Phật giáo và văn học cổ điển Việt Nam
ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
KHOA VĂN HỌC VÀ NGÔN NGỮ
TÊN ĐỀ TÀI:
LÝ GIẢI PHƯƠNG THỨC HÀNH TRÌ
TU CHỨNG TRONG TÁC PHẨM
KHÓA HƯ LỤC CỦA TRẦN THÁI TÔNG
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Kim Thoa
Mã số sinh viên: 0956010165
Lớp: Cử Nhân Tài Năng
TP.Hồ Chí Minh, ngày 19 tháng 5 năm 2010
MỤC LỤC
Nguyễn Thị Kim Thoa Trang 1
Phật giáo và văn học cổ điển Việt Nam
Mở đầu…………………………………………………………………………… 3
Nội dung chính…………………………………………………………………… 4
I. Khái quát chung… 4
1.Trần Thái Tông…………………………………………………… 4
2. Khoá Hư Lục… 4
II. Lý giải về phương thức hành trì tu
chứng trong Khoá Hư Lục của Trần Thái Tông…………………………………6
1. Khái niệm về hành trì tu chứng………………………………………… 6
2. Lý giải phương thức hành trì tu chứng
Trong Khoá Hư Lục của Trần Thái Tông………………………………….7
2.1. Phương thức niệm Phật…………………………………………….7
2.2. Lục thời sám hối khoa nghi…………………………………… 9
2.3. Phương thức toạ thiền…………………………………………….15
Kết luận…………………………………………………………………………… 21
Tài liệu tham khảo………………………………………………………………… 22
Nguyễn Thị Kim Thoa Trang 2
Phật giáo và văn học cổ điển Việt Nam
MỞ ĐẦU
Phật giáo du nhập vào Việt Nam từ rất sớm,(vào khoảng thế kỉ I trước công
nguyên),và dần đi sâu vào đời sống, tư tưởng của người dân nước ta. Đặc biệt dưới triều
đại Lý-Trần, Phật giáo phát triển cực thịnh, trở thành quốc giáo, và chi phối đời sống văn
hoá, chính trị, giáo dục,… của người dân, đất nước. Không những thế, Phật giáo còn đi
sâu vào tư tưởng của vua quan đương thời mà Trần Thái Tông được coi là một đệ tử xuất
sắc của Phật giáo và là “ bó đuốc thiền tông” của Thiền tông Việt Nam. Ông viết rất
nhiều tác phẩm về Phật giáo, trong đó Khoá Hư Lục là một kiệt tác của nền văn học Phật
giáo Việt Nam vào thế kỉ XIII , chứa đựng tư tưởng triết lý Phật giáo rất sâu sắc. Viết
Khoá Hư Lục, trước hết,Trần Thái Tông muốn thức tỉnh chính mình trên con đương tu
tập, nhằm thanh lọc sáu quan năng, mong đạt đến chỗ “lục căn viên thông”, đồng thời
vạch ra phương thức hành trì tu chứng để dìu dắt chúng sinh ra khỏi bể trầm luân, giác
ngộ và đạt đến cõi Niết bàn của Đức Phật từ bi.
Nhiệm vụ chính của đề tài là lí giải được phương thức hành trì tu chứng mà Trần
Thái Tông đã chỉ ra trong Khóa Hư Lục. Nội dung của phương thức đó ra sao và thực
hiện như thế nào?
Về phạm vi nghiên cứu, đề tài tập trung xoay quanh các phương thức hành trì tu
chứng trong Khóa Hư Lục-Trần Thái Tông. Đây là một phạm vi hẹp nhưng không phải
dễ dàng để nghiên cứu vì Khóa hư lục vốn là cổ thư tịch được rất nhiều học giả nghiên
cứu, dịch thuật và được nhận định là “một tài liệu khó phiên dịch và chú giải”. cho nên để
thực hiện đề tài này người viết phải sử dụng các phương pháp nghiên cứu phân tích, tổng
hợp nhằm phân tích và nghiên cứu nội dung của Khoá Hư Lục và lí giải phương pháp
thành trì tu chứng mà Trần Thái Tông đề ra. Đây là phương pháp chính yếu của đề tài.
Nguyễn Thị Kim Thoa Trang 3
Phật giáo và văn học cổ điển Việt Nam
Dựa vào tên đề tài có thể chia cấu trúc của đề tài như sau:
I.KHÁI QUÁT CHUNG
1. Giới thiệu về Trần Thái Tông.
2. Giới thiệu về Khóa Hư Lục
II. LÍ GIẢI PHƯƠNG THỨC HÀNH TRÌ TU CHỨNG
1. Khái niệm về phương thức hành trì tu chứng
2. Lí giải phương thức hành trì tu chứng trong Khóa Hư Lục.
-Phương thức niệm phật.
-Lục thời sám hối khoa nghi.
-Phương thức toạ thiền.
Nghiên cứu phương thức hành trì tu chứng trong Khoá Hư Lục-Trần Thái Tông sẽ
giúp ta có cái nhìn cụ thể, rõ ràng và đầy đủ hơn về con đường tu tập để đạt đến chánh
quả, tránh khỏi luân hồi sáu nẻo, và thoát khỏi bể trầm luân.
NỘI DUNG CHÍNH
I.KHÁI QUÁT CHUNG
1.Giới thiệu về Trần Thái Tông
Trần Thái Tông (1218-1277), Hoàng đế khai nghiệp nhà Trần. Tên thật là Trần
Cảnh; miếu hiệu Thái Tông (1225 - 1258). Là con của ông Trần Thừa và bà Lê Thị
Phong. Sinh ngày 17/07/1218. Quê làng Tức Mặc, phủ Thiên Trường, Nam Định.
Ông lên ngôi vua từ năm 1225, do vợ là Lý Chiêu Hoàng trao nghiệp nhà Lý cho ông kế
thừa dưới sự giúp đỡ, sắp đặt của người chú là Thái sư Trần Thủ Ðộ.
Triều đại ông việc chính trị, văn hóa, tôn giáo đều cực thịnh. Ông là người chuyên tâm
nghiên cứu Phật học và sùng mộ đạo Phật, nhưng không hề xem thường cái học của các
trường phái khác. Học thuật nước nhà do đó phát triển. Năm 1257, cùng cả nước ông đã
đánh thắng quân Nguyên-Mông xâm lược để lại tiếng vang trong lịch sử dân tộc. Ðất
nước hòa bình, nhân dân an cư lạc nghiệp phần nào giúp ông thư thái trong tâm hồn. Ông
có đủ thời giờ để lo tu niệm, trước tác nhiều kinh sách về Phật giáo; và là người có ảnh
hưởng rõ rệt trong đời sống Phật giáo thời Lý-Trần. Ông mất ngày 04/05/1277.
2. Giới thiệu về Khóa Hư Lục
Nguyễn Thị Kim Thoa Trang 4
Phật giáo và văn học cổ điển Việt Nam
Giải nghĩa Khóa Hư Lục: “Khóa trong Khóa Hư là chỉ sự thành trì tu tập; Hư được
dùng với nghĩa là thái độ không cố chấp vào hình thức giáo điều. Nhu yếu của Khóa là
siêng năng tu tập thiền định, không để cho thời gian trôi qua uổng phí. Nhu yếu của Hư
là thái độ cởi mở, tự do, buông xả, phá chấp không bám víu và bị kẹt vào khái niệm và
hình thức. Hai nhu yếu này tổng hợp lại thành tinh thần thực tiễn và phai phóng của
Phật giáo Đại Việt đời Trần là thực hiện một cách tinh tấn đạo lý giác ngộ trong tinh
thần phá chấp tự do và vô niệm”
1
.
Sách Khoá Hư Lục là tác phẩm của Trần Thái Tông, theo Việt Sử Tiêu Án của Ngô
Thì Sĩ thì Trần Thái Tông viết sách này sau khi vào núi tu hành, trong khoảng từ năm
1258-1277. Diện mạo của sách hiện nay là do sự tập hợp của người đời sau vào thế kỉ
XVII-XVIII. Theo PGS.TS Nguyễn Công Lý thì “nội dung ban đầu có thể là một tập
luận thuyết bàn về lẽ sắc không, hư vô với 32 đoạn luận thuyết…, Thiền Tông Chỉ Nam
Ca(đã thất lạc chỉ còn bài tựa) …, Lục thời sám hối khoa nghi,…Bình đẳng lễ sám hối
văn (chỉ còn bài tựa), Kim cương kinh tự chú giải (chỉ còn bài tựa)… Bên cạnh, Trần
Thái Tông còn có những bài lý thuyết trình bày những vấn đề cơ bản của Phật, Tâm,
Thiền, Nhân sinh, Nguyên nhân của mọi khổ đau, Giải thoát… Rất tiếc do thời gian nên
số còn lại không là bao và người sau ở thế kỉ XVII, XVIII đã tập hợp những gì còn lại in
chung vào một tập Khoá Hư Lục”
2
chính vì vậy sách Khoá Hư Lục ngày nay còn lại theo
bản in (1715) gồm 2 quyển Thượng và Hạ, có nội dung chính như sau:
-Quyển Thượng gồm:
+ Tứ Sơn (Sinh, Lão, Bệnh, Tử)
+ Phổ thuyết sắc thân (Nói rộng về sắc thân)
+ Khuyến phát tâm văn(Hướng người học đạo phát tâm quyết chí tu tập đạo
giải thoát)
+ Năm bài giới luận ( Văn giới sát sinh, Giới thâu đạo văn, giới sắc văn,
giới vọng ngữ văn, giới tửu văn)
+ Giới Định Tuệ luận(bàn về phương thức tu Thiền với trình tự thực hiện tuệ
giác)
+ Thụ giới luận( nêu lên sự cần thiết của việc gìn giữ giới luật để thân tâm
thanh tịnh ).
+ Tọa thiền luận( nêu nguyên tắc ngồi Thiền, định tâm và vai trò quan trọng
của tọa Thiền để đạt đến giác ngộ).
+ Tựa giáo giám luận(mối quan hệ giữa định và tuệ)
+ Tựa Thiền tông chỉ nam( cương lĩnh, kim chỉ nam cho Thiền học đời Trần)
+Bài tựa sách Chú giải Kinh Kim Cương Tam Muội.
+Bài tựa sách Lục thời sám hối khoa nghi và bài tựa Bình đẳng lễ sám văn .
1
Trang 12, Chuyên đề Phật giáo trong văn học cổ điển Việt Nam, PGS.TS. Nguyễn Công Lý
2
Trang 12, Chuyên đề Phật giáo trong văn học cổ điển Việt Nam, PGS.TS. Nguyễn Công Lý
Nguyễn Thị Kim Thoa Trang 5
Phật giáo và văn học cổ điển Việt Nam
+Phổ thuyết hướng thượng nhất lộ ( những gợi ý về một đề tài
thiền định trong sách Bàn Sơn Thuỳ Ngữ)
+ Ngữ lục vấn đáp môn hạ( ghi chép những lời Thái Tông đối
với môn đệ).
+ Niềm tụng kệ ( ghi lại 43 công án Thiền do Thái Tông nêu
cử, gợi ý và lời kệ tụng )
- Quyển Hạ :
+ Lục thời sám hối khoa nghi :ghi chép sáu nghi thức sám
hối,áp dụng sáu lần trong một ngày đêm, nhằm thanh lọc tâm lí, giữ
gìn sáu căn.
Về hình thức nghệ thuật, tác phẩm kết hợp ba lối văn tản văn, biền văn
và vận văn trong đó tản văn và biền văn là chính. Khoá Hư Lục không những
là một sách quan trọng và xưa nhất nuớc ta mà còn là một tác phẩm triết học
Phật giáo sâu sắc “ đây là tác phẩm đuợc viết như máu chảy đầu ngọn bút,
nuớc mắt thấm từng trang giấy . Sau bao khát khao tìm tòi chân lý với nỗi
đau thế thái nhân tình, để rồi đạt đến chỗ sở đắc chân tâm”
II. LÝ GIẢI PHƯƠNG THỨC HÀNH TRÌ TU CHỨNG
TRONG KHOÁ HƯ LỤC CỦA TRẦN THÁI TÔNG
1. Khái niệm hành trì tu chứng
Hành tức là thực hành, hành động. Trì tức là nắm giữ, nắm bắt.
Hành trì tức là giữ gìn, duy trì một hành động, một phương pháp
nào đó một cách liên tục, không gián đoạn. Vậy việc gìn giữ tu
tập ấy để làm gì? Đó là chính là tu chứng.
Tu chứng tức là tu hành và chứng lý, chứng quả vị. Theo Biện
trung Biện luận thì có 10 chỗ để tu chứng, đó là:
- Chủng tánh tu chứng: Có đủ nhơn duyên mà sinh vào nơi quý tộc.
- Tín giải tu chứng: Chứng được lòng tin tưởng và hiểu rõ pháp giáo,
nên không có phỉ báng pháp môn Đại Thừa.
- Pháp tâm tu chứng: Quyết tu cho đến thành Phật chứ không tu hành
theo pháp môn thấp thỏi, yếu đuối.
- Chánh hạnh tu chứng: tu theo hạnh chơn tánh của bồ tát, thi hành
lục độ.
- Nhạnh ly sanh tu chứng: Lìa khỏi vòng luân hồi mà vào đương
Thánh.
- Thành thục hữu tình tu chứng: Chứng được sức kiên cố để độ chúng
sinh.
- Tịnh độ tu chứng: Tâm ý khéo điều phục,trở nên thanh tịnh, đi về
cõi thanh tịnh của chư Phật.
Nguyễn Thị Kim Thoa Trang 6
Phật giáo và văn học cổ điển Việt Nam
- Đắc bất thối đìa thọ kí tu chứng: Chứng địa vị bồ tát bất thối, được
Phật thọ kí cho mình sẽ thành Phật nhưng tâm không trụ trước cảnh
Niết Bàn.
- Phật địa tu chứng: Chứng địa vị cảnh Phật trong lòng, chẳng còn
chướng ngại trọng hoặc thô.
- Thị hiện bồ đề tu chứng: Tức là tu chứng quả bồ đề vô thượng.
Vậy hành trì tu chứng tức là luôn luôn duy trì việc tu tập một cách thường
xuyên và liên tục để chứng lý, chứng quả vị , Niết Bàn. Như thế việc hành trì
tu chứng mà Trần Thái Tông chỉ ra trong Khoá Hư Lục là gì? Người tu tập
theo có chứng được quả vị hay không?
Để trả lời câu hỏi trên trước hết, ta phải biết Trần Thái Tông đã chỉ ra những
phương pháp nào trong Khoá Hư Lục ? Đó chính là 3 phương pháp chính:
- Niệm Phật.
- Hành lễ sám hối lục thời khoa nghi.
- Toạ thiền.
Mà mỗi phương pháp đều có cách thức, mục đích, hiệu quả rõ ràng.
2. Lí giải phương thức hành trì tu chứng trong Khoá Hư Lục
của Trần Thái Tông
2.1. Phương thức niệm Phật
Niệm Phật “là tưởng niệm, tưởng nhớ, là nhớ nghĩ đến danh hiệu của Phật,
công hạnh của Đức Phật để nương theo mà tu tập”
1
Người niệm Phật thì tâm phải thanh tịnh, dẹp bỏ lòng trần, lòng chỉ hướng về
cõi Phật. Theo Trần Thái Tông thì “ niệm Phật là do cái lòng dậy. Lòng dậy
ở điều thiện thì là niềm thiện. Niềm thiện dậy thì nghiệp thiện báo lại. Lòng
dậy ở điều ác thì là niềm ác. Niềm ác dậy thì nghiệp ác ứng lại”
2
. Tức là khi
niệm Phật, là tác động vào cái tâm, làm dậy cái tâm. Nếu lòng dậy ở điều
thiện, tức là miệng niệm Phật, tâm nghĩ về Phật, về công đức của Phật, về cõi
Niết Bàn, về miền Giác ngộ… thì đó chính là niềm thiện. Niềm thiện đã sinh
thì nghiệp thiện ắt ứng báo, nếu siêng năng tụng niệm thì sẽ được vãn sanh
vào Tây phương cực lạc. Còn nếu miệng niệm Phật mà lòng không chuyên
chú, suy nghĩ điều gian, lòng đầy ẩn trắc, hận thù,… thì đó chính là niềm ác.
Niềm ác đã sinh thì nghiệp ác ắt ứng báo. Không những quả thiện không
thành mà còn phải đeo mang nghiệp chướng. Vì thế niệm Phật đòi hỏi người
niệm Phật cần phải tĩnh tâm, thanh tâm trong sạch. Trong kinh Phật có dạy:
Nếu lúc mệnh chung mà lòng nghĩ về điều thiện, thành tâm niệm sáu chữ
1
Trang 8, Phật học căn bản, PGS.TS. Nguyễn Công Lý.
2
Trang 104, Trần Thái Tông – Khoá Hư Lục phụ Thơ của Tuệ Trung Thương Sĩ, Đào Duy Anh (giới thiệu, phiên dịch và chú
giải).(sđd)
Nguyễn Thị Kim Thoa Trang 7
Phật giáo và văn học cổ điển Việt Nam
hồng danh: “ Nam Mô A Di Đà Phật” thì sẽ vãn sanh vào cõi A Di Đà. Còn
nếu lúc đó mà lòng lại nghĩ về điều ác thì sáu cõi trầm luân khó tránh, thân
kiếp lưu đày mãi trong bể khổ.
Ba công việc cơ bản và quan trọng nhầt của người tu hành đạo Phật là: niệm
Phật, ăn chay, làm việc thiện. Trong đó, niệm Phật là quan trọng nhất. Nếu
chỉ ăn chay, làm việc thiện nhiều đến vô lượng thì cũng không thể sanh về
cõi Tây phương nếu không niệm hồng danh Đức Phật. Có người không hề ăn
chay, cũng chẳng hề tác phước, thậm chí còn tạo nhiều ác nghiệp nhưng đến
lúc lâm chung, thành tâm giác ngộ, niệm sáu chữ hồng danh của Đức Phật Di
Đà thì cũng được sanh vào đất Phật. Thế mới thấy được công năng hiệu
nghiệm của việc nhất tâm niệm Phật. “Đối với người tịnh độ tông, niệm Phật
là câu thần chú đầy thần bí, phép thần thông, có khả năng làm nên điều kì
diệu giúp người hành giả không những thoát khỏi tội chứng mà còn được
vãn sanh vào cõi Phật A Di Đà”
1
Ngoài ra, niệm Phật hằng ngày, hằng giờ
còn giúp loại bỏ niệm xấu, thay vào đó là nhớ, nghĩ niệm tốt. Niệm Phật ngõ
hầu dập tắt ba nghiệp Thân, Khẩu, Ý. Trong bài Niệm Phật luận, nhà vua
viết:“Ư niệm Phật chánh thân đoan toạ, bất hành tà hạnh, thị tức thân
nghiệp dã. Khẩu tụng chân ngôn, bất đạo tà ngữ, thị tức khẩu nghiệp dã. Ý
tồn tinh tiến, bất khởi tà niệm, thị tức ý nghiệp dã”
2
(Trong lúc niệm Phật
thân thẳng ngồi ngay, không làm việc tà, như vậy là tắt được nghiệp thân.
Miệng tụng lời chân chính, không nói điều xằng bậy, thế là tắt được nghiệp
miệng. Ý chăm chú ở sự tinh tiến, không nảy sinh ý nghĩ tà, thế là tắt được
nghiệp ý).
Song người có ba hạng : Thượng trí, Trung trí, Hạ trí. Phương thức hành trì
của mỗi đối tượng dựa trên sự phân chia căn trí cao thấp khác nhau nên cách
hành trì, tu tập, niệm Phật của mỗi bậc cũng khác nhau.
Bậc Thượng trí là những người hiểu ngộ, tự thân biết tâm mình chính là tâm
Phật, sống trong bụi trần và tâm không nhiễm trần, không cần tu niệm thêm
gì cả : “Thượng trí giả, tâm tức thị Phật, bất giả tu thiêm. Niệm tức thị trần,
bất dung nhất điểm. Trần niệm bản tịnh, cố viết như như bất động, tức thị
Phật thân. Phật thân tức ngã thân thị, vô hữu nhị tướng; tướng tướng vô nhị,
tịch nhiên thường tồn, tồn nhi bất tri, thị vi hoạt Phật.”
3
(Bậc thượng trí thì
tâm tức Phật, không phải nhờ thêm sự tu hành. Ý nghĩ là bụi trần không
1
UBKHXH,viện văn học: Thơ văn Lý-Trần, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội,1998
2
Trang 104, sđd
3
Trang 104, sđd
Nguyễn Thị Kim Thoa Trang 8
Phật giáo và văn học cổ điển Việt Nam
vướng một mảy. Ý nghĩ bụi trần vốn tịnh, cho nên nói như như không động là
thân Phật. Thân Phật tức là thân ta, không có hai tướng. Tướng và tướng
không phải là hai, lặng lẽ tồn tại hằng thường. Tồn tại mà không biết, đó là
Phật sống).
Bậc Trung trí là những người phải huy động ý chí, dùng niệm thiện để đẩy
lùi các niệm ác. Phát huy sức mạnh các thiện niệm và triệt tiêu những nghiệp
bất thiện không cho chúng có cơ hội xuất hiện. Cuối cùng, họ cũng đạt được
trình độ như người có trí tuệ cao hơn: “Trung trí giả, tất tạ niệm Phật, chú ý
tinh cần, niệm niệm bất vong, tự tâm thuần thiện. Thiện niệm ký hiện, ác
niệm tiện tiêu. Aùc niệm ký tiêu, duy tồn thiện niệm. Dĩ niệm ý niệm, niệm
niệm diệt chi. Niệm diệt chi thì, tất quy chính đạo. Thường lạc ngã tịnh, Phật
chi đạo dã.”
1
(Bậc trung trí ắt nhờ niệm Phật. Chú ý tinh cần, luôn niệm mà
không quên thì tâm mình ắt tự thuần thiện. Ý nghĩ thiện đã hiện thì ý nghĩ ác
sẽ bị tiêu tan. Ý nghĩ ác đã bị tiêu tan thì chỉ còn ý nghĩ thiện. Dùng ý nghĩ
mà ý thức thì mọi ý nghĩ đều bị diệt hết. Khi ý nghĩ đã bị tiêu diệt ắt trở về
chính đạo; lúc qua đời sẽ được niềm vui cõi Niết-bàn, Thường lạc ngã tịnh
là đạo của Phật).
Đối với người có căn cơ Hạ trí. Đây là thành phần đông nhất trong xã hội,
những người này, tâm họ chỉ hướng về nước Phật, mong sao thoát khỏi
những bụi bặm ở đời này. Khi lâm chung lòng thanh tịnh, thác sanh về Phật
quốc: “Hạ trí giả, khẩu cần niệm Phật ngữ, tâm dục kiến Phật tướng, thân
nguyện sinh Phật quốc; trú dạ cần tu, vô hữu thoái chuyển. Mệnh chung chi
hậu, tuỳ kỳ thiện niệm đắc sinh Phật quốc; hậu đắc chư Phật sở tuyên chính
Pháp, chứng đắc bồ đề, diệc nhập Phật quả”
2
(Kẻ hạ trí miệng chuyên cần
niệm Phật, lòng mong thấy hình tướng Phật, thân nguyện sinh ở nước Phật,
ngày đêm tu hành chăm chỉ, không thối chí thay đổi, như vậy đến khi mệnh
hết qua đời sẽ theo ý nghĩ thiện mà được sanh ở nước Phật; sau đó lĩnh hội
Chính pháp mà chư Phật nêu ra và chứng được Bồ đề cũng được Phật quả).
Trong ba cách thức niệm Phật, Trần Thái Tông đánh giá cao phương thức
hành trì niệm Phật sau cùng, vì nó được xây dựng trên một nền tảng vững
chắc, thích hợp với quần chúng. Ông khuyến cáo mọi người hãy bắt đầu thực
thi tẩy rửa thân tâm từ cách thức hành trì này, hai cách kia nói thì dễ nhưng
thực sự đòi hỏi căn duyên cao, không phải ai cũng thực hiện được. Niệm
Phật trở thành phương thức tu tập loại bỏ tập khí cấu nhiễm, hướng đến
1
Trang 105,sđd.
2
Trang 105, sđd.
Nguyễn Thị Kim Thoa Trang 9
Phật giáo và văn học cổ điển Việt Nam
thuần thục để tâm trở nên tịch tịnh: “Kim chi học giả, ký thụ nhân thân, tam
nghiệp tình hữu, nhi bất dĩ niệm Phật cầu sinh Phật quốc giả, bất diệc nan
hồ? Như dục niệm Phật, tức dĩ hạ trí vi tiên. Hà giả? Vị hữu chú ý cố dã. Thị
như tác tam tằng chi đài nhi bất dĩ hạ tằng vi tiên, vị chi hữu dã” (Nay kẻ tu
hành đã nhận lấy thân, ắt ba nghiệp đều có. Thế mà không niệm Phật để cầu
sinh vào nước Phật chẳng cũng khó sao. Như muốn niệm Phật, hãy lấy cách
của hạ trí làm đầu. Sao vậy? Bởi vì có sự chú ý mà thôi. Ví như làm một toà
lâu đài ba tầng mà không làm tầng dưới trước, đó là điều chưa từng có vậy).
Niệm Phật không chỉ mong vãn sanh vào Tây phương mà còn là cách cứu rỗi
linh hồn. Khi con người bị vô minh che đậy nên điên đảo, mê lầm, lại do sáu
căn, ba nghiệp (6 căn : nhãn, nhĩ, tỵ, thiệt, thân, ý. 3 nghiệp : Thân, khẩu, ý)
cộng với Tham, Sân, Si hợp lại có thể gây nên nhiều tội chướng, trong đó có
năm tội Vô Gián(5 tội nghịch nếu phạm sẽ đoạ vào ngục Vô Gián, là chỗ thọ
khổ không lúc nào ngưng ngớt đó là : giết cha, giết mẹ, giết thánh nhân, ác
tâm làm thân Phật ra máu, phá hoà hiệp tăng), và nhiều tội khác. Một khi thất
tỉnh thì vô cùng đau khổ cà căm ghét bản thân không thể nào tha thứ cho
chính mình, thâm tâm cắn rứt, dằn vặt khôn nguôi. Lúc đó chỉ có niệm phật
mới mong gột rửa được tội lỗi và mong giảm nhẹ nghiệp chướng, nhờ đó mà
họ tu tâm vào niệm Phật, nương theo bóng Phật để tâm mình được rửa sạch,
bớt đau khổ, dằn vặt chính mình.
Phương thức và công năng của niệm Phật là vậy, chỉ cần tâm thanh tịnh,nhất
tâm niệm Phật thì ắt sẽ chứng quả vị. Niệm Phật là một phương thức hành trì
tu chứng nên cần phải tu tập thường xuyên, không được gián đoạn. Như Trần
Thái Tông có nói thì khi niệm Phật là nhớ nghĩ đến đúc hạnh của Đức
Phật,thực hành theo hạnh nguyện của Đức Phật nên lòng đã tin tưởng vào
Phật pháp, không còn huỷ báng Phật pháp nên sẽ đạt được Chủng tánh tu
chứng và Tín giải tu chứng. Khi niệm Phật, người niệm muốn nhờ công đức,
đại nguyện của Phật mà đạt đến Niết Bàn, vì vậy họ muốn tu tập đến cùng để
thành Phật, chính vì thế mà chứng được Pháp tâm tu chứng. Như thế, người
niệm Phật đã chứng lý, chứng quả vị nhờ siêng năng tu niệm. Không những
thế, Trần Thái Tông còn chỉ ra phương thức hành trì tu chứng thứ hai là lễ
sám. Vậy lục thời sám hối khoa nghi là gì ?
2.2. Lục thời sám hối khoa nghi :
Đức Phật dạy rằng : Tội lỗi do tâm của người tạo ra, không ai có quyền
thưởng phạt. Kẻ gieo giống xấu thì ăn trái dở, người trồng giống quý thì
hưởng quả ngon. Tội lổi đã từ tâm tạo ra thì cũng từ tâm mà sám hối. Lời nói
Nguyễn Thị Kim Thoa Trang 10
Phật giáo và văn học cổ điển Việt Nam
thật rõ ràng, chí lí, hợp với thực nghiệm. Lục thời lễ sám là một trong những
phương thức hành trì mà Trần Thái Tông đề ra trong Khoá Hư Lục được diễn
dịch theo phong cách Thiền. Con người có sáu căn là : Nhãn, Nhĩ, Tỵ, Thiệt,
Thân, Ý. Sáu căn này tiếp xúc trực tiếp với trần thế, hàng ngày, hàng giờ,
chính vì thế mà con người đeo mang nhiều nghiệp chướng do sáu căn này tạo
nên. Nếu không kịp thời thức tỉnh mà sám hối thì tội lỗi càng nặng nề. Để
thuận lợi cho việc tu tập, sám hối, Trần Thái Tông chia mỗi ngày đêm chia
ra sáu thời để sám hối thì sáu căn cũng được thanh tịnh.
“ Phỏng theo ý ấy, lấy sáu căn chia làm sáu buổi, mỗi buổi làm lễ sám hối
một căn. Thân tự chế ra nghi văn gọi là khoa nghi lễ Phật sáu buổi trong
một ngày. Văn thì văn phiền, nói thì nói xa, nhưng văn phiền thì sám hối
lười, văn xa thì sinhh ngờ vực. Cho nên không làm lời phù hoa cho đầy pho,
đầy quyển, cốt cho người ta tụng đọc đều vui, nghe thấy dễ hiểu. Ngõ hầu
tínn đồ có thể ở ngày đêm phát sinh lòng thành, lấy khoa nghi mà làm lễ sám
hối. Như thế thì chẳng phụ cái chí nguyện lợi mình lợi người của Trẫm.
Những ngươì mắt sáng sau này chớ lấy nghi văn mà cười. Tuy nhiên như
vậy, không nhân đường tía hoa khai sớm, tranh được vàng anh dưới liễu
tơ.”
1
Như vậy, sự lễ lạy bái sám theo Lục thời sám hối khoa nghi có giá trị tẩy rửa
các tội lỗi, đưa con người trở về bản tâm thanh tịnh. Do căn tánh con người
khác nhau, tuỳ theo bệnh mắc phải mà cho thuốc. Theo nhà vua, phương
thức sám hối cũng có chức năng tẩy rửa các khách trần cấu bẩn, huỷ diệt ác
nghiệp tích luỹ nhiều đời, nhiều kiếp. Nó có một vai trò quan trọng trong đời
sống tu tập mỗi cá nhân đối với việc thăng hoa: “Lợi xuyên chi lai vãng giả,
châu xa dã, địch thân tâm chi trần cấu giả, lễ sám dã. Dục địch thân tâm nhi
bất dĩ lễ sám tắc hà dị ư dục lợi lai vãng nhi bất dĩ châu xa giả hồ? Thị tri lễ
sám kỳ dụng đại hỹ. Cố Đại tập kinh vân: “Như bách niên cấu y, khả ư nhất
nhật cán linh tiên tịnh”. Như thị bách thiên kiếp trung sở tập chư bất thiện
nghiệp, dĩ Phật lực cố, thiện thuận tư duy, khả ư nhất nhật thời tận năng tiêu
diệt dã”
2
(Tiện lợi cho việc đi lại dưới sông trên bộ là xe với thuyền; rửa
sạch bụi nhơ trên mình, trong dạ là lễ sám hối thì khác nào muốn tiện lợi
cho việc đi lại mà không dùng xe và thuyền. Thế mới biết công dụng của lễ
sám hối thật lớn lao! Cho nên, kinh Đại tập có câu:“Như chiếc áo bẩn hàng
trăm năm có thể giặt sạch trong một ngày”. Như thế, ác nghiệp tích tụ hàng
1
Trang 109, tựa lục thời sám hối khoa nghi,sđd
2
Trang 108, tựa lục thời sám hối khoa nghi,sđd
Nguyễn Thị Kim Thoa Trang 11
Phật giáo và văn học cổ điển Việt Nam
trăm nghìn kiếp, nhờ sức Phật và sự tư duy thuận tiện mà có thể tiêu trừ
trong một ngày một phút).
Bái sám là hình thức tu tập có từ lâu trong các ngôi chùa Việt Nam. Điều
đáng nói, là nhà vua vận dụng phương thức tu tập này vào đời sống thiền
định. Việc biên soạn ra Lục thời sám hối khoa nghi nhằm ứng dụng pháp
môn này theo chủ trương Thiền phái.
“Sám” là chữ phiên âm từ tiếng Phạn Ksama, nghĩa đen “chịu đựng”, nghĩa
là muốn yêu cầu người mình xúc phạm đến, chịu đựng những lỗi lầm do
mình gây ra và xin tha thứ cho những xúc phạm đó. “Hối” là bản thân tự
nhận thức những sai lầm, những xúc phạm đó và tự kiên quyết thay đổi hành
vi để chúng không bao giờ xảy ra nữa. Sám hối như thế là một hành động tự
giác, trong thiền gọi là tự phản tỉnh, tự xem xét bản thân có gây lỗi lầm, hay
làm thương tổn đến người khác và môi trường sống xung quanh để từ bỏ.
Không có phương thức gì hữu hiệu hơn là mọi người hãy thực hành khoa
nghi sám hối. Với tất cả ý nghĩa cao cả đã trình bày trên, nghi thức sám hối
sáu căn được Trần Thái Tông biên soạn và phổ biến thực hành theo sự phân
bổ sáu thời tương ứng cho sáu giác quan. Thời buổi sáng dành cho việc sám
hối do nhãn căn (mắt) đem lại, thời trưa dành cho nhĩ căn (tai), thời chiều
dành cho tỷ căn (mũi), thời đêm dành cho thiệt căn (lưỡi), thời nửa đêm dành
cho thân căn (thân), và thời khuya dành cho ý căn (ý). Nghi thức sám hối
được vua biên soạn theo trình tự có kết cấu chặt chẽ, súc tích, ngắn gọn: Có
11 bước cho buổi lễ đầu:1. Đọc kệ cảnh sách khuyên răn mọi người. 2. Lễ
đọc văn dâng hương. 3. Đọc kệ dâng hương. 4. Đọc kệ dâng hoa. 5. Đọc lời
tâu bạch. 6. Đọc văn sám hối tội căn do mắt. 7. Dốc lòng khuyến thỉnh. 8.
Dốc lòng tuỳ hỷ. 9. Dốc lòng hồi hướng. 10. Dốc lòng phát nguyện. 11. Đọc
kệ vô thường buổi sáng.
Đến thời lễ sám buổi trưa, Trần Thái Tông có thay đổi chút ít: 1. Lễ đọc dâng
hương buổi trưa. 2. Kệ dâng hương. 3. Kệ dâng hoa. 4. Lời tâu bạch. 5. Lời
sám hối tội căn do tai. 6. Dốc lòng khuyến thỉnh. 7. Dốc lòng tuỳ hỉ. 8. Dốc
lòng hồi hướng. 9. Dốc lòng phát nguyện. 10. Đọc kệ vô thường buổi trưa.
Đến Thời lễ sám hối buổi chiều cũng tương tự: 1. Lễ đọc văn dâng hương
buổi chiều. 2. Kệ dâng hương. 3. Kệ dâng hoa. 4. Lời tâu bạch. 5. Lời sám
hối tội căn do mũi. 6. Dốc lòng phát nguyện. 7. Đọc kệ vô thường buổi chiều.
Riêng buổi lễ ban đêm, nửa đêm, về khuya thì ngay buổi lễ sám đêm, trước
bước đọc văn dâng hương, có thay đổi hai bước:1. Kệ khuyên chúng vào lúc
hoàng hôn. 2. Kệ tám khổ. 3. Văn dâng hương đêm. 4. Lời tâu bạch. 5. Lời
Nguyễn Thị Kim Thoa Trang 12
Phật giáo và văn học cổ điển Việt Nam
sám hối tội căn do lưỡi. 6. Dốc lòng phát nguyện. 7. Đọc kệ vô thường đêm.
Các lễ sám nửa đêm, khuya cũng thực hiện những bước tương tự, chỉ trừ hai
bước đầu.
Nghi thức sám hối nói trên có nội dung tác động chuyển đổi tâm lý, từ rong
ruỗi theo sáu trần, đi đến sự tỉnh thức và cuối cùng là loại trừ các phiền não.
Cứ như thế, trải qua sáu thời khoá trong mỗi ngày đêm, con người trở nên
giác tỉnh vô thường, vô ngã với sắc thân thường hữu. Con người lễ sám ở đây
không phải là lễ sám trước đức Phật thờ tự trong mỗi ngôi chùa, mỗi gia
đường tôn nghiêm, mà thực sự lễ lạy bái sám cái thân mình, tức là ông Phật ở
cõi lòng “Phật thân tức Ngã thân”, “Phật thân tức ngã thân thị” và lễ Phật ở
đây là “lễ Pháp thân vô tướng chi thể”, nghĩa là lễ chân lý cuộc đời theo như
Lục thời sám hối khoa nghi diễn bày.
Theo đó, trong sám hối tội Nhãn căn, Ngài đã chỉ rõ những tội lỗi mà Nhãn
căn gây ra, đó là : “Nhãn ác xem kỹ, nghiệp thiện coi khinh, Lầm nhận hoa
giả, quên ngắm trăng thật. Yêu ghét nổi dậy, đẹp xấu tranh dành, Chợp mắt
dối sanh, mờ đường chánh kiến. Trắng qua xanh lại, tía phải vàng sai, Nhìn
lệch các thứ,nào khác kẻ mù. Gặp người sắc đẹp, liếc trộm nhìn ngang, Lòa
mắt chưa sanh, bản lai diện mục. Thấy ai giàu có, giương mắt mãi nhìn, Gặp
kẻ bần cùng, lờ đi chẳng đoái. Người dưng chết chóc, nước mắt ráo khô,
Thân quyến qua đời, đầm đìa lệ máu. Hoặc đến Tam bảo, hoặc vào chùa
chiền, Gần tượng, thấy kinh mắt không thèm ngó. Phòng Tăng, điện Phật
gặp gở gái trai, Mắt liếc mày đưa, đam mê sắc dục. Không ngại Hộ pháp,
chẳng sợ Long thần, Trố mắt ham vui, đầu chưa từng cúi. Những tội như thế,
vô lượng vô biên, Ðều từ mắt sanh, phải sa địa ngục. Trải hằng sa kiếp, mới
được làm người, Dù được làm người, lại bị mù chột.”
1
Ngài vạch rõ ra tội của nhãn căn để mọi người nhìn thấy lầm lỗi mà né
tránh,sám hối. Nếu không sám hối thì phải sa địa ngục, nếu không vào địa
ngục mà kiếp sau thành người thì cũng chịu mù mắt. Vì thế ta cần phải chú
tâm tu tập, sám hối hàng ngày.
Tương tự như thế, ngài cũng chỉ ra tội lỗi của năm căn còn lại là Nhĩ, Tỵ,
Thân, Thiệt, Ý : “ 2 Nghiệp căn Tai là: Ghét nghe chánh pháp, thích lắng
lời tà, mê mất gốc chơn, đuổi theo ngoại vọng. Sáo đàn inh ỏi, Bảo khúc
Long ngâm, văng vẳng mõ chuông,coi như ếch nhái. Câu ví bài vè, bỗng
nhiên để dạ, Lời kinh câu kệ, không chút lắng tai. Thoảng nghe khen hảo,
khấp khởi mong cầu, Biết rõ lời lành, đâu từng ưng nhận. Vài ba bạn
1
Trang 46, sám hối tội nhãn căn sđd
Nguyễn Thị Kim Thoa Trang 13
Phật giáo và văn học cổ điển Việt Nam
rượu, dăm bảy khách chơi, tán ngắn bàn dài, châu đầu nghe thích. Hoặc
gặp thầy bạn, dạy bảo đinh ninh, những điều hiếu trung, che tai bỏ mặc.
Hoặc nghe tiếng xuyến, bỗng nảy lòng dâm, Nghe nửa câu kinh, liền như
tai ngựa. Những tội như thế, vô lượng vô biên, dầy ắp bụi trần, kể sao cho
xiết. Sau khi mạng chung, rơi ba đường ác Hết nghiệp thọ sanh, lại làm
người điếc. 3 Nghiệp căn Mũi là: Thường tham mùi lạ, trăm thứ ngạt
ngào, Chẳng thích chơn hương, năm phần thanh tịnh. Lan xông xạ ướp, chỉ
thích tìm tòi, Giới định huân hương, chưa từng để mũi. Trầm đàn thiêu đốt,
đặt trước Phật đài, Nghểnh cổ hít hơi, trộm hương phẩy khói. Theo dõi
hương trần, Long thần chẳng nể, chỉ thích mùi xằng, trọn không chán
mỏi. Mặt đào má hạnh, lôi kéo chẳng lìa, cây giác hoa tâm, xoay đi không
đoái. Hoặc ra phố chợ, hoặc vào bếp sau, thấy bẩn thèm ăn, ưa nhơ kiếm
nuốt. Chẳng ngại tanh hôi, không kiên hành tỏi, Mê mãi không thôi, như
lợn nằm ổ. Hoặc chảy nước mũi, hoặc hỉ đàm vàng, Bôi cột quẹt thềm,
làm nhơ đất sạch. Hoặc say nằm ngủ, điện Phật phòng Tăng, Hai mũi thở
hơi, xông kinh nhơ tượng. Ngửi sen thành trộm, nghe mùi thành dâm,
Không biết không hay, đều do nghiệp mũi, Những tội như thế, vô lượng vô
biên, Sau khi mạng chung, đọa ba đường khổ. Trải ngàn muôn kiếp, mới
được làm người, Dù được làm người, quả báo bệnh mũi. 4 Nghiệp căn
Lưỡi là: Tham đủ mọi thứ, thích xét ngon dở, Nếm hết các thứ, rõ biết béo
gầy. Sát sanh hại vật, nuôi dưỡng thân mình, Quay rán cá chim, nấu hầm
cầm thú. Thịt tanh béo miệng, hành tỏi ruột xông. Ăn rồi đòi nữa, nào thấy
no lâu. Hoặc đến đàn chay, cầu thần lễ Phật, cố cam bụng đói, đợi lúc việc
xong. Sáng sớm ăn chay, cơm ít nước nhiều, giống hệt người đau, gắng
nuốt thuốc cháo. Mắt đầy mỡ thịt, cười nói hân hoan, rượu chuốc cơm
mời, nóng thay nguội đổi. Bày tiệc đãi khách, cưới gả cho con, giết hại
chúng sanh, vì ba tấc lưỡi. Nói dối bày điều, thêu dệt bịa thêm, hai lưỡi
bỗng sanh, ác khẩu dấy khởi. Chửi mắng Tam bảo, nguyền rủa mẹ cha,
khinh khi Hiền thánh, lừa dối mọi người. Chê bai người khác, che dấu lỗi
mình, Bàn luận cổ kim, khen chê này nọ. Khoe khoang giàu có, lăng nhục
người nghèo, xua đuổi Tăng Ni, chửi mắng tôi tớ. Lời dèm thuốc độc, nói
khéo tiếng đàn, Tô vẽ điều sai, nói không thành có. Oán hờn nóng lạnh,
phỉ nhổ non sông, tán dóc Tăng phòng, ba hoa điện Phật. Những tội như
thế, vô lượng vô biên, Ví như cát bụi, đếm không thể cùng. Sau khi mạng
chung, vào ngục Bạt thiệt Cày sắt kéo dài, nước đồng rót mãi. Quả báo hết
rồi, muôn kiếp mới sanh, dù được làm người, lại bị câm bặt.5 Nghiệp căn
Thân là: Tinh cha huyết mẹ, chung hợp nên hình, Năm tạng trăm hài, cùng
nhau kết hợp. Chấp cho là thật, quên mất pháp thân, sanh dâm, sát, trộm,
bèn thành ba nghiệp:a Nghiệp Sát Sanh là: Luôn làm bạo ngược, chẳng
Nguyễn Thị Kim Thoa Trang 14
Phật giáo và văn học cổ điển Việt Nam
khởi nhân từ, giết hại bốn loài, đâu biết một thể. Lầm hại cố giết, tự làm
dạy người, hoặc tìm thầy bùa, đem về ếm đối. Hoặc làm thuốc độc, để hại
sanh linh, chỉ cốt hại người, không hề thương vật. Hoặc đốt núi rừng, lấp
cạn khe suối, buông chài bủa lưới, huýt chó thả chim, thấy nghe tùy hỷ,
niệm dấy tưởng làm, cử động vận hành, đều là tội lỗi.b Nghiệp Trộm Cắp
là: Thấy tài bảo người, thầm khởi tâm tà, phá khóa cạy then, sờ bao mò
túi. Thấy của thường trụ, lòng dấy khởi tham, trộm của nhà chùa, không
sợ Thần giận. Không những vàng ngọc, mới mắc tội to, ngọn cỏ cây kim,
đều thành nghiệp trộm.c Nghiệp Tà Dâm là: Lòng mê nhan sắc, mắt đắm
phấn son, chẳng đoái liêm trinh, riêng sanh lòng dục. Hoặc nơi đất Phật,
chánh điện phòng Tăng, Cư sĩ gái trai, đụng chạm đùa giỡn. Tung hoa
ném quả, đạp cẳng kề vai, khoét ngạch trèo tường, đều là dâm nghiệp.
Những tội như thế, vô lượng vô biên, Ðến lúc mạng chung, đều vào địa
ngục. Gái nằm giường sắt, trai ôm cột đồng, Muôn kiếp tái sanh, lại chịu
tội báo.6 Nghiệp căn Ý là: Nghĩ vơ, nghĩ vẩn, không lúc nào dừng, mắc
mưu tình trần, kẹt tâm chấp tướng. Như tầm kéo kén, càng buộc càng bền,
như bướm lao đèn, tự thiêu tự đốt. Hôn mê chẳng tỉnh, điên đảo dối sinh
Não loạn tâm thần, đều do ba độc.a Tội keo tham là: Âm mưu ghen ghét,
keo cú vét vơ, mười vốn ngàn lời, còn cho chưa đủ. Của chứ tợ sông, lòng
như hũ chảy, Rót vàolại hết, nên nói chưa đầy. Tiền mục lúa hư, không
cứu đói rét, lụa là chất đống, nào có giúp ai, được người mấy trăm, chưa
cho là nhiều, mất mình một đồng, tưởng như hao lớn. Trên từ châu báu,
dưới đến tơ gai, kho đụn chất đầy, chưa từng bố thí. Bao nhiêu sự việc,
ngày tính đêm lo, khổ tứ lao thần, đều từ tham nghiệp.b Tội nóng giận
là: Do tham làm gốc, lửa giận tự thiêu, quắc mắt quát to, tiêu tan hòa khí.
Không riêng người tục, cả đến thầy tu, Kinh luận tranh dành, cùng nhau
công kích. Chê cả sư trưởng, nhiếc đến mẹ cha, cỏ nhẫn héo vàng, lửa độc
rực cháy. Buông lời hại vật, cất tiếng hại người, không nhớ từ bi, chẳng
theo luật cấm. Bàn thiền tợ Thánh, trước cảnh như ngu, dù ở cửa Không,
chưa thành vô ngã. Như cây sanh lửa, lửa cháy đốt cây,những tội trên
đây, đều do nghiệp giận.c Tội ngu si là: Căn tánh dần độn, ý thức tối
tăm, chẳng hiểu tôn ty, không phân thiện ác. Chặt cây hại mạng, giết gấu
gãy tay, mắng Phật chuốc ương, phun Trời ướt mặt. Quên ơn quên đức,
bội nghĩa bội nhân, không tỉnh không xét, đều do si nghiệp. Những tội
như thế, rất nặng rất sâu, đến lúc mạng chung, rơi vào địa ngục. Trải
trăm ngàn kiếp, mới được thọ sanh, dù được thọ sanh, lại mắc ngu báo.
Nếu không sám hối, đâu được tiêu trừ, nay trước Phật đài, thành tâm sám
hối.”
1
1
Lục thời sám hối khoa nghi,Sđd
Nguyễn Thị Kim Thoa Trang 15
Phật giáo và văn học cổ điển Việt Nam
Phật dạy ai ai cũng có thể lầm lỗi nhưng biết sám hối thì lầm lỗi đó sẽ hết.
Trái lại nếu che giấu thì lỗi càng tăng, nên sám hối có công dụng giúp chúng
ta tiêu ma những nghiệp cũ và sạch những nghiệp mới. Có như thế sự tu hành
của chúng ta mới tiến mau, chớ nghiệp cũ còn tràn đầy, nghiệp mới lại tiếp
tục tạo thì việc tu hành sẽ càng ngày càng lui sụt. Vì thế sám hối là một điều
rất thiết yếu. Sám hối là kể lại những lỗi lầm, những sai sót chúng ta đã gây
ra, những tội lỗi chúng ta thường vấp phải, để chúng ta nhớ rồi sửa và tránh.
Nếu sám hối mà không biết mình nói gì, không hiểu mình làm gì thì lời sám
hối không có giá trị. Điều đáng buồn là lâu nay, ở các chùa, Phật tử chúng ta
mỗi nửa tháng đều sám hối, thật là đúng tinh thần Phật dạy, nhưng khi quì
xuống đọc những lời sám hối, thí dụ như sám hối Hồng Danh quí vị đọc:
Như thị đẳng nhất thiết thế giới chư Phật Thế Tôn v.v , đọc một mạch xong
rồi không biết nói gì, vậy sám hối là sám điều gì? Đó là điều rất đáng tiếc.
Đúng ra sám hối là chúng ta phải biết mình có lỗi gì, nay xin chừa cải những
lỗi lầm đó ôn đi ôn lại cho tâm trí ghi nhớ để mỗi khi gặp những việc đó,
sực nhớ mới tránh được, chớ nói mà không biết rõ nói gì thì buổi sám hối
làm sao có tác dụng? Đó là điều tôi thường hay buồn vì thấy dường như
chúng ta làm cho có lệ chớ không phải để có một công dụng thật sự. Khi nói
về công dụng của sám hối, vua Trần Thái Tông dẫn kinh Đại Tập. Một ông
vua bận rộn việc nước, việc dân lại có giờ nghiên cứu kinh điển như kinh Đại
Tập, chưa hẳn các vị ở chùa có đọc đến nữa. Ngài thấy trong kinh Đại Tập
dạy, như chiếc áo nhơ hằng trăm năm không giặt nay đem ra giặt thì có thể
trong một ngày được sạch liền. Cũng như vậy, trong trăm ngàn kiếp đã chứa
nhóm các nghiệp chẳng lành nay nhờ sức thần của chư Phật, khéo thuận tư
duy, có thể trong một ngày hay một giờ trọn hay tiêu diệt. “Khéo thuận tư
duy”, thuận là thuận theo giáo lý, tư duy là suy nghĩ, thường trong nhà Phật
hay dùng từ ngữ Chánh tư duy. Nhờ oai lực của Phật, nhờ suy nghĩ đúng
chánh pháp, đúng theo lời Phật dạy nên có thể trong một ngày hay một giờ
tất cả nghiệp sẽ tiêu diệt rất nhanh. Như vậy sám hối là phải có tư duy về lỗi
lầm để chừa cải.
2.3. Phương thức toạ thiền
Tọa thiền nghĩa là ngồi thiền, là phương pháp tu tập trực tiếp đưa đến Giác
ngộ. Tọa thiền đòi hỏi thiền giả tập trung tâm trí lên một đối tượng (ví dụ
một Mạn-đồ-la hay linh ảnh một vị Bồ Tát), hay quán sát về một khái niệm
trừu tượng (ví dụ như quán tính Vô thường hay lòng Từ bi). Sau đó tọa thiền
đòi hỏi thiền giả phải thoát ra sự vướng mắc của tư tưởng, ảnh tượng, khái
niệm vì mục đích của tọa thiền là tiến đến một tình trạng vô niệm, tỉnh giác,
Nguyễn Thị Kim Thoa Trang 16
Phật giáo và văn học cổ điển Việt Nam
không dung chứa một nội dung nào. Sau một giai đoạn kiên trì trong vô
niệm, hành giả sẽ bỗng nhiên trực ngộ thể tính của mình, đó là tính Không,
cái “thể” của vạn vật.
“Thiền” cũng có nghĩa “trầm lắng”, tọa thiền là “ngồi trong sự trầm lắng.”
Tọa Thiền quan trọng đến mức có người cho rằng không có tọa thiền thì
không có Thiền. Thiền sư Nam Nhạc Hoài Nhượng có lần nói đại ý “không
thể thành Phật bằng việc ngồi”. Công án này có nhiều người hiểu sai, cho
rằng Nam Nhạc chê bai việc “ngồi”, vì con người vốn đã là Phật. Đã đành,
Phật giáo Đại thừa cũng như Thiền tông đều cho rằng chúng sinh đã là Phật,
nhưng Thiền cũng nhấn mạnh rằng, điều khác nhau là tin hiểu điều đó một
cách lí thuyết hay đã trực ngộ điều đó. Kinh nghiệm trực ngộ đó chính là giác
ngộ, mà hành trì tọa thiền là một phương pháp ưu việt.
Bước chân đầu tiên của việc thực tập thiền định là phải điều chỉnh tâm ra
khỏi vùng tâm lý rối loạn của những định kiến sai lầm, lối tư duy võ đoán,
tác nhân bên ngoài thường xuyên kích động và quấy nhiễu tâm thức. Tâm
thức con người trở nên lắng đọng, đi vào chánh niệm tỉnh giác nhằm tẩy rửa
các hạt giống chứa sự nhiễm ô, thu góp toàn bộ năng lực để chuyển hoá thân
tâm, bước sâu vào con đường thiền định.
Thông qua các văn bản như Giới định tuệ luận, Thụ giới luận, Toạ thiền
luận, Tuệ giáo giám luận đủ minh chứng con đường thiền định của nhà vua
là hành trì giới định tuệ. Quán triệt tinh thần này, nhà vua nói rõ “Phù học
đạo chi nhân, duy cầu kiến tính. Tuy thụ kỳ nhất thiết tịnh giới nhi vô toạ
thiền tắc định lực bất sinh. Định lực bất sinh tắc vọng niệm bất diệt, nhi dục
kiến tính gải, bất diệc nan hồ”
1
(Người học đạo chỉ cốt thấy được bản tính.
Tuy thụ hết mọi tịnh giới mà không ngồi thiền thì định lực không sinh. Định
lực không sinh thì ý nghĩ sai lầm không diệt được, thế mà muốn thấy bản
tính chẳng cũng khó sao)
Như vậy, giữa giới định tuệ có một mối liên hệ hữu cơ. Nó là quy trình biện
chứng giải thoát mà Thái Tông giải trình trong Tuệ giáo giám luận “Phù tuệ
giả sinh ư định lực. Nhược tâm định tắc tuệ giám sinh. Nhược tâm loạn tắc
tuệ giám diệt. Diệc như đồng kính, tiên giả ma lung, nhiên hậu phương hữu
quang tịnh minh chiếu. Nhược bất ma lung tắc đài ngân hôn cấu. Ký dĩ hôn
cấu, quang hà dĩ sinh? Cố tri tuệ do định hiện, định ư tuệ sinh, định tuệ
tương y, lưỡng vô di nhất.”
2
(Nói chung tuệ sinh ra từ định lực; nếu như tâm
định thì gương tuệ sinh; nếu tâm loạn thì gương tuệ mất. Cũng như chiếc
1
Luận về toạ thiền,Sđd
Nguyễn Thị Kim Thoa Trang 17
Phật giáo và văn học cổ điển Việt Nam
gương đồng, trước hết phải lau chùi mới trong trẻo chiếu sáng. Nhược bằng
không lau chùi thì rêu bụi mờ tối. Đã mờ tối thì ánh sáng sinh ra sao được?
Cho nên biết rằng tuệ xuất hiện từ định; định này sinh từ tuệ. Định và tuệ
nương nhau, không bỏ sót một bên nào)
Mỗi khi tuệ giác bừng khởi là lúc con người thấy rõ thực tướng các pháp,
trong đó bao gồm bản chất, mà thuật ngữ thiền tông gọi là “kiến tính” (thấy
tính). Con người do thấy tính mà giác ngộ thành Phật. Xem ra, con đường
thiền định là con đường trở về thực tại, thấy rõ bản tính của mình. Thế nên,
Trần Thái Tông còn đưa ra những thoại đầu thiền để thực nghiệm. Thoại đầu
là một câu nói hay một mẫu đối thoại có tác dụng thúc đẩy phát khởi sự đạt
ngộ của thiền giả. Nó có thể là một câu trích dẫn kinh điển Phật nói, một lời
gợi ý của tổ sư hay lời đối đáp của vị thiền sư. Theo Nguyễn Lang, chính vua
đã từng tham thủ thoại đầu bất hủ của của thiền sư Lâm Tế với đề tài “Vô vị
chân nhân”. Thoại đầu đó như sau: Này quý vị, trên đống thịt đỏ au kia, có
một con người thực không vị trí, hay ra vào trước mặt quý vị. Nếu quý vị
không biết con người thực không vị trí ấy là ai thì chỉ cần hỏi lão tăng đây.
Có một vị tăng khác hỏi: Xin cho biết con người thực không có vị trí ấy là
gì? Thiền sư liền đánh vị tăng ấy, và nói: Con người thực không vị trí là cái
cứt khô gì đâu?
Trần Thái Tông đi tìm con người thực này. Đó chính là tự tính, là thể kim
cương bất hoại. Ông diễn giải đống thịt đỏ au đó là sắc thân con người mà
chúng ta đã có dịp phân tích bài Phổ thuyết Sắc thân. Sắc thân đó chính là
con người giả, do năm uẩn hợp thành. Còn con người thực ở đâu? Thái Tông
đã bừng ngộ từ việc tham cứu thoại đầu đó.
“Phàm người học đạo chỉ cầu kiến tánh.” Đã nói về giới rồi phải nói đến
định. Định tức là tọa thiền. Ngài nói người học đạo phải cầu kiến tánh, tức
nhận ra bản tánh thanh tịnh sáng suốt của mình, gọi là kiến tánh.
“Tuy thọ được tất cả tịnh giới, mà không tọa thiền thì định lực chẳng
sanh.” Nghĩa là mình có được giới trong sạch là có phước, là tránh được
phiền não, nhưng không tọa thiền thì sức định không mạnh.
“Định lực chẳng sanh thì vọng niệm không diệt.” Không có sức định
thì vọng niệm không diệt, nó cứ lăng xăng làm cho tâm mình rối loạn không
an. Bởi vậy có giới rồi kế đó phải tọa thiền để tâm được định. Tâm được định
thì vọng tưởng mới dừng.
2
Luận về gương tuệ giáo, sđd
Nguyễn Thị Kim Thoa Trang 18
Phật giáo và văn học cổ điển Việt Nam
“Muốn được kiến tánh, thật là khó vậy.” Nếu vọng niệm chưa hết mà
muốn được kiến tánh thật là khó. Bởi vì nếu tâm chưa dừng lặng mà muốn
nhận ra được bản tánh thật là điều khó, không thể được. Cho nên đầu tiên là
Giới, kế đó là Định. Định là nhờ sức tọa thiền. Nhờ tọa thiền tâm mới lặng.
Tâm lặng thì tánh giác mới hiện tiền.
Đây dẫn chứng: “Đức Phật Thích-ca vào núi Tuyết, ngồi ngay thẳng
sáu năm, chim Cáp làm tổ trên đầu, cỏ tranh mọc xuyên qua bắp vế, mà thân
tâm thản nhiên.” Đây là chỉ lúc đức Phật tu khổ hạnh sáu năm, chim làm tổ
trên đầu, cỏ mọc qua bắp vế, mà Ngài vẫn ngồi yên thiền định.
“Tử Cơ ngồi tựa ghế, thân như cây khô, tâm tợ tro tàn.” Tử Cơ là
người học đạo tiên. Người tu tiên cũng ngồi thiền định cho tâm yên lặng, khô
kiệt không còn rối loạn nữa.
“Nhan Hồi ngồi quên, tay chân rời rã.” Nhan Hồi là người tu theo
Nho vẫn ngồi quên cả thân thể, buông thõng tay chân. Đây để chỉ tu theo
Phật, Lão, Khổng đều phải nhờ thiền định.
“Đuổi thông minh, lìa ngu trí, đồng với đại đạo.” Đại đạo là chỉ tánh
giác thanh tịnh. Muốn được tánh giác thanh tịnh thì đừng giữ thông minh,
ngu trí. Thông minh là cái suy nghĩ lanh lợi, bén nhạy của thế gian, trong nhà
Phật gọi là Thế trí biện thông tức là trí thế gian, chưa phải là chỗ chân thật,
chỗ giác ngộ. Vì vậy nên nói đuổi thông minh, lìa ngu trí mới đồng với đại
đạo. Không nên phân biệt trí ngu, chỉ khi nào tâm thản nhiên thanh tịnh, lúc
đó mới sống được với đại đạo.
“Đó là các bậc Thánh Hiền trong tam giáo ngày xưa, đã từng ngồi
định.” Như vậy những bậc Thánh, bậc Hiền trong Phật giáo, Khổng và Lão
vẫn ngồi thiền cho tâm được an định. Vì ngồi thiền mới có sức mạnh kềm
chế được vọng tưởng, nếu không thì e không có khả năng chinh phục được
nó.
“Song đi đứng nằm ngồi đều là thiền, không phải chỉ riêng ngồi.” Tuy
Ngài đề cao ngồi thiền, nhưng bây giờ Ngài nói lại, trong nhà thiền không
phải chỉ ngồi mới thiền, mà đi đứng nằm ngồi đều là thiền.
“Nhưng vì đi thì cất bước, đứng thì nhọc nhằn, nằm thì mờ mịt mà yên
tĩnh, yên tĩnh thì cái nghĩ sanh, nghĩ sanh thì niệm khởi.” Ở đây nói mọi
hành động đều là thiền, nhưng khi đi phải cất bước, cất bước thì có lăng xăng
Nguyễn Thị Kim Thoa Trang 19
Phật giáo và văn học cổ điển Việt Nam
có động, mà động thì khó định. Đứng thì đứng lâu mỏi chân, cũng khó định.
Nằm thì mờ mịt vì buồn ngủ, mà mờ mịt thì không có sức mạnh. Tuy nó hơi
yên nhưng yên thì cái nghĩ dễ sanh, mà nghĩ sanh thì niệm khởi. Như vậy tuy
đi đứng nằm đều được, nhưng không phải là thế ưu.
“Muốn dứt các niệm nên tập ngồi thiền định.” Ngồi thiền là ưu hơn
hết, bởi vậy bắt quí vị ngồi hai giờ là cái lý của tôi. Có ngồi nhiều rồi quí vị
mới thấy kinh nghiệm tôi không sai. Nếu ngồi một giờ thì nửa giờ đầu rối
bời, lúc hơi yên là hết giờ. Ngồi một giờ rưỡi thì nửa giờ đầu rối, nửa giờ kế
hơi yên yên, nửa giờ sau vừa mới yên thì hết giờ. Ngồi hai giờ thì bỏ giờ đầu,
còn giờ sau là giờ yên. Yên là sức mạnh. Ngoại trừ những người mới ngồi thì
giờ sau là giờ chịu đựng, nhưng có chịu đựng rồi sẽ thắng. Còn người ngồi
được lâu thì giờ sau mới yên, yên rồi sẽ thấy sức mạnh của thiền. Sức mạnh
đó mới thắng được vọng tưởng, nếu không thì vọng tưởng cứ ào ào tuôn ra
dừng không nổi. Bởi vậy, tu cần phải cố gắng chịu đựng mới thắng được, chớ
không phải dễ dàng.
“Nếu khi ngồi không dứt các niệm, tâm khỉ đua nhảy, ý vượn chạy
rong, hoặc vọng tưởng mà biết tiền trần, hoặc vô ký mà quên tự tánh.” Ở đây
Ngài nói, khi ngồi cốt dứt vọng niệm, mà vọng niệm không dứt thì tâm, ý
chạy lăng xăng loạn động. Như đang ngồi ở Thiền đường Trúc Lâm mà đi
dạo nơi khác, có khi chạy xuống Thường Chiếu, chạy khắp mọi nơi. Đó là
tâm khỉ đua nhảy, ý vượn chạy rong.
“Hoặc vọng tưởng mà biết tiền trần, hoặc vô ký mà quên tự tánh.”
Vọng tưởng và vô ký là hai bệnh của người ngồi thiền. Vọng tưởng nhớ lại
cảnh này cảnh nọ, hoặc hình ảnh của những ngày qua, biết là biết theo cái
bóng của những việc đã qua. Vô ký là chuẩn bị hôn trầm. Nếu ngồi mà tỉnh
sáng, thì không lìa tánh giác. Có nhiều người không hiểu, ngồi cứ cầu cho
thấy tánh. Cần thấy tánh làm gì? Chỉ cần tỉnh sáng không vọng tưởng là đủ
rồi. Sao vậy? Vì tánh hiện đó chớ đâu, còn cầu thấy chỉ là bệnh. Cho nên vô
ký quên tự tánh là khi mờ mờ mịt mịt quên cái tỉnh sáng của mình.
Đây nói những bệnh: “Tựa giường, dựa vách, nhắm mắt che tròng
ngủ gục, nước miếng chảy, đầu cúi, xương sống cong.” Đó là những bệnh
của người ngồi thiền còn lôi thôi. Ngồi thiền mà ngồi trong mùng tựa giường,
vừa mỏi muốn dựa vách cho đỡ mỏi, hoặc nhắm mắt một hồi rồi gục lên gục
xuống, hoặc ngồi đầu cúi, nước miếng chảy xuống, xương sống cong. Người
tập tu thiền có những bệnh ở trên đây cần phải ráng sửa.
Nguyễn Thị Kim Thoa Trang 20
Phật giáo và văn học cổ điển Việt Nam
“Tuy giả danh là tọa thiền, mà ngồi dưới núi đen, trong hang quỉ.”
Ngồi như vậy là giả danh ngồi thiền, vì bị mờ mờ mịt mịt đâu có thấy gì, mà
quỉ thì ở trong bóng tối, nên nói là ngồi dưới núi đen, trong hang quỉ, chớ
không phải ngồi trong nhà Phật, trong nhà thiền. Như vậy ngồi thiền phải
ngồi cho ngay thẳng, không nương dựa vào vật gì, mắt mở nhỏ, không nên
nhắm, đầu đừng cúi quá, không cho nước miếng chảy, xương sống thẳng, đó
mới đúng cách tọa thiền.
“Cho nên Thiền sư Hoài Nhượng nói: “mài gạch muốn làm gương” là
nói về người này vậy.” Thiền sư Hoài Nhượng ở núi Nam Nhạc, một hôm
Ngài đi dạo núi chơi, thấy một vị sư ngồi thiền nghiêm chỉnh trên tảng đá,
Ngài liền đến hỏi: Ông làm gì đây? Đáp: Dạ, con ngồi thiền. Hỏi: Ngồi thiền
cầu làm gì? Đáp: Cầu thành Phật. Ngài im lặng trở về. Hôm sau, Ngài trở lại,
đến bên tảng đá vị sư kia ngồi (vị sư này sau là Mã Tổ Đạo Nhất), lấy một
viên gạch ngồi mài. Vị sư thấy lạ hỏi: Hòa thượng mài gạch để làm gì? Ngài
đáp: Ta mài gạch để làm gương. Vị sư thắc mắc hỏi: Mài gạch sao thành
gương được? Đáp: Nếu mài gạch không thành gương được thì ngồi thiền đâu
thể thành Phật được? Vị sư giật mình hỏi lại: Ngồi thiền sao không thành
Phật? Ngài giải thích: Ông học ngồi thiền hay học ngồi Phật? Nếu học ngồi
thiền, thiền không phải ngồi nằm. Nếu học ngồi Phật, Phật không có tướng
nhất định. Nếu ông chấp ngồi là Phật tức là giết Phật. Như vậy Phật không
phải chỉ ngồi mới có. Nếu ngồi mới gọi là Phật, thì lúc đi, đứng là ai? Vì Phật
đâu phải chỉ ngồi, có khi Phật đi khất thực, không ngồi thì không phải Phật
sao? Ngài nói như vậy để đánh thức vị sư. Lại nữa, Phật là giác ngộ mà giác
ngộ không phải chỉ riêng ở trạng thái ngồi mà cả trong bốn oai nghi (đi,
đứng, nằm, ngồi). Nếu chấp ngồi mới là Phật, đó là bệnh. Ở đây Ngài muốn
nói nếu tu thiền mà cố chấp ngồi để thành Phật, rồi ngồi gục lên gục xuống,
không tỉnh, không sáng, thì chẳng khác nào mài gạch muốn thành gương
vậy!
Vả lại, thiền có bốn thứ:
- Tạo kế khác, ưa trên chán dưới mà tu, gọi là Ngoại đạo thiền.
- Chánh tín nhân quả, cũng ưa trên chán dưới mà tu, gọi là ‘Phàm phu
thiền’.
- Rõ lý sanh (nhân) không, chứng đạo thiên chân mà tu, gọi là Tiểu
giáo thiền.
Nguyễn Thị Kim Thoa Trang 21
Phật giáo và văn học cổ điển Việt Nam
- Đạt nhân, pháp đều không mà tu, gọi là Đại giáo thiền. Ở chỗ khác
theo lời giải của ngài Tông Mật có thêm cái thứ năm nữa là Tối thượng thừa
thiền, đó là Thiền tông.
“Tạo kế khác, ưa trên chán dưới mà tu, gọi là ‘Ngoại đạo thiền’.” Tức
là ưa ngồi thiền để có một cái gì bên ngoài tựa vào mình để được thành
Thánh thành Thần; hoặc ngồi thiền để mong cầu có một sức mạnh thiêng
liêng nào ở bên ngoài tựa vào mình, dầu sức mạnh đó có điện lực gì cũng
thuộc về Ngoại đạo thiền.
“Chánh tín nhân quả, cũng ưa trên chán dưới mà tu, gọi là ‘Phàm phu
thiền’.” Nghĩa là nghe trong kinh Phật dạy, người tu được Sơ thiền, Nhị
thiền, Tam thiền, Tứ thiền thì được sanh trên các cõi trời Sắc giới Vì ham
sanh ở các cõi trời Sắc giới mà tu để chứng các thứ thiền đó, nên gọi là Phàm
phu thiền. Tuy có tin nhân quả, nhưng kết quả chỉ sanh lên các cõi trời Sắc
giới thôi.
“Rõ lý sanh không, chứng đạo thiên chân mà tu, gọi là ‘Tiểu giáo
thiền’.” Sanh không là rõ về thân con người không có ngã. Sanh không chỉ
do cái nhân con người phá được ngã chấp, mà tu thiền chứng được đạo thì
gọi là Tiểu thừa thiền hay Tiểu giáo thiền. Đây chứng được quả A-la-hán,
giải thoát sanh tử.
“Đạt nhân, pháp đều không mà tu, gọi là ‘Đại giáo thiền’.” Người tu
phá được chấp ngã chấp pháp, cả hai đều không mà tu thì gọi là Đại giáo
thiền hay Đại thừa thiền.
“Nay người hậu học, cần lấy Đại giáo thiền làm chánh. Nơi đây tập
tọa thiền dứt niệm, chớ sanh kiến giải.” Ngài khuyên người thời nay tu hành
nên theo Đại giáo thiền, là thiền không còn chấp ngã, chấp pháp. Ngã là chỉ
cho mình cho người, pháp là chỉ cho sự vật chung quanh. Cả hai đều không
chấp gọi là Đại giáo thiền, cũng gọi là thiền Đại thừa. Pháp tu này mới giải
thoát sanh tử cho mình và phát đại bi tâm cứu độ mọi người. Vì vậy Ngài
khuyên chúng ta nên học theo Đại giáo thiền này mà tu dứt niệm, không nên
sanh kiến giải.
Như Tổ Thiền Trung Quốc Bồ-đề-đạt-ma đã ngồi chín năm quay mặt vào
vách tại chùa Thiếu Lâm, phép tọa thiền là phép tu chủ yếu của Thiền và
được mọi Thiền sư hành trì. Thiền sư Đạo Nguyên Hi Huyền cho rằng tọa
Nguyễn Thị Kim Thoa Trang 22
Phật giáo và văn học cổ điển Việt Nam
thiền là “đường dẫn đến cửa giải thoát”. Trong tác phẩm Bạch Ẩn Thiền sư
tọa thiền hòa tán, Thiền sư Bạch Ẩn Huệ Hạc viết:
“Ôi tọa thiền, như Đại thừa chỉ dạy, không có lời tán dương nào nói hết. Tu
sáu Ba-la-mật hay tu hạnh bố thí, giữ giới hay hành trì, kể sao cho hết. Tất
cả đều xuất phát từ tọa thiền. Chỉ một lần tọa thiền, công đức sẽ rửa sạch tất
cả nghiệp chướng chồng chất từ vô thuỷ.”
Lục tổ Huệ Năng giảng về Tọa thiền trong Pháp bảo đàn kinh:
“Thiện tri thức, tại sao gọi là Tọa thiền? Trong Pháp môn này vô chướng,
vô ngại, bên ngoài đối với tất cả cảnh giới thiện ác tâm niệm chẳng khởi gọi
là Tọa, bên trong thấy tự tính chẳng động gọi là Thiền. Thiện tri thức, sao
gọi là Thiền định? Bên ngoài lìa tướng là Thiền, bên trong chẳng loạn là
Định. Ngoài nếu chấp tướng trong tâm liền loạn, ngoài nếu lìa tướng thì tâm
chẳng loạn. Bản tính tự tịnh, tự định, chỉ vì thấy cảnh chấp mà thành loạn.
Nếu người thấy mọi cảnh mà tâm chẳng loạn, đó là Chân định vậy.”
Như vậy toạ Thiền là phương thức hành trì mang lại nhiều hiệu quả. Toạ
Thiền giúp Thiền giả trầm lắng, suy ngẫm và chứng ngộ. Nên hành giả có thể
chứng lý, chứng quả vị từ việc hành Thiền, đó là 10 chỗ tu chứng trong Biện
trung Biện luận.
KẾT LUẬN
Khoá Hư Lục của Trần Thái Tông là một tác phẩm đặc sắc và tiêu biểu nhất
cho văn học Phật giáo thời Lý-Trần. Đây là một tác phẩm Phật giáo giàu tính
triết lý uyên thâm và trí tuệ. Qua tác phẩm này, Trần Thái Tông đã thể hiện
rõ tưởng Phật giáo, những điều mà nhà vua đã giác ngộ sau rất nhiều năm
miệt mài, chuyên tâm nghiên cứu kinh sách. Ở đó, ta còn cảm nhận được một
tấm lòng của một minh quân từ bi, bác ái, hiền lương hết mực quan tâm đến
đời sống của nhân dân, luôn trăn trở tìm đường giác ngộ, giải thoát cho dân
chúng, luôn tìm mọi cách để dân chúng được sống ấm no, hạnh phúc.
Tác phẩm không phải mang tính lý thuyết, giáo điều mà đó là một tác phẩm
hết sức thực tế. Vì nhà vua kêu gọi mọi người cần phải tu tập theo những
phương thức mà nhà vua đã vạch ra đó là: niệm Phật, sám hối,toạ thiền.
Những phương thức đó không phải khó thực hiện mà nó rất đơn giản, nhà
vua cũng đã cố viết cho thật đơn giản, dễ hiểu để người người đều có thể tu
tập theo.
Nguyễn Thị Kim Thoa Trang 23
Phật giáo và văn học cổ điển Việt Nam
Ngoài ra, Khoá Hư Lục cò là một kiệt tác văn học bỡi lẽ nhà vua đã viết tác
phẩm này bằng ngòi bút của một văn nhân, một thi sĩ đại tài. Các bài kinh,
kệ, luận… đều được viết rất sâu sắc. Kết hợp ba lối văn: tản văn, biền văn,
vận văn làm cho tác phẩm vừa hài hoà, cân xứng, vừa biến hoá uyển chuyển,
nhịp nhàng, tinh tế. Trải qua nhiều thế kỉ, nhiều tác phẩm rất có giá trị của
Trần Thái Tông đã không còn nữa, nhưng những gì còn sót lại đến nay vẫn
còn nguyên giá trị và được quan tâm nghiên cứu sâu sắc và kĩ lưỡng.
HẾT
Tài liệu tham khảo:
1. Trương Văn Chung, Tư tưởng triết học của Thiền phái Trúc Lâm
đời Trần, NXB Chính trị Quốc gia.
2. Hoà Thượng Thích Thiện Hoa(2005), Phật học phổ thông (quyển
một), NXB Tôn Giáo, Hà Nội.
3. Nguyễn Lang (1992), Việt Nam Phật giáo sử luận tập 1, Nguyễn
Huệ Chi giới thiệu, NXB Văn Học Hà Nội.
4. Nguyễn Công Lý, Phật học căn bản.
5. Nguyễn Công Lý, chuyên đề “ Phật giáo và văn học cổ điển Việt
Nam.”
6. Trần Thái Tông, Khoá Hư Lục(1258-1277 “?”), Đào Duy Anh giới
thiệu, phiên dịch và chú giải, NXB Khoa Học xã Hội, Hà Nội,1974.
7. Ủy ban khoa học xã hội, Viện Văn học(1998), Thơ vănLý-Trần,
NXB Khoa Học Xã Hội, Hà Nội.
Nguyễn Thị Kim Thoa Trang 24
Phật giáo và văn học cổ điển Việt Nam
Nguyễn Thị Kim Thoa Trang 25