1. Khái niệm điều phối đất đai
NN tuy là chủ SH đối với toàn bộ đất đai nhưng k trực tiếp khai thác, sử dụng toàn bộ đất đai mà chuyển giao
từng thửa đất nhất định cho người sử dụng để trực tiếp use. Việc chuyển giao này đc t.hiện thông qua các hình
thức phân phối đất đai cụ thể đc PL qui định. Tuy nhiên, việc phân phối đất đai của NN không cố định vĩnh
viễn mà có sự thay đổi theo nhu cầu của đời sống- XH. Mỗi gđ KT-XH, NN có thể điều chỉnh mục đích, về
chủ SH đất để đảm bảo đất đai use có hiệu quả cao nhất, phục vụ lợi ích chung của toàn XH. Qúa trình phân
phối và điều chỉnh đất đai như thế gọi chung là điều phối đất đai.
* điều phối đất đai là vc phân phối, điều chỉnh đất đai theo nhu cầu của đời sống XH và để thực hiện quyền SH
NN, thực hiện chức năng quản lý NN về đất đai.
- điều phối đất đai vừa là hoạt động thực hiện q SH, vừa là HĐ quản lý NN về đất đai. NN vừa có quyền vừa
có nghĩa vụ phân phối đất đai sao cho công bằng, hiệu quả.
- điều phối đất đai là 1 quá trình phức tạp với nhiều giai đoạn khác nhau, bắt đầu bằng HĐ lập quy hoạch, kế
hoạch sử dụng đất và kết thúc bằng việc CGCNQSDĐ cho ng SDĐ.
- Điều phối đất đai phải phù hợp với yêu cầu của nền KT thị trường. Điều phối đất đai nhằm MĐ phân phối, sử
dung loại tài nguyên quý này sao cho công bằng và hiệu quả nhất. Những điều này chỉ can đạt đc khi vc phân
phối và điều chỉnh đất đai phù hợp vs yêu cầu và quy luật của kinh tế Thị trường.
2. nội dung điều phối đất đai.
2.1. quy hoạch, kế hoạch SDĐ
2.1.1.Khái niệm: -Quy hoạch sử dụng đất là việc phân bổ và khoanh vùng đất đai theo không gian sử dụng
cho các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, bảo vệ môi trường và thích ứng biến đổi khí
hậu trên cơ sở tiềm năng đất đai và nhu cầu sử dụng đất của các ngành, lĩnh vực đối với từng vùng kinh tế - xã
hội và đơn vị hành chính trong một khoảng thời gian xác định (K.2,Đ.3,LDĐ 13)
- Kế hoạch sử dụng đất là việc phân chia quy hoạch sử dụng đất theo thời gian để thực hiện trong kỳ quy hoạch
sử dụng đất (K.3,Đ.3). Đây là yếu tố q định rất lớn đến tính khả thi của quy hoạch ví nó xác định tiến độ thời
gian cụ thể và cách thức nhất định để đưa đất đai đã đc quy hoạch vào sử dụng.
=> chính vì vậy, quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất là hai yếu tố không thể tách rời. Nếu như quy hoạch thiếu
tính toán, xa rời thực tế và k có kế hoạch cụ thể t.hiện thì sẽ gây ra tình trạng “quy hoạch treo”. Tình trạng này
xảy ra khá phổ biến ở VN hiện nay, nó ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống XH. Nó lãng phí đất đai, gây thiệt hại
đến quyền lợi chính đáng của ng use đất va ngăn cản thực hiện các mục tiêu KT-XH.
2.1.2. Quy định PL hiện hành về quy hoạch, kế hoạch SDĐ
Nội dung này đc thể hiện tại các quy định cụ thể sau:
- Từ điều 35 đến điều 51 LĐĐ 2013;
- Chương 3, NĐ 43/2014 NĐ-CP;
- Thông tư 29/2014 của bộ TN và MT quy định chi tiết việc lập, điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử
dụng đất.
2.1.2.1 Nguyên tắc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất (Đ.35, LDĐ 2013).
- Phù hợp với chiến lược, quy hoạch tổng thể, kế hoạch phát triển KT-XH, QPAN
- Được lập từ tổng thể đến chi tiết, QHSDĐ của cấp dưới phải phù hợp với cấp trên, KHSDĐ phải phù
hợp với QHSDĐ được phê duyệt. QHSDĐ cấp QG phải đảm bảo tính đặc thù
- Sử dụng đất tiết kiệm có hiệu quả
- Khai thác hợp lý tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường, thích ứng với biến bổi khí hậu
- Dân chủ công bằng…
=>Đây là ND mang tính chỉ đạo. Nguyên tắc lập quy hoạch, kế hoạch SDD là định hướng, cơ sở để cho quy
hoạch, kế hoạch use đất được XD 1 cách dân chủ, công khai, khoa học.
2.1.2.2 nội dung quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.
ND cơ bản của quy hoạch sử dụng đất là vc xác định S cụ thể các loại đất phân bổ cho nhu cầu phát triển KT-
XH; quốc phòng; an ninh. Để có ND này, quy hoạch sử dụng đất phải thể hiện đc kết quả điều tra, nghiên cứu,
phân tích, tổng hợp đk TN, KT,XH và hiện trạng sử dụng đất ; đánh giá tiềm năng đất đai và xác định phương
hướng, mục tiêu sử dụng đất trong kỳ quy hoạch.
Kế hoạch use đất phải phân tích, đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch sử dụng đất kỳ trc và bao gồm những kế
hoạch thực hiện quy hoạch sử dụng đất kỳ tiếp theo.
2.1.2.2 Hệ thống quy hoạch, kế hoạch use đất được quy định tại Đ.36, LDĐ gồm:
Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp quốc gia,cấp tỉnh,an ninh,quốc phòng,cấp huyện.
2.1.2.3. kỳ quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất (điều 37)
Là khoảng tgian để các cơ quan, các cấp chính quyền tổ chức việc thực hiện ND quy hoạch , kế hoach use đất.
Theo quy định hiện hành:
- kỳ quy hoạch sử dụng đất là 10 năm;
- Kỳ kế hoạch sử dụng đất cấp quốc gia, cấp tỉnh và kỳ kế hoạch sử dụng đất quốc phòng, đất an ninh là
05 năm.
- Kế hoạch sử dụng đất cấp huyện được lập hàng năm.
2.1.2.4. quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp quốc gia (Đ.38, ldđ; Chương I, Phần II, TT 29/2014)
*Căn cứ để lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất được quy định tại K.1,K.3 Đ.38
Lập quy hoạch: (k1)
- Chiến lược phát triển KTXH, QPAN: quy hoạch tổng thể phát triển các vùng KTXH; chiến lược quy
hoạch phát triển ngành, lĩnh vực
- Điều kiện TN, KT-XH
- Hiện trạng SDĐ, tiềm năng DD và kết quả thực hiện quy hoạch SDĐ cấp QG kì trước
- Nhu cầu SDĐ của các ngành, lĩnh vực
- Tiến bộ KHCN có liên quan đến việc SDĐ
Lập kế hoạch: (k3)
- Quy hoạch SDD cấp QG
- Kế hoạch phát triển KTXH 5 năm và hàng năm của cả nước
- Nhu cầu SDD 5 năm của các ngành, lĩnh vực
- Kết quả thực hiện kế hoạch SDD cấp quốc gia kì trước
- Khả năng đầu tư huy động nguồn lực để tực hiện kế hoạch SDD
*Nội dung: - Định hướng sử dụng đất 10 năm;
- Xác định các chỉ tiêu sử dụng đất đối với nhóm đất nông nghiệp, nhóm đất phi nông nghiệp, nhóm đất chưa
sử dụng;
- Xác định S các loại đất quy định tại điểm b khoản này của kỳ quy hoạch đến từng đơn vị hành chính cấp tỉnh
và vùng kinh tế - xã hội;
- Lập bản đồ quy hoạch sử dụng đất
- Giải pháp thực hiện quy hoạch sử dụng đất.
*Nội dung kế hoạch sử dụng đất cấp quốc gia bao gồm:
- Phân tích, đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch sử dụng đất cấp quốc gia kỳ trước;
- Xác định diện tích các loại đất quy định tại điểm b khoản 2 Điều này trong kỳ kế hoạch sử dụng đất 05 năm;
- Kế hoạch sử dụng đất 05 năm cho từng đơn vị hành chính cấp tỉnh và vùng kinh tế - xã hội;
- Giải pháp thực hiện kế hoạch sử dụng đất.
*Thẩm quyền: (K.1,Đ.42).
-CP tổ chức lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp quốc gia.
-Bộ TN-MT chủ trì sẽ giúp đỡ cho CP.
2.1.2.5. quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp tỉnh(Đ.39, LDĐ; CHƯƠNG II, PHẦN 2, TT29-2014)
*Căn cứ quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp tỉnh (K.1,K.3, Đ.39)
Lập quy hoạch: (k1)
- Quy hoạch SDD cấp QG
- Quy hoạch tổng thể phát triển KTXH của vùng KTXH, của tỉnh, TP trực thuộc TW, quy hoạc hoạch
phát triển ngành, lĩnh vực
- Điều kiện TN, KTXH của tỉnh, TP trực thuộc TW
- Hiện trạng SDĐ, tiềm năng DD và kết quả thực hiện quy hoạch SDĐ cấp tỉnh kì trước
- Nhu cầu SDĐ của các ngành, lĩnh vực cấp tỉnh
- Định mức SDD
- Tiến bộ KHCN có liên quan đến việc SDĐ
Lập kế hoạch: (k3)
- Kế hoạch phát triển KTXH 5 năm và hàng năm của cả nước
- Kế hoạch SDD 5 năm cấp QG, quy hoạch SDD cấp tỉnh
- Nhu cầu SDD 5 năm của các ngành, lĩnh vực của cấp tỉnh
- Kết quả thực hiện kế hoạch SDD cấp tỉnh trước
- Khả năng đầu tư huy động nguồn lực để tực hiện kế hoạch SDD
*Nội dung quy hoạch sử dụng đất cấp tỉnh :
-Định hướng sử dụng đất 10 năm;
- Xác định diện tích các loại đất đã được phân bổ trong quy hoạch sử dụng đất cấp quốc gia và diện tích các
loại đất theo nhu cầu sử dụng đất cấp tỉnh;
- Xác định các khu vực sử dụng đất theo chức năng sử dụng;
- Xác định diện tích các loại đất quy định tại điểm b khoản này đến từng đơn vị hành chính cấp huyện;
- Lập bản đồ quy hoạch sử dụng đất cấp tỉnh;
- Giải pháp thực hiện quy hoạch sử dụng đất.
*Nội dung kế hoạch sử dụng đất cấp tỉnh bao gồm:
- Phân tích, đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch sử dụng đất cấp tỉnh kỳ trước;
- Xác định diện tích các loại đất quy định tại điểm b khoản 2 Điều này trong kỳ kế hoạch sử dụng đất theo từng
năm và đến từng đơn vị hành chính cấp huyện;
- Xác định diện tích các loại đất cần chuyển mục đích sử dụng đất
- Xác định quy mô, địa điểm công trình, dự án cấp quốc gia và cấp tỉnh sử dụng đất vào các mục đích quy định
tại Điều 61 và Điều 62
Đối với dự án hạ tầng kỹ thuật, xây dựng, chỉnh trang khu đô thị, khu dân cư nông thôn thì phải đồng thời xác
định vị trí, diện tích đất thu hồi trong vùng phụ cận để đấu giá quyền sử dụng đất thực hiện dự án nhà ở,
thương mại, dịch vụ, sản xuất, kinh doanh;
- Lập bản đồ kế hoạch sử dụng đất cấp tỉnh;
- Giải pháp thực hiện kế hoạch sử dụng đất.
*thẩm quyền (K.2, Đ.42)
- UBND các cấp tỉnh chức lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của địa phương mình;
-Cơ quan quản lý đất đai cấp tỉnh chủ trì giúp UBND cùng cấp trong vc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
2.1.2.6: Quy hoạch , kế hoạch sử dụng đất cấp huyện (Đ.40)
*Căn cứ quy hoạch , kế hoạch sử dụng đất cấp huyện (K.1,K.3, LDĐ)
*Nội dung quy hoạch sử dụng đất cấp huyện:
-Định hướng sử dụng đất 10 năm;
- Xác định diện tích các loại đất đã được phân bổ trong quy hoạch sử dụng đất cấp tỉnh và diện tích các loại đất
theo nhu cầu sử dụng đất của cấp huyện và cấp xã;
- Xác định các khu vực sử dụng đất theo chức năng sử dụng đến từng đơn vị hành chính cấp xã;
- Xác định diện tích các loại đất đã xác định tại điểm b khoản này đến từng đơn vị hành chính cấp xã;
- Lập bản đồ quy hoạch sử dụng đất cấp huyện; đối với khu vực quy hoạch đất trồng lúa, khu vực quy hoạch
chuyển mục đích sử dụng đất quy định tại các điểm a, b, c, d và e khoản 1 Điều 57 của Luật này thì thể hiện
chi tiết đến từng đơn vị hành chính cấp xã;
- Giải pháp thực hiện quy hoạch sử dụng đất
* nội dung kế hoạch sử dụng đất hàng năm cấp huyện:
-Phân tích, đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch sử dụng đất năm trước;
- Xác định diện tích các loại đất đã được phân bổ trong kế hoạch sử dụng đất cấp tỉnh và diện tích các loại đất
theo nhu cầu sử dụng đất của cấp huyện, cấp xã trong năm kế hoạch;
- Xác định vị trí, diện tích đất phải thu hồi để thực hiện công trình, dự án sử dụng đất vào mục đích quy định
tại Điều 61 và Điều 62 của Luật này trong năm kế hoạch đến từng đơn vị hành chính cấp xã.
Đối với dự án hạ tầng kỹ thuật, xây dựng, chỉnh trang đô thị, khu dân cư nông thôn thì phải đồng thời xác định
vị trí, diện tích đất thu hồi trong vùng phụ cận để đấu giá quyền sử dụng đất thực hiện dự án nhà ở, thương
mại, dịch vụ, sản xuất, kinh doanh;
- Xác định diện tích các loại đất cần chuyển mục đích sử dụng đối với các loại đất phải xin phép quy định tại
các điểm a, b, c, d và e khoản 1 Điều 57 của Luật này trong năm kế hoạch đến từng đơn vị hành chính cấp xã;
- Lập bản đồ kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện;
- Giải pháp thực hiện kế hoạch sử dụng đất
*thẩm quyền: UBND cấp huyện tổ chức lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của địa phương mình;
-cq quản lý đất đai cấp huyện chủ trì giúp UBND cùng cấp trong vc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.
2.1.2.7. Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất quốc phòng, an ninh (Đ.41)
*Căn cứ (K.1,K.3, Đ.41)
*Nội dung quy hoạch sử dụng đất quốc phòng, an ninh :
-Định hướng sử dụng đất quốc phòng, an ninh;
- Xác định nhu cầu sử dụng đất quốc phòng, an ninh trong kỳ quy hoạch sử dụng đất phù hợp với quy hoạch
tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia;
- Xác định vị trí, diện tích đất quốc phòng, an ninh để giao lại cho địa phương quản lý, sử dụng vào mục đích
phát triển kinh tế - xã hội;
- Giải pháp thực hiện quy hoạch sử dụng đất quốc phòng, an ninh.
* Nội dung kế hoạch sử dụng đất quốc phòng, an ninh:
-Phân tích, đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch sử dụng đất quốc phòng, an ninh kỳ trước;
- Xác định khu vực, diện tích đất sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh trong kỳ kế hoạch 05 năm và cụ
thể đến từng năm;
- Xác định cụ thể vị trí, diện tích đất quốc phòng, an ninh bàn giao lại cho địa phương quản lý trong kỳ kế
hoạch 05 năm;
- Giải pháp thực hiện kế hoạch sử dụng đất quốc phòng, an ninh
Đây là TH đặc biệt, việc lập, xét duyệt, điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất không do cơ quan quản lí
đất đai thực hiện. Theo khoản 3, Đ.42 :
- Bộ Quốc phòng ,Bộ Công an tổ chức lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất quốc phòng, kế hoạch sử dụng đất
an ninh trình CP xét duyệt.
-CP quy định cụ thể vc lập, xét duyệt, điều chỉnh, t.hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất vào
MĐ QP-AN
Quy định này nhằm bảo đảm cho những yêu cầu riêng đối với việc sử dụng đất phục vụ cho
MĐ QP-AN.
2.1.2.9. Lấy ý kiến về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất (Đ.43, NĐ 43/2014 NĐ-CP).
-Cơ quan tổ chức lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đc quy định tại K.1, K.2 Đ.42 có trách
nhiệm tổ chức lấy ý kiến đóng góp của nhân dân về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.
-hình thức, nội dung và thời gian lấy ý kiến nhân dân được qđ tại khoản 2, điều 43
- Đối với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất quốc phòng, an ninh, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an
có trách nhiệm lấy ý kiến Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong quá trình tổ chức lập quy hoạch, kế hoạch
sử dụng đất(K.4, Đ.43)
2.1.2.10. Trình tự, thủ tục thẩm định quy hoạch kế hoạch sử dụng đất (Đ.44, LDĐ; chương 3,
điều 9, NĐ 43/2014 NĐ-CP).
Để thẩm định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất thì:
- Thủ tướng CP thành lập hội đồng thẩm định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp quốc gia.
- Bộ TN-MT thành lập hội đồng thẩm định quy hoạch,kế hoạch sử dụng đất quốc phòng, an
ninh và quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp tỉnh.
- Chủ tịch UBND cấp tỉnh thành lập hội đồng thẩm định quy hoạch,kế hoạch sử dụng đất cấp
huyện.
2.1.2.11. Thẩm quyền quyết định, phê duyệt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất (điều 45). Đây
là cơ chế nhằm bảo đảm tính phù hợp, thống nhất của quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của từng
địa phương và trên phạm vi cả nước. Theo quy định của pl thì:
- Quốc hội q định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp quốc gia do CP trình
- CP phê duyệt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp tỉnh,quốc phòng, an ninh;
- UBND cấp trên sẽ xét duyệt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất do UBND cấp dưới trực tiếp lập.
2.1.2.12. công bố công khai quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất (Đ.48)
Là vc thông tin 1 cách công khai quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã đx xét duyệt. HĐ này nhằm
MĐ b/vệ lợi ích chính đáng của ng use đất và các chủ thể có liên quan. Việc công bố công khai theo
quy định sau đây:
Trong thời hạn không quá 30 ngày làm việc, kể từ ngày được cq NN có thẩm quyền quyết định hoặc
xét duyệt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất phải được công bố công khai theo quy định sau:
- Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm công bố công khai quy hoạch, kế hoạch sử dụng
đất cấp quốc gia tại trụ sở cơ quan và trên cổng thông tin điện tử của Bộ Tài nguyên và Môi
trường
- Cq quản lý đất đai các cấp có trách nhiệm công bố công khai quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
của địa phương tại trụ sở cơ quan và trên các phương tiện thông tin đại chúng.
- UBND xã, phường, thị trấn có trách nhiệm công bố công khai quy hoạch, kế hoạch sử dụng
đất chi tiết của địa phương tại trụ sở UBND cấp xã;
Việc công khai được thực hiện trong suốt kỳ quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.
2.1.2.13. thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất (điều 49, LDĐ; Mục 3, Đ.11, NĐ 43/2014
NĐ-CP ).
Đây là bước cụ thể hoá quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã đc xét duyệt. Để đảm bảo quy hoạch, kế
hoạch sử dụng đất đc t.hiện 1 cách nghiêm túc, ngoài quy định cụ thể vc tổ chức t.hiện, PL còn quy
định cơ chế kiểm tra, giám sát của cq NN cấp trên đv cấp dưới trong vc tổ chức thực hiện quy hoạch,
kế hoạch sử dụng đất.
- Trường hợp quy hoạch sử dụng đất đã được công bố mà chưa có kế hoạch sử dụng đất hàng
năm cấp huyện thì người sử dụng đất được tiếp tục sử dụng và được thực hiện các quyền của
người sử dụng đất theo quy định của pháp luật
- TH đã có kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện thì người sử dụng đất trong khu vực
phải chuyển mục đích sử dụng đất và thu hồi đất theo kế hoạch được tiếp tục thực hiện các
quyền của người sử dụng đất nhưng k được xây dựng mới nhà ở, công trình, trồng cây lâu
năm; nếu người sử dụng đất có nhu cầu cải tạo, sửa chữa nhà ở, công trình hiện có thì phải
được cơ quan NN có thẩm quyền cho phép theo quy định của PL.
- Đặc biệt, PL dđ có quy định góp phần hạn chế tình trạng quy hoạch treo. Đó là S đất ghi trong kế
hoạch sử dụng đất đã đc công bố phải thu hồi để t.hiện dự án, công trình or chuyển MĐ sử dụng đất
mà sau 3 năm k đc t.hiện theo kế hoạch thì cq NN có thẩm q xét duyệt kế hoạch sử dụng đất phải điều
chỉnh hoặc huỷ bỏ và công bố (K.3, Đ.49, LDĐ).
2.1.2.14. Báo cáo thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất (Đ.50)
2.1.2.15. Giải quyết phát sinh về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất sau khi Luật này có hiệu lực thi hành
(Đ.51, LDĐ; MỤC 3, Đ.12, NĐ 43/2014 NĐ-CP ).
- Đối với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã đc cq NN có thẩm quyền q định, phê duyệt trước ngày 1/07/2014
thì phải rà soát, điều tra bổ sung để điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cho phù hợp với quy định của
Luật này khi lập kế hoạch sử dụng đất 05 năm (2016 - 2020).
- vc quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp huyện chưa được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt trước
ngày 1/7/2014 thì việc thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất, chuyển mục đích sử
dụng đất căn cứ vào kế hoạch sử dụng đất cấp tỉnh và danh mục dự án phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của
cấp huyện do Ủy ban nhân dân cấp huyện tổng hợp trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định.
Việc phê duyệt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp huyện phải hoàn thành chậm nhất 01 năm kể từ ngày Luật
này có hiệu lực thi hành.
2.2. GIAO ĐẤT, CHO THUÊ ĐẤT
2.2.1. Khái niệm: Giao đất, cho thuê đất là 2 hình thức pp dđ đc AD hiện nay. Tại K.7,8, Đ.3, LDĐ 2013 giao đất, cho
thuê đất được quy định như sau:
-Nhà nước giao đất là việc Nhà nước ban hành quyết định giao đất để trao quyền sử dụng đất cho đối tượng có nhu cầu
sử dụng đất.
-Nhà nước cho thuê đất là việc Nhà nước quyết định trao quyền sử dụng đất cho đối tượng có nhu cầu sử dụng đất thông
qua hợp đồng cho thuê quyền sử dụng đất.
Như vậy giao và thuê đất đều nhằm chuyển giao q sử dụng đất từ NN cho ng Sử dụng đất, đều xác lập q sử dụng đất cho
ng sử dụng đất. Điểm khác biệt giữa 2 hình thức này theo quy định của PL là phương thức thực hiện: giao đất bằng q’ định
hành chính còn thuê đất là thông qua hợp đồng. tuy nhiên trc khi kí hợp đồng thuê đất thì vc cho thuê cũng phải thể hiện
bằng 1 q định hành chính như TH giao đất.
Giao đất hiện nay có 2 hình thức: giao không thu tiền sử dụng đất (điều 54) và giao có thu tiền sử dụng đất (điều 55). Việc
giao đất có thể xác định thời hạn or k xác định thời hạn tuỳ thuộc vào mục đích sử dụng đất. Trong khi đó, cho thuê đất
luôn được quy định thời hạn sử dụng đất cụ thể.
2.2.2. căn cứ giao đất, cho thuê đất
Đây là những yêu cầu mà cq NN có thẩm q giao, cho thuê phải tuân thủ đvs mọi TH giao, cho thuê đất. Theo qui định tại
điều 52 LDĐ 2013 việc giao đất, cho thuê đất phải tuân theo các căn cứ sau:
-Kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
- Nhu cầu dự án đầu tư, đơn xin giao đất, thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất.
Nhu cầu sử dụng đất thể hiện trong các vb sau:
+ dự án đầu tư của tổ chức có use nguồn vốn ngân sách NN đã đc cq nn có thẩm q xét duyệt or dự án có vốn đầu tư nc ng
đã đc cq NN có thẩm q’ cấp giấy phép đầu tư.
+vb thẩm định về nhu cầu use đất để t.hiện dự án đầu tư of tổ chức KT k use vốn ngân sách NN or k phải là dự án có vốn
đầu tư nc ng. sở TN-MT chủ trì phối hợp vs các sở, ban, ngành có liên quan thẩm định về nhu cầu use đất trên cơ sở xem
xét hồ sơ dự án đầu tư theo q.đ của PL về đầu tư.
+ dự án xd cs tôn giáo đã đc UBNN TỈNH, TP trực thuộc TƯ xét duyệt.
+ đơn xin giao đất, chuyển MĐ use đất of hộ gđ, cá nhân có xác nhận của UBND xã, phường, thị trấn nới có đất về nhu
cầu use đất đv TH xin giao đất NN trong hạn mức giao đất or giao đất làm nhà ở.
+ đơn xin giao đất của cộng đồng dân cư có xác nhận của UBND xã, phường, thị trấn nơi có đất về nhu cầu use đất.
2.2.3 Đối tượng được giao đất, cho thuê đất ( điều 54, 55, 56 LDĐ 2013)
Là phạm vi các chủ thể có thể được NN giao, cho thuê đất. PL hiện hành cho phép 1 số TH được lựa chọn giữa hình thức
giao đất có thu tiền sử dụng đất hoặc cho thuê đất. Việc cho phép lựa chọn này nhằm tạo ra sự linh hoạt cho các chủ thể sử
dụng đất lựa chọn hình thúc sử dụng đất phù hợp với nhu cầu sử dụng đất và khả năng tài chính of mình.
2.2.3.1. đối tượng đc Giao đất không thu tiền sử dụng đất (Đ.54)
Đây là những TH đc hưởng ưu đãi tài chính về sử dụng đất. Việc ưu đãi này nhằm để hỗ trợ cho 1 số TH có đk kinh tế khó
khăn or do vc sử dụng đất of các chủ thể k nhằm mục đích lợi nhuận về KT mà vì lợi ích chung of XH. Theo Đ.54, NN
giao đất k thu tiền sử dụng đất trong các TH sau:
- Hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối được giao đất nông
nghiệp trong hạn mức quy định tại Điều 129 của Luật này;
(-Hạn mức giao đất trồng cây hàng năm, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối cho mỗi hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông
nghiệp như sau:
+Không quá 03 héc ta cho mỗi loại đất đối với tỉnh, TP trực thuộc trung ương : Đông Nam Bộ và đb sông Cửu Long;
+ Không quá 02 héc ta cho mỗi loại đất đối với tỉnh, TPtrực thuộc trung ương khác.
- Hạn mức giao đất trồng cây lâu năm cho mỗi hộ gia đình, cá nhân k quá 10 héc ta đối với xã, phường, thị trấn ở đồng bằng; không
quá 30 héc ta đối với xã, phường, thị trấn ở trung du, miền núi.
- Hạn mức giao đất cho mỗi hộ gia đình, cá nhân không quá 30 héc ta đối với mỗi loại đất:Đất rừng phòng hộ; Đất rừng sản xuất.
- TH hộ gia đình, cá nhân đc giao nhiều loại đất : đất trồng cây hàng năm, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối thì tổng hạn mức
giao đất k quá 05 héc ta.
TH hộ gia đình, cá nhân được giao thêm đất trồng cây lâu năm thì hạn mức k quá 05 héc ta đối với xã, phường, thị trấn ở đồng bằng;
không quá 25 héc ta đối với xã, phường, thị trấn ở trung du, miền núi.
TH hộ gia đình, cá nhân đc giao thêm đất rừng SX thì hạn mức giao đất k quá 25 héc ta.)
- Người sử dụng đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng, đất rừng sản xuất là rừng tự nhiên, đất xây dựng trụ sở cơ quan,
đất sử dụng vào MĐ quốc phòng, an ninh; đất sử dụng vào MĐ công cộng không nhằm MĐ kinh doanh; đất làm nghĩa
trang, nghĩa địa k thuộc TH quy định tại khoản 4 Điều 55 của Luật này;
- Tổ chức sự nghiệp công lập chưa tự chủ tài chính sử dụng đất xây dựng công trình sự nghiệp;
- Tổ chức sử dụng đất để xây dựng nhà ở phục vụ tái định cư theo dự án của Nhà nước (chỉ xd theo đơn đặt hàng, k SDĐ
trực tiếp).
- Cộng đồng dân cư sử dụng đất nông nghiệp; cơ sở tôn giáo sử dụng đất phi nông nghiệp quy định tại Điều 159 của Luật
này.
=> đây là những TH đc ưu đãi tài chính về SDĐ nhằm hỗ trợ cho 1 số TH có đk KT khó khăn or do vc SDĐ of các chủ thể
này k vì MĐ lợi nhuận về KT mà vì lợi ích chung của XH.
2.2.3.2 Đối tượng phải sử dụng đất dưới hình thức giao đất có thu tiền sử dụng đất .
Các TH này k đc sử dụng đất dưới hình thức nào khác do tính chất của MĐ sử dụng đất. Có các TH sau:
- Hộ gia đình, cá nhân được giao đất ở;
- Tổ chức kinh tế được giao đất để thực hiện dự án đầu tư xây dựng nhà ở để bán hoặc để bán kết hợp cho thuê;
- Người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được giao đất để thực hiện dự án đầu tư
xây dựng nhà ở để bán hoặc để bán kết hợp cho thuê;
- Tổ chức kinh tế được giao đất thực hiện dự án đầu tư hạ tầng nghĩa trang, nghĩa địa để chuyển nhượng quyền sử dụng
đất gắn với hạ tầng.
2.2.2.3. Đối tượng phải sử dụng đất dưới hình thức thuê đất
Đây là những TH NN chỉ cho thuê đất chứ không giao đất. Bao gồm:
a)Hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất để sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối;
b) Hộ gia đình, cá nhân có nhu cầu tiếp tục sử dụng đất nông nghiệp vượt hạn mức được giao quy định tại Điều 129 của
Luật này;
c) Hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất thương mại, dịch vụ; đất sử dụng cho hoạt động khoáng sản; đất sản xuất vật liệu xây
dựng, làm đồ gốm; đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp;
d) Hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất để xây dựng công trình công cộng có mục đích kinh doanh;
đ) Tổ chức kinh tế, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài sử dụng đất để thực
hiện dự án đầu tư sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối; đất sản xuất, kinh doanh phi nông
nghiệp; đất xây dựng công trình công cộng có mục đích kinh doanh; đất để thực hiện dự án đầu tư nhà ở để cho thuê;
e) Tổ chức kinh tế, tổ chức sự nghiệp công lập tự chủ tài chính, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có
vốn đầu tư nước ngoài sử dụng đất xây dựng công trình sự nghiệp;
g) Tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao sử dụng đất để xây dựng trụ sở làm việc.
2. Nhà nước cho thuê đất thu tiền thuê đất hàng năm đối với đơn vị vũ trang nhân dân sử dụng đất để sản xuất nông
nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối hoặc sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối
kết hợp với nhiệm vụ quốc phòng, an ninh.
2.2.3.4 đối tượng đc lựa chọn hình thức ú giữa hình thành giao đất co thu tiền sử dụng đất hoạc cho thuê đất.
-tổ chức KT, hộ gđ, cá nhân sử dụng đất làm mặt phẳng XD cs sx, kinh doanh, sử dụng đất để XD công trình công cộng có
múc đích đầu tư xd kết cấu hạ tầng để chuyển nhượng or cho thuê, sử dụng đất NN, lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản, làm
muối đc lựa chọn hình thức giao đất.
- ng việt nam định cư ở nc ng thực hiện các dự án đầu tư tại VN đc lựa chọn hình thức giao đất có thu tiền sử dụng đất or
thuê đất trả tiền thuê đất hằng năm hoặc thuê đất trả tiền thuê 1 lần cho cả tgian thuê.
- tổ chức KT sử dụng đất đầu tư XD nhà ở để cho thuê.
Lưu ý: tổ chức, cá nhân nc ng, ng VN định cư nc ng th.hiện các dự án đầu tư tại VN, tổ chức nc ng có chức năng ngoại
giao đc lựa chọn phương thức thuê đất trả tiền thuê đất hàng năm or thuê đất trả tiền thuê đất 1 lần cho cả tg thuê. Từ ngày
1/7/2004, các chủ thể sử dụng đất trong nc thuê đất của NN chỉ được trả tiền thuê hàng năm.
2.2.4. Thẩm quyền giao đất, cho thuê đất (Đ.59)
Thẩm q giao đất, cho thuê đất chủ yếu quy định cho UBND các cấp.
2.2.4.1 thẩm quyền của UBND cấp tỉnh: theo khoản 1, điều 59, UBND cấp tỉnh q định giao, cho thuê đất trong các TH
sau:
- Giao đất, cho thuê đất đối với tổ chức;
-Giao đất đối với cơ sở tôn giáo;
-Giao đất đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài theo quy định tại khoản
3 Điều 55 của Luật này;
- Cho thuê đất đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài theo quy định tại
điểm đ và điểm e khoản 1 Điều 56 của Luật này;
- Cho thuê đất đối với tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao.
2.2.4.2 Thẩm q của UBND cấp huyện . theo khoản 2, Đ.59 quy định:
- Giao đất, cho thuê đất đối với hộ gia đình, cá nhân. Trường hợp cho hộ gia đình, cá nhân thuê đất nông nghiệp để sử
dụng vào mục đích thương mại, dịch vụ với diện tích từ 0,5 héc ta trở lên thì phải có văn bản chấp thuận của Ủy ban nhân
dân cấp tỉnh trước khi quyết định;
- Giao đất đối với cộng đồng dân cư.
2.2.4.3. Thẩm quyền của UBND xã, phường, thị trấn (UBND cấp xã).
Theo khoản 3 đ.59 LDĐ 2013, UBND xã, phường, thị trấn cho thuê đất thuộc quỹ đất nông nghiệp sử dụng vào mục đích
công ích của xã, phường, thị trấn. Theo điều 132, LDĐ, đất nông nghiệp sử dụng đất vào mục đích công ích đc trích từ
quỹ đất NN của địa phương tuỳ thuộc vào đặc điểm và nhu cầu. Mức trích này không quá 5% tổng S đất trồng cây hằng
năm, cây lâu năm, đất nuôi trồng thuỷ sản của địa phương. Quỹ đất NN sử dụng đất vào mục đích công ích của xã,
phường, thị trấn đc sử dụng để XD or bồi thường khi sử dụng đất khác để XD các công trình công cộng of địa phương;
cho hộ gđ, cá nhân tại địa phương thuê để sx NN, nuôi trồng thuỷ hải sản và đc sử dụng vào mục đích khác theo quy định
của CP. Tiền thu đc từ vc cho thuê đất thuộc quỹ đất NN sử dụng đất vào MĐ công ích phải nộp vào ngân sách NN do
UBND xã, p’, thị trấn quản lí và chỉ đc dùng cho nhu cầu công ích của xã, phường, thị trấn theo quy định của PL.
Như vậy, cần lưu ý là vc cho thuê đất của UBND cấp xã khác vs vc cho thuê đất của UBND cấp tỉnh, cấp huyện. Ng đc
UBND cấp tỉnh và cấp huyện cho thuê đất sẽ đc cấp GCNQSDĐ và trở thành chủ thể SDĐ, còn ng đc UBND cấp xã cho
thuê đất sẽ k đc cấp GCNQSDĐ do vc cho thuê mang tính chất tạm thời để tránh lãng phí đất đâi trong tg công ích chưa
đc sử dụng và tạo nguồn thu cho ngân sách địa phương giải quyết các nhu cầu công ích.
Bên cạnh đó theo K4, Đ.59 thì cq có thẩm q’ quyết định giao đất, cho thuê đất quy định tại K.1,K.2 Điều này thì k đc uỷ
quyền. Quy định này nhằm MĐ đảm bảo cho vc giao, thuê đất đc t.hiệnđúng quy định của PL, tránh tuỳ tiện, đùn đẩy cv
gây ách tắc or tiêu cực trong HĐ giao, cho thuê đất.
2.2.4.5 Giao đất trong khu công nghệ cao, khu kinh tế
Theo điều 150, 151 LDĐ 2013, ban quản lý khu công nghệ cao, khu KT sẽ đc UBND cấp tỉnh giao đất 1 lần (để quản lý)
đối vs toàn bộ đất trong khu vực này. Ban quản lý khu CN cao, khu KT đc giao lại đất, cho thuê đất thu tiền thuê đất hằng
năm đv tổ chức, hộ gđ, cá nhân; giao lại đất, cho thuê đất thu tiền thuê đất 1 lần cho cả tgian thuê or thu tiền đất hằng năm
đv ng VN định cư nc ng; cho thuê đất thu tiền thuê đất 1 lần cho cả tgian thuê or thu tiền thuê đất hàng năm đối vs tổ
chức, cá nhân nc ng sử dụng đất trong khu công nghệ cao, khu KT.
Ng sử dụng đất đc ban quản lý khu CN cao, Khu KT giao lại đất trong khu CN cao, khu KT có các q và nghĩa vụ như
được NN giao đất theo quy định của LDĐ; Ng sử dụng đất đc đc ban quản lý khu CN cao, Khu KT cho thuê đất trong khu
CN cao ,khu KT có các q và nghĩa vụ như được NN cho thuê đất theo quy định của LDĐ. Nghĩa là địa vị pháp lí của họ k
khác vs địa vị pháp lí của ng đc UBND cấp tỉnh, huyện giao đất cho thuê đất.
2.2.5. Hạn mức đất giao
2.2.5.1. Khái niệm: là S đất tối đa đối vs mỗi loại đất mà các cq NN có thẩm q đc giao cho mỗi hộ gđ, cá nhân. Như vậy
hạn mức giao đất chỉ áp dụng đv hộ gđ, cá nhân và AD đv HĐ giao đất của NN. Nghĩa là vc đặt ra hạn mức giao đất k
nhằm mục đích hạn chế vc tích tụ tập trung đất đai of ng sử dụng đất mà chỉ nhằm tạo ra sự công bằng cho ng sử dụng đất
khi đc NN giao đất.
2.2.5.2. Hạn mức giao đất nông nghiệp (Đ.129, Đ.130 LDĐ, Chương 6, Mục 2, NĐ 43/2014 NĐ-CP ).
Theo điều 129 LDĐ 2013, Hạn mức đất NN đc quy định cụ thể như sau:
*Hạn mức giao đất trồng cây hàng năm, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối cho mỗi hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản
xuất nông nghiệp như sau:
- Không quá 03 héc ta cho mỗi loại đất đối với tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thuộc khu vực Đông Nam Bộ và khu
vực đồng bằng sông Cửu Long;
- Không quá 02 héc ta cho mỗi loại đất đối với tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương khác.
* Hạn mức giao đất trồng cây lâu năm cho mỗi hộ gia đình, cá nhân không quá 10 héc ta đối với xã, phường, thị trấn ở
đồng bằng; không quá 30 héc ta đối với xã, phường, thị trấn ở trung du, miền núi.
* Hạn mức giao đất rừng phòng hộ, Đất rừng sản xuất cho mỗi hộ gia đình, cá nhân không quá 30 héc ta đối với mỗi loại
đất. Trường hợp hộ gia đình, cá nhân được giao nhiều loại đất bao gồm đất trồng cây hàng năm, đất nuôi trồng thủy sản,
đất làm muối thì tổng hạn mức giao đất không quá 05 héc ta.
*Trường hợp hộ gia đình, cá nhân được giao thêm đất trồng cây lâu năm thì hạn mức đất trồng cây lâu năm không quá 05
héc ta đối với xã, phường, thị trấn ở đồng bằng; không quá 25 héc ta đối với xã, phường, thị trấn ở trung du, miền núi.
Trường hợp hộ gia đình, cá nhân được giao thêm đất rừng sản xuất thì hạn mức giao đất rừng sản xuất không quá 25 héc
ta.
* Hạn mức giao đất trống, đồi núi trọc, đất có mặt nước thuộc nhóm đất chưa sử dụng cho hộ gia đình, cá nhân đưa vào sử
dụng theo quy hoạch để sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối không quá hạn mức giao đất
quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này và không tính vào hạn mức giao đất nông nghiệp cho hộ gia đình, cá nhân quy
định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này.
*XỬ LÍ ĐỐI VỚI ĐẤT NN ĐÃ GIAO VƯỢT QUÁ ĐỊNH MỨC .
Theo điều 44, mục 2, chương 6, NĐ 43/2014 NĐ-CP , TH hộ gđ, cá nhân đã đc giao đất NN quá hạn mức nêu trên thì bị
xử lý như sau:
- Hộ gia đình, cá nhân đã sử dụng đất NN vượt hạn mức nhận chuyển quyền quy định tại các Khoản 1, 2, 3, 4 và 5 của
Điều này mà đã đăng ký chuyển quyền sử dụng đất trước ngày 01/ 7 / 2007 thì phần diện tích đất vượt hạn mức được tiếp
tục sử dụng như đối với TH đất NN trong hạn mức nhận chuyển quyền.
- Hộ gia đình, cá nhân đã sử dụng đất NN vượt hạn mức nhận chuyển quyền quy định tại các Khoản 1, 2, 3, 4 và 5 của
Điều này mà đã đăng ký chuyển quyền sử dụng đất từ ngày 01 tháng 7 năm 2007 đến trước ngày 01 tháng 7 năm 2014 thì
hộ gia đình, cá nhân được tiếp tục sử dụng đất và chỉ phải chuyển sang thuê đất của Nhà nước đối với phần diện tích vượt
hạn mức nhận chuyển quyền.
Ngoài ra hạn mức giao đất NN nói trên, hộ gđ, cá nhân có thể thuê đất (k giới hạn) hoặc nhận q sử dụng đất NN từ người
khác để có thêm đất sử dụng theo nhu cầu. Tuy nhiên , PL hiện hành có hạn chế S đất NN được phép chuyển nhượng,
nhận tặng cho. ND này đc quy định tại NQ 1126/2007/NQ-UBTVQH 11 NGÀY 21/6/2007 (các bạn có thể tham khảo
thêm).
2.2.5.3 Hạn mức giao đất ở (điều 143,144, LDĐ; Đ.49, Mục 3, chương 6, NĐ 43/2014 NĐ-CP ).
Khác vs đất NN, NN k quy định cụ thể hạn mức sử dụng đất ở chung cho tất cả các địa phương mà để cho các địa phương
căn cứ vào đk thực tế của từng địa phương để q định hạn mức giao đất ở cho phù hợp.
-UBND cấp tỉnh quy định hạn mức giao đất cho mỗi hộ gđ, cá nhân để làm nhà ở.
2.3 chuyển hình thức và mục đích sử dụng đất
2.3.1. chuyển hình thức sử dụng đất: là việc ng SDĐ chuyển hình thức SDĐ từ hình thức này sang hình thức khác trong
TH họ đc lựa chọn hình thức SDĐ.
- Trình tự, thủ tục chuyển hình thức SDĐ đc quy định cụ thể như sau:
+người thuê đất có nhu cầu chuyển từ hình thức thuê đất sang hình thức giao đất có thu tiền SDĐ phải nộp 1 bộ hồ sơ
gồm:
. đơn ĐK chuyển từ hình thức thuê đất sang hình thức giao đất cso thu tiền SDĐ
.Hợp đồng thuê đất và giấy CNQSDĐ
-Việc chuyển hình thức thuê đất sang hình thức giao đất có thu tiền SDĐ đc quy định như sau:
+ Trong thời hạn k quá 5 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, văn phòng đăng kí QSDĐ có trách nhiệm thẩm tra; đối vs
TH đủ ĐK thì làm trích sao hồ sơ đến cơ quan TN và MT cùng cấp; gửi số liệu địa chính cho cơ quan thuế để xác định
nghĩa vụ tài chính.
+ trong thời hạn k quá 3 ngày kể từ ngày người SDĐ thực hiện xong nghĩa vụ tài chính, CQ tn-mt coa trách nhiệm chỉnh
lý GCNQSDĐ.
2.3.2. chuyển MĐ sử dụng đất :Là vc ng sử dụng đất thay đổi mục đích theo nhu cầu, phù hợp vs quy định của PL.
2.3.2, Căn cứ chuyển MĐ sử dụng đất (giống như căn cứ giao đát, cho thuê đất Đ.52, LDĐ 2013)
2.3.3. Các TH chuyển MĐ (Đ.57, LDĐ 2013).
+ chuyển đất trồng lúa sang đất trồng cây lâu năm, đất trồng rừng, nuôi trồng thủy sản, làm muối
+ chuyển đất trồng cây hàng năm khác sang đất nuôi trồng thủy sản nước mặn, đất làm muối, đất nuôi trồng thủy snả dưới
hình thức ao hồ đầm
+ chuyển đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ, đất rừng sx sang SD vào mục đính khác trong nhóm đất nông nghiệp
+ chuyển đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp
+ chuyển đất phi nông nghiệp được NN giao đất k thu tiền SDĐ sang đất phi nông nghiệp được NN giao đất có thu tiền
SDĐ hoặc thuê đất
+ chuyển đất phi nông nghiệp không phải là đất ở sang đất ở
+ chuyển đất xây dựng công trình sự nghiệp, …
2.3.2.4. thẩm q cho phép chuyển mđ sử dụng đất (điều 59)
- 2.3.2.5. Thủ tục (điều 69 nd43/2014)
+ người SDD nộp đơn xin phép chuyển mục đích SDD kèm theo giấy chứng nhận đến cơ quan TNMT
+ cơ quan TNMT thẩm tra hồ sơ, xác minh thhực địa, thẩm định nhu cầu chuyển mục đích SDD, hướng dẫn người SDD
thực hiện nv tài chính, trình UBND cấp có thẩm quyền quyết định cho phép chuyển mục đích SDD, chỉ đạo cập nhật,
chỉnh lý cơ sở dữ liệu đất đai, HSDC
+ người SDD thực hiện nv tài chính theo quy định của PL