Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Người Bệnh Viêm B Gan Nên Làm Gì ? ppsx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (94.7 KB, 5 trang )

Người Bệnh Viêm B Gan Nên Làm Gì ?

Người bị viêm gan B nên làm gì?
Như đã trình bày kỳ trước, đa số những người bị viêm gan B cấp tính
thường tự khỏi bệnh một cách tự nhiên. Những người sau đó phát triển thành
viêm gan B mạn tính nên đi khám với một bác sĩ chuyên về gan để thảo luận
về các phương thức điều trị tùy theo từng trường hợp cụ thể.
Bên cạnh việc chích ngừa phòng viêm gan A và thăm bác sĩ thường
kỳ để theo dõi sự tiến triển của bệnh cũng như có thể phát hiện sớm ung thư
gan, một biến chứng của viêm gan B, một số vấn đề khác mà người bị viêm
gan B mạn tính thường thắc mắc và nên biết là:
-Cách ăn uống: Tuy một số người vẫn hay cho rằng cần phải tránh
những thức ăn làm “nóng gan,” cho đến nay (theo Tây y), không có một
cách ăn uống đặc biệt nào đã cho thấy là có thể làm cải thiện dự hậu của
viêm gan B mạn tính. Cách ăn uống tốt nhất đối với người bị viêm gan B,
vẫn là một chế độ ăn lành mạnh của người mạnh khỏe bình thường. Nguyên
tắc của cách ăn uống lành mạnh là cân bằng, đa dạng và vừa phải.
-Ðiều cần chú ý nhất trong việc ăn uống của người viêm gan B mạn
tính là tránh rượu. Ngay cả một ít rượu bia hay bất kỳ một lượng nhỏ chất
nào chứa rượu (alcohol) đều có thể làm tệ đi tình trạng của gan ở một người
bị viêm gan B mạn tính.
-Thể dục rất tốt cho sức khỏe nói chung, và có thể cơ thể mạnh khỏe
sẽ ảnh hưởng tốt một phần nào đến chức năng của các bộ phận của cơ thể
(trong đó có gan). Tuy nhiên, (cho tới nay) chưa có nghiên cứu nào cho thấy
thể dục có ảnh hưởng đến số lượng virus trong cơ thể.
-Thuốc men: Rất nhiều thuốc được chuyển hóa ở gan, do đó nên thảo
luận với bác sĩ và dược sĩ và thông báo với họ tình trạng gan của mình trước
khi bắt đầu bất cứ một thứ thuốc nào, dù là thuốc được kê toa hay thuốc có
thể mua không cần toa bác sĩ; thuốc tây, thuốc ta hay thuốc tàu. Nói chung,
trừ khi gan đã bị xơ, hầu hết các thuốc tương đối an toàn đối với người bị
viêm gan B giống như đối với người bình thường trừ một số trường hợp


ngoại lệ.
Một trong những trường hợp mà thuốc có thể ảnh hưởng đến gan của
người bị viêm gan B mạn tính dù chưa bị xơ gan, là thuốc rất thường dùng
acetaminophen (Tylenol). Cẩn thận nhất là tránh thuốc này nếu bị viêm gan
B nếu không thật cần thiết. Và trong trường hợp chức năng gan vẫn còn
tương đối bình thường, gan chưa bị xơ, liều tối đa của thuốc này trong 24
tiếng đồng hồ không nên quá 2 gram.
Một lần nữa, cẩn thận nhất, như đã nói trên, vẫn là nên thảo luận với
bác sĩ hoặc/và dược sĩ khi bắt đầu bất cứ một thứ thuốc gì. Cần chú ý là có
thể một số thuốc dùng được khi chức năng gan vẫn tương đối bình thường
(dù đã bị viêm gan B mạn tính), nhưng khi viêm gan đã phát triển, có thể
thuốc đó có thể cần phải giảm liều hay không còn dùng được, và nếu thật
cần dùng thì bác sĩ sẽ cần phải theo dõi chức năng gan một cách chặt chẽ.
-Các loại dược thảo: Mặc dù có rất nhiều quảng cáo và “nghiên cứu”
của các hãng bán dược thảo cho rằng thuốc này hay thuốc nọ có thể “chữa
bệnh gan”, cần phải cẩn thận đối với các loại dược thảo này. Cho đến nay,
chưa có nghiên cứu nào một cách độc lập và khoa học chứng minh tác dụng
của các dược thảo đối với viêm gan B, trái lại một số dược thảo có thể liên
quan đến việc nhiễm độc gan một cách trầm trọng. Nên tránh hoặc ít nhất
nên báo cho bác sĩ biết để theo dõi chức năng gan cẩn thận.
-Một điều chúng ta vẫn thường không chú ý lắm là sự nâng đỡ về tinh
thần, chia sẻ thông tin với những người đồng bệnh (tương lân) là một cách
rất tốt để theo dõi các cách điều trị, những điều nên và không nên làm, và
giữ vững tinh thần, một điều rất tốt cho sức khỏe nói chung. Các hội của
những người cùng bị bệnh viêm gan, và nhiều tổ chức khác thường có các
nhóm nâng đỡ (support groups) kiểu này.
-Quan hệ trong gia đình cũng quan trọng. Nên cho những người trong
gia đình cùng thảo luận với bác sĩ về cách lây của bệnh để tránh và đồng thời
không phải lo sợ không cần thiết. Cách tốt và cẩn thận nhất để tránh lây
nhiễm sang những người sống chung nhà vẫn là nên thử máu để biết ai chưa

bị và chưa có miễn dịch với viêm gan B, và nên chích ngừa cho những người
này.
-Cần nhắc lại là cần cẩn thận, nhưng cũng không nên lo sợ quá đáng
khi người cùng nhà bị viêm gan B (mình cũng “mệt,” mà người bệnh có thể
tủi thân, mặc cảm không cần thiết). Bệnh viêm gan B chỉ lây qua đường máu
và giao hợp. Cha mẹ ngủ chung với con cái, ôm nhau, dùng chung cầu tiêu,
ăn uống chung, vân vân, miễn là không có giao hợp hoặc tiếp xúc với máu
của người bệnh (như dùng chung kim chích, lưỡi lam cạo râu, bàn chải đánh
răng), đều không làm cho bệnh viêm gan B lây lan.
Tóm lại, viêm gan B là một bệnh tương đối rất thường gặp trong cộng
đồng Việt Nam, bệnh có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm như xơ gan
và ung thư gan. Ðây là một bệnh có thể ngừa được, bằng cách chích ngừa,
tình dục an toàn và tránh sự lây truyền qua đường máu, thường gặp hàng
ngày là dùng chung dao cạo, bàn chải đánh răng, kim châm cứu, kim xâm
Một tỉ lệ nhỏ bệnh nhân, sau giai đoạn cấp tính có thể chuyển sang giai đoạn
mạn tính và các biến chứng xơ gan, ung thư thường xảy ra trong các trường
hợp này. Bệnh có thể chữa được trong nhiều trường hợp, tốt nhất là bởi các
bác sĩ chuyên khoa.
Thân mến
Bác Sĩ Nguyễn Trần Hoàng

×