẩm khi
đến đây.
Cạnh tranh về giá bán: cái khó trong lĩnh vực kinh doanh cửa hàng tiện lợi
tại VN là đại đa số người tiêu dùng chưa có thói quen phải trả giá cao cho yếu tố tiện
lợi. Nếu sản phẩm bán giá cao hơn các siêu thị, chắc chắn sẽ không được người tiêu
dùng ủng hộ. Kinh doanh cửa hàng tiện lợi khơng như siêu thị, địi hỏi DN phải có khả
năng cung ứng hàng hóa cao, châm hàng nhiều lần trong ngày, do vậy hệ thống
logictics phải được đầu tư đúng mức. Tuy nhiên, cản ngại lớn nhất trong việc mở rộng
chuỗi cửa hàng tiện lợi của DN là rất khó tìm mặt bằng. Giá th mặt bằng cho dù có
giảm so với trước nhưng khơng rẻ, cộng với thời gian cho thuê rất ngắn. Ở các huyện
ngoại thành, muốn mở cửa hàng, ngoài việc phải trả tiền mặt bằng thì DN cịn phải đầu
tư hồn toàn mới 100%, dẫn đến khả năng thu hồi vốn chậm, lợi nhuận không cao.
Cuộc đua mở cửa hàng tiện lợi mới chỉ bước vào giai đoạn đầu của cuộc cạnh
tranh. Theo đó, sự thành bại của mơ hình kinh doanh và của từng DN còn phụ thuộc
rất nhiều yếu tố. Khi xây dựng chính sách giá, DN phải trả lời được các câu hỏi như

giá cao bao nhiêu, tương xứng như thế nào trong mối tương quan với sự tiện lợi như vị
trí cửa hàng, chủng loại sản phẩm, các tiện ích, dịch vụ đi kèm… Điều quan trọng, DN
phải có kết nối được với các vùng nguyên liệu để làm chủ nguồn hàng, đảm bảo an
toàn vệ sinh thực phẩm và giá bán cạnh tranh nhất.
Cùng với xu hướng tâm lý tiêu dùng mới, phân khúc của các CHTL vẫn rất
nhiều tiềm năng để đầu tư. Mỗi mô hình có một nhóm khách hàng và mặt hàng khá
riêng biệt nên cũng giảm thiểu nguy cơ phải cạnh tranh gay gắt. Vì thế, dù được coi là
“bùng nổ” nhưng thị trường vẫn tiếp tục đón nhận thêm các CHTL mới.
Cạnh tranh với chợ

NHÓM 3A

Page 6


QUẢN TRỊ BÁN LẺ
Với ưu điểm diện tích nhỏ (trung bình từ 100 đến 300 m2, có cửa hàng chỉ vài
chục mét vuông), các cửa hàng này “tấn công” vào các khu dân cư, KCX-KCN và cả
các chợ tự phát. Một bộ phận người tiêu dùng quan tâm nhiều đến sức khỏe, an toàn vệ
sinh thực phẩm, chấp nhận bỏ thêm tiền để mua sắm tại các cửa hàng tiện lợi khiến
tiểu thương các chợ đang bị “chia” khách. Về lâu dài, cửa hàng tiện lợi sẽ xuất hiện
dày đặc hơn, tiểu thương ở chợ nếu không thay đổi phương thức kinh doanh sẽ khó
cạnh tranh.
4. Động thái người tiêu dùng và Doanh nghiệp
4.1.

Động thái người tiêu dùng với cửa hàng tiện lợi
a) Lựa chọn sản phẩm
Sản phẩm ở cửa hàng tiện lợi tuy đảm bảo về chất lượng và vệ sinh an toàn thực


phẩm, tuy nhiên đây chỉ là lựa chọn đối với người tiêu dùng khơng có nhiều thời gian.
Chỉ khi nào thật sự cần thì người tiêu dùng mới nghĩ đến cửa hàng tiện lợi. Ví dụ như:
người tiêu dùng có xu hướng đi siêu thị 1 tuần 1 lần, và khi có 1 loại thực phẩm nào
hết đột xuất thì người ta mới ghé vào cửa hàng tiện lợi hoặc quán tạp hóa.
Một thách thức quan trọng là ở Việt Nam có nhiều thị trường chứ khơng phải có
một thị trường với các nhóm người tiêu dùng rất khác biệt được phân chia theo các yếu
tố về nhân khẩu, trình độ học vấn và thu nhập. Sự phong phú đa dạng này đòi hỏi các
doanh nghiệp phải điều chỉnh sản phẩm/dịch vụ của mình để có thể đáp ứng nhu cầu
cho nhiều phân khúc khách hàng khác nhau.
Thay đổi thói quen tiêu dùng đối với các sản phẩm thực phẩm tươi sống.
Các bà nội trợ ngày nay đang tìm kiếm “con đường tắt” trong cơng việc nội trợ,
từ nấu ăn, giặt giũ đến việc chăm sóc con cái. Một nghiên cứu 2010 của TNS chỉ ra
rằng, có tới 75% người tiêu dùng sẵn sàng chi tiền nhiều hơn để mua lấy sự tiện dụng.
Những thực phẩm chế biến sẵn hoặc sản phẩm chỉ dùng một lần đang ngày được sử
dụng rộng rãi. Thậm chí, gần đây cịn có “nước rửa tay khơ”, khỏi cần xài tới nước
máy, vừa sạch sẽ, vừa tiệt trùng… Việc phái nữ từ vị trí ln ln “ở phía sau” và sau
NHĨM 3A

Page 7


QUẢN TRỊ BÁN LẺ
đó chuyển sang “đứng ngang hàng” với nam giới (hoặc ở một vài lĩnh vực vượt lên
trước nam giới), quan niệm phụ nữ là người nội trợ, ở nhà chăm sóc con cái đã trở nên
lạc hậu, nhất là ở đô thị. Phụ nữ trở nên độc lập hơn, dành quyền tự do kiểm sốt tài
chính và các mối quan hệ xã hội, điều mà trước đây nam giới nắm độc quyền. Phụ nữ
độc thân sẵn sàng tiêu tiền cho giày dép, quần áo thời trang và tụ tập tại các quán bar.
Cá tính, độc lập và thể hiện cái tôi trở thành… mốt của những phụ nữ hiện đại.
b) Nhạy cảm về giá.
Nhiều người tiêu dùng cho rằng cửa hàng tiện lợi nói chung và của Shop and go

nói riêng là... khá xa xỉ vì giá bán ở đây thuộc loại cao (chỉ thấp hơn giá trong các
trung tâm thương mại), do người tiêu dùng phải trả thêm cho “yếu tố tiện lợi”. Yếu tố
tiện lợi ở đây bao gồm: địa điểm, sản phẩm bày bán, cách thức phục vụ...
Đối với những người có thu nhập thấp thì cửa hàng tiện lợi khơng phải là lựa
chọn tối ưu
Người tiêu dùng Việt Nam đã và đang nhanh chóng giàu lên, đặc biệt ở các khu
vực đơ thị. Người tiêu dùng Việt Nam cũng chịu ảnh hưởng của những xu thế người
tiêu dùng thế giới, họ thu thập thông tin từ nhiều nguồn, cân nhắc kỹ càng trước khi
quyết định mua một sản phẩm hay sử dụng dịch vụ – giống hệt như người tiêu dùng ở
các nước phát triển trên thế giới. Đòi hỏi cao, quan tâm nhiều đến giá cả và dễ thay
đổi. Vì người tiêu dùng Việt cũng cịn ít trung thành với nhãn hiệu nên người ta cũng
dạo đủ các nơi, so sánh giá cả rất sát.
Người tiêu dùng chấp nhận mua hàng ở cửa hàng tiện lợi với mức giá cao hơn
mặt bằng chung, ngược lại cũng đòi hỏi DN phải cung ứng hàng hóa chất lượng tốt, ít
biến động về giá.
Việc giá cả hàng hoá, nhất là thực phẩm, tăng mạnh đã buộc người tiêu dùng
phải hạn chế mua cả những loại thực phẩm tươi, cũng như tìm giá ưu đãi khi mua sản
phẩm chăm sóc cá nhân, nhà cửa… Cụ thể, có 35% người tiêu dùng đã mua ít đi các
loại cá thịt, 45% mua ít đi các loại rau củ, 51% người mua hàng tìm khuyến mãi trong
các sản phẩm chăm sóc cá nhân, và 40% tìm khuyến mãi trong sản phẩm tẩy rửa gia
NHÓM 3A

Page 8


QUẢN TRỊ BÁN LẺ
dụng. Nếu một năm trước đây chỉ có khoảng 56% người mua hàng rất quan tâm đến
giá cả thì hiện nay tỷ lệ này đã lên đến 63%.
c) Dễ dàng tìm mua Sản phẩm ở gần nhất.
Các bà nội trợ ngày nay có xu hướng đang tìm kiếm “con đường tắt” trong

công việc nội trợ, từ nấu ăn, giặt giũ đến việc chăm sóc con cái. Nhiều người tiêu
dùng sẵn sàng chi tiền nhiều hơn để mua lấy sự tiện dụng. Vì vậy hệ thống phân phối
rộng rãi sẽ làm cho người tiêu dùng biết nhiều hơn đến cửa hàng, đáp ứng được nhu
cầu của họ. Đặc biệt nên mở rộng ở những nơi tập trung đông dân cư...
Người tiêu dùng chuyển hướng sang các cửa hàng bán lẻ nhỏ
Kết quả khảo sát thị trường do công ty Nielsen công bố tại hội thảo Doanh
nghiệp bán lẻ vượt khó năm 2012 do hiệp hội Các nhà bán lẻ Việt Nam và dự án hỗ trợ
thương mại đa biên (Mutrap) đồng tổ chức vào ngày 11.5.2012 tại TP.HCM, cho thấy
hiện nay tổng mức chi tiêu hàng tháng của người tiêu dùng đã tăng đến 31% so với
một năm trước đó, lên mức 4.146.5000 đồng, chủ yếu do giá hàng hố tăng. Trong đó,
đáng chú ý là chi tiêu cho thực phẩm tươi chiếm tỷ trọng đến 64% và tăng đến 25% so
với năm trước.
d) Rất thích thú với các chương trình xúc tiến.
Người tiêu dùng thích mua hàng hóa ở những nơi có nhiều chương trình khuyến
mãi, có những ưu đãi đặc biệt về giá. Đặc biệt là các chương trình quảng cáo trên các
phương tiện thơng tin đại chúng sẽ giúp cho người tiêu dùng phần nào biết nhiều đến
cửa hàng tiện lợi hơn.
Người tiêu dùng quan tâm đến việc sử dụng điện thoại để mua sắm
Người tiêu dùng ngày nay đang quan tâm một cách đáng kể đến việc sử dụng
điện thoại di động để lên kế hoạch và mua bán hàng hóa tiêu dùng.
Sống khỏe
Ngày càng nhiều khách hàng đi chợ tại cửa hàng tiện lợi nên Co.op Food đã
tăng tỉ lệ các mặt hàng tươi sống lên nhiều hơn: 30% - 40% tại cửa hàng ở các khu dân
cư và 20% tại cửa hàng ở KCX-KCN. Lượng khách đến cửa hàng có xu hướng tăng,
NHÓM 3A

Page 9


QUẢN TRỊ BÁN LẺ

đặc biệt trong những ngày mưa, người tiêu dùng lười đi siêu thị hoặc đi chợ. Bà Lê
Minh Trang, Tổng Giám đốc Satra, cho biết hàng tươi sống chiếm đến 70% tại
Satrafoods, chủ yếu phục vụ nhu cầu đi chợ hằng ngày của khách hàng nên được đón
nhận.
4.2.

Động thái doanh nghiệp SHOP&GO
a) Đối với sản phẩm
Mỗi cửa hiệu có hơn 2.000 loại mặt hàng

khác nhau, được lựa chọn một cách kỹ lưỡng
nhất để phù hợp với nhu cầu của dân địa phương
cũng như khách du lịch. Ngoài các sản phẩm
được sản xuất trong nước thường được bày bán
trong các tạp hóa. Shop&Go cịn bán một lượng
lớn các loại hàng hóa ngoai nhập,hảng riêng biệt,
đặc trưng nhằm tiềm kiếm một thị trường riêng mà tạp

hóa hay

chợ nhỏ khơng bán: Vd Socola M&M, các loại bánh kẹo hãng Nestle. Các loại
bia,rượu ngoại nhập. Bán các loai sách báo,tạp chí trong và ngoài nước. Các loại
Phone Card, Sim Card, Id Card
Ngồi ra Shop&Go cịn cung cấp các loại thức
ăn nhanh trong ngày như cơm,bánh ngọt, bánh mì
v.v.. Các sản phẩm này được cung cấp bởi các doanh
nghiệp uy tín và đã phải trải qua sự kiểm tra và đạt
một tiêu chuẩn nhất định của Shop&Go mới được bày
bán trên quầy cửa hàng.Nhằm đáp ứng một lượng
khách hàng mong muốn tìm được bữa ăn nhanh

chóng mà đảm bảo vệ sinh an tồn thực phẩm
Trong thời điểm chi phí đầu vào cịn cao, các
sản phẩm thông thường chưa cạnh tranh về giá được
với các cửa hàng tạp hóa,chợ nhỏ. Hướng đi của
NHĨM 3A

Page 10


QUẢN TRỊ BÁN LẺ
Shop&Go là cung cấp các sản phẩm khác biệt, các sản phẩm ngoai nhập nhằm tạo ra
một thi trường ngách cung cấp một lượng khách hàng có nhu cầu. Ngoài ra đánh vào
yếu tố vệ sinh an toàn thực phẩm ngày nay, đánh vào tâm lý khách hàng nên Shop&Go
cũng dần kiếm được một thị phần nhất định các sản phẩm chế biến trong ngày
e) Đối với giá
Nhận biết tại thời điểm hiện tại không thể cạnh tranh về giá với các tạp hóa nhỏ
lẻ bên ngồi tại vì chi phí quản lý,chi phí hoạt động của một cửa hàng còn cao. Tuy
nhiên nhờ vào số lượng cửa hàng lớn, bước đầu Shop&Go cũng đang dần có tiếng nói
lớn hơn đối với các nhà cung cấp để có thể giảm giá được hàng hóa đầu vào và tăng
mức chiết khấu để dần dần có thể mang lại mức giá cạnh tranh cao so với các tiêm tạp
hóa. (hàng hóa,sản phẩm của cơng ty nhiều mặt hàng có giá hơi cao so với tạp hóa tuy
nhiên so với các chuỗi khác như Circle K, Family Mart, giá cả có vẻ cạnh tranh hơn)
f) Đối với phân phối
Đối với chuỗi cửa hàng Shop&Go các cửa hàng tập trung chủ yếu tại trung tâm
thành phố tại vì chiến lược phát triển hiện tai của công ty là chiến lược tập trung, nhắm
đến lượng khách hàng du lịch, khách hàng nước ngồi quen với loại cửa hàng tiện ích
và bộ phận khách hàng đón nhận cái mới. Hàng hóa vận chuyển nhanh chóng và chất
lượng cao và đi kèm phương cách phục vụ chuyên nghiệp.
Tuy nhiên để có thể có mức giá cạnh tranh được với các cửa hàng tạp hóa và
chợ nhỏ bắt buộc công ty phải mở rộng phát triển nhiều cửa hàng, mở rộng kênh phân

phối bằng nhiều cách với nguồn lực có hàng để từ đó dần dần có tiếng nói lớn hơn với
các nhà cung cấp, tăng mức chiết khấu, giảm chi phí đầu vào. Đưa ra giá cạnh tranh
tương đối ngang bằng với các tiệm tạp hóa và các chợ nhỏ mà cịn mang cung cấp cho
khách hàng chất lượng dịch vụ mà loại hình mang lại

NHÓM 3A

Page 11


QUẢN TRỊ BÁN LẺ
Gần đây Shop & Go vừa mới đưa ra chương trình “Nâng cấp cửa hàng miễn
phí”. Đây là một trong những chiến lược mở rộng cửa hàng của Shop & Go để trở
thành một trong những cửa hàng tiện lợi hàng đầu tại TP HCM trong những năm tới
theo xu hướng đang phát triển của thị trường bán lẻ Việt Nam.
SHOP & GO với hình thức Cửa hàng nhượng quyền BCC.

Vài nét về chương trình
Cửa hàng nhượng quyền BCC được khuyến khích để bán tất cả sản phẩm trong
phạm vi của Shop & Go. Bên cạnh đó Shop & Go cũng sẽ cho phép và linh hoạt trên
một số sản phẩm được đề xuất bởi BCC đối tác. Shop & Go cam đoan những mặt hàng
do nhà cung cấp của công ty giao giá sẽ rẻ hơn hoặc bằng so với những mặt hàng bên
ngoài (giá bao gồm thuế) với nhiều chương trình khuyến mãi định kỳ hấp dẫn.
Shop & Go hỗ trợ hồn tồn miễn phí máy lạnh, tủ mát, tủ đơng, máy tính tiền,
máy vi tính, trang trí, gắn băng hiệu, cửa kiếng,.. Ngồi ra, Shop & Go còn cho nhân
viên xuống hỗ trợ kinh doanh trong vịng 2 tuần.
Shop & Go ln sẵn sàng hỗ trợ đối tác trong biên chế nghĩa là bất cứ khu vực,
đào tạo trong vận hành và bán hàng
g) Các hoạt động xúc tiến
NHÓM 3A


Page 12


QUẢN TRỊ BÁN LẺ
Đối với chuôi cửa hàng tiện lợi Shop&Go cũng như các chuỗi cửa hàng tiện ích
khác. Ta thấy chủ yếu công ty nhắm vào phương thức khuyến mãi là chủ yếu. Tuy
nhiên ta còn thấy doanh nghiệp sử dụng nhiều các pano, bảng hiệu quảng cáo ngoài
trời tại các khu vực đông dân cư, bến tàu, xe để làm cho khách hàng lien tưởng và nhớ
đến hình ảnh. Đây là phương thức rẻ tiền tuy nhiên chưa mang lại hiệu quả mong
muốn cho công ty
Đối với hoạt động tuyên truyền
và quan hệ công chúng gần đây
Shop&Go cũng bắt đầu đầu tư mạnh để tận
dụng tiếng nói của xã hội nhằm tăng them
hình ảnh thương hiệu .cụ thể là chương
trình “Shop&Go cùng Sao”. Các Sao có
một lượng fan đáng kể,mà phần lớn là lứa tuổi teen có lối sống hiện đại dễ dàng du
nhập những cái mới, tân tiến từ đó cơng ty mở chiến dịch nhằm lơi kéo một lượng lớn
fan hâm mộ cùng tạo một thói quen mua sắm hiện đại giống như thần tượng của
mình.Đây là một lượng lớn khách hàng tiềm năng lớn trong tương lai mà bất kì các
chuỗi tiện ích nào muốn thay đổi thói quen tiêu dùng lâu đời của người việt nam cũng
cần phải quan tâm đến.
Các hoạt động khuyến mãi chủ yếu của công ty
Khuyến mãi hàng tháng.
Trước mỗi tháng công ty luôn lên kế hoạch để đưa ra các sản phẩm giảm giá
đến người tiêu dùng. Cụ thể có thể giảm giá trực tiếp trên từng món hàng, bán hàng
Combo, giảm giá khi mua từ 2 sản
phẩm trở lên v.v.
Có thể thấy một số hàng hóa

sau khi giảm giá của cơng ty có giá
bán tương đương hoặc thấp hơn so
với tạp hóa bên ngồi. Đây là một
hướng đi tốt của cơng ty trước nhất
NHĨM 3A

Page 13


QUẢN TRỊ BÁN LẺ
làm cho khách hàng cân nhắc lại việc mua sắm hằng ngày. Cân nhắc giữa việc mua
hàng của cơ tạp hóa cằn nhằn, cửa hàng chật chội,ẩm mốc với bước vào một cửa hàng
tiện ích sạch sẽ, mát lạnh, trưng bày đẹp và nhất là tha hồ lựa chọn. Tuy bước đầu chỉ
có một số mặt hàng được giảm giá tuy nhiên cũng đánh vào được tâm lý mua hàng bấy
lâu nay của người dân Việt Nam nhất là đối với giới trẻ,dễ thay đổi, tiếp cận cái mới,
Ngồi ra cịn mang lại lợi ích cho cơng ty nhằm giải quyết lượng hàng tồn kho, nhanh
chóng nhập hàng hóa mới về để đáp ứng được nhu cầu khó tính của người tiêu dùng
Chương trình “thêm lựa chọn mới mỗi ngày”

Cào trúng thưởng
5. Nhận định của nhóm về cửa hàng tiện lợi
5.1.

Sẽ phát triển mạnh cửa hàng tiện lợi
Ngược lại với chợ truyền thống, các siêu thị, trung tâm thương mại (TTTM) lại

được người tiêu dùng ưa chuộng do mức độ tiện lợi, sạch đẹp và an toàn vệ sinh thực
phẩm. Đặc biệt, do có nhiều chương trình khuyến mãi hấp dẫn nên các chợ hiện đại đã
kích cầu được nhu cầu mua sắm.
Sở Công Thương TP.HCM cho hay, năm 2015 sẽ phát triển thêm 77 siêu thị,

gần 100 TTTM, nâng tổng số lên 240 siêu thị, 122 TTTM. Bên cạnh đó, Sở cũng phát
triển 360 cửa hàng tiện ích của các đơn vị như Co.opfood, Satrafood, Foodcomart,
Vissan, G7Mart, Minimart, Citimart... Dự kiến đến năm 2015, thành phố sẽ phát triển
chuỗi cửa hàng tiện ích lên 562 cửa hàng. Theo bà Lê Ngọc Đào, loại hình này đang
phát triển nhanh chóng tại các khu dân cư, chung cư, khu cơng nghiệp nhằm góp phần
phục vụ nhu cầu mua sắm của người dân.
NHÓM 3A

Page 14


QUẢN TRỊ BÁN LẺ
5.2.

Tại sao chuỗi cửa hàng tiện lợi chưa phát triển.
Cịn q mới mẻ
Loại hình cửa hàng tiện ích bắt đầu bùng nổ ở Việt Nam từ năm 2006 với sự mở

đầu là quyết định và hành động táo bạo của Trung Nguyên trong dự án xây dựng chuỗi
cửa hàng tiện ích G7 mart. Nếu như cuối năm 2005 Việt Nam có khoảng 1000 cửa
hàng tiện lợi hoạt động thì hiện nay con số đó là 2000 cửa hàng với khoảng 10 hệ
thống, đa số được ra đời trong khoảng 2-3 năm trở lại đây như : Hapromart, best and
buy, co.op, small mart 24/7, 365 days, V-24h, shop$go, speedy…và tình hình cạnh
tranh đang diễn ra hết sức sơi động. Tuy nhiên, hầu hết các hệ thống đều đang trong
tình trạng: chấp nhận chịu lỗ để đón cơ hội. Thực tế cho thấy người dân Việt Nam
dường như chưa quen với loại hình kinh doanh này, khái niệm cửa hàng tiện lợi còn
khá mới mẻ và chưa rõ ràng.
Nhiều người tiêu dùng cho rằng cửa hàng tiện lợi là… khá xa xỉ vì giá bán ở
đây thuộc loại cao (chỉ thấp hơn giá trong các trung tâm thương mại), do người tiêu
dùng phải trả thêm cho “yếu tố tiện lợi”.

Do thói quen mua sắm truyền thống là đến các chợ và ghé các cửa hàng tạp
hóa.người tiêu dùng vẫn có thói quen so sánh giá giữa các nơi mua sắm. Thiếu một
chút mắm, muối, đường, bột ngọt,… người dân ở bất cứ khu vực nào cũng có thể chạy
ngay ra đầu đường nhà mình để mua, rất nhanh và tiện lợi! Yếu tố “tiện lợi” vẫn chưa
được dung hòa với văn hóa mua sắm của người dân Việt. Các bà nội trợ vốn có thói
quen đi chợ buổi sáng để cho các bữa ăn trong ngày. Với những người bận rộn, sau khi
tan sở vẫn kịp buổi chợ chiều để chuẩn bị cho bữa tối. Chợ vẫn có những ưu điểm mà
những trung tâm mua sắm khác khơng có được, chẳng hạn như giá cả “mềm”, linh
động theo khả năng trả giá của khách hàng, hàng hóa phong phú, đa dạng, ít khi bị
“trữ” từ ngày này sang tháng khác,…..
Do một số nhược điểm so với các kênh phân phối hiện đại khác cũng như các
kênh phân phối truyền thống:
Đối với các kênh phân phối hiện đại:
NHÓM 3A

Page 15


QUẢN TRỊ BÁN LẺ
Do diện tích hẹp hơn nên vấn đề đa dạng hóa các loại mặt hàng khơng thể sánh
bằng các siêu thị được.
Đối tượng khách hàng sẽ hẹp hơn: đối với những khách hàng có thời gian họ sẽ
thích đi siêu thị với hàng hố phong phú đáp ứng đầy đủ nhu cầu của họ hơn là đi mua
ở cửa hàng tiện ích. Khơng những thế đi siêu thị cịn để ngắm hoặc tham gia các tiện
ích khác như: trò chơi điện tử…, nhiều người còn coi việc đi siêu thị là hình thức giải
trí cùng bạn bè người thân mỗi dịp cuối tuần. Những điều này không thể thực hiện khi
đi vào cửa hàng tiện ích.
Đối với các kênh truyền thống:
Giá cả ở cửa hàng tiện ích luôn cao hơn so với các kênh truyền thống như
chợ hay cửa hàng tạp hóa do phải cộng thêm các yếu tố tiện ích.

Đối với cửa hàng tạp hóa: Vốn đầu tư cho một cửa hàng tiện lợi lớn hơn nhiều
so với một cửa hàng tạp hóa, việc đào tạo nhân cơng, chăm sóc khách hàng hay trang
bị thiết bị hiện đại cũng tốn rất nhiều chi phí.
Đối với chợ: cửa hàng tiện lợi có khơng gian hẹp hơn và chắc chắn sẽ có ít sự
lựa chọn hơn cho khách hàng đặc biệt là đối với những loại mặt hàng rau, củ, quả, thịt
tươi sống...
Do hệ thống cửa hàng còn thưa thớt, hay tập trung ở những địa điểm đẹp.
Người dân muốn đến đây mua sắm cũng là một hành trình khơng mấy… tiện lợi!
Quy mơ chuỗi chưa đủ lớn.
Một vấn đề lớn hơn ảnh hưởng đến mức độ thành cơng là quy mơ của chuỗi. Vì
phải có độ bao phủ lớn, doanh nghiệp mới có tiếng nói đủ mạnh để đàm phán giá tốt
nhất với bên cung ứng hàng hóa. Thơng thường, lợi nhuận từ mơ hình này khơng
nhiều. “Một chuỗi bán lẻ như vậy có thể hịa vốn khi đạt đến quy mô 30 cửa hàng tiện
lợi. Tuy nhiên, ở Việt Nam, ít doanh nghiệp nào làm được.
Trở ngại trong việc tuyển nhân viên và khâu chọn nguồn sản phẩm.
Khác với nếp sống ở nước ngoài, ở Việt Nam có rất ít người chịu làm việc suốt
đêm theo mơ hình cửa hàng tiện lợi mở cửa 24/24 và nếu có thì thời gian họ làm cơng
việc này cũng khơng lâu. Ơng cho biết thường thì nhân viên bán hàng chủ yếu là sinh
NHÓM 3A

Page 16


QUẢN TRỊ BÁN LẺ
viên, giờ làm việc rất khó khăn, vì thế khâu tuyển đầu vào là khơng phải dễ. Hơn nữa
“Tuyển người đã khó, giữ người cịn khó hơn”.
Có thể nói cửa hàng tiện lợi như một siêu thị thu nhỏ, vì thế việc lựa chọn
nguồn hàng để kinh doanh phải được kiểm tra kĩ lưỡng về nguồn gốc và tính năng sản
phẩm. Đó cũng là một vướng mắc khi kinh doanh mơ hình này.
Tiện lợi nhưng chưa tiện lợi

Yếu tố tiện lợi ở đây bao gồm: địa điểm, sản phẩm bày bán, cách thức phục
vụ...Nếu gộp chung các yếu tố này lại, cơ bản là các cửa hàng tiện lợi đều có. Nhưng
nếu đi sâu vào chi tiết thì các doanh nghiệp dường như chưa vận hành đúng như vậy.
Ví dụ ở cửa hàng tiện lợi “Day & Night” đặt tại các cây xăng, hiếm thấy khi đông
khách vì thói quen của nhiều người khi đến đổ xăng xong là đi ngay, ít ai nghĩ đến việc
ghé cửa hàng mua chai nước hay gói bánh. Trong khi đó, ở nước ngoài, phần lớn
người dân đi xe hơi nên đến cây xăng họ dừng xe và mua đồ trên đường đi làm về.
Đừng đánh giá thấp chợ truyền thống
“ Hiện nay trên cả nước có gần 9000 chợ truyền thống, 80% hàng hóa chuyển
qua kênh phân phối này” đây là điều tra của Hiệp hội Bán lẻ Việt Nam. Qua đây ta
thấy mức độ quan trọng của chợ truyền thống trong phân phối bán lẻ. Tuy nhiên hiện
nay các doanh nghiệp Việt cịn chưa đánh giá đúng lợi ích từ chợ truyền thống.
I.

Chợ truyền thống quy mô nhỏ: chợ Nguyễn Ngọc Lộc
1. Sơ lược về chợ
Chợ là nơi của những người bán hàng mau mắn và nhanh nhẹn, họ phải hiểu
sản phẩm để giới thiệu và thuyết phục bạn mua hàng. Tơi thích mua thứ gì mà tơi có
thể nghe người bán hàng rao trong khơng khí nhộn nhịp, đầy sức sống từ những sạp
hàng… - một thứ gì đó thực sự được bán! Người ở chợ lao động để bán sản phẩm
Trên thực tế tuỳ theo lĩnh vực nghiên cứu mà có rất nhiều khái niệm khác nhau
về chợ:
Theo định nghĩa trong các từ điển tiếng Việt đang được lưu hành: "Chợ là nơi
công cộng để đông người đến mua bán vào những ngày hoặc những buổi nhất

NHÓM 3A

Page 17



QUẢN TRỊ BÁN LẺ
định"(1); "Chợ là nơi tụ họp giữa người mua và người bán để trao đổi hàng hoá, thực
phẩm hàng ngày theo từng buổi hoặc từng phiên nhất định (chợ phiên)...
- Theo Thông tư số 15/TM-CSTTTN ngày 16/10/1996 của Bộ Thương Mại
hướng dẫn tổ chức và quản lý chợ "Chợ là mạng lưới thương nghiệp được hình thành
và phát triển cùng với sự phát triển của nền kinh tế xã hội".
- Theo Nghị định số 02/2003/NĐ-CP ngày 14/01/2003 của Chính Phủ về phát
triển và quản lý chợ "Chợ là loại hình kinh doanh thương mại được hình thành và phát
triển mang tính truyền thống, được tổ chức tại một địa điểm theo quy hoạch, đáp ứng
nhu cầu mua bán, trao đổi hàng hoá và nhu cầu tiêu dùng của khu vực dân cư".
Chợ Nguyễn Ngọc Lộc nằm trên đường Nguyễn Ngọc Lộc, phường 14 quận 10.
Theo một cụ bà cho biết, chợ được hình thành cách đây khá lâu trước năm 1990. Chợ
được thành lập trên nhu cầu mua sống hằng ngày của các hộ gia đình trong khu vực.
Thưở ban đầu, chợ Nguyễn Ngọc Lộcđơn giản chỉ là các tiệm tạm hóa và các
gian hàng nhỏ bán thực phẩm 2 bên đường. Dần dần qui mô được mở rộng hơn với
nhiều sản phẩm được bày bán hơn, nhiều người bán hơn.
Chợ có những đặc trưng sau:
Chợ là một nơi (địa điểm) công cộng để mua bán, trao đổi hàng hố, dịch vụ
của dân cư, ở đó bất cứ ai có nhu cầu đều có thể đến mua, bán và trao đổi hàng hoá,
dịch vụ với nhau.
Chợ được hình thành do yêu cầu khách quan của sản xuất và trao đổi hàng hoá,
dịch vụ của dân cư, chợ có thể được hình thành một cách tự phát hoặc do quá trình
nhận thức tự giác của con người. Vì vậy trên thực tế có nhiều chợ đã được hình thành
từ việc quy hoạch, xây dựng, tổ chức, quản lý chặt chẽ của các cấp chính quyền và các
ngành quản lý kinh tế kỹ thuật. Nhưng cũng có rất nhiều chợ được hình thành một
cách tự phát do nhu cầu sản xuất và trao đổi hàng hoá của dân cư, chưa được quy
hoạch, xây dựng, tổ chức, quản lý chặt chẽ.
Các hoạt động mua, bán, trao đổi hàng hoá, dịch vụ tại chợ thường được diễn ra
theo một quy luật và chu kỳ thời gian (ngày, giờ, phiên) nhất định. Chu kỳ họp chợ


NHÓM 3A

Page 18


QUẢN TRỊ BÁN LẺ
hình thành do nhu cầu trao đổi hàng hoá, dịch vụ và tập quán của từng vùng, từng địa
phương quy định.
2. Các mặt hàng, giá cả các mặt hàng kinh doanh
Các sản phẩm ở đây chủ yếu được các hộ buôn lấy từ các chợ đầu mối. Với qui
mô khá nhỏ, sản phẩm của chợ Nguyễn Ngọc Lộcchủ yếu phục vụ nhu cầu hằng ngày
của con người
Thực phẩm : bao gồm cá thịt, các loại hải sản
Nông sản : bao gồm các loại rau củ quả, trái cây...
Dụng cụ gia đình : bàn ghế, chén đĩa, chăn màng đều có thể tìm thấy được ở
đây.
Ngồi ra các sản phẩm ở trên, tại đây cũng có vài gian hàng bán quần áo, giày
dép. Mặc dù các loại thực phẩm, nông sản được nhập từ các chợ đầu mối về nhưng các
sản phẩm này rất tươi ngon không kém gì so với ở chợ đầu mối. Nói chung, những sản
phẩm cần thiết hàng ngày chúng ta đều có thể tìm thấy được tại chợ này.
Là chợ tự phát nên khơng có ban quản lý, chính về thế các sản phẩm được bày
bán ở đây không được qui hoạch phân bố theo nhóm. Vì vậy để lựa chọn được sản
phẩm ưng ý nhất, chúng ta có thể phải đi hết cả chợ, thay vì chỉ đi trong 1 khu vực
nhất định. Ngoài ra vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm cũng không được đảm bảo.
Khi buôn bán ở đây, mục đích của các hộ bn khơng phải là làm giàu, mà là
kiếm thu nhập để trang trải cuộc sống. Chính về thế ở đây người ta bán đúng giá và
không thách giá, hoặc cùng lắm chỉ là thách hơn vài ngàn mà thôi. Nếu bạn là người
không giỏi trong kĩ năng mặc cả cũng như không rành về giá các sản phẩm thì có thể
hồn tồn n tâm khi mua sắm tại đây.
Hầu hết các hộ buôn ở đây là nhỏ lẻ, hơn nữa lại khơng chịu thuế, chính vì thế

giá ở đây là khá thấp, rất phù hợp với những người có thu nhập vừa mà thấp.
Giá cả trong chợ biến động rất nhanh theo giá thị trường, vì hầu hết là các mặt
hàng có được từ việc mua đi bán lại qua các mối lái. Bên cạnh đó, những sạp hàng nhỏ

NHĨM 3A

Page 19


QUẢN TRỊ BÁN LẺ
ở chợ bán với số lượng vừa đủ bán trong ngày vậy giá gốc lấy các mặt hàng thường
thường cao hơn, gần như là giá bán lẻ khi lấy hàng hóa từ mối lái
3. Tiểu thương kinh doanh tại chợ
Các tiểu thương trong khu chợ là những người mua đi bán lại các mặt hàng từ
nhà bán buôn hoặc mối lái. Đa phần là những người kinh doanh nhỏ lẻ, tập trung vào
một khu có nhiều cửa hàng nhỏ trên 1 con đường để kinh doanh.
Họ có thể th một chỗ nào đó để bán ngày hơm đó, hoặc là bán ngay trên lề
đường nơi xe cộ qua lại, hoặc nơi bán chính là phương tiện xe máy, xe đẩy của họ.
Trong chợ được chia thành từng khu vực nhỏ, và mỗi khu vực là một tiểu
thương nhỏ, họ cũng chính là người trực tiếp bán.
4. Khách hàng và thị trường mục tiêu
Khách hàng của những khu chợ nhỏ đa số là người dân sinh sống gần đó. Với
thói quen đi chợ hằng ngày hoặc một số khác khơng có thời gian đi chợ thì giải pháp
tốt nhất là những khu chợ nhỏ.
Mọi số phụ nữ ở nhà nội chợ thì khu chợ nhỏ là rất tiện lợi, họ đi chợ hằng ngày
vào buổi sáng và mua các vật dụng dùng trong gia đình.
Chợ cịn phục vụ cho những người đi làm và sình viên khơng có thời gian để
gửi xe và đi vào các khu chợ lớn để mua đố. Chợ nhỏ là giải pháp rất tiện lợi vừa tiết
kiệm thời gian vừa nhanh gọn.
Đây là chợ tự phát, các hộ buôn chủ yếu là các gia đình ở 2 bên đường, do vậy

chợ Bùi Đình Túy chủ yếu phục vụ nhu cầu sống của các hộ gia đình trong khu vực
lân cận. Mọi người đều có thể đến đây để mua sắm, nhưng đối tượng chủ yếu ở đây là
những người có thu nhập vừa và thấp, là những sinh viên ở trọ gần khu vực chợ,
những người cơng nhân,...
5. Đối thủ cạnh tranh

NHĨM 3A

Page 20


QUẢN TRỊ BÁN LẺ
Cửa hàng tiện ích và các cửa hàng tạp hóa ra đời là đối thủ cạnh tranh chính của
các khu chợ nhỏ.
Với thời gian và nhu cầu mua sắm khác nhau thì một người có thể chọn 1 trong
3: chợ nhỏ, cửa hàng tạp hóa gần nhà để mua món hàng mà mình cần.
6. Chúng ta nói gì?
Với xu hướng phát triển hiện đại như ngày hơm nay thì cửa hàng tiện lợi có lẽ
là 1 xu hướng cho thời buổi hiện đại. Xong với tình hình bất ổn giá và những chi phí
cộng thêm gia tăng chóng mặt thì giá cả của cửa hàng tiện lợi có phần chênh lệch hơn
cửa hàng tạp hóa tại nhà và chợ nhỏ. Do vậy, chợ nhỏ và cửa hàng tạp hóa vẫn là lựa
chọn của hầu hết người tiêu dùng.
Nhếch nhác, thiếu vệ sinh, cản trở giao thông và làm mất mỹ quan đô thị là
những từ để mô tả chợ chồm hổm hay còn gọi là chợ tự phát. Do vậy mà ban quản lý
đô thị thường can thiệp , nên chợ đôi lúc mất ổn định. Hiện nay, khi thành phố đang
tập trung sức, gồm cả nhân lực và tài chính thực hiện nếp sống văn minh đơ thị thì
thực trạng hoạt động của những ngơi chợ tự phát nói trên đang trở thành lực cản.
Phải chăng ban quản lý nên dẹp hẳn chợ tự phát này để đem lại văn minh đô thị,
nhưng để dẹp hẳn chợ tự phát phải giải quyết được công ăn việc làm cho nguồn lao
đơng này. Đây là một bài tốn khó cho các cấp lãnh đạo.

Sở dĩ chợ này tồn tại được là vì:
Người bán thì khơng phải chịu các chi phí về thuế, cũng như chi phí thuê mặt
bằng...
Người mua: Có thể mặc cả về giá, đây có thể nói là sở thích chung của người
Việt Nam
Người mua thì lại thấy thuận tiện, tiết kiệm thời gian, không phải gửi xe, chờ
đợi lâu.
Một số hình ảnh về chợ chồm hổm

NHÓM 3A

Page 21


QUẢN TRỊ BÁN LẺ
II.

Sơ lược về cửa hàng tạp hóa lương thực thực phẩm tổng hợp số 4
1. Khái niệm:
Tiệm tạp hóa hay tiệm tạp phẩm, cửa hàng tạp hóa là một cửa hàng loại nhỏ
theo mơ hình của cửa hàng bách hóa, là nơi lưu trữ hàng hóa và bày bán nhiều loại
hàng hóa khác nhau trong đó có bán đầy đủ những thứ cần thiết cho cuộc sống hàng
ngày như các mặt hàng đồ ăn uống khô, đồ gia dụng, kimchỉ, vải vóc, một số loại đồ
xây dựng như đinh, ốc, sơn, ống nước, đồ thiết yếu cho sinh hoạt như kem đánh răng,
bóp đánh răng, giấy vệ sinh, băng vệ sinh, các đồ phục vụ cho học tập như bảng, thước
kẻ, bút, mực, các loại đồ ăn nhanh... đa số hàng hóa đều rẻ và điều tiện lợi. Ở Phương
Tây, các tiệp tạp hóa thường bán các mặt hàng lương thực chủ yếu như sữa và bánh mì
và các hàng gia dụng khác nhau.
Cửa tiệm tạp hóa lương thực, thực phẩm tổng hợp số 4 được thành lập năm
1995, địa chỉ 7A/37 Thành Thái, Phường 10, Quận 10. Buôn bán các loại sản phẩm

thực phẩm và các mặt hàng tiêu dùng.
2. Các mặt hàng kinh doanh, giá cả
a) Các mặt hàng kinh doanh:
Đối với loại hình kinh doanh này mặt hàng phải phong phú, đa chủng loại, đặc
biệt lưu ý đến các sản phẩm phục vụ cho đời sống sinh hoạt hàng ngày của người dân
như: xà phịng, gia vị, bánh, kẹo, sữa tươi,…
Ngồi ra cửa hàng cũng có các loại sản phẩm như: sữa bột, bánh kẹo cao cấp,
rượu vang, đồ uống……
h) Giá cả:
Nhìn giá cả ở các cửa hàng tạp hóa khơng có sự thống nhất cụ thể,giá cả hàng
hóa ở tiệm tạp hóa thường thấp hơn hoặc có khi bằng với các cửa hàng tiện lợi. Tuy
nhiên tỷ lệ chênh lệch là không nhiều. Giá cả ở đây có sựu biến đọng theo thị trường.

NHÓM 3A

Page 22


QUẢN TRỊ BÁN LẺ
3. Đối thủ cạnh tranh của tiệm tạp hóa :
Năm 2010, Việt Nam đã có thêm 85 chợ, 86 siêu thị và 11 trung tâm thương
mại.Bên cạnh đó những ưu điểm nêu trên của của hàng tạp hóa đã làm cho cửa hàng
tạp hóa là một trong những loại hình có tính cạnh tranh cao, thậm chí có nơi tiệm tạp
hóa nằm san sát nhau.Thêm vào đó các cửa hàng tiện lợi như "nấm sau mưa"
Từ đầu năm đến nay, hàng lọat cửa hàng tiện lợi ra đời như: G7mart, 24/7,
Citimart B&B…Trong vòng hai háng 7, 8 vừa qua, cửa hàng tiện lợi ra đời ở TP.HCM
như nấm sau mưa. Rầm rộ nhất là sự xuất hiện chuỗi cửa hàng G7 Mart với 500 cửa
hàng tiện ích do G7 trực tiếp quản lý, 9.500 cửa hàng G7 thành viên và 70 trung tâm
phân phối trên phạm vi cả nước.
Với phương châm làm cách nào để mỗi khi dừng chân tại 1 điểm mua, người

tiêu dùng hưởng được nhiều dịch vụ gia tăng và ít tốn thời gian nhất, hệ thống G7
Mart thống nhất cách bày trí ở các cửa hàng, tâp trung hàng hóa bao gồm thực phẩm
mặn, ngọt, hóa mỹ phẩm, rượu bia, nước giải khát, hàng phi thực phẩm (những loại
thuốc không cần kê toa, báo và tạp chí, thẻ điện thọai…). Ngồi ra, G7 Mart còn
hướng đến phục vụ khách hàng kiểu: buổi sáng khách gửi cho cửa hàng danh sách
món cần mua, chiều đến lấy hàng, thanh tốn tiền.
Ngồi những cửa hàng được đầu tư bài bản, hiện nay nhiều cửa hàng nhỏ lẻ vì
khơng muốn đóng cửa cũng tự “đổi đời” để cạnh tranh. Thay đổi cả hệ thống hàng hóa
cho đến cách phục vụ, giá cả… Đó là những chiếc chìa khóa mở cánh cửa tiêu dùng
trong thời hội nhập.
4. Nhận định của chúng ta:
Hệ thống phân phối hàng hóa tại thị trường thành thị và nông thôn không giống
nhau.Ở thành thị một bộ phận người dân có thu nhập cao rất thích thú và quan tâm đến
các cửa hàng tiện lợi .Tuy nhiên phần lợi dân ở thành thị và nơng thơn hiện vẫn mua
hàng hóa tại các cửa hàng tạp hóa hay tại những phiên chợ thuyền thống là chủ yếu.
Các hình thức bán lẻ hiện đại như siêu thị, trung tâm thương mại còn xa lạ với bà con
nông thôn. Thị trường nông thôn tuy rộng lớn nhưng phân tán, nhu cầu mua sắm trên
NHÓM 3A

Page 23


QUẢN TRỊ BÁN LẺ
đầu người rất nhỏ so với khu vực thành thị và tập trung chủ yếu vào các nhu cầu hàng
hóa thiết yếu, người tiêu dùng nơng thơn cịn bị chi phối bởi văn hóa tiêu dùng của
những người có thu nhập thấp nên chưa thu hút được sự quan tâm của các nhà bán lẻ
hiện đại. Như vậy, các hình thức phân phối phổ biến tại thị trường nông thôn Việt Nam
hiện nay là các phiên chợ nơng thơn, các cửa hàng tạp hóa, cửa hàng chun doanh và
các đại lý.Cho nên theo nhận định của nhóm, trong thời gian tới hệ thống các cửa hàng
tạp hóa với những đặc tính ưu việt của nó vẫn tồn tại song hành cùng các hình thức

bán lẻ hiện đại khác.
a) Thuận lợi và khó khăn của cửa hàng tạp hóa:
Trong thời kỳ khủng hoảng, để khởi nghiệp kinh doanh với điều kiện tài chính
cịn eo hẹp là rất khó khăn. Tuy nhiên, có một số loại kinh doanh lại khơng q “kén”
về tài chính, dù trong tay bạn có nhiều vốn hay chỉ có tầm trăm triệu đổ lại, bạn vẫn có
thể bắt đầu kinh doanh với quy mơ phù hợp. Mở tiệm tạp hóa là một trong những
hướng đi như vậy.
i) Lợi ích của kinh doanh tiệm tạp hóa
So với mơ hình cửa hàng tiện lợi của các nước tiên tiến, các cửa hàng bán hàng
tạp hóa ở Việt Nam có những đặc thù và lợi thế khác biệt dù mục đích phục vụ giống
nhau. Với đặc điểm điều kiện kinh tế chưa cao (ngoại trừ ở các thành phố lớn), đa
phần người dân vẫn có thói quen mua bán là tạt ngang vào tiệm tạp hóa ven đường
hoặc gần nhà để mua các vật dụng thiết yếu chứ khơng mấy khi đi siêu thị, các kiốt tạp
hóa có lợi thế cạnh tranh hơn hẳn so với cửa hàng tiện lợi cao cấp.
Nhiều người lựa chọn mở tiệm tạp hóa tại nhà vì “một cơng đơi việc”, vừa kiếm
kế sinh nhai vừa tiện trông coi nhà cửa, chăm sóc con cái và gia đình.
Nhiều người lựa chọn mở tiệm tạp hóa tại nhà vì “một cơng đơi việc”, vừa kiếm
kế sinh nhai vừa tiện trông coi nhà cửa, chăm sóc con cái và gia đình. Kinh doanh
hàng tạp hóa tuy số lãi trên từng mặt hàng khơng nhiều, có khi chỉ vài trăm đồng lẻ
nhưng “tích tiểu thành đại”, lợi nhuận từ cửa tiệm tạp hóa có thể giúp bạn trang trải
các chi phí sinh hoạt hàng ngày. Với những tiệm quy mơ lớn, đơng khách, nhận làm
NHĨM 3A

Page 24


QUẢN TRỊ BÁN LẺ
đại lý cho các thương hiệu hàng hóa lớn thì số lãi cịn gấp nhiều lần.“Kinh doanh mặt
hàng này không bao giờ bị ế, nhất là vào mùa vụ như tết, trung thu thì kiếm bộn tiền.
Hơn nữa, ngày nào cũng có người mua, ra vào tấp nập rất vui, khơng bị nản chí như

một số nghề khác”.
j)

Những thử thách khi kinh doanh tiệm tạp hóa.

Tuy đây là một trong những hình thức kinh doanh có thể thu vốn nhanh, nhưng
lại có một số khó khăn, thử thách nhất định.
Thứ nhất, do mặt hàng phong phú, phải nhập nhiều hàng để phục vụ nhiều đối
tượng khách hàng nên chủ hàng ln phải có sự sáng suốt trong quản lý hàng hóa, nhớ
giá cả các mặt hàng, đề phịng kẻ gian, cách bài trí sao cho khách hàng dễ tìm, dễ lựa
chọn hàng hóa… Tất cả đều địi hỏi mỗi chủ tiệm phải có một cái đầu sáng suốt của
nhà quản lý, một trí nhớ tốt và linh hoạt trong xử lý những yêu cầu về giá cả của khách
hàng.
Một trong những khó khăn của kinh doanh hàng tạp hóa là ln phải lưu tâm
đến chất lượng sản phẩm, tránh hàng giả, hàng kém chất lượng
Thứ hai, đây là một trong những loại hình có tính cạnh tranh cao, thậm chí có
nơi tiệm tạp hóa nằm san sát nhau. Khó khăn ấy địi hỏi mỗi cá nhân khi kinh doanh
cần đề ra một chiến lược rõ ràng, chú ý đến các phương pháp marketing, dịch vụ ưu
đãi… Các cửa hàng ra sau tất nhiên sẽ có những thiệt thịi nhất định nhưng khơng hẳn
đi sau là khơng có lợi. Có những nhà bán lẻ vẫn sống và phát triển mạnh dưới cái bóng
của các nhà bán lẻ khổng lồ. Bạn có thể mua và tham khảo cuốn "Để cạnh tranh với
những người khổng lồ", trong đó có rất nhiều ví dụ về cửa hàng nhỏ phát triển mạnh
tương đương với các cửa hàng lớn, thậm chí là phát triển khi nằm ngay cạnh các cửa
hàng thuộc hạng “đại gia”.
III.

ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ BA ĐỊNH CHẾ BÁN LẺ
1. Những đặc điểm khác nhau giữa ba định chế:
a) Mặt hàng kinh doanh?


NHÓM 3A

Page 25


×