Tải bản đầy đủ (.pdf) (116 trang)

biện pháp rèn luyện kỹ năng lập kế hoạch công tác chủ nhiệm lớp cho sinh viên khoa đào tạo giáo viên trung học cơ sở trường cao đẳng sư phạm hà giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.22 MB, 116 trang )

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
===***===




CAO ĐỨC HUY




BIỆN PHÁP RÈN LUYỆN KỸ NĂNG LẬP KẾ HOẠCH
CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM LỚP CHO SINH VIÊN KHOA
ĐÀO TẠO GIÁO VIÊN TRUNG HỌC CƠ SỞ TRƯỜNG
CAO ĐẲNG SƯ PHẠM HÀ GIANG






LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC








Thái Nguyên - 2011
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1. Cấu trúc chương trình các học phần nghiệp vụ sư phạm
Bảng 2.2. Nhận thức của sinh viên, giảng viên, giáo viên THCS về tầm quan trọng
việc rèn luyện kỹ năng lập kế hoạch công tác chủ nhiệm lớp
Bảng 2.3. Trình độ hệ thống kỹ năng cần thiết để lập kế hoạch công tác chủ nhiệm
lớp của sinh viên khoa đào tạo giáo viên THCS trường CĐSP Hà Giang
Bảng 2.4. Độ khó khi thực hiện các kỹ năng cần thiết để lập kế hoạch công tác chủ
nhiệm lớp của sinh viên khoa đào tạo giáo viên THCS ở trường CĐSP Hà Giang
Bảng 2.5. Tự đánh giá và đánh giá của sinh viên, giảng viên, giáo viên THCS về
các con đường hình thành kỹ năng lập kế hoạch công tác chủ nhiệm lớp cho sinh
viên khoa đào tạo giáo viên THCS ở trường CĐSP Hà Giang
Bảng 2.6. Đánh giá của sinh viên, giảng viên, giáo viên THCS về hiệu quả đã thực
hiện các biện pháp rèn luyện kỹ năng lập kế hoạch công tác chủ nhiệm lớp cho sinh
viên khoa đào tạo giáo viên THCS trường CĐSP Hà Giang
Bảng 2.7. Kết quả học tập một số môn nghiệp vụ sư phạm
Bảng 2.8. Kết quả kiến tập chủ nhiệm, thực tập chủ nhiệm của sinh viên K8 khoa
đào tạo giáo viên THCS Trường CĐSP Hà Giang.
Bảng 2.9. Nguyên nhân ảnh hưởng đến việc rèn luyện KNLKHCTCNL cho SV
khoa đào tạo giáo viên THCS trường CĐSP Hà Giang.
Bảng 3.10. Tần xuất tỉ lệ % điểm kiểm tra trước thực nghiệm của sinh viên nhóm
thực nghiệm và nhóm đối chứng.
Bảng 3.11. Các tham số đặc trưng theo thống kê toán học
Bảng 3.12. Tần xuất điểm kiểm tra sau thực nghiệm của nhóm TN và nhóm ĐC.
Bảng 3.13. Tỉ lệ % điểm kiểm tra sau thực nghiệm của nhóm TN và nhóm ĐC.

Bảng 3.1.4. Các tham số đặc trưng theo thống kê toán học.
Bảng 3.15. Kết quả thực tập chủ nhiệm của nhóm TN và nhóm ĐC
Bảng 3.16. Mức độ tự đánh giá trình độ kỹ năng của nhóm TN và ĐC
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ


Biểu đồ 2.1: Nhận thức của sinh viên, giảng viên, giáo viên THCS về tầm quan
trọng việc rèn luyện kỹ năng lập kế hoạch công tác chủ nhiệm lớp
Biểu đồ 3.2. Tỉ lệ % điểm kiểm tra trước thực nghiệm của nhóm thực nghiệm và
nhóm đối chứng
Biểu đồ 3.3. Tỉ lệ % điểm kiểm tra sau thực nghiệm của nhóm thực nghiệm và
nhóm đối chứng
Biểu đồ 3.4. So sánh kết quả thực tập chủ nhiệm của nhóm thự c nghiệ m và nhóm
đố i chứ ng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT


CĐSP: Cao đẳng sư phạm
ĐC: Đối chứng
GVCN: Giáo viên chủ nhiệm
GVBM: Giáo viên bộ môn
HĐGD: Hoạt động giáo dục
HS: Học sinh
KNLKHCTCNL: Kỹ năng lập kế hoạch công tác chủ nhiệm lớp

KTSP: Kiến tập sư phạm
RLKNLKHCTCNL: Rèn luyện kỹ năng lập kế hoạch công tác chủ nhiệm lớp
RLKNLKHGD: Rèn luyện kỹ năng lập kế hoạch giáo dục
RLNV: Rèn luyện nghiệp vụ
RLNVSP: Rèn luyện nghiệp vụ sư phạm
RLNVSPTX: Rèn luyện nghiệp vụ sư phạm thường xuyên
SV: Sinh viên
THCS: Trung học cơ sở
TN: Thực nghiệm
TTSP: Thực tập sư phạm



Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU 1
1. Lý do chọn đề tài . 1
2. Mục đích nghiên cứu 2
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu 3
4. Giả thuyết khoa học 3
5. Nhiệm vụ nghiên cứu 3
6. Phạm vi nghiên cứu. 3
7. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 4
8. Đóng góp mới của luận văn 4
9. Cấu trúc luận văn 5
CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN C ỦA VIỆC RÈN LUYỆN KỸ NĂNG
LẬP KẾ HOẠCH CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM LỚP CHO SINH VIÊN
SƢ PHẠM 6

1.1. Vi nt v lch s nghiên cu vn đ 6
1.1.1. Trên thế giới . 6
1.1.2. Một số công trình nghiên cứu ở Việt Nam 7
1.2. Mộ t số khá i niệ m công cụ . 8
1.2.1. Kỹ năng .8
1.2.2. Kỹ năng sư phạm. 10
1.2.2.1. Khái niệm 10
1.2.2.2. Phân loại kỹ năng sư phạm. 11
1.2.3. Kỹ năng lập kế hoạch công tác chủ nhiệm lớp 12
1.2.3.1. Khái niệm 12
1.2.3.2. Hệ thống kỹ năng lập kế hoạch công tác chủ nhiệm lớp 13
1.2.4. Khái niệm về biện pháp rèn luyện kỹ năng lập kế hoạch công tác chủ
nhiệm lớp. 15
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

1.3. Qu trnh rn luyn k năng lp k hoch công tc ch nhim lp
cho sinh viên 16
1.3.1. Các giai đoạn hình thành kỹ năng lập kế hoạch công tác chủ nhệm
lớp cho sinh viên 16
1.3.2. Nội dung kỹ năng lập kế hoạch công tác chủ nhiệm lớp 19
1.3.2.1. Kỹ năng khái quát tình hình nhà trường và lớp chủ nhiệm 19
1.3.2.2. Kỹ năng tìm hiểu, phân loại học sinh lớp chủ nhiệm 20
1.3.2.3. Kỹ năng xác định mục tiêu của hoạt động của tập thể lớp
chủ nhiệm 21
1.3.2.4. Kỹ năng xây dựng các kế hoạch hoạt động cụ thể . 21
1.3.2.5. Kỹ năng trình bày bản kế hoạch khoa học, rõ ràng 22
1.3.2.6. Kỹ năng xác định phương hướng hoạt động . 23
1.3.2.7. Kỹ năng xác định chỉ tiêu thi đua của tập thể lớp 22
1.3.2.8. Kỹ năng điều chỉnh kế hoạch khi cần thiết 23
1.3.3. Các điều kiện để hình thành kỹ năng lập kế hoạch công tác

chủ nhiệm lớp cho sinh viên ……. 24
1.3.4. Tiêu chuẩn đánh giá kỹ năng lập kế hoạch công tác chủ nhiệm lớp
của sinh viên sư phạm … 25
Tiểu kt chƣơng 1 26
CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG RÈN LUYỆN KỸ NĂNG
LẬP KẾ HOẠCH CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM LỚP CHO SINH VIÊN
KHOA ĐÀO TẠO GIÁO VIÊN TRUNG HỌC CƠ SỞ TRƢỜNG CAO
ĐẲNG SƢ PHẠM HÀ GIANG. 28
2.1. Đôi né t về địa bà n nghiên cƣ́ u. 28
2.2. Thƣ̣ c trạ ng cá c biệ n phá p rè n luyệ n kỹ năng lậ p kế hoạ ch công tá c
ch nhim lp cho sinh viên khoa đo to gio viên trung hc cơ s 
trƣờ ng cao đẳ ng sƣ phạ m Hà Giang 29
2.2.1. Thực trạng chương trình đào tạo nghiệp vụ sư phạm của
trường CĐSP Hà Giang hiện nay 29
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

2.2.1.1. Một số văn bản pháp lý trường CĐSP Hà Giang vận dụng trong
quá trình đào tạo 29
2.2.1.2. Chương trình các học phần nghiệp vụ sư phạm của trường Cao
đẳng Sư phạm Hà Giang hiện nay 30
2.2.2. Khái quát thực trạng đào tạo giáo viên của Trường Cao đẳng
Sư phạm Hà Giang hiện nay 31
2.3. Đá nh giá thƣ̣ c trạ ng rè n luyệ n kỹ năng lậ p kế hoạ ch công tá c chủ
nhiệ m lớ p cho sinh viên ở trƣờ ng Cao đẳ ng Sƣ phạ m Hà Giang …… 34
2.3.1. Tổ chức rèn luyện thông qua dạy học các học phần giáo dục học 34
2.3.2. Tổ chức cho sinh viên rèn luyện nghiệp vụ sư phạm thường xuyên 34
2.3.3. Tổ chức cho sinh viên rèn luyện trong đợt kiến tập, thực tập
sư phạm 35
2.4. Thƣ̣ c trạ ng kỹ năng lậ p kế hoạ ch công tá c chủ nhiệ m lớ p củ a sinh
viên khoa đà o to gio viên trung hc cơ s trƣng Cao đng Sƣ phm

H Giang 37
2.4.1. Thực trạng kỹ năng lập kế hoạch công tác chủ nhiệm lớp của sinh
viên khoa đào tạo giáo viên trung học cơ sở của trường Cao đẳng Sư
phạm Hà Giang………… 37
2.4.1.1. Nhận thức của sinh viên, giảng viên, giáo viên trung học cơ sở về tầm
quan trọng của việc rèn luyện kỹ năng lập kế hoạch công tác chủ nhiệm lớp
cho sinh viên khoa đào tạo giáo viên trung học cơ sở ở trường CĐSP Hà
Giang . 38
2.4.1.2. Tự đánh giá và đánh giá của sinh viên, giảng viên, giáo viên trung
học cơ sở về trình độ kỹ năng lập kế hoạch công tác chủ nhiệm lớp của sinh
viên khoa đào tạo giáo viên THCS trường Cao đẳng Sư phạm Hà giang 40
2.4.1.3. Tự đánh giá và đánh giá của sinh viên, giảng viên, giáo viên THCS về
độ khó khi thực hiện các kỹ năng để lập kế hoạch công tác chủ nhiệm lớp của
sinh viên khoa đào tạo giáo viên THCS trường CĐSP Hà Giang ……… 45
2.4.1.4. Tự đánh giá và đánh giá của sinh viên, giảng viên, giáo viên THCS về
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

các con đường hình thành kỹ năng lập kế hoạch công tác chủ nhiệm lớp cho
sinh viên khoa đào tạo giáo viên THCS trường CĐSP Hà Giang 47
2.4.1.5. Đánh giá của sinh viên, giảng viên, giáo viên THCS về hiệu quả đã
thực hiện các biện pháp rèn luyện kỹ năng lập kế hoạch công tác chủ nhiệm
lớp cho sinh viên khoa đào tạo giáo viên THCS trường CĐSP Hà Giang 50
2.4.2. Thực trạng kết quả học tập một số môn nghiệp vụ sư phạm và kết
quả kiến tập, thực tập của sinh viên khoa đào tạo giáo viên THCS trường
CĐSP Hà Giang 53
2.4.2.1. Kết qủa học tập một số môn nghiệp vụ sư phạm… 53
2.4.2.2. Thực trạng kết quả kiến tập, thực tập của sinh viên ….………. 54
2.5. Nguyên nhân ả nh hƣở ng đế n việ c rè n luyệ n kỹ năng lậ p kế hoạ ch
công tá c chủ nhiệ m lớ p cho sinh viên khoa đà o tạ o giá o viên trung họ c
cơ sở trƣờ ng Cao đẳ ng Sƣ phạ m Hà Giang 56

2.5.1. Nguyên nhân khách quan 58
2.5.2. Nguyên nhân chủ quan 59
Tiể u kế t chƣơng 2 62
CHƢƠNG 3.BIỆN PHÁP RÈN LUYỆN KỸ NĂNG LẬP KẾ HOẠCH
CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM LỚP CHO SINH VIÊN KHOA ĐÀO TẠO
GIÁO VIÊN TRUNG HỌC CƠ SỞ Ở TRƢỜNG CAO ĐẲNG SƢ
PHẠM HÀ GIANG. 64
3.1. Cc nguyên tc mang tnh đnh hƣng để đ xut cc bin php
rn luyn k năng lp k hoch công tc ch nhim lp cho sinh viên
khoa đà o tạ o giá o viên trung họ c cơ sở ở trƣờ ng CĐSP H Giang 64
3.1.1. Bảo đảm tính hệ thống 64
3.1.2. Bảo đảm tính hiệu quả 65
3.1.3. Bảo đảm tính toàn diện 65
3.1.4. Bảo đảm tính thực tiễn 65
3.2. Mộ t số biệ n phá p rè n luyệ n kỹ năng lậ p kế hoạ ch công tá c chủ
nhiệ m lớ p cho sinh viên khoa đà o tạ o giá o viên trung họ c cơ sở ở
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

trƣờ ng Cao đẳ ng Sƣ phạ m Hà Giang. 65
3.2.1. Biện pháp rèn kỹ năng lập kế hoạch công tác chủ nhiệm lớp thông
qua dạy học các học phần giáo dục học 66
3.2.1.1 Mục tiêu biện pháp 66
3.2.1.2. Các biện pháp thực hiện ………………………………………… 66
3.2.1.3. Điều kiện để thực hiện biện pháp trên 67
3.2.2. Biện pháp rèn luyện kỹ năng lập kế hoạch công tác chủ nhiệm lớp
cho sinh viên thông qua hoạt động rèn luyện nghiệp vụ sư phạm thường
xuyên. 68
3.2.2.1. Mục tiêu của biện pháp 68
3.2.2.2. Nội dung, chương trình rèn luyện nghiệp vụ sư phạm thường
xuyên 68

3.2.2.3. Các biện pháp thực hiện…………………………………………… 69
3.2.3. Biện pháp rèn luyện kỹ năng lập kế hoạch công tác chủ nhiệm lớp
thông qua thực hành thường xuyên ở trường THCS …………… 75
3.2.3.1. Mục tiêu biện pháp 75
3.2.3.2. Các biện pháp thực hiện 75
3.2.3.3. Điều kiện để thực hiện các biện pháp trên 76
3.2.4. Biện pháp rèn luyện kỹ năng lập kế hoạch công tác chủ nhệm lớp
cho sinh viên qua hình thức kiến tập và thực tập sư phạm . 76
3.2.4.1. Mục tiêu của biện pháp 76
3.2.4.2. Cách thức thực hiện 76
3.3. Mố i quan hệ giƣ̃ a cá c biệ n phá p rè n luyệ n kỹ năng lậ p kế hoạ ch
công tá c chủ nhiệ m lớ p cho sinh viên khoa đà o tạ o giá o viên trung họ c
cơ sở trƣờ ng Cao đẳ ng Sƣ phạ m Hà Giang 79
3.4. Điề u kiệ n để thƣ̣ c hiệ n có hiệ u quả cá c biệ n phá p rè n luyệ n kỹ
năng lậ p kế hoạ ch công tá c chủ nhiệ m lớ p cho sinh viên khoa đà o tạ o
gio viên trung hc cơ s trƣng Cao đng Sƣ phm H Giang 79
3.5. Thƣ̣ c nghiệ m sƣ phạ m ……. 80
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

3.5.1 Mục đích thực nghiệm ……… 80
3.5.2 Nội dung thực nghiệm … 81
3.5.3. Tiến trình thực nghiệm … … 81
3.5.4. Phân tích kết quả thực nghiệm …. 85
3.5.4.1. Kết quả thực nghiệm ……… 85
3.5.4.2. Kết quả sau thực nghiệm ……….……… 87
Tiểu kt chƣơng 3 95
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 96
1. KẾT LUẬN 96
2. KHUYẾN NGHỊ 97
2.1. Đối với trường CĐSP Hà Giang 97

2.2. Đối với giảng viên trường CĐSP Hà Giang 98
2.3. Đối với sinh viên khoa đào tạo giáo viên THCS trường CĐSP Hà
Giang………… 98
2.4. Đối với trường THCS thực hành, thực tập … 98
2.5. Đối với Bộ Giáo dục và Đào tạo 98
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 99
PHỤ LỤC

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước hiện nay đang đặt ra
cho giáo dục và đào tạo mục tiêu “Đào tạo con người Việt Nam phát triển
toàn diện về đạo đức, tri thức, sức khỏe, thẩm mĩ, nghề nghiệp, nguồn lực có
chất lượng cao đáp ứng yêu cầu của xã hội trong thời kỳ hội nhập kinh tế
quốc tế. Đó là những con người năng động sáng tạo, giải quyết các vấn đề
nhận thức và thực tiễn cuộc sống". Điều này đòi hỏi các trường sư phạm phải
đào tạo đội ngũ giáo viên có đủ phẩm chất, năng lực để khi ra trường hoàn
thành tốt sứ mệnh “trồng người” trong điều kiện và hoàn cảnh mới…
Để hình thành được nhân cách của người giáo viên đáp ứng yêu cầu
mới, các trường sư phạm đã không ngừng đổi mới về mục tiêu, nội dung,
phương pháp và quy trình đào tạo. Trong đổi mới phương thức đào tạo, từ
phương thức đào tạo theo niên chế sang phương thức đào tạo theo học chế tín
chỉ, vấn đề rèn luyện nghiệp vụ cho sinh viên đang được nhiều nhà nghiên
cứu, nhà sư phạm và sinh viên đặc biệt quan tâm. Bởi vì, chương trình rèn
luyện nghiệp vụ sư phạm không chỉ nhằm trang bị cho sinh viên những kiến
thức lý luận về khoa học giáo dục và tâm lý học sư phạm mà còn hình thành,
rèn luyện kỹ năng nghề nghiệp và phẩm chất đạo đức người giáo viên tương lai;

giúp mỗi sinh viên sư phạm có khả năng thích ứng với quá trình lao động nghề
nghiệp tại trường phổ thông sau này.
Ở trường phổ thông nói chung, trường trung học cơ sở nói riêng, bên
cạnh việc thực hiện chức năng dạy học, người giáo viên còn đảm nhận chức
năng giáo dục học sinh thông qua vai trò giáo viên chủ nhiệm lớp. Giáo viên
chủ nhiệm lớp là nhân vật trung tâm, là linh hồn của lớp, tập hợp và đoàn kết
từng học sinh trong tập thể. Giáo viên chủ nhiệm có vai trò to lớn trong tổ
chức các hoạt động của lớp chủ nhiệm nhằm giáo dục học sinh. Muốn thực
hiện tốt vai trò này, giáo viên chủ nhiệm phải nắm vững tri thức về tâm lý
học, giáo dục học và phải hình thành được hệ thống kỹ năng sư phạm như: kĩ
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

2
năng tiếp cận học sinh, kĩ năng thiết kế kế hoạch chủ nhiệm lớp, kỹ năng phối
hợp các lực lượng giáo dục, kỹ năng đánh giá kết quả giáo dục và rút ra bài
học kinh nghiệm…
Trong những năm qua, trường Cao đẳng Sư phạm Hà Giang luôn coi
hoạt động rèn luyện kỹ năng làm công tác chủ nhiệm lớp cho sinh viên là
khâu quan trọng trong quá trình đào tạo giáo viên nói chung và giáo viên
trung học cơ sở nói riêng, và đã đạt được hiệu quả đáng kể trong việc đào tạo
bồi dưỡng đội ngũ giáo viên THCS của tỉnh. Tuy nhiên qua khảo sát, đánh giá
ý kiến của các nhà trường trung học cơ sở có sinh viên của trường Cao đẳng
Sư phạm Hà Giang đến thực hành, thực tập, kết hợp với sự phân tích các kết
luận của nhiều hội nghị, báo cáo tổng kết kiến tập, thực tập hàng năm của
trường Cao đẳng Sư phạm Hà Giang cho thấy giáo sinh về kiến tập, thực tập
và giáo viên mới về trường trung học cơ sở còn yếu về kỹ năng làm công tác
chủ nhiệm lớp đặc biệt là kỹ năng lập kế hoạch công tác chủ nhiệm lớp. Vì
vậy, việc nghiên cứu để tìm ra những biện pháp hiệu quả nhằm rèn kỹ năng sư
phạm nói chung, kỹ năng lập kế hoạch công tác chủ nhiệm lớp nói riêng cho
sinh viên khoa đào tạo giáo viên trung học cơ sở trường Cao đẳng Sư phạm

Hà Giang là một yêu cầu hết sức cần thiết nhằm nâng cao chất lượng đào tạo
giáo viên.
Xuất phát từ lý luận và thực tiễn trên, chúng tôi chọn nghiên cứu đề tài:
“Biện pháp rèn luyện kỹ năng lập kế hoạch công tác chủ nhiệm lớp cho sinh
viên khoa đào tạo giáo viên trung học cơ sở trƣờng Cao đẳng Sƣ phạm Hà
Giang”.
2. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn của việc tổ chức rèn luyện nghiệp
vụ sư phạm cho sinh viên khoa đào tạo Giáo viên THCS, trường Cao đẳng Sư
phạm Hà Giang; Để đề xuất một số biện pháp rèn luyện kỹ năng lập kế hoạch
công tác chủ nhiệm lớp nhằm nâng cao hiệu quả rèn kỹ năng chủ nhiệm lớp
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

3
cho sinh viên, qua đó góp phần nâng cao chất lượng đào tạo giáo viên THCS
ở trường Cao đẳng Sư phạm Hà Giang.
3. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu
3.1. Khách thể nghiên cứu
Hoạt động rèn luyện kỹ năng sư phạm cho sinh viên ở trường Cao đẳng
Sư phạm Hà Giang.
3.2. Đối tượng nghiên cứu
Biện pháp rèn luyện kỹ năng lập kế hoạch công tác chủ nhiệm lớp cho
sinh viên khoa đào tạo Giáo viên THCS trường Cao đẳng Sư phạm Hà Giang.
4. Giả thuyết khoa học
Hoạt động rèn luyện kỹ năng sư phạm cho sinh viên khoa đào tạo Giáo
viên THCS trường Cao đẳng Sư phạm Hà Giang hiện nay đã thể hiện được sự
đổi mới song vẫn còn những hạn chế trong việc rèn luyện kỹ năng lập kế
hoạch chủ nhiệm lớp. Nếu đề xuất được những biện pháp rèn luyện kỹ năng
lập kế hoạch công tác chủ nhiệm lớp một cách khoa học và phù hợp thực tiễn
thì sẽ nâng cao được hiệu quả hoạt động rèn luyện kỹ năng này cho sinh viên.

5. Nhiệm vụ nghiên cứu
5.1. Nghiên cứu cơ sở lý luận của việc rèn luyện kỹ năng lập kế hoạch công
tác chủ nhiệm lớp cho sinh viên ở trường sư phạm.
5.2. Khảo sát, đánh giá thực trạng hoạt động rèn luyện kỹ năng lập kế hoạch
công tác chủ nhiệm lớp cho sinh viên khoa đào tạo giáo viên THCS trường
Cao đẳng Sư phạm Hà Giang.
5.3. Đề xuất một số biện pháp rèn luyện kỹ năng lập kế hoạch công tác chủ
nhiệm lớp cho sinh viên khoa đào tạo giáo viên THCS trường Cao đẳng Sư
phạm Hà Giang.
6. Phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung: đề tài đi sâu nghiên cứu về quá trình rèn luyện kỹ năng
lập kế hoạch công tác chủ nhiệm lớp cho sinh viên khoa đào tạo giáo viên
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

4
THCS trường Cao đẳng Sư phạm Hà Giang để xây dựng một số biện pháp rèn
luyện kỹ năng lập kế hoạch công tác chủ nhiệm lớp cho sinh viên.
- Về khách thể khảo sát: 22 giảng viên trường CĐSP Hà Giang, 128
sinh viên khoa đào tạo giáo viên THCS; 30 cán bộ quản lý, giáo viên trường
THCS có sinh viên đến thực hành, thực tập sư phạm.
7. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu
7.1. Cơ sở phương pháp luận
Vận dụng quan điểm lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng của
Chủ tịch Hồ Chí Minh, đường lối, quan điểm, chính sách của Đảng và Nhà
nước về phát triển giáo dục và đào tạo thời kì CNH-HĐH.
Nghiên cứu qúa trình rèn luyện kỹ năng lập kế hoạch công tác chủ nhiệm
lớp trong sự hình thành và phát triển toàn diện nhân cách cho SV trên quan điểm
hệ thống, quan điểm phát triển, quan điểm tâm lý học hoạt động, quan điểm thực
tiễn.
7.2. Phương pháp nghiên cứu

7.2.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận, gồm: Phương pháp tổng hợp,
hệ thống hoá, phân tích tài liệu; phương pháp lịch sử.
7.2.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn, gồm: Phương pháp điều tra
bằng ankét, phương pháp quan sát, phương pháp trò chuyện, phương pháp
thực nghiệm sư phạm, phương pháp tổng kết kinh nghiệm, phương pháp
nghiên cứu sản phẩm hoạt động sư phạm.
7.2.3. Các phương pháp bổ trợ: phương pháp thống kê toán học, phương pháp
chuyên gia.
8. Đóng góp mới của luận văn
- Góp phần làm phong phú thêm lý luận về các biện pháp rèn luyện kỹ năng lập
kế hoạch công tác chủ nhiệm lớp cho sinh viên sư phạm trong quá trình đào tạo.
- Hệ thống hóa các kỹ năng cơ bản trong việc lập kế hoạch công tác chủ nhiệm
lớp của người giáo viên.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

5
- Đánh giá thực trạng các biện pháp rèn kỹ năng lập kế hoạch công tác chủ nhiệm
lớp cho sinh viên khoa đào tạo giáo viên khoa THCS trường CĐSP Hà Giang.
- Hoàn thiện dần hệ thống các biện pháp rèn luyện kỹ năng lập kế hoạch công tác
chủ nhiệm lớp cho sinh viên trường CĐSP Hà Giang theo yêu cầu đổi mới giáo
dục, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường.
9. Cấu trúc luận văn
Chương 1: Cơ sở lý luận của việc rèn luyện kỹ năng lập kế hoạch công
tác chủ nhiệm lớp cho sinh viên sư phạm.
Chương 2. Thực trạng hoạ t độ ng rèn luyện kỹ năng lập kế hoạch công tác
chủ nhiệm lớp cho sinh viên khoa đào tạo giáo viên THCS trường CĐSP Hà
Giang.
Chương 3. Biện pháp rèn luyện kỹ năng lập kế hoạch công tác chủ nhiệm
lớp cho sinh viên khoa đào tạo giáo viên THCS ở trường CĐSP Hà Giang
Ngoài ra, luận văn còn có phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham

khảo và phụ lục.














Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

6
CHƢƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN C ỦA VIỆC RÈN LUYỆN KỸ NĂNG LẬP KẾ HOẠCH
CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM LỚP CHO SINH VIÊN SƢ PHẠM

1.1. Vài nt về lịch s nghiên cứu vấn đề
Vấn đề rèn luyện kỹ năng sư phạm cho sinh viên trong quá trình đào
tạo giáo viên ở các trường sư phạm đã được rất nhiều các nhà nghiên cứu
khoa học giáo dục trong và ngoài nước quan tâm nghiên cứu.
1.1.1. Trên thế giới
Vấn đề rèn kỹ năng sư phạm cho sinh viên trong các trường sư phạm đã
được rất nhiều các nhà khoa học chú ý nghiên cứu lý luận và tổ chức thực tế.
Các công trình nghiên cứu về việc rèn kỹ năng sư phạm có giá trị lớn

như tác phẩm “Những phẩm chất tâm lý của người giáo viên” của Ph.N.
Gônôbôlin, tác giả đã chỉ ra các năng lực sư phạm cần có của người giáo viên
[17].
Trong tác phẩm “Bàn về kỹ năng sư phạm” O.A. Apdulinna đã cung
cấp cho người đọc một cách có hệ thống lý luận về việc rèn kỹ năng sư phạm
của người giáo viên cần có và phân tích tỉ mỉ những kỹ năng chung và kỹ
năng chuyên biệt trong giảng dạy của họ [3].
X.I Kixêgôv với tác phẩm “Hình thành kỹ năng, kỹ xảo sư phạm trong
điều kiện nền giáo dục đại học” đã vạch ra sự cần thiết phải bồi dưỡng cho
sinh viên các kỹ năng sư phạm, cơ sở lý luận của nó và vấn đề bồi dưỡng các
kỹ năng, kỹ xảo sư phạm thông qua thực hành [25].
V.A. Xukhômlinxki với tác phẩm “Nhà trường trung học Pavlutso” và
“trái tim dâng hiến cho trẻ” [56], V.L. Lêonnidova với tác phẩm “Từ nhà đến
trường” [28]; I.K. Mariencô với tác phẩm: “Giáo dục đạo đức cho học sinh”
[35]. Các công trình nghiên cứu và các tác phẩm của các nhà khoa học tâm lý,
giáo dục trên đều khẳng định công tác chủ nhiệm lớp và vị trí của giáo viên
chủ nhiệm lớp là rất quan trọng vì họ không chỉ là người giảng dạy chuyên
môn mà còn là nhà sư phạm mẫu mực, một nhà quản lý tài ba.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

7
1.1.2. Một số công trình nghiên cứu ở Việt Nam
Ở Việt Nam, trong các hội thảo, các bài giảng về lý luận dạy học đại
học và lý luận dạy học giáo dục học và tâm lý học, các giáo sư và giảng viên
như: Nguyễ n Lân, Đặng Vũ Hoạt, Lê Khánh Bằng, Nguyễn Như An, Nguyễn
Ngọc Bảo, Nguyễn Quang Uẩn, đã bàn về vấn đề hình thành kỹ năng sư
phạm nói chung và kỹ năng lập kế hoạch công tác chủ nhiệm lớp cho sinh
viên nói riêng.
Nguyễn Lân với công trình nghiên cứu: “Công tác chủ nhiệm lớp” đã
nêu rõ về vị trí, vai trò, nhiệm vụ và quyền hạn của người giáo viên chủ

nhiệm lớp và kỹ năng lập kế hoạch công tác chủ nhiệm lớp.
Lê Văn Hồng với đề tài nghiên cứu: “Một số năng lực sư phạm của
người giáo viên xã hội chủ nghĩa” đã đề cập tương đối đầy đủ các năng lực sư
phạm cần có của người giáo viên XHCN [21].
Năm 1979, Trường ĐHSP HNI đã thực hiện nghiên cứu đề tài: “Cải
cách công tác giáo dục nghiệp vụ sư phạm cho sinh viên trường ĐHSP HNI”.
Đề tài được coi là tài liệu đầu tiên để hướng dẫn rèn luyện nghiệp vụ sư phạm
cho sinh viên của trường ĐHSP HNI.
Năm 1982, Cục Đào tạo – Bồi dưỡng giáo viên của Bộ Giáo dục đã ban
hành tài liệu: “Rèn luyện nghiệp vụ sư phạm thường xuyên cho sinh viên các
trường sư phạm”. Đây là tài liệu hướng dẫn rèn luyện NVSP có tính chất chỉ
đạo nhằm đưa việc rèn luyện NVSP thành một bộ phận quan trọng trong
chương trình, kế hoạch đào tạo giáo viên [24].
Năm 1987, Nguyễn Quang Uẩn với đề tài: “Vấn đề rèn luyện NVSPTX
cho sinh viên” đã đưa ra phương hướng rèn luyện nghiệp vụ sư phạm cho sinh
viên [50].
Từ năm 1990, các vấn đề về chương trình đào tạo, rèn luyện NVSP mới
được đề cập chính thức trong các văn bản pháp quy của ngành giáo dục đó là:
- “Kế hoạch RLNVSPTX” của Đặng Vũ Hoạt.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

8
- “Kế hoạch thực tập sư phạm tập trung và rèn luyện NVSPTX” do
ĐHSP Việt Bắc biên soạn.
- Năm 1995, tác giả Nguyễn Hữu Dũng với công trình nghiên cứu:
“Hình thành kỹ năng sư phạm cho giáo sinh sư phạm” đã làm sáng tỏ cơ sở lý
luận về kỹ năng sư phạm, vị trí của kỹ năng sư phạm trong việc hình thành kỹ
năng sư phạm cho sinh viên [11].
- Trong hội thảo khoa học: “Nâng cao chất lượng giáo dục NVSP cho
sinh viên” do Đại học Thái Nguyên tổ chức năm 1998 đã có nhiều bài tham

luận của các nhà khoa học đưa ra một số vấn đề mới và có giá trị về công tác
giáo dục NVSP cho sinh viên.
Tổng quan một số công trình nghiên cứu vấn đề rèn luyện kỹ năng sư
phạm nói chung và kỹ năng làm công tác chủ nhiệm lớp cho sinh viên nói
riêng cả trên thế giới và Việt Nam có giá trị lý luận và thực tiễn cao. Tuy
nhiên các biện pháp rèn luyện kỹ năng lập kế hoạch công tác chủ nhiệm lớp
vẫn cần tiếp tục được đầu tư nghiên cứu.
1.2. Mộ t số khá i niệ m công cụ
1.2.1. Kỹ năng
Có nhiều công trình nghiên cứu về kỹ năng tùy theo góc độ mà các nhà
khoa học đưa ra các định nghĩa khác nhau, chúng tôi thấy nổi lên 2 quan điểm
cơ bản
- Nhóm thứ nhất xem xét kỹ năng nghiêng về mặt kỹ thuật, như thao
tác của hành động, hoạt động. Đại diện nhóm này là V.A.Kruchetxki, A.G.
Côvaliôp, X.V Rudin, Trần Trọng Thủy Sau đây là một vài định nghĩa
thường gặp:
Tác giả A.G. Côvaliôp, trong cuốn “Tâm lý học cá nhân” (tập 2) đã xác
định: “Kỹ năng là phương thức thực hiện hành động phù hợp với mục đích và
điều kiện hành động [9, tr.11].
Theo V.A. Kruchetxki thì “Kỹ năng là thực hiện một hành động hay
một hoạt động nào đó nhờ sử dụng những thủ thuật hay những phương thức
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

9
đúng đắn”. Ông cho rằng chỉ cần nắm vững phương thức hành động là con
người đã có kỹ năng [26, tr.78].
Tác giả Trần Trọng Thủy, trong cuốn Tâm lý học (tập 2) xác định: “Kỹ
năng là mặt kỹ thuật của hành động. Con người nắm bắt được cách thức của
hành động tức là có kỹ thuật hành động và có kỹ năng” [48, tr.2].
- Nhóm thứ 2 xem xét kỹ năng nghiêng về mặt năng lực của con người.

Đại diện cho nhóm này là X.I. Kixêgôp, N.Đ. Lêvitôp, K.K.Platônôp, Nguyễn
Quang Uẩn, Phạm Tất Dong, Hà Thị Đức, Trần Quốc Thành v.v Ngoài ra
còn có nhiều định nghĩa khác về kỹ năng:
Tác giả N.Đ. Lêvitôp xác định: “Kỹ năng là sự thực hiện kết quả một
tác động nào đó hay một hoạt động phức tạp hơn bằng cách lựa chọn và áp
dụng những cách thức đúng đắn, có tính đến điều kiện nhất định”. Ông cho
rằng, con người có kỹ năng không chỉ nắm bắt lý thuyết về hành động mà
phải biết vận dụng vào thực tế [27, tr.3].
K.K. Platônôp khẳng định: “Cơ sở tâm lý của những kỹ năng là sự
thông hiểu mối liên hệ giữa mục đích hành động với các điều kiện và phương
thức hành động” [41, tr.77].
A.V. Pêtrôpxki cũng khẳng định: “Kỹ năng là sự vận dụng tri thức, kỹ
xảo đã có để lựa chọn và thực hiện những phương thức hành động tương ứng
với mục đích đặt ra”. [40, tr175]
Tác giả Vũ Dũng trong cuốn từ điển tâm lý học đã định nghĩa: “Kỹ
năng là năng lực vận dụng có kết quả tri thức về phương thức hành động đã
được chủ thể lĩnh hội để thực hiện những nhiệm vụ tương ứng” [12, tr.132].
Mỗi cách tiếp cận trên đưa ra khái niệm kỹ năng dựa trên cơ sở khai
thác các khía cạnh khác nhau và được thể hiện với các định nghĩa khác nhau.
Trong đó cách tiếp cận thứ nhất nhấn mạnh đến hệ thống các thao tác
(phương thức), thủ thuật thực hiện hành động của kỹ năng; cách tiếp cận thứ
hai xem xét kỹ năng không chỉ là kỹ thuật của hành động mà còn là mặt biểu
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

10
hiện năng lực của con người. Tuy nhiên trong các cách tiếp cận trên đều chứa
đựng những điểm chung qua các dấu hiệu cơ bản sau:
- Thứ nhất, mọi kỹ năng đều phải dựa trên cơ sở tri thức và kinh
nghiệm đã có. Để hành động đúng, thao tác đúng trước hết phải có kiến thức
về kỹ năng, dù cho tri thức đó có thể ẩn chứa ở những dạng khác nhau.

- Thứ hai, kỹ năng là mặt kỹ thuật của thao tác hay hành động nhất
định, nhưng không có kỹ năng chung tách rời hành động của cá nhân.
- Thứ ba, để có kỹ năng đòi hỏi con người cần phải biết cách thức hành
động trong những điều kiện cụ thể và hành động theo quy trình, muốn vậy
phải có sự luyện tập mới có được.
Thứ tư, tiêu chuẩn để xác định sự hình hành và mức độ phát triển của
kỹ năng là: Tính chính xác, tính thành thạo, tính linh hoạt và sự phối hợp nhịp
nhàng các động tác trong hoạt động.
Từ cơ sở lý luận về vấn đề kỹ năng trên, chúng tôi cho rằng: “Kỹ năng
là năng lực thực hiện một công việc trên cơ sở kiến thức và kinh nghiệm đã
có”.
1.1.2. Kỹ năng sư phạm
1.1.2.1. Khái niệm
Kỹ năng sư phạm cũng được các nhà nghiên cứu trong lĩnh vực giáo
dục và đào tạo quan tâm, dưới đây chúng tôi xin đề cập đến một số công trình
nghiên cứu của các tác giả tiêu biểu:
Theo O.A. Apđulinna thì: “Kỹ năng sư phạm là sự lĩnh hội những cách
thức và biện pháp giảng dạy và giáo dục dựa trên sự vận dụng một cách tự
giác các kiến thức tâm lý giáo dục và lý luận dạy học bộ môn”. [3, tr.45].
Tác giả Trần Thị Hương cho rằng: “Kỹ năng sư phạm là khả năng thực
hiện có kết quả hệ thống các thao tác hay hành động của hoạt động sư phạm
dựa trên vận dụng tri thức và kinh nghiệm đã có phù hợp với mục đích và
điều kiện nhất định”. [19, tr.28].
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

11
Phan Thị Hồng Vinh xác định: “Kỹ năng sư phạm là năng lực thực hiện
có kết quả những hành động sư phạm trong hoạt động đào tạo thế hệ trẻ trên
cơ sở vận dụng tri thức sư phạm” [52, tr.154].
Nghiên cứu của tác giả Nguyễn Như An về vấn đề này đã đưa ra một

định nghĩa cho phép hình dung khá trực quan về kỹ năng sư phạm, chúng tôi
sử dụ ng đị nh nghĩ a nà y để nghiên cứ u . Theo tác giả: “ Kỹ năng sư phạm là
khả năng thực hiện có kết quả một số thao tác hay một loạt thao tác phức tạp
của một hành động sư phạm bằng cách lựa chọn và vận dụng những tri thức,
những cách thức, những quy trình đúng đắn” [1, tr.21].
Xung quanh vấn đề kỹ năng sư phạm chúng tôi thấy cần lưu ý mấy
điểm cơ bản sau:
- Kỹ năng sư phạm là khả năng vận dụng các tri thức và kinh nghiệm
đã có vào các hoạt động sư phạm.
- Kỹ năng sư phạm là một bộ phận của năng lực sư phạm. Khi kỹ năng
sư phạm đã trở lên thuần thục, thành thạo thì được đánh giá có năng lực sư
phạm.
- Kỹ năng sư phạm được hình thành và phát triển thông qua luyện tập
và hoạt động sư phạm thực tế trong nhà trường.
1.1.2.2. Phân loại kỹ năng sư phạm
Kỹ năng sư phạm rất phong phú và đa dạng, sự phân loại hợp lý các kỹ
năng sư phạm là cơ sở khoa học cho việc tổ chức rèn luyện và sử dụng chúng
một cách linh hoạt nhằm đạt được hiệu quả giáo dục tối ưu.
Trong lí luận và thực tiễn giáo dục, kĩ năng sư phạm có thể được phân
loại theo: chức năng của người giáo viên; đặc điểm của hoạt động sư phạm;
tính chất của các kỹ năng; yêu cầu của thời đại, Sau đây là một số cách
phân loại thường gặp:
Căn cứ vào nhiệm vụ hoạt động sư phạm A.V. Pêtrôpxki [40, tr.212] đã
đưa ra hệ thống kỹ năng, kỹ xảo sau đây:
- Kỹ năng, kỹ xảo thông tin.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

12
- Kỹ năng, kỹ xảo động viên.
- Kỹ năng, kỹ xảo phát triển.

- Kỹ năng, kỹ xảo định hướng.
Căn cứ vào chức năng của người thầ y giáo, O.A. Apđulinna [3] đã phân
chia kỹ năng sư phạm thành mấy nhóm kỹ năng sau đây:
- Nhóm kỹ năng nghiên cứu học sinh.
- Nhóm kỹ năng giảng dạy và giáo dục.
- Nhóm kỹ năng tiến hành công tác xã hội.
Ba nhóm kỹ năng này tương ứng với ba chức năng: nghiên cứu học
sinh, tổ chức công tác giảng dạy, giáo dục và tiến hành công tác giáo dục xã
hội. Trong ba nhóm kỹ năng trên thì nhóm kỹ năng tiến hành công tác giảng
dạy và giáo dục là cơ bản nhất
Căn cứ vào các đặc thù lao động của người giáo viên, Phan Thanh
Long [30, tr.22] cho rằng, người giáo viên phải có các kỹ năng sư phạm sau:
- Kỹ năng giao tiếp sư phạm
- Kỹ năng tổ chức, hướng dẫn học sinh tự học và có khả năng, nhu cầu
học suốt đời
- Kỹ năng nghiên cứu khoa học, tự học tự bồi dưỡng
Căn cứ vào tính chất của các kỹ năng, Nguyễn Như An [1, tr. 36 - 37]
đã phân chia hệ thống kỹ năng sư phạm thành hai nhóm:
- Nhóm kỹ năng nền tảng bao gồm: kỹ năng định hướng, kỹ năng giao
tiếp sư phạm, kỹ năng nhận thức, kỹ năng tổ chức, kỹ năng điều chỉnh.
- Nhóm kỹ năng chuyên biệt bao gồm: kỹ năng dạy học, kỹ năng giáo
dục, kỹ năng nghiên cứu khoa học giáo dục, kỹ năng tự học, tự bồi dưỡng, kỹ
năng hoạt động xã hội.
1.2.3. Kỹ năng lập kế hoạch công tác chủ nhiệm lớp
1.2.3.1. Khái niệm
Cho đến nay chưa có định nghĩa nào về kỹ năng lập kế hoạch công tác
chủ nhiệm lớp được thừa nhận rộng rãi. Nhiều tác giả viết về công tác chủ
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

13

nhiệm lớp chỉ mô tả các nội dung của công tác chủ nhiệm lớp nói chung và
chủ yếu xác định vị trí, vai trò, chức năng của người giáo viên chủ nhiệm lớp.
Để quản lý trực tiếp một lớp học nhà trường cử ra một giáo viên có đủ
phẩm chất, năng lực và sự nhiệt tình để làm chủ nhiệm lớp. Giáo viên chủ
nhiệm ở trường phổ thông là người thay mặt hiệu trưởng quản lý toàn diện
một lớp học
Giáo viên chủ nhiệm là nhân vật trung tâm là linh hồn của lớp tập hợp
và đoàn kết học sinh trong tập thể. Giáo viên chủ nhiệm lớp có vai trò to lớn
trong mọi hoạt động của lớp nhằm giáo dục học sinh.
Giáo viên chủ nhiệm lớp là người lập kế hoạch tổ chức các hoạt động,
phối hợp với các giáo viên giảng dạy bộ môn của lớp để điều hòa chương
trình, thống nhất về phương pháp, tiến trình giảng dạy theo mục tiêu giáo dục
năm học một cách có hiệu quả.
Giáo viên chủ nhiệm lớp lập kế hoạch hoạt động cho lớp phối hợp với
Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, các lực lượng giáo dục trong và
ngoài nhà trường tiến hành các nghi thức sinh hoạt tập thể và các hoạt động
giáo dục để giáo dục học sinh thanh thiếu niên.
Qua phân tích về kỹ năng sư phạm, về vai trò, chức năng của giáo viên
chủ nhiệm lớp ở nhà trường phổ thông cho phép chúng tôi đi đến định nghĩa
sau đây về khái niệm kỹ năng lập kế hoạch công tác chủ nhiệm lớp.
Kỹ năng lập kế hoạch công tác chủ nhiệm lớp là khả năng thiết kế và
xây dựng kế hoạch các hoạt động giáo dục học sinh trong lớp học, bằng cách
vận dụng các kiến thức và kỹ năng nghiệp vụ sư phạm.
1.2.3.2. Hệ thống kỹ năng lập kế hoạch công tác chủ nhiệm lớp
Bên cạnh hoạt động dạy học người giáo viên còn tham gia giáo dục với
tư cách là giáo viên chủ nhiệm lớp. Vì vậy, trong thời gian học tập ở trường
CĐSP, sinh viên cần được bồi dưỡng và tự bồi dưỡng có hệ thống những kỹ
năng công tác chủ nhiệm lớp, đặc biệt là kỹ năng lập kế hoạch công tác chủ
nhiệm lớp tạo cơ sở cho việc rèn luyện năng lực giáo dục toàn diện.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


14
Hệ thống kỹ năng lập kế hoạch công tác chủ nhiệm lớp được thể hiện
qua các kỹ năng cụ thể sau:
Kỹ năng lập kế hoạch công tác chủ nhiệm lớp, kỹ năng lập kế hoạch
giáo dục bao gồm các kỹ năng nhỏ sau:
- Kỹ năng tổng kết hoạt động của năm học trước
- Kỹ năng tổng kết công tác giáo dục đã thực hiện
- Kỹ năng nắm bắt, khái quát kế hoạch chung của toàn trường
- Kỹ năng phác thảo và tổ chức các hoạt động
- Kỹ năng phác thảo bố cục kế hoạch và trình bày kỹ phần trọng tâm
- Kỹ năng trình bày bản kế hoạch một cách khoa học.
- Kỹ năng tìm hiểu tình hình học sinh lớp chủ nhiệm và cá nhân học
sinh để nắm vững tình hình học sinh và tập thể học sinh. Trên cơ sở đó mà
hình dung, dự kiến mục tiêu, yêu cầu giáo dục cá biệt (giáo dục học sinh tích
cực hay học sinh yếu, kém hay học sinh khó giáo dục) và mục tiêu, yêu cầu
giáo dục tập thể học sinh trong từng giai đoạn.
- Kỹ năng sử dụng sổ sách của lớp như: sổ liên lạc giữa gia đình và nhà
trường, học bạ, sổ chủ nhiệm
- Kỹ năng vạch phương hướng hoạt động
+ Đề ra được những nhiệm vụ giáo dục cụ thể đối với tập thể học sinh
trong thời gian tới.
+ Lựa chọn được phương tiện, phương pháp, hình thức tổ chức hoạt
động giáo dục học sinh.
+ Xác định được các khâu cơ bản có tác dụng làm đòn bẩy thúc đẩy
việc giải quyết nhiệm vụ đề ra.
+ Biết phân phối thời gian thực hiện và hoàn thành nhiệm vụ giáo dục
một cách hợp lý.
+ Kỹ năng quy định trách nhiệm cho từng cá nhân và trách nhiệm tập
thể lớp đối với công việc đề ra trong kế hoạch.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

15
- Kỹ năng xây dựng kế hoạch phối hợp với lực lượng giáo dục trong
nhà trường (Đoàn thanh niên, Ban Giám hiệu, Giáo viên bộ môn, ) và lực
lượng giáo dục ngoài nhà trường (phụ huynh học sinh, Hội cha mẹ học sinh,
cán bộ đoàn thể địa phương) để góp phần vào công tác giáo dục học sinh.
- Kỹ năng xây dựng kế hoạch hướng dẫn chi đoàn hoạt động để giáo
dục ý thức đoàn thể, tạo điều kiện giáo dục toàn diện học sinh.
. - Kỹ năng phân tích, đánh giá các hiện tượng giáo dục để tìm ra được
nguyên nhân thành công hay thất bại, nêu được tác dụng, ảnh hưởng và
phương hướng giải quyết.
1.2.4. Khái niệm về biện pháp rèn luyện kỹ năng lập kế hoạch công tác chủ
nhiệm lớp
Tác giả: Nguyễn Văn Đạm trong cuốn “Từ điển tường giải và liên
tưởng Tiếng Việt” đã xác định: “Biện pháp là cách làm, cách giải quyết một
vấn đề cụ thể” [13, tr.61].
Như vậy theo định nghĩa chung nhất thì biện pháp là cách làm để thực
hiện một công việc nào đó nhằm đạt được mục đích nhất định.
Để hiểu sâu sắc hơn về khái niệm biện pháp chúng ta cần phân biệt
khái niệm biện pháp với một số khái niệm gần gũi với khái niệm biện pháp
như: giải pháp và phương pháp.
Hiện nay các thuật ngữ giải pháp, phương pháp, biện pháp đôi khi chưa
đượ c tường minh và vẫn còn tùy thuộc vào quan niệm của người sử dụng.
Trong luận văn này, chúng tôi quan niệm trong ba thuật ngữ trên thì thuật ngữ
giải pháp có nội hàm rộng nhất bao hàm cả nội dung và phương pháp tiến
hành. Phương pháp có nghĩa hẹp hơn giải pháp, nó phản ánh cách thức tiến
hành nội dung, phương pháp bao gồm các mục đích triển khai, nội dung lí
luận và cơ cấu kỹ thuật để thực hiện nội dung. Thuật ngữ biện pháp có nội
hàm hẹp nhất, chỉ bao hàm cơ cấu kỹ thuật và quy trình tuyến tính của cơ cấu

đó. Biện pháp, một mặt là đơn vị kỹ thuật của phương pháp, mặt khác, có tính

×