Tải bản đầy đủ (.doc) (138 trang)

luận văn nghệ thuật kể chuyện trong phim rừng nauy của trần anh hùng và tiểu thuyết cùng tên của haruki murak

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (626.88 KB, 138 trang )

Khoá luận tốt nghiệp khoá QH- 2007 -X
PHIM RỪNG NAUY
(Chuyển thể từ tiểu thuyết Rừng Nauy của nhà văn Haruki Murakami)
Đạo diễn: Trần Anh Hùng
Sản xuất: Kameyama Chihiro , Shinji Ogawa
Kịch bản: Tiểu thuyết : Murakami Haruki
Chuyển thể: Trần Anh Hùng
Diễn viên: Kikuchi Rinko
Matsuyama Kenichi
Mizuhara Kiko
Âm nhạc: Jonny Greenwood
Quay phim : Lý Bình Tân
Thời lượng: 120 phút
Quốc gia: Nhật Bản
Ngôn ngữ: tiếng Nhật
Nguyễn Thị Yến – K52 Văn học
1
Khoá luận tốt nghiệp khoá QH- 2007 -X
Công chiếu: 2010
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Không thể phủ nhận những thành quả mà điện ảnh mang lại trong hành trình
khám phá và phản ánh đời sống của con người, mang những câu chuyện kỳ thú
trên thế giới phiêu du ngay trước mắt người xem. Có thể nói, điện ảnh là một
loại hình nghệ thuật trẻ tuổi nhất và chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của các loại hình
nghệ thuật gần gũi hình thành nên một loại hình nghệ thuật tổng hợp. Trong
tương quan đó, điện ảnh chịu ảnh hưởng hết sức mạnh mẽ của văn học ngay từ
khi mới ra đời. Giữa hai loại hình này có mối quan hệ hết sức bền vững. Điện
ảnh lấy cảm hứng, chất liệu từ mạch nguồn phong phú của kho tàng văn học,
tiếp thu kinh nghiệm nghệ thuật và các thủ pháp biểu hiện của văn học và ngược
lại “điện ảnh cũng làm thay đổi tiểu thuyết”. Như vậy trong quá trình kế thừa


những tinh hoa nghệ thuật của văn học cũng như các loại hình khác, điện ảnh
cũng “dần dần tích luỹ được những thủ pháp nghệ thuật của mình, sáng tạo ra
ngôn ngữ riêng của mình” [13; 39]. Xét về phương thức biểu hiện, văn học là
ngôn ngữ của ngôn từ và điện ảnh là ngôn ngữ của hình ảnh đã dẫn đến nghệ
thuật kể chuyện của hai loại hình khác nhau.
Khi tiếp nhận một bộ phim hay một cuốn tiểu thuyết, điểm hấp dẫn không
chỉ là những yếu tố cấu thành tác phẩm mang tính chất đặc thù của thể loại mà
còn có một yếu tố tiên quyết là cách thức mà nhà văn và đạo diễn kể câu chuyện
đó như thế nào. Vấn đề nghệ thuật kể chuyện đóng vai trò quan trọng trong tác
phẩm văn học và tác phẩm điện ảnh vì đó là con đường đi đến với công chúng
thưởng thức nghệ thuật. Cùng một chủ đề đề tài, cùng một câu chuyện nhưng ở
mỗi loại hình nghệ thuật lại được hiện hình với một hình thức khác nhau bởi
ngôn ngữ đặc trưng riêng. Nghiên cứu về cách kể hay chính là nghệ thuật kể
chuyện trong điện ảnh so với tiểu thuyết là một hướng đi rất mới mẻ và đầy thú
Nguyễn Thị Yến – K52 Văn học
2
Khoá luận tốt nghiệp khoá QH- 2007 -X
vị. Cách tiếp xúc này giúp ta có cách thâu tóm và chạm tay gần nhất để bóc tách
những đặc trưng của điện ảnh so với văn học. Ngày nay, vấn đề chuyển thể tác
phẩm văn học sang tác phẩm điện ảnh ngày càng trở nên quen thuộc. Các tác
phẩm văn học được ưa thích đã trở thành nguồn cảm hứng vô tận đối với các bộ
phim. Câu chuyện trong tác phẩm văn học khi được chuyển thể lên phim dù
muốn hay không cũng được đạo diễn thể hiện theo trận đồ kể chuyện của điện
ảnh.
Tiểu thuyết Rừng Nauy của Haruki Murakami được xuất bản năm 1987 thực
sự là một hiện tượng lạ với bốn triệu bản sách và theo thống kê cứ bảy người
Nhật thì có một người đọc. Cuốn sách nhanh chóng trở thành bestseller ở bất cứ
nơi đâu xuất hiện, trở thành cuốn sách gối đầu giường của giới trẻ Nhật Bản nói
riêng, giới trẻ thế giới nói chung và đã đưa tác giả của nó lên thành một trong
những nhà văn hàng đầu của Nhật Bản. Glasgow Hirald đã nhận xét “Một câu

chuyện xúc động đến ngạt thở… Không nghi ngờ gì Murakami là một trong
những tiểu thuyết gia tinh tế nhất thế giới”. Đây là một câu chuyện “khắc hoạ
những khát vọng bất thành của tuổi thanh xuân, những tư tưởng quá khích, sự
lựa chọn cái chết và quá trình trưởng thành - một thứ kinh nghiệm mà ai cũng
phải trải qua trong đời. Nó vừa mạnh mẽ, vừa tinh tế, giàu tình gợi dục và cả
chất thơ”. Chính vì thế, khi đạo diễn Trần Anh Hùng chuyển thể câu chuyện lên
phim Rừng Nauy đã gây một làn sóng dư luận lớn như đã từng có khi tiểu thuyết
ra đời. Mọi người tò mò về sự hiện hình bằng hình ảnh của câu chuyện được thể
hiện như thế nào và đã chuyển tải được tinh thần của câu chuyện hay chưa?
Để bộ phim Rừng Nauy được đưa lên màn ảnh là những nỗ lực không mệt
mỏi của đạo diễn Trần Anh Hùng trong suốt bốn năm ròng thuyết phục nhà văn
Haruki Murakami cùng sự đóng góp của cả ekip làm phim. Câu chuyện trong
tiểu thuyết Rừng Nauy của Haruki Murakami được chuyển thể lên màn ảnh với
một ngôn ngữ hoàn toàn mới, ngôn ngữ của hình ảnh. Nghiên cứu nghệ thuật kể
chuyện trong phim Rừng Nauy của Trần Anh Hùng và tiểu thuyết cùng tên của
Haruki Murakami là một hướng đi mang lại cho chúng ta những hiểu biết thú
Nguyễn Thị Yến – K52 Văn học
3
Khoá luận tốt nghiệp khoá QH- 2007 -X
vị. Lựa chọn đề tài này, người viết muốn đóng góp một phần nho nhỏ trong việc
lý giải ngôn ngữ của điện ảnh so với ngôn ngữ của văn học và cách Trần Anh
Hùng dùng để chuyển thể tiểu thuyết Rừng Nauy của Haruki Murakami lên màn
ảnh.
2. Lịch sử vấn đề
Ra đời muộn nhưng điện ảnh đã có những tiếp thu khá thú vị của các ngành
nghệ thuật khác hình thành cho mình những đặc trưng riêng. Xét về nghệ thuật
kể chuyện hay còn gọi là nghệ thuật tự sự, nghệ thuật trần thuật là khái niệm
được sử dụng khá rộng rãi trong lĩnh vực nghiên cứu của văn học và điện ảnh.
Đây được coi là ngành nghiên cứu then chốt và rất được chú trọng trong việc
phân tích và phê bình phim trong tương quan với các văn học.

Nghiên cứu nghệ thuật kể chuyện hay chính là nghiên cứu cấu trúc tự sự học
trong văn học được giới nghiên cứu và phê bình đặc biệt quan tâm. Ra đời từ
năm 1969, thuật ngữ “tự sự học” là danh xưng do nhà nghiên cứu Tezvetan
Todorov đưa ra khởi đầu cho một ngành nghệ thuật nghiên cứu tự sự. Đây là sự
tiếp nối cho công trình nghiên cứu Thi pháp học của Aristote. Trong công trình
này đã chỉ ra cấu trúc cơ bản của một văn bản tự sự.
Ở Việt Nam, nhà nghiên cứu Trần Đình Sử có công trình nghiên cứu Tự sự
học và Lại Nguyên Ân có công trình Về việc mở ra môn trần thuật học trong
ngành nghiên cứu văn học ở Việt Nam là những bước đầu ghi dấu ấn nghiên cứu
tự sự trong văn học.
Đến với điện ảnh, nghiên cứu nghệ thuật kể chuyện được rất nhiều học giả
quan tâm và đề cập đến trong khá nhiều các công trình nghiên cứu chuyên sâu
về điện ảnh.
Trong công trình Nghệ thuật điện ảnh (Film art) của David Bordwell và
Kristin Thomspon đã dành một phân cuốn sách cho việc nghiên cứu tự sự trong
phim. Toàn bộ chương ba của cuốn sách với nhan đề Phim tự sự như một hệ
thống hình thức đã tập trung nghiên cứu phương thức thể hiện của điện ảnh
trong việc kể chuyện theo hướng tự sự học.
Nguyễn Thị Yến – K52 Văn học
4
Khoá luận tốt nghiệp khoá QH- 2007 -X
Tác giả Warren Buckland với công trình nghiên cứu Tìm hiểu phim (Film
studies) người dịch Phạm Ninh Giang đã dành toàn bộ chương hai để viết về
Cấu trúc phim: tự sự và kể chuyện. Tự sự theo cách lý giải của nhà nghiên cứu,
đó là một loạt sự kiện có liên quan đến nhau theo chuỗi nguyên nhân - kết quả.
Nhà nghiên cứu Manfred Jahn và công trình nghiên cứu Nhập môn phân tích
phim theo trần thuật học (A Guide Narratological Film Analysis, Poem, anh
Prose: A Guide to the Theory of Literary Genres) đã có những nghiên cứu cụ
thể về phương thức thể hiện kết cấu, trần thuật và điểm nhìn trong điện ảnh. Đặc
biệt, công trình đã những ví dụ phim và phân tích nó dưới góc nhìn tự sự học

giúp ta có cách nhận diện câu chuyện được kể như thế nào trên phim.
Nhà nghiên cứu Timothy Corrigan trong cuốn sách Hướng dẫn viết về phim
(A Short Guide to Writing about Film - người dịch Đặng Nam Thắng, Phạm
Xuân Thạch hiệu đính) đã giành gần như toàn bộ chương ba Những thuật ngữ
và chủ đề phân tích phim và viết phê bình phim, đề cập đến các khái niệm tự sự,
nhân vật và điểm nhìn như một sự quan tâm đáng chú ý trong công việc nghiên
cứu điện ảnh. Trong chương này nhà nghiên cứu đã đi sâu vào khai thác những
đặc điểm rất xác thực về dàn cảnh, dựng phim, âm thanh, ánh sáng,… trong
cách kể chuyện của điện ảnh mang lại cho chúng ta cái nhìn cụ thể về điện ảnh.
Ở Việt Nam, chúng tôi được tiếp xúc với công trình Những vấn đề lý
luận kịch bản phim, tác gải Đoàn Minh Tuấn, giảng viên khoa Điện ảnh trường
Đại học sân khấu điện ảnh cũng trình bày một vấn đề về Cấu trúc tự sự và
những vấn đề liên quan.
Từ đây có thể thấy, vấn đề nghiên cứu tự sự học hay chính nghệ thuật kể
chuyện trong văn học và điện ảnh được quan tâm đặc biệt. Các công trình dù
lớn hay nhỏ đều góp phần làm cụ thể hơn những lý thuyết về nghệ thuật kể
chuyện.
Đặc biệt, nghiên cứu nghệ thuật kể chuyện trong mối tương quan giữa văn
học và điện ảnh cũng được quan tâm trong các công trình nghiên cứu từ sách
xuất bản đến các bài đăng tạp chí hay khoá luận. Các công trình Bàn về cải biên
Nguyễn Thị Yến – K52 Văn học
5
Khoá luận tốt nghiệp khoá QH- 2007 -X
tiểu thuyết thành phim của Hạ Diễn và Dương Thiên Hỷ, Bàn về viết truyện
phim đạo diễn phim và diễn viên điện ảnh của V.Pu-đốp-kin, Đốp-gien-cô và
điện ảnh của I.Vaisphen, Phê bình phim Sta-pa-ep của N.Alê- bê-đep,… là
những nghiên cứu sâu sắc trong mối quan hệ giữa văn hcọ và điện ảnh. Bên
cạnh đó, còn có các bài đăng trên các tạp chí đưa ra những nghiên cứu đầy hữu
ích về lý thuyết trần thuật học giữa văn học và điện ảnh:
- Bài viết So sánh mĩ học tiểu thuyết và mĩ học điện ảnh của Magnin đăng

trên Điện ảnh Thế giới số 3.1983.
- Bài viết Lí luận trần thuật học đương đại và trần thuật học điện ảnh của
Lý Hiển Kiệt đăng trên tạp chí Đại học sư phạm Hoa Trung, số 6.1999.
- Bài viết Tính đối thoại của kết cấu trần thuật điện ảnh của La Nhạc đăng
trên Điện ảnh đương đại số 2.2005
- Bài viết Mối quan hệ giữa trần thuật học văn học và trần thuật học điện ảnh
đăng trên .
Và còn nhiều bài viết khác.
Trong các trường đại học cũng có các công trình khoá luận nghiên cứu về tác
phẩm văn học và phim truyện chuyển thể trên một số phương diện của nghệ
thuật tự sự:
- Mật mã điện ảnh Vinci - Từ tiểu thuyết đến điện ảnh (so sánh tác phẩm văn
học và tác phẩm điện ảnh) của Hà Thị Phượng (2007).
- Kết cấu, người kể chuyện và không gian trong phim Rashomon của đạo
diễn Kurosawa dưới góc nhìn trần thuật học của Đoàn Thị Bích Thuỳ (2008).
- Bộ phim Hồi ức của một Geisha dưới góc nhìn tự sự học của Hoàng Thi
Nga (2010).
- Tự sự và cấu trúc tự sự trong phim Vertigo của Alfred Hitchcock (nhìn từ
góc độ cấu trúc ba hồi, quan hệ nhân quả, người kể chuyện và không - thời gian)
của Thế Thị Vân (2010).
- Tiếp cận liên văn bản văn học và điện ảnh qua tác phẩm Người Mỹ trầm
lặng, công trình nghiên cứu khoa học.
Nguyễn Thị Yến – K52 Văn học
6
Khoá luận tốt nghiệp khoá QH- 2007 -X
- Tiểu thuyết Bến không chồng và bộ phim cùng tên thông qua vấn đề liên
văn bản, công trình nghiên cứu khoa học của Lê Thị Tuân (2011).
- Vấn đề chuyển thể tác phẩm văn học sang tác phẩm điện ảnh (từ góc nhìn
tự sự) (2010) của Đỗ Thị Ngọc Điệp.
Và nhiều công trình khác nữa đã cho thấy việc nghiên cứu tác phẩm điện ảnh

trong tương quan với văn học được quan tâm rất mạnh mẽ.
Tuy nhiên, nghiên cứu phim Rừng Nauy của đạo diễn Trần Anh Hùng trong
quan hệ với tiểu thuyết cùng tên của Haruki Murakami thì đến nay chưa có công
trình nào. Bởi bộ phim Rừng Nauy vừa mới ra mắt chưa được bao lâu nên chỉ
có những bài bình luận trên các báo và tạp chí, trên các trang web. Với đề tài
này, người viết muốn đưa ra một đóng góp nhỏ trong việc tìm hiểu tiểu thuyết
và bộ phim chuyển thể theo hướng tiếp cận nghệ thuật kể chuyện.
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của khoá luận là tác phẩm điện ảnh Rừng Nauy của
đạo diễn Trần Anh Hùng và tiểu thuyết cùng tên của nhà văn Haruki Murakami.
Trong đó, người viết tập trung ở phạm vi nghiên cứu những yếu tố trong nghệ
thuật kể chuyện: cốt truyện, kết cấu, người kể chuyện, điểm nhìn, nhân vật,
không gian thời gian, ngôn ngữ kể chuyện.
3. Phương pháp nghiên cứu
Các phương pháp chính được sử dụng trong khoá luận:
- Phương pháp phân tích tổng hợp.
- Phương pháp so sánh, đối chiếu.
- Phương pháp khảo sát, thống kê.
- Phương pháp liên ngành.
4. Mục đích nghiên cứu và ý nghĩa của khoá luận
Vận dụng lý thuyết trần thuật học trong văn học và trần thuật học trong điện
ảnh cùng việc khảo sát cuốn tiểu thuyết và tác phẩm điện ảnh chuyển thể, người
viết muốn phân tích nghệ thuật kể chuyện của mỗi loại hình từ một câu chuyện.
Nguyễn Thị Yến – K52 Văn học
7
Khoá luận tốt nghiệp khoá QH- 2007 -X
Từ đó, làm sáng tỏ được cách mà nhà văn và đạo diễn thể hiện câu chuyện như
thế nào bằng chính những đặc trưng của loại hình thông qua các yếu tố: cốt
truyện, kết cấu, người kể chuyện, điểm nhìn, nhân vật, không gian, ngôn ngữ kể
chuyện. Thực hiện được như vậy, khoá luận sẽ góp một phần nhỏ trong việc lý

giải lợi thế kể chuyện của mỗi loại hình điện ảnh và văn học.
5. Cấu trúc khoá luận
Khoá luận với đề tài “Nghệ thuật kể chuyện trong phim Rừng Nauy của Trần
Anh Hùng và tiểu thuyết cùng tên của Haruki Murakami”, ngoài phần mở đầu
và kết luận, khoá luận gồm có các 4 chương:
Chương I: Cơ sở lý luận và thực tiễn
Chương II: Cốt truyện và kết cấu
Chương III: Người kể chuyện, điểm nhìn, nhân vật
Chương IV: Không gian và ngôn ngữ kể chuyện
Cuối cùng là Tư liệu tham khảo.
Nguyễn Thị Yến – K52 Văn học
8
Khoá luận tốt nghiệp khoá QH- 2007 -X
PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG I
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1. Cơ sở lý luận .
Những vấn đề lý luận về nghệ thuật kể chuyện.
Nghệ thuật kể chuyện trong văn học.
Khi nghiên cứu phê bình tác phẩm văn học chúng ta không thể không nhắc
đến nghệ thuật kể chuyện hay còn gọi là nghệ thuật trần thuật, nghệ thuật tự sự.
Đó là phương diện thi pháp quan trọng, là linh hồn, là cốt lõi của một tác phẩm,
đồng thời cũng là dụng công, tâm huyết của nhà văn khi sản sinh ra đứa con tinh
thần của mình. Khi chúng ta tiếp xúc với một tác phẩm văn học: truyện ngắn,
tiểu thuyết, kịch,… là chúng ta đang tiếp cận với một câu chuyện, người đọc cứ
dần dần đắm mình vào thế giới của câu chuyện đó. Để có một tác phẩm lay
động được tâm hồn của người đọc, mỗi nhà văn không chỉ sáng tạo ra một câu
chuyện cảm động mà còn là cách đưa câu chuyện đến với độc giả. Có thể thấy,
vấn đề nghệ thuật kể chuyện chiếm vị trí khá quan trọng trong việc tạo nên
thành công cho tác phẩm. Ngày nay, người ta không quá quan tâm đến nội dung

câu chuyện mà họ quan tâm nhiều hơn cả là cách nhà văn kể câu chuyện đó.
Khái niệm Narratology (tiếng Anh) Narratologie (tiếng Pháp) được dịch là
nghệ thuật kể chuyện, nghệ thuật trần thuật, nghệ thuật tự sự. Đây là khái niệm
thu hút khá nhiều sự quan tâm của các nhà nghiên cứu phê bình văn học. Nghệ
thuật kể chuyện hay nghệ thuật trần thuật, nghệ thuật tự sự cũng đều là
phương thức tái hiện đời sống.
Khi bàn đến các phương tiện cơ bản của miêu tả tự sự, G.N.Pospelov trong
cuốn Dẫn luận nghiên cứu văn học xác định: “Đóng vai trò quyết định trong
loại văn học tự sự… là sự trần thuật học, tức là một câu chuyện về các sự kiện
xảy ra được kể từ phía người khác” [7; 66]. Bên cạnh đó, ông còn chỉ ra các
Nguyễn Thị Yến – K52 Văn học
9
Khoá luận tốt nghiệp khoá QH- 2007 -X
thành phần cơ bản của nghệ thuật kể chuyện: “Với sự trợ giúp của trần thuật,
miêu tả, bình luận, lời nói nhân vật trong các tác phẩm tự sự, cuộc sống được
nắm bắt một cách tự do và sâu rộng” [7; 68].
Theo Từ điển thuật ngữ văn học: “Tự sự là một phương thức tái hiện đời
sống trong toàn bộ tính khách quan của nó, tác phẩm tự sự bao giờ cũng có cốt
truyện, gắn với cốt truyện là một hệ thống nhân vật được khắc hoạ đầy đủ,
nhiều mặt hơn hẳn nhân vật trữ tình, kịch” [15; 385].
Có thể nói, nghệ thuật kể chuyện có một vai trò hết sức quan trọng trong tác
phẩm văn học bởi thông qua cấu trúc trần thuật đó người đọc không chỉ biết
được điều nhà văn muốn nói mà còn biết cách nhà văn nói ra điều đó. Để làm
được điều đó một tác phẩm văn học cần có sự đóng góp của nhiều thành tố: vai
trò của người kể chuyện, sự chuyển đổi phương thức trần thuật, điểm nhìn trần
thuật, kết cấu, giọng điệu, không gian,thời gian,… Kết cấu trần thuật gắn liền
với sự phát triển của cốt truyện. Nhà văn đã sử dụng những thủ pháp, phương
thức này để mang câu chuyện đến với độc giả, bộc lộ cách lý giải cuộc sống từ
cách nhìn riêng và cá tính sáng tạo của tác giả.
Yếu tố đầu tiên làm nên thành công cho tác phẩm văn học chính là cốt

truyện (plot), có vai trò quan trọng bậc nhất không thể thiếu. Loại bỏ cốt
truyện, tác phẩm văn học sẽ chuyển sang một dạng văn bản khác. Cốt truyện là
toàn bộ những sự kiện mà nhà văn đã kể lại trong văn bản tự sự mà người đọc
có thể kể lại được. G.N.Pospelov trong công trình Dẫn luận nghiên cứu văn học
cho rằng: “cốt truyện là tiến trình của các sự kiện” [7; 63]. Nhà nghiên cứu
V.B.Shklovsky cũng đề xuất cách hiểu: “cốt truyện là cách sắp xếp các sự kiện,
sự việc, tình tiết của chúng trong văn bản nghệ thuật” [24; 38]. Trong cuốn 150
thuật ngữ văn học, Lại Nguyên Ân cho rằng: “cốt truyện là sự phát triển hành
động, tiến trình các sự việc, các biến cố trong tác phẩm tự sự và kịch, đôi khi cả
trong các tác phẩm trữ tình” [16; 112]. Tuy mỗi nhà nghiên cứu có những định
nghĩa khác nhau nhưng đều nhấn mạnh đến vai trò quan trọng không thể thiếu
của hệ thống sự kiện. Cốt truyện trong tác phẩm văn học đã giúp bộc lộ tính
Nguyễn Thị Yến – K52 Văn học
10
Khoá luận tốt nghiệp khoá QH- 2007 -X
cách nhân vật, thể hiện xung đột xã hội, và bộc lộ phong cách, tài năng của nhà
văn.
Vấn đề người kể chuyện cũng đóng vai trò không kém trong mỗi tác phẩm
văn học, đó là một trong những vấn đề trung tâm của thi pháp văn xuôi hiện đại.
Tác giả không thể trần thuật nếu thiếu người kể chuyện. Theo Từ điển thuật
ngữ văn học thì : “Người kể chuyện là hình tượng ước lệ về người trần thuật
trong tác phẩm văn học, chỉ xuất hiện khi nào câu chuyện được kể với một nhân
vật cụ thể trong tác phẩm. Đó có thể là hình tượng của chính tác giả ( ví dụ “tôi”
trong “Đôi mắt” của Nam Cao ), dĩ nhiên không nên đồng nhất hoàn toàn với
tác giả ngoài đời ; đó có thể là một nhân vật đặc biệt do tác giả sáng tạo ra ( ví
dụ “Người điên” trong Nhật ký người điên của Lỗ Tấn ); cũng có thể là người
viết một câu chuyện nào đó. Một tác phẩm có thể có một hoặc nhiều người kể
chuyện. Hình tượng người kể chuyện đem lại cho tác phẩm một cái nhìn và một
sự đánh giá, bổ sung về mặt tâm lý, nghề nghiệp hay lập trường xã hội cho cái
nhìn của tác giả, làm cho sự trình bày, tái tạo con người và đời sống trong tác

phẩm thêm phong phú, nhiều phối cảnh…” [ 15 ; 149 ].
Nhắc đến nghệ thuật xây dựng tác phẩm không thể không nhắc đến những
đóng góp của kết cấu tác phẩm. Đó là cách sắp xếp, tổ chức để tạo nên hình
tượng nhân vật hay cốt truyện, là sự tổ chức hình thức bên ngoài của tác phẩm.
Trong cuốn Lý luận văn học đã có định nghĩa về kết cấu trong tác phẩm văn
học: “Kết cấu là thuật ngữ chỉ sự sắp xếp, phân bố các thành phần hình thức
nghệ thuật trong tác phẩm, kết cấu gắn kết với các yếu tố của hình thức và phối
thuộc chúng với tư tưởng. Kết cấu khiến tác phẩm mạch lạc, có “vẻ duyên dáng
của trật tự”. Việc phân bố các sự kiện và hành động trong tác phẩm thuộc kết
cấu của cốt truyện, đó chính là sự thống nhất chặt chẽ giữa chủ đề tư tưởng với
hành động tính cách. Nghĩa là nhà văn phải đặt tính cách vào những tình huống
nhất định, đó là những sự kiện có ý nghĩa thử thách đối với số phận, đối với
những đặc điểm bản chất của tính cách buộc phải hành động, phải phơi bày diễn
biến tâm lý của nó, phải bộc lộ thái độ tư tưởng, tình cảm của nó với các tính
Nguyễn Thị Yến – K52 Văn học
11
Khoá luận tốt nghiệp khoá QH- 2007 -X
cách khác” [10; 283]. Kết cấu của tác phẩm văn học như một cái khung được
xây dựng kiên cố để chống đỡ cho toà lâu đài nghệ thuật sáng tạo văn chương
này cũng như một ngôi nhà không có nền tảng tốt đẹp sẽ không thể được xây
dựng lên một cách vững bền. Mọi sự sắp xếp, tổ chức của các sự kiện, tình tiết,
biến cố của câu chuyện thuộc về kết cấu chính là những nỗ lực sáng tạo của nhà
văn.
Yếu tố không gian, thời gian cũng là một trong những mối quan tâm của
nhà văn, nhà nghiên cứu phê bình trong việc tìm ra ý nghĩa của câu chuyện.
Không gian trong tác phẩm văn học, chịu sự chi phối một cách chủ quan của
người sáng tác hay người kể chuyện, đó là môi trường để nhân vật xuất hiện và
hoạt động. Nó thuộc về cấu trúc nội tại của tác phẩm, góp phần xây dựng hình
tượng trong tác phẩm văn học. Với tư cách là một “mã nghệ thuật”, không gian
được xem xét như một quan niệm về thế giới và con người, như một phương

thức chiếm lĩnh hiện thực đời sống một cách đặc thù, là một hình thức thể hiện
tư tưởng thẩm mĩ, tình cảm, cảm xúc của con người. Mỗi loại hình chiếm lĩnh
không gian bằng cách thức của riêng mình. Nhà văn sáng tạo không gian từ câu
chữ, từ cách kết cấu câu văn.
Trong cuốn Từ điển tiếng Việt, Hoàng Phê đã cắt nghĩa, lí giải về không gian
như sau: “Không gian là khoảng không bao la trùm lên tất cả sự vật hiện tượng
xung quanh đời sống con người” [12; 633]. Còn định nghĩa về không gian nghệ
thuật trong văn học, Lê Bá Hán trong cuốn Từ điển thuật ngữ văn học: “Không
gian nghệ thuật là hình thức bên trong của hình tượng nghệ thuật thể hiện tính
chỉnh thể của nó” [15; 162]. Trần Đình Sử lí giải thêm: “không gian nghệ thuật
là hình thức tồn tại cùng thế giới nghệ thuật”. Ông còn khẳng định một cách hết
sức chắc chắn: “không có hình tượng nghệ thuật nào không có không gian,
không có một nhân vật nào không nào không có một nền cảnh nào đó”, và
“không gian nghệ thuật là sản phẩm sáng tạo của nghệ sĩ nhằm biểu hiện con
người và thể hiện một quan niệm nhất định về cuộc sống”. Như vậy, không gian
nghệ thuật là phương thức tồn tại và triển khai của thế giới nghệ thuật. Không
Nguyễn Thị Yến – K52 Văn học
12
Khoá luận tốt nghiệp khoá QH- 2007 -X
gian nghệ thuật trở thành phương tiện chiếm lĩnh đời sống, “mang ý nghĩa biểu
tượng nghệ thuật”. Và sự miêu tả, trần thuật bên trong tác phẩm văn học bao giờ
cũng xuất phát từ một điểm nhìn, ta xác định được vị trí của chủ thể trong
không - thời gian, thể hiện ở phương hướng nhìn, diễn ra trong một trường nhìn
nhất định.
Bên cạnh đó, thủ pháp nghệ thuật mà nhà văn sử dụng để kể câu chuyện còn
có nhiều yếu tố khác như giọng điệu, ngôn ngữ,….
Qua đây, có thể thấy nghệ thuật kể chuyện là những thủ pháp, phương thức
mà nhà văn sử dụng để kể chuyện. Nó góp phần lớn trong việc xem xét đánh giá
nhân vật, sự kiện cũng như tái tạo câu chuyện. Mỗi yếu tố của nghệ thuật kể
chuyện đều có vai trò, ý nghĩa làm nên sức hấp dẫn khác nhau của nghệ thuật kể

chuyện, tạo nên sức hấp dẫn của câu chuyện với người đọc và phong cách sáng
tạo độc đáo của nhà văn.
Nghệ thuật kể chuyện trong điện ảnh.
Không phải loại hình nghệ thuật nào ra đời đã có thể đứng vững và phát triển
nhanh chóng. Với nghệ thuật điện ảnh cũng vậy ! Điện ảnh ra đời sau nhiều loại
hình nghệ thuật khác: kiến trúc, điêu khắc, hội hoạ, âm nhạc, nghệ thuật biểu
diễn, văn học, được mệnh danh là nàng thơ thứ 10 đối với phương Tây và đứng
ở vị trí thứ bảy trong lâu đài nghệ thuật ở phương Đông. Nó đã kế thừa, hấp thụ
những tinh hoa, học hỏi kinh nghiệm của các bộ môn nghệ thuật khác làm nên
nét đặc trưng của bản thân mình. Đó là không gian trong kiến trúc, điểm nhìn
(point of view) của hội hoạ, văn học …
Đặc biệt với văn học, điện ảnh đã có mối quan hệ chặt chẽ, gần gũi “Giống
như kịch và tiểu thuyết, điện ảnh cũng phản ánh đời sống” [13; 39]. Tuy nhiên,
cách phản ánh hiện thực đời sống của điện ảnh không hoàn toàn giống với văn
học bởi trong quá trình phát triển điện ảnh cũng dần dần tích luỹ được những
thủ pháp nghệ thuật của mình, sáng tạo ra ngôn ngữ riêng của mình, “được liệt
kê vừa như thể loại trần thuật vừa như thể loại biểu diễn” [10; 6]
Nguyễn Thị Yến – K52 Văn học
13
Khoá luận tốt nghiệp khoá QH- 2007 -X
Nghệ thuật kể chuyện trong điện ảnh về bản chất gần gũi với nghệ thuật
kể chuyện trong tác phẩm văn học. Vấn đề cốt truyện, kết cấu, nhân vật,
người kể chuyện, điểm nhìn, không gian, thời gian, giọng điệu cũng là những
thành tố quan trọng tạo nên giá trị nghệ thuật cho bộ phim. Khán giả xem phim
cũng như độc giả đọc tác phẩm đều thưởng thức câu chuyện trên những yếu tố
cấu thành trên. Mỗi loại hình lại có cách kể chuyện khác nhau, với văn học nhà
văn kể chuyện bằng ngôn ngữ viết còn với điện ảnh được đạo diễn kể chuyện
bằng ngôn ngữ hình ảnh. Do vậy, dù có kế thừa những phương thức thể hiện của
văn học, điện ảnh cũng có những đặc trưng của riêng mình nhằm mang đến cho
người xem những thước phim đặc sắc phản ánh chân thực đời sống xã hội.

Trong công trình nghiên cứu Nhập môn phân tích phim theo trần thuật học
của Manfred Jahn đã nói về phim “là một thể loại trần thuật bởi vì nó thể hiện
một câu chuyện (một chuỗi những đơn vị hành động)” [12; 7]. Tuy nhiên, câu
chuyện được kể đó, hình thức tự sự đó lại được kể bằng ngôn ngữ điện ảnh rất
đặc trưng của phim. Với những đặc trưng này, điện ảnh đã phản ánh đời sống
theo một hướng tiếp cận mới. Trong văn học, nghệ thuật kể chuyện được biểu
hiện chủ yếu do nhà văn sử dụng tài nghệ của mình. Trong điện ảnh là công
trình sáng tạo tập thể (biên kịch, quay phim, dựng phim, ánh sáng, âm thanh…)
dưới sự chỉ huy của người đạo diễn.
Giống như văn học, điện ảnh cũng mang trong mình một cốt truyện vốn có.
Có thể khẳng định rằng, nếu không có một cốt truyện cũng sẽ không có một tác
phẩm điện ảnh thực sự. Như vậy có thể thấy cốt truyện không chỉ có vai trò
quan trọng trong văn học mà trong điện ảnh nó cũng là một trong những yếu tố
không thể thiếu. Nó cũng là “một chuỗi những sự kiện trong một mối liên hệ
nhân quả xảy ra trong không gian và thời gian” [3; 95] nhằm bộc lộ xung đột
mâu thuẫn, phát triển tính cách nhân vật, mối quan hệ giữa các nhân vật …
trong phim.
Nếu trong văn học, cốt truyện là những sự kiện nối tiếp nhau tạo nên chuỗi
hành động liên tiếp của nhân vật, thể hiện tư tưởng tác phẩm và nó hiện diện
Nguyễn Thị Yến – K52 Văn học
14
Khoá luận tốt nghiệp khoá QH- 2007 -X
ngay trên từng trang văn bản thì cốt truyện trong điện ảnh không chỉ có tất cả
các sự kiện của câu chuyện được mô tả trực tiếp mà có thể còn bao hàm tư liệu
nằm ngoài thế giới câu chuyện. Trong điện ảnh, thuật ngữ cốt truyện (plot) và
câu chuyện (story) có sự đan xen với nhau trên một số khía cạnh nhưng lại có
thể phân biệt ở một số phương diện. Chính vì vậy mà khi nghiên cứu phê bình
điện ảnh, các nhà nghiên cứu đã rất chú ý đến sự phân biệt hai khái niệm này.
Câu chuyện (story) là “một tổ hợp của tất cả các sự kiện trong một tự sự, cả
những sự kiện được biểu hiện ra bên ngoài và những sự kiện mà người xem

phán đoán đều tạo nên câu chuyện” [3; 97]. Có thể thấy, câu chuyện không chỉ
có những sự kiện diễn ra trên màn ảnh mà còn bào hàm cả những sự kiện khác,
nằm trong ranh giới truyện kể (diegestic) nhưng người xem không thể nhìn thấy
trên màn ảnh mà chỉ phán đoán nhờ các gợi ý trên phim.
Cốt truyện (plot) là sự sắp xếp hoặc tổ chức những sự kiện đó theo một trật
tự hoặc một cấu trúc nào đó. Hay “thuật ngữ cốt truyện được sử dụng để mô tả
bất cứ sự hiện diện một cách có thể nhìn thấy hoặc nghe thấy trên phim trước
chúng ta”. Cốt truyện bao gồm tất cả các sự kiện của câu chuyện được mô tả
trực tiếp trên phim và cốt truyện của phim có thể bao hàm các tư liệu nằm ngoài
ranh giới truyện kể (non-diegestic) như danh sách đạo diễn, diễn viên, âm nhạc,
… David Bordwell và Kristin Thomson đã đưa ra một sơ đồ giúp chúng ta hình
dung rõ hơn mối quan hệ giữa cốt truyện và câu chuyện trong phim.
Bên cạnh đó, khác với tác phẩm văn học, phim truyện điện ảnh bị giới hạn
khá chặt chẽ về thời gian trình chiếu. Một bộ phim trung bình chỉ dài từ
2700m đến 2900m chiếu trong khoảng 90 phút đến 120 phút. Trong khuôn khổ
như vậy, nhà đạo diễn phải lựa chọn những bộ khung nhất định trong chiều dài
câu chuyện, lựa chọn những chi tiết sinh động nhưng phải hàm súc tạo nên một
cốt truyện tập trung. Kết cấu cốt truyện phải thật cân đối, đường dây cốt truyện
rõ nét, hàm chứa sức mạnh tiềm tàng của hình ảnh thị giác.
Nhân vật trong phim truyện điện ảnh cũng giống với nhân vật trong tác
phẩm văn học là đối tượng miêu tả chủ yếu và quan trọng nhất “trong bất cứ
Nguyễn Thị Yến – K52 Văn học
15
Khoá luận tốt nghiệp khoá QH- 2007 -X
một phim tự sự nào kể cả phim hư cấu hay phim tài liệu, các nhân vật đều tạo ra
nguyên cớ và biểu hiện kết quả. Trong hệ thống hình thức của phim, họ làm cho
sự kiện xảy ra, làm cho chúng méo mó và làm các sự kiện xoay ngược lại” [ 3;
99]. Mỗi nhân vật trên màn ảnh là một hình ảnh cụ thể, trọn vẹn về hình thể,
tâm lý, tính cách,… nó hoàn toàn khác với nhân vật trong tác phẩm văn học
mang tính chất phi vật thể, tính không xác định. Diễn viên là người thể hiện

nhân vật trên màn ảnh, đóng vai trò quan trọng trong việc diễn xuất để thể hiện
được đầy đủ nhân vật trong cốt truyện phim. Nhân vật trong điện ảnh không thể
sử dụng quá nhiều làm loãng cốt truyện mà nhân vật cần tập trung để làm nổi
bật đường dây chính trong cốt truyện.
Với kết cấu, truyện phim khi kế thừa từ văn học đã biết chắt lọc để tạo nên
những nét đặc trưng của loại hình nghệ thuật sử dụng hình ảnh làm ngôn ngữ kể
chuyện. Để kể một câu chuyện, một bộ phim là một sự sắp xếp một số lượng
lớn thông tin không đồng nhất xuất phát từ những kênh khác nhau “phim kể
chuyện không phải bằng việc nói mà bằng việc sắp xếp và tổ chức thông tin từ
nhiều nguồn khác nhau, thỉnh thoảng bao gồm cả phạm vi của văn bản trần
thuật viết và những lời kể chuyện có thực…” [15; 8]. Phương thức kết cấu phim
có quyền năng và vai trò rất quan trọng: “Để kể một câu chuyện của bộ phim,
phương thức kết cấu phim có thể tự do chấp nhận, trích dẫn, thể hiện dữ liệu từ
nhiều nguồn khác nhau theo sự sắp đặt của chính nó” [18; 18].
Ngoài ra trong điện ảnh, yếu tố người kể chuyện chiếm một vị trí đặc biệt
quan trọng bởi nó có mối quan hệ với điểm nhìn (point of view). Người kể
chuyện là “một đại diện cụ thể thông báo cho ta về câu chuyện” [3; 130]. Chất
liệu của điện ảnh là những hình ảnh mang tính trực quan, câu chuyện được đến
với độc giả bằng hình ảnh. Cho dù người kể chuyện có lộ diện hay ẩn tàng thì
khán giả xem phim cũng không bị chặn lại mà khán giả dường như thấy mình
đang chứng kiến câu chuyện đó. Bởi vậy mà khái niệm người kể chuyện trong
điện ảnh rất phức tạp và cũng khác với khái niệm người kể chuyện trong văn
Nguyễn Thị Yến – K52 Văn học
16
Khoá luận tốt nghiệp khoá QH- 2007 -X
học. Hơn nữa, nói đến người kể chuyện trong điện ảnh có một điểm khác với
văn học bởi vai trò quan trọng của máy quay.
Khi nhắc đến nghệ thuật kể chuyện không thể không đề cập đến không gian.
Với điện ảnh cũng vậy, một nghệ thuật kể chuyện đặc sắc phải được thể hiện
trên một không gian hợp lý. Khác với không gian trong tác phẩm văn học,

không gian trong điện ảnh là những khuôn hình đã được lựa chọn làm nơi thể
hiện hoàn cảnh của chính nhân vật trong phim, nơi mà hành động nhân vật diễn
ra, nơi diễn ra những xung đột, biến cố, phát triển tình huống truyện…Có thể
nói, điện ảnh đặc sắc hơn các loại hình nghệ thuật khác chính là nhờ những
không gian trên phim vừa có nhạc điệu, âm thanh, vừa có sự phối hợp của hình
ảnh, màu sắc và hơn nữa có những biểu tượng đầy tính nghệ thuật.
Như vậy có thể thấy, điện ảnh là loại hình nghệ thuật non trẻ hơn cả, nó đã
kế thừa, tiếp thu từ nhiều loại hình nghệ thuật trước nó nhưng vẫn luôn tạo cho
mình một đặc trưng riêng. Thế giới của những câu chuyện trên màn ảnh với cốt
truyện, kết cấu, nhân vật, bối cảnh không gian,… là cách kể câu chuyện riêng
của điện ảnh, đem đến cho người đọc cái nhìn cụ thể hơn.
Vấn đề chuyển thể và liên văn bản trong văn học và điện ảnh.
1.2.1 Vấn đề chuyển thể
Văn học và điện ảnh, từ khi ra đời đã có tác động qua lại với nhau. Với điện
ảnh, văn học là nguồn chất liệu dồi dào, phong phú, là những hạt giống tốt được
điện ảnh mang đi ươm mầm trong một môi trường hoàn toàn mới mẻ. Điện ảnh
không chỉ lấy cảm hứng, chất liệu từ mạch nguồn phong phú của kho tàng văn
học, tiếp thu kinh nghiệm nghệ thuật và các thủ pháp biểu hiện của văn học mà
ngược lại “điện ảnh cũng làm thay đổi tiểu thuyết”.
Ngày nay việc chuyển thể các phẩm văn học sang tác phẩm điện ảnh đã là
hiện tượng hết sức phổ biến. Chúng ta khó có thể kể hết những tác phẩm văn
học trên thế giới và Việt Nam đã xâm nhập vào địa hạt của loại hình này, làm
cho điện ảnh ngày càng phong phú về nội dung. Hầu hết các thể loại từ những
thiên anh hùng ca, những câu chuyện truyền thuyết, thần thoại, sử thi, truyện
Nguyễn Thị Yến – K52 Văn học
17
Khoá luận tốt nghiệp khoá QH- 2007 -X
thơ, … trong kho tàng văn học dân gian đến những tác phẩm văn học cổ điển và
những tác phẩm mới của văn học hiện đại đều được đưa lên màn ảnh trong một
màu sắc mới. Điện ảnh đã có công chắp cánh cho các tác phẩm văn học thăng

hoa trong thứ ngôn ngữ tích hợp đầy hấp dẫn của mình.
Không thể cứ đưa một tác phẩm văn học lên màn ảnh được, mà khi chuyển
thể nó sang tác phẩm điện ảnh cần phải có sự dày công xây dựng của nhà biên
kịch, đạo diễn và cả ekip làm phim. Công việc đầu tiên là vấn đề cải biên. Trong
cuốn Bàn về cải biên tiểu thuyết thành phim của Hạ Diễn đã nói “Cải biên là
một thứ lao động có tính sáng tạo, cũng là thứ lao động khá gian khổ…. Một
mặt nó cần trung thành với nguyên tác, nhưng lại cần phải nâng cao hơn nguyên
tác, có sự đổi mới phong phú hơn, để sau khi cải biên xong và quay thành phim
nó sẽ được đông đảo quần chúng tiếp thu, ưa thích” [11; 10]. Vì vậy, phim
chuyển thể không bao giờ là “bản sao” của tác phẩm văn học gốc. Tác phẩm
văn học khi đi vào địa hạt của điện ảnh không thể sống trọn vẹn đời sống của nó
mà luôn có những biến đổi nhất định để phù hợp với phương thức tự sự của điện
ảnh.
Như vậy, cải biên là việc hết sức quan trọng đối với việc xây dựng thành các
bộ phim điện ảnh. Cải biên “trước hết là nhìn nhận tác phẩm đó như thế nào,
định qua việc cải biên đạt mục đích gì” [11; 12]. Từ những định hướng đó mà
khi xây dựng thành phim mỗi nhà đạo diễn đã tạo cho mình một cách kể chuyện
riêng với cách thể hiện riêng nhằm bộc lộ ý đồ tư tưởng của mình trên màn ảnh
với những khung hình, cách phối cảnh, diễn xuất,… Bài báo Tiểu thuyết và kịch
bản điện ảnh chuyển thể từ tiểu thuyết của tác giả Thane Rosenbaun (do Hà
Linh dịch và đặt đầu đề) đã viết “Tạo cho tác phẩm văn học một cuộc sống thứ
hai nhiều khi là tạo ra một sinh thể nghệ thuật mới trên cơ sở sự biến đổi chứ
không phải là một hình thức bản sao của tác phẩm”
[ làm
rõ hơn về đặc trưng của điện ảnh cũng như mối quan hệ của văn học và điện
ảnh.
Nguyễn Thị Yến – K52 Văn học
18
Khoá luận tốt nghiệp khoá QH- 2007 -X
Chuyển thể tác phẩm văn học cở bản có hai hình thức. Đó là chuyển thể sát

nguyên bản và chuyển thể cải biên không sát với nguyên bản.
Bản chất của quá trình cải biên sát với nguyên bản là bám sát và trung thành
tuyệt đối với cốt truyện, tôn trọng thậm chí cả hình thức của tác phẩm. Sử dụng
toàn bộ những nguyên liệu cấu thành nên tác phẩm văn học mà không lược bỏ
hay thêm bớt chi tiết. Bộ phim hoàn toàn nhằm chuyển tải những ý đồ của nhà
văn trên màn ảnh.
Đối với chuyển thể cải biên không bám sát với nguyên bản là sự chuyển thể
tự do, tuỳ thuộc vào “thế giới quan” của người cải biên mà lựa chọn những gì là
phù hợp. Tác phẩm văn học chỉ là cái cớ, cơ sở nảy sinh để người cải biên
chuyển thể xây dựng thành phim.
Tuy nhiên mọi sự phân chia chỉ mang tính chất tương đối trong lý luận phê
bình bởi quá trình chuyển thể tác phẩm văn học sang tác phẩm điện ảnh là sự
thể hiện tác phẩm ở hai lĩnh vực khác nhau nhưng nằm trong mối tương quan
giữa văn học và điện ảnh “là một cách đọc mới trong một hoàn cảnh xã hội văn
hoá mới” (Nguyễn Nam)
1.2.2 Vấn đề liên văn bản.
Liên văn bản không phải là thuật ngữ mới mẻ trong giới nghiên cứu và phê
bình, nó không chỉ được sử dụng bó hẹp trong một loại hình riêng biệt nào. Mối
quan hệ gắn bó giữa điện ảnh và văn học trong những đặc trưng riêng biệt của
thể loại cũng đã thể hiện rõ tính liên văn bản. U.Broich, M.Pfister và B.Schulte-
Middelitzch đã đưa ra những hình thức cụ thể của liên văn bản, trong đó có hình
thức dựng thành phim hay kịch.
Liên văn bản là một thuật ngữ của văn bản học chỉ mối quan hệ tác động qua lại
giữa văn bản đang xét với những văn bản khác (có thể là/ không là văn bản văn học)
hoặc với môi trường (context) văn hóa- lịch sử nói chung. Liên văn bản nhìn nhận
văn bản như một tác phẩm mở, có sự tương quan với hệ thống văn bản khác và
luôn mở rộng trường tiếp nhận của độc giả. Liên văn bản không chỉ giới hạn
Nguyễn Thị Yến – K52 Văn học
19
Khoá luận tốt nghiệp khoá QH- 2007 -X

trong văn bản văn học mà cả ở văn bản nghệ thuật (trong tranh, nhạc, điện ảnh,
… ).
Văn học và điện ảnh, ngay từ trên đã nói có mối quan hệ tự nhiên gắn bó
với nhau. Văn học là nghệ thuật ngôn từ, nó “khác với các văn bản thực dụng
hay khoa học, văn bản văn học sử dụng tổng hợp mọi yếu tố ngữ âm, ngữ pháp,
từ vựng làm cho mọi yếu tố đều có nghĩa trong văn học…”. Đến điện ảnh, nó là
“sản phẩm của một loại hình nghệ thuật tổng hợp”, “nó sáp nhập những thông
điệp bằng nhạc, những vũ điệu, những âm thanh, hình ảnh, hội họa, hóa trang,
đạo cụ… chính khả năng này đã hấp thụ những kiểu miêu tả của các loại hình
nghệ thuật khác nhau”
Dù văn chương và điện ảnh có mối quan hệ gắn bó mật thiết nhưng ta vẫn
phải khẳng định rằng: văn chương và điện ảnh là hai loại hình nghệ thuật hoàn
toàn khác biệt nhau về ngôn ngữ và chất liệu. Ta đều biết mỗi loại hình nghệ
thuật đều có ngôn ngữ đặc trưng của nó, chẳng hạn, hội họa nói bằng đường nét
và màu sắc, kiến trúc nói bằng đường nét và hình khối âm nhạc nói bằng âm
thanh và tiết tấu, vũ đạo nói bằng hình thể và động tác tay chân,…Trong “đại
gia đình” nghệ thuật này, không một loại hình nghệ thuật nào lại sử dụng lại
hoàn toàn ngôn ngữ với loại hình khác. Văn học và điện ảnh cũng không nằm
ngoài quy luật đó. Chất liệu của văn chương là ngôn từ với tính chất phi vật thể,
cho nên văn học chỉ có thể diễn tả thế giới một cách gián tiếp, trong khi chất
liệu của điện ảnh là hình ảnh và âm thanh- vật thể hữu hình, nên điện ảnh có thế
mạnh trong việc tạo dựng lại thế giới và làm cho hình tượng nghệ thuật trở
thành hữu hình. Như nhà phê bình điện ảnh Pháp, Jean Miltry đã nói: “Tiểu
thuyết là một truyện kể tự cấu tạo mình trong thế giới, còn điện ảnh là một thế
giới tự cấu tạo mình thành chuyện kể” [50].
Song không phải với thế mạnh của “tính hình tượng trực tiếp”, điện ảnh
đã hoàn toàn “thắng” văn chương trên mọi khía cạnh. Vẫn có một góc khuất mà
điện ảnh không thể biểu hiện trực tiếp bằng văn chương, đó là nội tâm nhân vật
và tư tưởng, triết lý. Để khắc họa hình tượng nhân vật, diễn tả tính cách và nội
Nguyễn Thị Yến – K52 Văn học

20
Khoá luận tốt nghiệp khoá QH- 2007 -X
tâm, tác giả của tác phẩm văn học thoải mái sử dụng hai hình thức: hoặc là dùng
lời kể, tả của người kể chuyện (người kể hàm ẩn, hay người kể trực tiếp), hoặc
là dùng lời của nhân vật (đối thoại hoặc độc thoại nội tâm). Nhưng với điện ảnh
thì khác, điện ảnh không thể đưa lời của người kể chuyện vào trong phim,
không thể nói rằng “cô ấy thấy cô đơn” mà để cho khán giả biết nhân vật đó
đang cảm thấy cô đơn thì phải dựa vào tài năng diễn xuất của diễn viên thông
qua hành động.
Tuy khác nhau về chất liệu và đặc trưng biểu hiện như vậy, song điện ảnh
và văn chương lại có cùng một điểm chung là sự phản ánh đời sống xã hội. Bàn
về văn chương, Bielinski từng nói: “Thơ văn thể hiện trong lời nói tự do của
con người, mà lời nói vừa là âm thanh, vừa là bức tranh, vừa là khái niệm. Do
vậy, thơ ca mang trong mình tất cả các yếu tố của các nghệ thuật khác, nó như
đồng thời sử dụng không tách rời phương thức của tất cả các loại hình nghệ
thuật riêng biệt. Thơ văn chính là toàn bộ nghệ thuật”. Bruno Toussaint- tác giả
cuốn sách Ngôn ngữ điện ảnh và truyền hình cũng có phát ngôn tương tự về
điện ảnh: “Ngôn ngữ điện ảnh là một thứ cocktail đặc biệt của các hình thức
nghệ thuật khác nhau: hội họa, văn học, sân khấu, âm nhạc… được pha trộn hết
sức khéo léo để cùng thể hiện một đề tài, kể một câu chuyện” [1]. Như vậy, cả
hai loại hình nghệ thuật này đều thu vào mình các thành tựu của những nghệ
thuật khác. Thậm chí, chính hai loại hình này cũng thâm nhập, ảnh hưởng lẫn
nhau, nhờ vậy mà ngày càng trở nên phong phú, chân trời của nó ngày càng
rộng vô biên.
Trong mối quan hệ giữa điện ảnh và văn học, tính liên văn bản là một
trong những yếu tố thể hiện rõ nét đặc trưng của thể loại. Với văn học, vũ khí
của nhà văn là ngôn ngữ viết. Nhà văn kể câu chuyện của mình bằng lời văn
trên mặt giấy. Người đọc khi tiếp nhận tác phẩm văn học đã phải vận dụng khả
năng tưởng tượng của mình tạo nên cái nhìn phong phú của tác phẩm. Để có
thể kích thích trí tưởng tượng của độc giả, nhà văn phải xây dựng nên được

những chi tiết, kí hiệu, chọn góc nhìn người kể chuyện,… Thông qua đó nhà
Nguyễn Thị Yến – K52 Văn học
21
Khoá luận tốt nghiệp khoá QH- 2007 -X
văn làm nổi bật ý đồ tư tưởng của mình trong tác phẩm. Mỗi chi tiết, kí hiệu
trong tác phẩm là sự sáng tạo, nhà văn phải dùng tài năng văn chương của mình
để diễn tả giúp người đọc hiểu và tiếp nhận. Trong điện ảnh cũng vậy, chi tiết
của nó phải hết sức tinh vi. Điện ảnh có thể đến gần một con người, xem xét
thật kỹ lưỡng, có thể dùng cảnh đặc tả để biểu hiện nét mặt, bàn tay và những
bộ phận khác trong con người, vì thế, so với bất cứ nghệ thuật nào khác, nó là
nghệ thuật vận dụng những chi tiết giàu sức biểu hiện khéo léo hơn, những chi
tiết này nhiều khi còn có thể nói được nhiều điều hơn hàng trăm nghìn câu nói.
Có thể thấy, với lợi thế về hình ảnh sinh động mà điện ảnh đã thay hình ảnh thể
hiện cho những câu văn miêu tả.
Cùng thể hiện một ý tưởng, ý nghĩa hãy chủ để nhưng ở mỗi loại hình lại
có cách thể hiện hoàn toàn khác nhau do đặc trưng thể loại nhưng vẫn nằm
trong mối tương quan với nhau. Ở khía cạnh này điện ảnh đã học hỏi và tổng
hợp của văn học, ở khía cạnh khác văn học đã giúp điện ảnh làm sáng tỏ những
điều mà điện ảnh không thể làm được.
2. Cơ sở thực tiễn.
2.1. Chủ nghĩa hậu hiện đại và hiện tượng tiểu thuyết Haruki
Murakami.
Chủ nghĩa hậu hiện đại (post mordermisme) là một hiện tượng văn hoá bắt
nguồn từ cơ sở xã hội và ý thức thời đại với những biến chuyển dồn dập, đầy
chuyển động đảo lộn không ngừng, xuất hiện từ sau thế chiến thứ 2 (1945).
Mark Taylor cho rằng “Hiện đại kết thúc và Hậu hiện đại bắt đầu ở Hiroshima
vào ngày mùng 6 tháng 8 năm 1945” [51]. Nhưng Umberto Eco lại cho rằng
“Thật ra, tôi cho rằng chủ nghĩa hậu hiện đại không phải là một khuynh hướng
cần định rõ niên đại mà đúng hơn là một phạm trù tư tưởng-hoặc hơn nữa một
Kunstwollen, một đường lối vận hành. Có thể nói mỗi thời kỳ đều có chủ nghĩa

hậu hiện đại của riêng mình” [51]. Tuy nhiên, sự ra đời của chủ nghĩa hiện
đại đã mang đến những thay đổi và những nhận định mới mẻ về đời sống con
người.
Nguyễn Thị Yến – K52 Văn học
22
Khoá luận tốt nghiệp khoá QH- 2007 -X
Chủ nghĩa hậu hiện đại ra đời với những đặc trưng thẩm mĩ, phi cấu trúc, phi
tâm hoá, chối từ vai trò chủ thể của con người (cái Tôi); xoá nhoà ranh giới giữa
nghệ thuật và đời sống thường ngày, phá bỏ những giai tầng văn hoá quý phái
và văn, nhấn mạnh đến phong cách trộn lẫn hoà với đại chúng; phủ nhận tính
chất nguyên thuỷ của một tác phẩm nghệ thuật và cho rằng nghệ thuật cũng chỉ
là một hiện tượng lặp lại (Liên văn bản); nghệ thuật của cái trào tiếu (dị biệt,
nguỵ tạo, giễu nhạo, đa tạp, mất liên tục, phân ly, bất ổn); chối từ tất cả đại tự sự
sẵn có từ thời tiền hiện đại đến hiện đại. Nó đã tác động lớn trên nhiều lĩnh vực
phê bình văn học, xã hội học, ngôn ngữ học, kiến trúc, nghệ thuật thị giác, âm
nhạc,…
Với sự ra đời của chủ nghĩa hậu hiện đại, sự xuất hiện của các nhà hậu hiện
đại trong việc miêu tả xã hội đang hình thành dưới tư cách là một thiết chế xã
hội theo kiểu “hậu thị trường”. Văn học là một lĩnh vực rộng lớn cũng đã có
những chuyển đổi không ngừng. Trào lưu văn học hậu hiện đại ra đời với “hàng
loạt những kỹ thuật sáng tác và tư tưởng văn nghệ mới để phản ứng lại các quy
chuẩn văn học hiện đại, trong khi đó cũng phát triển thêm các kỹ thuật và giả
định của văn học hiện đại” [52]. Trần Quang Thắng trong cuốn Chủ nghĩa hậu
hiện đại đã lý giải văn học hậu hiện đại là trào lưu văn học Phương tây được bắt
đầu từ sau thế chiến II, đạt đến đỉnh cao vào những năm 70 của thế kỷ XX, gắn
với các tên tuổi: Burroughs, Trocchi, Barthelme, Auster, Acker, Delillo….
Barry Lewis trong bài Chủ nghĩa hậu hiện đại và văn chương với những ý
kiến của ông và của người khác đã vẽ lên bức tranh sinh động và cụ thể về văn
chương hậu hiện đại. Hình tượng nhân vật trong văn chương hậu hiện đại “đều
hiện hữu trong một trạng thái bị bóp méo và làm sai lệch tận gốc rễ”, họ sống

trong “một phương thái hiện hữu phi cấu trúc trong đó thái độ của họ trở nên
tùy tiện không thể giải thích nổi và không thể xét đoán nổi”. Trật tự thời gian thì
bị “méo mó lịch sử một cách có ý thức phản tỉnh”, nó không chỉ làm xáo trộn
trật tự thời gian quá khứ, mà còn làm sai lệch cả hiện tại nữa. Sự nhại phỏng
(pastiche): một loại hoán vị, xáo trộn những kiểu viết cũ. Các nhà văn cho rằng
Nguyễn Thị Yến – K52 Văn học
23
Khoá luận tốt nghiệp khoá QH- 2007 -X
không còn có thể đưa ra được những cách viết mới, chỉ có thể thực hiện được
một số kết hợp từ sự lượm lặt những văn phong đang hiện hữu trong lịch sử văn
chương. Mục đích của lối lai tạp này có tính giật gân hơn là nhại văn để giễu
cợt. Phá vỡ cấu trúc: nhà văn hậu hiện đại gắng hết sức đập nát bốn yếu tố của
tiểu thuyết là cốt truyện, nhân vật, cảnh trí và đề tài, cốt truyện bị nghiền nhỏ
thành những biến cố và hoàn cảnh, nhân vật bị phân tán thành một bó của
những khát vọng, cảnh trí chỉ mô tả sơ sài. Họ không thích sự liền mạch và kết
thúc trong truyện thuyền thống, mà ưa chuộng phương thức đa kết, bằng cách
ban cho một cốt truyện rất nhiều hệ quả có thể có được. Họ đem yếu tố ngẫu
nhiên vào tác phẩm cho thấy tính cách lỏng lẻo trong liên kết ý tưởng. Từ những
nhà văn phương Tây với những tiểu thuyết của Michel Tournier ở Pháp hay
Umbarto Eco,… đến các nhà văn phương Đông đều có những tác phẩm thể hiện
rõ những đặc trưng của chủ nghĩa hậu hiện đại trong văn chương. Haruki
Murakami là một hiện tượng hậu hiện đại của Nhật Bản đậm chất hậu
phương Tây.
Tác giả Haruki Murakami là nhà văn đương đại Nhật bản với lối viết cảm
quan độc đáo của mình đã trở thành một hiện tượng văn học của thế kỷ XX.
Haruki Murakami sinh năm 1949 tại Kyoto, hiện đang sống tại Boston Mỹ là
một trong những tiểu thuyết gia, dịch giả văn học người Nhật được biết đến
nhiều nhất hiện nay cả trong nước và ngoài nước. Ông đã nhận được giải
Gundyzo năm 1979 cho cuốn Nghe lời gió hát (Hear the Wind Sing) dành cho
tác phẩm đầu tay. Vào năm 2006, Murakami trở thành người thứ sáu giành giải

thưởng Franz Kafka, giải mà trước đó đã trao cho người đạt Giải Nobel Văn học
Harold Pinter và Elfiede Jelinek. Chính Murakami cũng đã được xem là một
tiềm năng cho giải Nobel. Tác phẩm của ông đã được dịch ra 38 nước trên thế
giới. Ông được coi là nhà văn hậu hiện đại của Nhật Bản. Tuy nhiên bản thân
ông lại cho rằng “Tôi không nghĩ mình là nhà văn hậu hiện đại, mặc dù nếu bạn
gọi tôi bằng cái tên đó thì tôi không phản đối. Nói thật, người ta gọi tôi là gì tôi
Nguyễn Thị Yến – K52 Văn học
24
Khoá luận tốt nghiệp khoá QH- 2007 -X
cũng chẳng quan tâm. Theo ý tôi, tôi chỉ là người kể chuyện. Một người kể
chuyện khá cừ, chắc vậy”[ urakami_Haruki].
Haruki Murakami sinh ra khi thế giới diễn ra nhiều biến chuyển lớn lao, nhà
văn đã nhận thấy thế giới không bất định mà luôn chuyển động. Tác phẩm của
ông là cuộc lần tìm và lý giải con người trong thế giới hiện đại ở chiều sâu tâm
thức với tất cả sự đổ vỡ, nỗi hoài nghi, hoang mang, cô độc sâu thẳm. Ngay từ
nhỏ, ông đã có khuynh hướng phản kháng với văn hoá truyền thống mà chịu
ảnh hưởng của văn hoá phương Tây đặc biệt là văn học và âm nhạc. “Ông lớn
lên cùng với hàng loạt tác phẩm của các nhà văn Mỹ như Kurt Vonnegut và
Richard Brautigan, và sự ảnh hưởng của phương Tây chính là đặc điểm giúp
mọi người phân biệt ông với những nhà văn Nhật khác. Văn học Nhật thường
chú trọng đến vẻ đẹp ngôn từ, do đó có thể khiến cho khả năng diễn đạt bị giới
hạn và trở nên cứng nhắc, trong khi phong cách của Murakami tương đối thoáng
đạt và uyển chuyển” [ ]. Haruki
Murakami đã viết các tác phẩm của mình bằng những cách tân táo bạo về nhiều
mặt. Nhân vật trong tác phẩm của ông là những “con người hoang mang tột độ
trong khi cố tìm cho mình một thang giá trị bền vững”, “con người bị phân làm
nhiều mảnh vụn, tự tước bỏ vị trí trung tâm của lịch sử”(yếu tố hậu hiện đại…).
Murakami từng tuyên bố rằng: “Cái mà tôi muốn mô tả trong tác phẩm của tôi
là những con người. Tôi gọi họ là “những con người của tôi”. Có thể diễn dịch
rằng ấy là “người Nhật” mà cũng có thể diễn dịch họ là con người nói chung”

(Theo bài phỏng vấn của Trần Tiễn Cao Đăng, nguồn: vi.wikivedia.org).Con
người mà Murakami theo đuổi trên từng trang sách, không gì khác là con người
của thời đại này, xuất hiện không hình hài nhưng với chiều sâu bản thể xuất
phát từ quan niệm của một nhà văn hậu hiện đại. Truyện của ông như “công án
Thiền, chỉ đưa ra các câu hỏi không có giải đáp, người đọc phải trầm tư để tìm
ra ý nghĩa”[ ].
Tác phẩm của Haruki Murakami đã được độc giả trên thế giới nói chung và
độc giả Việt Nam đón nhận với niềm ái mộ nhiệt tình, đó là những cuốn sách
Nguyễn Thị Yến – K52 Văn học
25

×