TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP.HCM
KHOA NGỮ VĂN
HỌC PHẦN
VĂN HỌC HI- LA, TÂY ÂU VÀ MỸ
BÀI THUYẾT TRÌNH
TÌM HIỂU TIỂU THUYẾT
“VỤ ÁN” CỦA KAFKA
J.K - Nỗi hoang mang của con người
trước thực tại vô hình bí ẩn
TP.Hồ Chí Minh, ngày 20 tháng 5 năm 2013
Mục lục
2
I. Hoàn cảnh xã hội
“Thời đại Kafka sống là thời đại “ mất Chúa”. Đế chế Áo – Hung tan rã, hiểm
họa phát xít đang rình rập, nền kỹ trị tha hóa nhân phẩm và xóa dấu lương tri.
Con người sống trong thời đại ấy, cảm thấy mình đã đánh mất chiếc chìa khóa
để mở cánh cổng cuộc đời. Họ bơ vơ, lạc lõng, không phương phướng, không
nơi bấu víu, họ lạc vào một mê cung của nỗi lo âu và sự tha hóa, của trạng thái
phi lí toát lên từ lời kêu cứu của con người và sự lặng im của đời sống”.
1
II. Giới thiệu về Franz Kafka và tiểu thuyết “Vụ án”
1. Franz Kafka
Franz Kafka (1883-1924) là nhà văn Tiệp gốc Do Thái, sinh ở Praha vào
thời kỳ nước Tiệp còn là một bộ phận của đế quốc Áo - Hung (1867-1918).
Cha ông thuở nhỏ nghèo khổ, về sau khá giả, làm nghề buôn bán giày vải
và gia nhập cộng đồng người Đức. Franz Kafka học xong trung học, vào
đại học Đức, theo ngành luật, đỗ tiến sĩ năm 1906. Ông làm việc trong một
hãng bảo hiểm tai nạn công nhân ở Praha, song vẫn theo đuổi sự nghiệp
văn chương vốn yêu thích. Năm 1917, Kafka bị bệnh lao. Bảy năm sau, ông
qua đời trong một viện điều dưỡng ở Kierling gần Viên, thủ đô Áo, vào lúc
tưởng chừng ông tìm thấy cuộc sống hạnh phúc với một thiếu nữ Do Thái
tên là Đôra Đimăng ông gặp năm 1923, sau nhiều lần tình yêu trắc trở trước
kia.
Kafka viết văn bằng tiếng Đức. Trong cuộc đời ngắn ngủi của mình, ông
sáng tác không nhiều. Đã thế, lúc sinh thời, ông lại tự tay đốt nhiều bản
thảo, nên độc giả chỉ được biết đến ông qua vài truyện ngắn, truyện vừa
như Lời phán xét, Hóa thân và tập truyện ngắn đầu tiên nhan đề “Thầy
thuốc nông thôn” xuất bản năm 1919. Sau khi ông qua đời, một người bạn
thân của ông là Măc Brôt đã cho in những bản thảo còn lại, tuy ông để lại
di chúc đề nghị thiêu hủy tất cả tác phẩm của mình. Các tác phẩm quan
trọng nhất của ông được ra đời trong hoàn cảnh ấy. Đó là những tiểu thuyết
Vụ án, Lâu đài, Châu Mỹ và một số truyện ngắn khác. Ngoài ra còn một
1 Tính chất mê cung trong tác phẩm của Kafka, Lê Từ Hiển - Lê Minh Kha />option=com_content&view=article&id=25:tinh-cht-me-cung-trong-tac-phm-ca-franz-kafka&catid=17:nckh-
gv&Itemid=24
3
cuốn Nhật ký riêng tư ông ghi chép đều đặn từ năm 1910 cho đến lúc qua
đời.
2
2. Tóm tắt tiểu thuyết “Vụ Án”
Tiểu thuyết gồm mười chương kể về 1 năm của Jozep.K từ khi bị bắt bớ
đến lúc bị hành quyết
Chương 1: Chủ yếu giới thiệu nhân vật chính là Joseph K, 30 tuổi, làm việc
tại ngân hàng. Ông ở nhà trọ và ăn những món ăn ở những quán ăn tĩnh
mịch, làm việc một cách đều đặn. Cuốc sống của ông cứ thế ngày qua ngày.
Cho đến một buổi sáng kia, bỗng dưng xuất hiện 2 tên lạ mặt đã làm xáo
trộn cuộc sống của ông. Họ nói ông bị bắt. K cảm thấy bất ngờ, nhạc nhiên
quá mức và những cảm giác khó chịu, bực bội đan xen nhau bỏi lẽ ông
không phạm một tội gì. Và một điều lạ nữa, đó chính là dù ông bị coi là kẻ
có tội nhưng vẫn được đi lại một cách tự do. K đã tìm mọi cách để thoát
khỏi sự buộc tội, hay chí ít cũng biết được là mình phạm tội gì, nhưng vô
ích không ai nói cho K biết. K nhờ sự giúp đỡ của cô Bocxne-lam thư kí
đánh máy, nhưng khong có kết quả gì.
Chương 2: Một tòa án được lập ra để hỏi cung bị cáo, thế nhưng tòa án ấy
lại không giống với bất kì tòa án nào. Nó diễn ra tại “một tòa nhà xa xôi”,
hẻo lánh, trong một căn phòng tồi tàn và những người xử án là những con
người kém hiểu biết. Tất cả đều mờ ám, không rõ ràng, vô tổ chức, hỗn
độn, giống như một trò đùa lố bịch. Ông đã đứng ra tự bào chữa cho chính
mình, ban đầu cứ tưởng rằng họ đồng tình, ủng hộ ông nhưng thực chất
không phải thế. Tất cả bọn họ đều chung một giuộc cả.
Chương 3: Kể về việc K đến tòa án để tiếp tục vụ án của mình nhưng
không có ai. Nơi đây, K đã gặp anh chàng sinh viên và người phụ nữ. K đã
nói chuyện với người phụ nữ ấy để tìm sự giúp đỡ nhưng bất thành. Người
gõ mõ dẫn K đi tham quan các phòng lục sự, K cảm thấy không khí thật
ngột ngạt, khó chịu và anh chỉ muốn nhanh chóng thoát ra khỏi đó.
Chương 4: Kể về việc cô bạn gái đến ở cùng Bocxne, cô gái với thái độ cao
ngạo. Bên cạnh đó, cô bạn này lại có mối quan hệ với cháu bà Grubach,
theo K nhận định thì cả hai đều thuộc nhóm bí mật, ngăn cản anh đến với
Bocxne. Cũng từ đây, nhân vật Bocxne không còn xuất hiện nữa.
2 o/?pg=tgdetail&id=972
4
Chương 5: K bị ám ảnh bởi hình ảnh tên đao phủ trên tay cầm roi chực
đánh Frank và Vilem. Một mặt, K muốn tố cáo và bỏ mặc họ, mặt khác lại
muốn cứu họ bởi K không thể chứng kiến cảnh trừng phạt của tên đao phủ.
Chương 6: Sau khi bị ám ảnh bởi vụ án, chán công việc ở nhà băng, một
người chú của K là người thân duy nhất và là người giám hộ ở quê lên. Ông
đã đưa K đến gặp luật sư Hun-là một luật sư nổi tiếng và bào chữa cho
những người nghèo. Ông bị bệnh tim và có y tá riêng Leni chăm sóc. Tại
phòng bệnh của luật sư Hun, có sự hiện diện của Trưởng phòng ngồi trong
một góc tối. K cảm thấy hết sức ngạc nhiên khi mọi người đều biết trước vụ
án có liên quan đến mình. Leni- y tá và cũng là tình nhân của gã luật sư đã
dụ dỗ K để làm tình, và vì K muốn khai thác thông tin đồng thời để nhận
được sự giúp đỡ như lời của Leni, nên K đã chiều cô. Sau đó, chú của K đã
cho anh biết là anh đã làm cho sự việc rắc rối thêm.
Chương 7: Sau cuộc gặp với luật sư Hun, K nhận thấy ông ta sẽ không giúp
được gì cho mình nên sẽ tự mình giải quyết bằng cách tự viết đơn gửi lên
tòa án. Nhưng việc viết đơn thật khó khăn đối với K. Đúng lúc đó, nhà kĩ
nghệ- một khách hàng của nhà băng xuất hiện và giới thiệu cho K người
họa sĩ Titoreli-làm việc tại tòa án, sống trong một ngôi nhà tồi tàn ở vùng
ngoại ô. Ông cho biết, vụ án của K sẽ dẫn tới 3 tình huống:
+ Tha bổng hẳn-nhưng chuyện này chưa bao giờ và sẽ không bao giờ xảy
ra.
+ Tha bổng tạm thời- tình huống này cũng rất mong manh, vì K sẽ có thể bị
bắt lại.
+ Trì hoãn vô thời hạn- không tha bổng cũng không luận tội.
K buồn bã rầu rĩ trở về cùng với đống tranh từ tay họa sĩ mà K lại chẳng
chút gì hứng thú.
Chương 8: Thời gian sau, K quyết định từ bỏ luật sư của mình. Một cách
tình cờ, K gặp một thân chủ khác, là một thương gia phá sản tên Bloc-ông
này cũng than phiền các luật sư chểnh mảng nên hỏi ý kiến các luật sư
khác. Khi luật sư Hun biết K đã bỏ mình, ông rất tức giận bèn tỏ uy quyền
của mình bằng cách gọi Bloc đến bắt quỳ và lăng mạ đủ điều.
Chương 9: Cuộc găp gỡ bí mật của K và đám người bí mật tại nhà thờ. Vị
linh mục bí ẩn cho biết ông đã đi đến chỗ bi đát vì ông không hiểu gì về
bản chất của tòa án và dựa dẫm quá nhiều vào người khác, nhất là phụ nữ.
Sau đó, vị linh mục kể cho K nghe một câu chuyện thế nhưng nó khiến K
5
bức bối, linh mục đã giảng giải cho K nghe và phần nào thuyết phục được
anh.
Chương 10: Kể về bổi tối hôm trước của lễ sinh nhật lần thứ 31 của K. Hai
tên lạ mặt to béo, đội mũ cao, mặc áo dài, đến nhà dắt ông đi. Đi mãi đến
một công trường. Ông ngờ rằng đó là những tên đao phủ dắt ông đi hành
hình nhưng K không phản kháng. Vào phút chót, một chiếc của sổ của ngôi
nhà gần đó bỗng nật mở, ánh đèn trong nhà hắt ra in rõ hình một người
đang giang hai tay, có lẽ để chia sẻ nỗi bất hạnh hay ĩa của cử chỉ này. Vì
ngay lúc đó, một trong hai đứa vừa túm lấy cổ anh, đứa kia thọc dao vào
tim anh và ngoáy ngoáy hai lần. K chết.
III. Hệ thống câu hỏi định hướng khi tìm hiểu “Vụ án”
1. Trình bày các tuyến nhân vật trong tiểu thuyết “The trial” của
Kafka
Theo chúng tôi, có thể chia thành 3 tuyến nhân vật.
a. Nhân vật chính: mang tên Joseph K, Có nghề nhiệp xác định, diện
mạo, lai lịch không được chú trọng miêu tả.
• Đặc điểm:
- Là một thanh niên 30 tuổi.
- Có địa vị tại ngân hàng.
- Được mọi người xung quanh kính trọng.
- Ở nhà trọ.
- Ăn tại quán tĩnh mịch;
- Làm việc đến 9 giờ đêm,
- Là một người khô khan, trống trải, một kẻ độc thân, không thân thiết
với ai… ngoại hình được gợi lên qua cái nhìn của một số nhân vật phụ:
(nhân vật viên mõ tòa: K có đôi mắt đen mà theo ả là đẹp; hay những đứa
trẻ khu nhà của họa sĩ Titorelli: K “xấu xí lắm” , “chú thấy anh ấy gầy và
xanh”
Từ trước đến nay, hầu hết các nhân vật trong tác phẩm văn học là các nhân
vật lí tưởng hoặc điển hình. Họ được miêu tả rõ về ngoại hình, tính cách,
nguồn gốc xuất thân…Nhuwg khi làm quen với tác phẩm của Kafka thì
người đọc sẽ được tiếp cận một kiểu nhân vật mới lạ, đó là kiểu nhân vật
không có diện mạo, không có tính cách.
Trong “ Vụ án”, Josep K. là nhân vật chính nhưng lại không được Franz
Kafka miêu tả cụ thể mà chỉ được gợ lên một vài nét qua qua mắt nhận xét
của những nhân vật trong truyện như qua nhân vật vợ viên mõ tòa thì ta
6
mới biết được K. có đôi mắt đen mà theo ả là đẹp, còn trong con mắt những
đứa trẻ ở khu nhà họa sĩ Titoteli thì K. “xấu xí lắm” , chúng thấy anh xanh
xao và gầy. Josep K. hiện lên một cách mờ nhạt, khiến ta không có ấn
tượng gì và cảm tưởng gì ở nhân vật này. Ngay cả gia đình, anh em, bạn bè
của k. cũng không được tác giả miêu tả rõ ràng. Người đọc chỉ có thể biết
được K. vẫn còn có mẹ nhờ một chi tiết có nói đến việc K. đến thăm mẹ
(theo bản sắp xếp của nhà nghiên cứu người Đức Helmut Richter) còn
ngoài ra tất cả gốc tích, gia đình đều không rõ ràng và mờ nhạt. Tác giả đã
“chặt mất” quá khứ của K., làm cho người đọc mơ hồ không biết gì về thân
phận cũng như tính cách của anh trong quá khứ. Kafka đã xây dựng nhân
vật Josep K. khác với kiểu xây dựng nhân vật truyền thống với cái tên nhân
vật không rõ ràng, cũng không rõ diện mạo, quan hệ xã hội. ta sẽ không
thấy tính cách đặc trưng của một nhân vật nào. K. có thể đại diện cho con
người ở khắp mọi nơi, những con người toàn xã hội.
Phần lớn bút mực của tác giả đều xoay quanh vụ án của Josep K. nhưng
vụ án lại hiện lên ra một cách mơ hồ và đầy phi lí. Có lẽ cuộc sống của K.
sẽ rất bình thường với một thời gian biểu nhất định nếu như vào buổi sáng
khi anh ba mươi tuổi không có hai người xuất hiện trước phòng anh và
thông báo anh bị bắt. Và vụa ns của an cũng sẽ chửng có gì đáng bàn nếu
như nó là vụ án bình thường như những vụ án bình thường khác. Đằng này
nó lại chứa đựng tất cả những gì vô lí không thể chấp nhận được.
Vướng vào “Vụ án” mà bản thân không rõ mình mắc tội gì, đến người
thực thi pháp luật cũng không biết, nhưng tất cả mọi người lại đều co rằng
đó là vụ án nghiêm trọng, K. dần rơi vào bế tắc và tuyệt vọng. K. phải đối
mặt với bộ máy cai trị khổng lồ, bí hiểm tồn tại khắp nơi. Dường như tất cả
mọi người quanh anh, ngay cả những đứa trẻ ở khu nhà họa sĩ Titoteli, đều
là tai mắt của tòa án, anh như bị thôi miên vào các tổ chức bí mật; những
cuộc hỏi cung và thẩm vấn không đầu, không cuối, không kết quả. Anh bị
ám ảnh thật sự khi mà đến nơi đâu, gặp người lạ hay người quen họ cũng
nhận ra anh và nói về vụ án anh đang mắc phải. Vì thế, K. muốn kết thúc
sớm vụ án của mình. Anh lần lượt nhờ đến sự giúp đỡ của luật sư, nhà kĩ
nghệ, họa sĩ…, nhưng tất cả đều không giúp ích được gì. Mà ngược lại nó
trở thành nỗi ám ảnh trong K., làm sao anh có thể sống vui vẻ, thoải mái
khi mà trên đầu mình cái “án tử” lúc nào cũng giăng sẵn. Mọi thứ xung
quanh dường như là một mê cung không lối thoát. Ở đó anh không biết
được đâu là giả đâu là thực. Những người nói giúp đỡ anh thì cũng là
những tay chân của tòa án. Vụ án càng kéo dài càng làm K. hoang mang,
7
suy sụp đến nỗi “không muốn rời xa nơi làm việc […] ngày nào vì quá lo
sợ là sẽ không thể trở về đây được nữa, nỗi sợ hãi chính anh cũng thừa
nhận là thổi phồng quá đáng, nhưng dù sao nó vẫn dè nặng lên anh” (“Vụ
án”- tr.271). Các lối thoát dần đóng lại khiến K. hoảng loạn và mất hết
phưng hướng như lời mục sư nói anh “không nhìn xa được đến hai bước
chân” . Anh trở thành con người cô độc, dường như tất cả mọi người đều xa
lạ với anh vì anh là một kẻ “khác người”, không chấp nhận những cái phi lí
như: khúm núm tại tòa như một bị cáo, đi bằng bốn chân lại cạnh giường
luật sự Hun như thương gia Bloc. Sau một năm vùng vẫy tính toán để tự
cứu lấy mình, K. vẫn không thoát khỏi cái án tử vô lí mà tòa án vô hình đã
kết tội. Niềm hy vọng của K. về sự vô tội giờ chỉ là một vệt đen. K. đã bị
xử tử mà không hề biết mình phạm tội gì, không được khiếu nạn, không
được phản kháng. Trong khi chờ nhát dao của hai tên đưa K. xử tử, K. vẫn
loay hoay với những câu hỏi, vì “cái logic dù không lay chuyển được thế
nào đi nữa, nó cũng không cưỡng lại được một con người đương muốn
sống” (“Vụ án”- tr.299). K. chết nhưng nỗi nhục của anh thì để lại “ như
một con chó ! anh nói, như để gửi lại nỗi nhục nhã ở đời”.
Joseo K. chết đã gieo vào lòng người dọc một mối hoài nghi về một thế
giới bát ổn, phi lí đang diễn ra: con người có thể bị mang tội bất cứ lúc nào
và cũng có thể bị xử chết bất cứ lúc nào.
b. Nhân vật phụ:
- Khá nhiều nhân vật phụ: vợ chồng viên mõ tòa, y tá Leni, ông chủ
Albert K, Kỹ nghệ gia, họa sĩ Titorelli và Grubach, cô Bơcxne, bạn cô
Bơcxne.
- Họ có mối quan hệ rời rạc, thiếu quan tâm đến nhau chính vì thế họ
bị cô lập.
Hệ thống nhân vật trong “ Vụ án” cũng khá phong phú: Vợ chồng viên
mõ tòa, y tá Leni, ông chú Albert K., kĩ nghệ gia, họa sĩ Titoreli, thương gia
Bloc, bà Grubach, cô Bơcxne, bạn co Bơcxne…Nhưng mối quan hệ giữa
các nhân vật này với nhau và với nhân vật chính rất rời rạc, không gợi lên
quan hệ xã hội giữa các tuyến nhân vật. Họ giường như gần nhưng cũng lại
xa với Josep K Mới đầu gặp, ai cũng quan tâm, sốt sắng tỏ ý giúp đỡ khiến
K. phải thốt lên công nhận “sao lắm người định giúp đỡ mình thế” . Nhưng
cuối cũng ai sẽ giúp anh đây? Chẳng có ai cả. Họ trở nên xa lạ với anh,
ngay cả như ong chú Albert K. của anh cũng vậy mà thôi. Khi nghe tin anh
mắc vào vụ án, ông đã tức tốc đến gặp và tìm luật sư giúp đỡ cháu. Nhưng
suốt một năm thì lại không thấy bóng dáng ông chú đâu nữa. Những người
8
khác cũng thế, họ quan tâm đến vụ án của K. nhưng không ai có thể giúp đỡ
anh được. Thậm chí lúc anh chết cũng chỉ có một mình anh, không ai biết,
không ai đến để chia sẻ nỗi bất hạnh cũng anh. Có lẽ với họ việc anh bị xử
chết cũng là điều bình thường mà bất cứ người nào vướng phairvaof pháp
luật cũng thế. “Dường như giữa người bị kết tội và thế giới xung quanh có
một bức tường ngăn cách không thẻ nào vượt qua được. Anh chỉ còn cách
là tự mình thích nghi với cái phi lí ấy mà thôi” ( Đặng Anh Đào). Franz
Kafka như muốn cảnh báo về mối quan hệ rời rạc con người với con người
trong xã hội hiện đại: Họ sống càng ngày càng xa rồi nhau hơn; họ tính toán
thiếu quan tâm đến nhau dẫn đến tình trạng cô độc giữa cộng đồng. Đồng
thời qua đó Kafka cũng phản ánh một thế giới đã đổ vỡ từng mảng, con
người không thể tạo dựng nổi. Giống như Alain Robbe Grillet đã nói “Đó
là thế giới ở đó con người đã đánh mất cái chìa khóa của mình” ; hay như
Rolaind Barthes đã nhận xét: “Thế giới phương tây đã đi vào một ngõ cụt
[…] người ta chỉ còn có thể đặt câu hỏi “ ta là ai?” chứ không thể đặt câu
hỏi “vì sao?” ( Nhiều tác giả. Văn học phương tây. Nxb Giáo dục. 2010).
Trong hệ thống nhân vật phụ có một nhóm nhân vật cũng giống như K.,
giống như thương gia Bloc; họ cũng đang vướng vào pháp luật, cũng đang
chầu chực để theo đuổi vụ án của mình. Theo Leni thì họ - những người khi
trở thành bị cáo đều rất đẹp trai. Có lẽ cũng như Bloc, họ trở thành những bị
cáo đã lâu nhưng tiến triển vụ án thì không đâu vào đâu cả. Họ chỉ biết rằng
“ Đối với một kẻ bị tình nghi thì chạy vạy tốt hơn là nghỉ ngơi, vì kẻ nghỉ
ngơi tuy không biết nhưng luôn có nguy cơ thấy mình trên một đĩa cân và bị
cân treo với trọng lượng các tội lỗi của mình” (“Vụ án” – tr.264). Dần
dần , họ lệ thuộc vào tòa án, họ thu hẹp quy mô công việc đẻ tiện ngày ngày
đến chầu chực quan tòa và luật sư. Đối với luật sư, họ “Không còn là khách
hàng nữa mà là con chó của luật sư” (“ Vụ án” – tr.266).
Với các nhân vật phụ khác, tác giả đã sử dụng motip dị hình khuyết tật
cho tuyến nhân vật phụ của mình. Các nhân vật Kafka vốn đã vô danh, trừu
tượng nay lại càng nhỏ bé thảm hại hơn bởi những khuyết tật, méo mó về
thân xác nhưng chẳng được bù đắp khả năng mà dường như bị đẩy xuống
hố sâu cuộc đời. Trong thế giới nhân vật phụ nói chung, và trong thế giới
nhân vật trong “vụ án” nói riêng, các nhân vật dường như bị tước bỏ đi
những nét bình thường vốn có, mà được khắc họa thay vào đó nét dị thường
tạo nên những con người dị dạng về hình thể. “Vụ án” có mười ba nhân vật
dị dạng, khuyết tật. Đầu tiên là các gã thanh tra: Một gã “cái đàu khô khốc
9
và xương xẩu, cái mũi vẹo to tướng, chẳng hợp với tấm thân phốt pháp chút
ào”; gã Rabenxtene “người cứng đơ, hai bàn tay lúc nào cũng múa máy”;
gã Kulitso “Tóc vàng hoe, mắt sâu trũng”; gã Kamine “bị chứng thần kinh
giật, lúc nào cũng cười trông khó chịu vô cũng”. Chàng sinh viên Becton “
người nhỏ bé, hai chan vòng kiềng”. Cô Mongtac là “một người yếu ớt,
xanh xao và chân đi khập khiễng”. Viên mõ tòa thì “bước chân líu ríu có lẽ
do bệnh thống phong”. Luật sư Hun đóng đinh trên giường vì bệnh tim….
“Chính thế gian với tồn tại trong thời gian phím Chỉ và không gian vô địn
của Kafka đã báo hiệu sự bất thường, không chỉ là cái chết dành cho nhân
vật chính mà còn là sự què quặt, bất thành nhân vật phụ của ông” ( Lê Huy
Bắc). Sự què quặt, khuyết tật của các nhân vật càng làm tăng thêm nỗi ám
ảnh cho Josep K.
Với mục đích xây dựng lên một thế giới nhân vật mờ nhạt, không điển
hình với những mối quan hệ lỏng lẻo , rời rạc, “ nhà văn khao khát tìm
kiếm sự thật về kiếp người và mong ước con người được sống với con
người, được hòa hợp với gia đình, xã hội và tìm được chính mình trong một
thế giới có ý nghĩa. Mục đích của ông là làm thế nào đẻ ói được bằng nghệ
thuật những điều quan trọng đó về con người nhưng một cách hiệu quả
nhất” ( Trương Đặng Dung)
c. Nhân vật vắng mặt:
- Ở “Vụ án” có thể thấy một nhân vật vắng mặt nhưng lại đóng vai là
nhân vật trung tâm trong tác phẩm đó là tòa án. Một tòa án không có địa
điểm xác định, không nguyên tắc, không pháp luật, gồm nhiều cấp bậc lộn
xộn, khó hiểu.
- Một tòa án hết sức phi lý.
- Họ hiện lên một cách mờ nhạt với những quan hệ lỏng lẽo, không
thống nhất, khá loanh quanh và phức tạp.
2. Phiên tòa xét xử có đặc điểm gì về không gian, thời gian, thành
phần, quy trình làm việc…?
“Vụ án” vốn được coi là một tác phẩm có sự bí ẩn từ đầu đến cuối, nó cuốn
theo mọi người bởi sự bí ẩn ấy.
10
Chúng ta thường hình dung về một phiên tòa xét sử sạch sẽ, trang và
nghiêm nghị. Thế nhưng ở “Vụ án”, mọi thứ dường như đã thay đổi hoàn
toàn.
+ Không gian: đó là một khu nhà ở của những người dân nghèo, hay gọi
chính xác hơn là khu ổ chuột, dơ dáy, bẩn thỉu, tối tăm, hôi hám, đó là một
căn phòng nhỏ, chật hẹp và không được nguyên vẹn… “K đến đầu phố
Xanh Juyn, nơi có địa chỉ tòa nhà,anh dừng lại một lát,chỉ thấy hai bên
những dãy nhà cao xam xám một kiểu giống nhau,những khối nhà tồi tàn
cho người nghèo thuê…”
Một trong những cách tân nghệ thuật của Kafka là nghệ thuật biểu hiện sự
phi lí trong việc tạo dựng không gian. Nhân vật của Kafka tồn tại trong một
thế giới vô nghĩa với những mê cung cuộc đời, những thiết kế quyền lực vô
hình, một thế giới ngột ngạt, tù túng. Nhưng điều nghịch lý là các nhân vật
lại dần dần hoàn toàn thích nghi với hế giới đó, thậm chí không chịu nổi khi
tách rời nó. Franz Kafka miêu tả một thế giới mà ta cảm nhận được là hình
ảnh của những cơn ác mộng với những lo âu trần thế. Bên cạnh đó tính phi
lý còn được thể hiện ở chỗ, thế giới thực chỉ được nhắc qua,còn thế giới ảo
lại được miêu tả đến tùng chi tiết khiến cái áo hiện lên như cái thực. Trong
“Vụ án” Kafka đã tạo ra được những hình tượng không gian mới mẻ, hiếm
thấy trong lịch sử văn học trước đó: không gian mê cung, không gian ngột
ngạt tù túng, không gian thực và ảo, không gian ác mộng.
3
+Thời gian: Về mặt hình thức thì thời gian trong “Vụ án” về cơ bản vẫn
được sắp xếp theo tuyến tính, được đo bằng kích thước của lịch biểu. Đó là
khoảng thời gian đúng một năm (từ khi K. 30 tuổi cho đến đêm trước ngày
sinh nhật thứ 31 của anh). Nhưng ấn tượng gợi lên vẫn là cảm giác về một
nỗi ám ảnh. Một trạng thái tâm lí bất an, lo âu và day dứt, một thời hạn lưu
đày, một khoảng cách giữa lúc tuyên án đến khi bản án được thi hành. Thời
gian trở nên trừu tượng bởi cảm giác nó kéo dài triền miên, thậm chí độc
giả có thể hình dung nó kéo dài mãi mãi.
3 TÍNH CHẤT MÊ CUNG TRONG TÁC PHẨM CỦA FRANZ KAFKA Lê Từ Hiển - Lê Minh Kha
/>franz-kafka&catid=17:nckh-gv&Itemid=24
11
Thời gian trong một năm bắt đầu khi J.K đón sinh nhật lần thứ ba mươi
của mình vào một buổi sáng và nó khép lại cuộc đời anh sau một năm K
hoang mang, quẩn quanh giữa một vụ án mà bản thân bị cáo là K không hề
biết mình mắc tội gì.
Các mốc thời gian thì không xác định “một buổi sáng, K bị bắt nhưng anh
không biết mình tội gì, anh đi ìm hiểu nhưng không ai cho anh biết. anh
cũng không biết tòa án nằm ở đâu, buộc anh tội gì ” ” “tuần lễ sau, K đời
từng ngày để lệnh đòi ra hầu tòa một ngày nữa”
Người ta chỉ biết câu chuyện diễn ra trọn vẹn trong một năm, không biết là
địa điểm nào, nhân vật chính hiện lên không có gì ấn tượng, nhân vật phụ
nhàn nhạt, một vụ án như những vụ án được giải quyết theo kiểu tuyên bố
mắc tội, đến tòa trình diện và xử án, không hề biết tội của phạm nhân,
không hề hiểu lí do vì sao bị bắt và bị giết. Tất cả hệt như một trò đùa dài.
+Thành phần: Trên thực tế, phiên tòa xét xử chỉ có sự góp mặt của hai gã
thanh tra thô lỗ Franz và Vilem,viên dự thẩm,quan tòa và một số nhân
chứng… “phía sau biểu hiện của tổ chức tư pháp này,tức là phía sau vụ bắt
bớ tôi,đây là nói về tôi,phía sau cuộc hỏi cung mà người ta bắt tối phải chịu
đựng hôm nay, có một tổ chức lớn,một tổ chức không chỉ sử dụng những
viên thanh tra hám tiền,những đội trưởng cảnh binh và những viên dự thẩm
ngu độn,mà còn bao gồm các quan tòa cao cấp với một lô một lốc những
tay chân cần thiết của họ,các kí kục,sen đầm,phụ tá,có lẽ cả đao phủ nữa…”
Song viên quan tòa, tòa án tối cao K chưa từng được gặp.
+Quy trình làm việc: Họ thường làm việc với lịch không rõ ràng, cụ thể,
không có hỏi cung và cũng không có hồ sơ vụ án…mọi thứ đều là bí ẩn,
ngay cả những người đang đối mặt xét xử K họ cũng không có hồ sơ của vụ
án này. Làm việc không theo quy trình, không có việc đưa ra ngày xét xử rõ
ràng, đồng thời họ không giải đáp những thắc mắc của K…Vụ án cứ kéo
dài không có hồi kết.
Như vậy, trước mắt chúng ta là một tòa án xét xử với những thành phần cơ
bản xong chúng ta đều nhận thấy được sự bất ổn ở vụ án này. Tại sao lại là
nơi nhơ nhuốc đến như vậy trong khi tòa án, pháp luật là ánh sáng của chân
lí, là nơi để cái xấu bị trừng trị và lương thiện, trong sạch được thăng hoa?
Không chỉ vậy tại sao bị cáo lại có thể tới hoặc không tới? Như vậy phiên
tòa sẽ không thể diễn ra nếu thiếu bị cáo? Và những người nắm giữ cán cân
công lí họ phải trong sạch, sáng suốt, nhạy bén,rõ ràng thì thực tế trong “Vụ
12
án” lại khiến chúng ta hoàn toàn thất vọng trước sự hỗn tạp ấy…Với chúng
ta tất cả chỉ là những câu hỏi để rồi K trên con đường đi liếm tìm chân lí,
mong rằng mình có thể được giải oan thì cũng khép lại bởi cái chết với ánh
mắt cuối cùng khi còn nhìn thấy được ánh sáng anh đã thấy
“ Một người bạn chăng? Một tâm hồn từ thiện chăng? Một người chia sẽ
nỗi bất hạnh của anh chăng? Một người muốn giúp đỡ anh chăng? Chỉ có
một người thôi ư? Hay là tất cả? Còn có chuyện kháng án chăng? Còn có
những lập luận bác bỏ người ta chưa nêu ra chăng? Nhất định thế…”
Dù không biết mình phạm tội gì nhưng hàng tuần cứ vào chủ nhật K lại
phải hầu tòa, và cuối cùng dù không biết nguyên do cái chết của mình K
vẫn bị xử tội chết.
3. K. phạm tội gì? Tòa án kết tội gì với K? đâu là nguyên nhân vụ việc?
Đọc toàn bộ câu chuyện ta có thể kể lại rành mạch quá trình K bị những tên
thanh tra đến thông báo lệnh bắt nhưng vẫn được đi làm, K đến tòa án, đến
văn phòng luật sư, đến nhà thờ và cuối cùng bị giết nhưng chúng ta cũng
như K hoang mang từ đầu đến kết hoàn toàn không biết K phạm tội gì.
Ngay cả người kết tội là tòa án cũng không nói rõ K mắc tội gì hay đơn
giản là không biết anh ta mắc tội gì. Họ thường làm việc với lịch không rõ
ràng,cụ thể,không có hỏi cung và cũng không có hồ sơ vụ án…mọi thứ đều
là bí ẩn, ngay cả những người đang đối mặt xét xử K họ cũng không có hồ
sơ của vụ án này. Ông thẩm phán nhầm K cả nghề nghiệp của K. Ta thấy rõ
sự phi lí nhưng càng không thể lí giải sự phi lí đó tại sao lại tiếp diễn.
Từ 2 câu trả lời trên, người đọc hay chính nhân vật K vẫn không thể giải
đáp được nguyên nhân vụ việc.
4. Trong câu chuyện ngụ ngôn huyền ẩn người giữ cửa, nếu người nông
dân kia được tự do ra đi, vì sao anh ta cứ bám lấy cánh cổng luật
pháp?
Câu chuyện ngụ ngôn huyền ẩn người giữ cửa là câu chuyện của một
linh mục kể cho Josef.K nghe tại nhà thờ.
Một người nông dân muốn vào bên trong cánh cửa Pháp Luật nhưng người
lính gác không cho phép vào vì giả sử người nông dân có qua được cửa của
hắn thì bên trong cánh cổng đó còn rất nhiều cánh cửa khác đáng sợ hơn.
13
Người nông dân kiên nhẫn chờ đợi trên chiếc ghế đẩu mà lính gác đưa cho.
Anh ta tìm đủ mọi thứ hối lộ tên lính gác. Lính gác nhận tất với lí do để cho
anh ta yên tâm vì hắn đã phục vụ hết sức. Anh ta chờ mãi, chờ mãi đến khi
già nua, đến khi Thần Chết sắp bắt anh ta đi, anh ta mới kêu tên lính gác cúi
thấp xuống và ghé vào tai hắn thều thào: “… Tại sao từ bấy đến nay, ngoài
tôi ra, chẳng có ai đến xin ông cho vào?”. Tên lính gác gào vào tai anh ta:
“Ngoài ông ra chẳng ai có quyền vào đây, vì lối này làm ra chỉ để cho ông
mà thôi, bây giờ tôi đi đóng lại đây”.
Vậy nếu người nông dân được tự do ra đi, vì sao anh ta cứ bám lấy cánh
cổng Pháp Luật? Mỗi người với sự cảm nhận khác nhau về tác phẩm, khác
nhau về quan niệm sống sẽ có một sự trả lời riêng.
Theo suy nghĩ của chúng tôi, sự chờ đợi trong nhiều năm của người nông
dân là một sự tự nguyện, không có ai bắt ép anh ta cả. Anh ta hoàn toàn có
quyền tự do đi bất cứ nơi đâu chỉ trừ cánh cổng Pháp Luật có tên lính gác
canh giữ. Trước hết, chúng ta phải hiểu anh ta đến đây với mong muốn
được vào cánh cổng Pháp Luật. Đó là hình ảnh ấn dụ của người lao động
muốn tìm hiểu hai khiếu nại gì đó liên quan đến Pháp Luật. Mong muốn đó
khiến anh ta chờ đợi trong nhiều năm, đến khi chết. Thứ hai, Theo tôi, đó là
do sự ngu muội của người nông dân. Anh ta trong cái nhìn hạn hẹp của
mình chỉ nhận ra cánh cổng Pháp Luật này trong khi vẫn có rất nhiều cánh
cổng Pháp Luật khác. Anh ta bám lấy cánh cổng Pháp Luật với hi vọng một
ngày sẽ được mời vào bên trong. Rồi dần dần anh ta quên mất sự bí hiểm
bên trong cánh cổng đó mà tập trung chú ý tới tên lính gác cổng và những
thứ xung quanh hắn. Anh ta bám lấy cánh cổng Pháp Luật vì tò mò về tên
lính gác cổng. Anh ta bám lấy cánh cổng Pháp Luật để kiểm định và cuối
cùng phải gỡ đáp thắc mắc bằng cách thều thào vào tai tên lính gác cổng
rằng sao ngoài anh ta ra không một ai đến xin vào nữa. Anh ta bám lấy cánh
cổng Pháp Luật vì trong suy nghĩ của anh ta, ngoài cánh cổng này sẽ chẳng
còn cánh cổng nào khác dành cho anh ta cả.
IV. J.K - Nỗi hoang mang của con người trước thực tại vô hình bí ẩn
Sau khi gấp lại trang cuối cùng của “Vụ án”, cảm giác đầu tiên là hẫng. K
chết, vậy là kết thúc “Vụ án”. Phạm nhân bị xử tội, bản án coi như được hoàn
thành nhưng nếu suốt một năm trời nhân vật K hoang mang, bị giày vò trong
sự mơ hồ, quẩn quanh thì kết thúc tiểu thuyết, người đọc lại tiếp tục tinh thần
14
của K, đó là sự mệt mỏi và bão hòa suy nghĩ, phán đoán trước tất cả. Hàng
loạt câu hỏi được đặt ra? Sự giải đáp phải chăng cũng là phán đoán chủ quan.
J.K và 1 vở kịch lớn của cuộc đời
Cuộc đời K dừng lại sau lưỡi dao xoáy sâu vào tim hệt như một vở bi kịch đến
hồi kết, kéo màn. Cuộc đời K trong 1 năm đối mặt với bản án là vở kịch. Ngay
bản thân nhân vật K cũng nhầm tưởng ban đầu và không nguôi suy nghĩ mọi
thứ là trò đùa, những người giày vò anh trong 1 năm kia cũng chỉ là những
diễn viên. Anh ta cũng như một con rối. Một con rối lạc lối, cần sự dẫn dắt,
mỗi bước đi hoang mang của anh ta, anh ta gặp rất nhiều, rất nhiều người chìa
ta ra giúp đỡ, mỗi sự giúp đỡ rút ở anh ta một cọng rơm và chẳng đem lại cho
K một điều gì . Đến cuối cùng, anh ta quen với sự mất mát, trơ trọi để người ta
xách đi như một cái xác khô. Bản thân K bất lực trong nỗi hoang mang, anh ta
không làm ra một cái kết khác cho những bản án giống nhau. Đơn giản anh ta
là kẻ bị kết tội và bị xử tội. Đọc “Vụ án”, người viết như chìm trong hàng loạt
những suy nghĩ chồng chất của nhân vật, K biết suy nghĩ, biết thắc mắc với
phi lí, biết kiếm tìm lẽ phải giữa mờ mịt ngàn vạn phi lí nhưng tất cả chỉ diễn
ra trong cái đầu nhỏ bé của anh ta. K không làm được gì khác ngoài suy nghĩ
và lời nói chẳng mấy giá trị của mình. Cuộc đời anh ta không do anh ta làm
chủ, cái chết của K là sự trừng phạt hay sự giải thoát?
Ta bắt gặp ở “Vụ án” và “Hóa thân” sự tương đồng ở nghi ngờ thực tại không
có thật. Nếu trong “Hóa thân”, Grego cho việc mình biến thành bọ chỉ là một
cơn ác mộng, đó là cơn ác mộng dài mà bản thân Grego cho rằng mình không
thể thức dậy khỏi cơn ảo giác thì đến “Vụ án” K bị lôi dậy khỏi giường, anh ta
đặt ra hàng loạt câu hỏi: “những đứa này là ai thế nhỉ? Chúng nói chuyện gì
vậy? Chúng thuộc sở nào? ” , cho việc những tên thanh tra đến nhà anh là
một trò đùa, một vở kịch. Ngay từ đó, anh ta quyết định: “Họ đóng kịch ư, thì
anh cũng đóng kịch”. Vô thức, anh ta đã bước vào một vở kịch.
Ta thấy được Grego và K (có lẽ cả chúng ta) trước một sự kiện đột ngột xảy
ra, thường tìm đến cái cớ mọi thứ là mơ, không có thật, là một vở kịch, một trò
đùa để xoa dịu chính mình. Rồi một lúc nào đó, họ chết ngay trong cuộc đời
mà họ nghĩ là không có thật. Grego chết cứng dưới hình dạng một con bọ bởi
quả táo ngườ cha ném làm gãy đôi người. K lặng lẽ chờ đợi cái chết như một
sự hiển nhiên, cho hai tên đao phủ là “diễn viên già loại xoàng” hỏi bọn chúng
: “các anh diễn ở rạp hát nào?” Câu hỏi kì lạ của K và hai tên đao phủ ú ớ
15
không trả lời được hệt như một trò khôi hài. K không phản kháng bất cứ điều
gì, không hỏi bất cứ gì liên quan đến bản kết tội, mặc nhiên đi theo.
Vậy những suy nghĩ, đấu tranh suốt 1 năm qua trong đầu anh ta để làm gì, cái
mở luẩn quẩn ấy chẳng khai mở cho K được gì mà càng đưa anh ta vào mờ
mịt hơn. Anh ta không thể trả lời, không thể hiểu và có lẽ cũng chẳng thiết
hiểu gì nữa. Câu nói cuối cùng của K : “Như một con chó”, câu nói ấy chỉ đến
ai, phải chăng là chính bản thân K, phải chăng có ai đó đáng khinh như 1 con
chó, đầu hàng câm lặng và chết như một con chó. Bản thân một con chó nhiều
khi không hiểu được vì sao nó sống và nó chết. K không còn là người chứng
kiến vở kịch nữa mà anh ta cũng là 1 thành viên của vở kịch. Đây là vòng luẩn
quẩn mờ mịt, điều này khiến tôi liên tưởng đến một bộ phim nói về một nhóm
người nghiên cứu những sinh vật trong những căn phòng mà sinh vật đó lại
tưởng chừng như mình đang tồn tại trong một thế giới duy nhất, người nghiên
cứu khi vô tình mở một cánh cửa mới hoảng hốt nhìn ra họ cũng đang tồn tại
trong một căn phòng và bản thân họ cũng là những sinh vật đang bị soi xét.
Những cánh cửa cứ mở ra, mở ra… Ta không biết được điểm cuối cùng và kết
thúc, ta không biết ta là ai giữa điểm dừng của lí trí. Cuộc sống nhìn tưởng
đơn giản nhưng con người không biết họ lạc lối và cô độc trong sâu thẳm nội
tâm mình. Không phải vô cớ mà thời gian, không gian và ngay cả vụ án tất cả
đều mờ mịt. Những người trong bộ máy tòa án đã quen sống với thế giới áp
mái, với họ đó là nơi tuyệt vời nhất còn với K đó là nơi kinh khủng nhất.
Những người bị kết tội khác cũng dần dần quen với không khí tòa án, nếu K
thường xuyên tới, e hắn ta cũng sẽ quen. Thói quen là một thứ đáng sợ. K đã
sống trong vụ án, trong lối mờ mịt một năm trời và anh ta quen, quên mất cả
sự phản kháng, quên mất cả suy nghĩ. Cuối cùng lí trí hay lòng tin, nói cho
cùng là bản thân K đã bỏ rơi K.
Vậy K xem cuộc đời như hắn là một diễn viên, một người xem kịch. Chúng ta
đọc “Vụ án” cũng như xem một vở kịch dài. Kết thúc rồi vẫn chưa thể lí giải
nổi, rốt cục Vụ án đó là gì? Cũng như câu hỏi của K : bị kết tội gì? Cũng như
người nông dân bên câu chuyện huyền ẩn về cánh cửa, đến chết vẫn không rời
cánh cửa đó. Phải chăng, căn bệnh ấy là chung cho cả loài người?
16
Tài liệu tham khảo
1. Kafka, Lộc Phương Thủy dịch từ bản tiếng Pháp: R. Garaudy, Về một chủ nghĩa
hiện thực vô bờ bến (D’un réalisme sans rivages), Plon,1963. Nguồn:
2. Nghệ thuật Franz Kafka, tính chất mê cung
/>3. Thân phận con người trong truyện ngắn "Hoá thân" của Franz Kafka, NGUYỄN
THỊ GIANG, />nguoi-trong-truyen-ngan-Hoa-than-cua-Franz-Kafka.html
4. Tính chất mê cung trong tác phẩm của Kafka, Lê Từ Hiển - Lê Minh Kha
/>option=com_content&view=article&id=25:tinh-cht-me-cung-trong-tac-phm-ca-
franz-kafka&catid=17:nckh-gv&Itemid=24
5. Từ điển Văn học-bộ mới, Đỗ Đức Hiểu (chủ biên), NXB Thế giới, 2004
6. Tuyển tập tác phẩm : hóa thân, vụ án, lâu đài, truyện ngắn, nhật kí, thư - Franz
Kafka ; Nguyễn Văn Dân dịch,NXB Hội nhà văn, 2003
7. Vài suy tư về Kafka, Nguyễn Tiến Văn dịch , trích từ Illuminations, Hannah
Arendt biên tập và đề tựa, 1968, bản dịch từ tiếng Đức của Harry Zohn - Tạp chí
Sông Hương, số 283/09-2012 - />tuc/p0/c7/n10832/Vai-suy-tu-ve-Kafka.html
8. Văn học phương Tây giản yếu , Lê Văn Chín , NXB Đại học sư phạm T.P. Hồ Chí
Minh, 1992
9. Văn học phương Tây, Đặng Anh Đào-Hoàng Nhân-Lương Duy Trung…, NXB
Giáo dục Việt Nam, 2012
17