PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài.
Cuối thế kỷ XVII, khi văn học phục hưng với chủ nghĩa nhân văn và con
người khổng lồ đòi hỏi quyền sống tự nhiên và nhân phẩm cho con người vừa
kết thúc, thì một tư trào văn học khác mở màn, choán cả thế kỷ XVII trong
lịch sử văn học Pháp: tư trào văn học cổ điển. Văn học cổ điển Pháp chiếm
một vị trí khá quan trọng trong lịch sử văn học thế giới. Nó gây một tiếng dội
mạnh mẽ vào nền văn học của các nước và mãi mãi lưu lại những dấu ấn khó
phai trong lòng người đọc.
Thế kỷ XVII, là một thế kỷ phong phú và phức hợp của văn học Pháp, với
nhiều khuynh hướng, nhiều sự kiện văn học lớn, đánh dấu thời đại. Biết bao nhà
văn tài năng, biết bao tranh luận, biết bao tổ chức văn học nghệ thuật đã ra đời
từ đầu thế kỷ và xây dựng văn học của một thế kỷ được mệnh danh là “đại thế
kỷ”. Thế kỷ XVII, là giai đoạn của văn học hài hòa, văn học lý trí của trật tự, kỷ
cương, văn học thấm nhuần chủ nghĩa nhân đạo và sức sống của dân tộc. Trên
con đường phát triển ấy, thơ châm biếm của Boileanin mang nhiều dấu tích của
triết lý tự nhiên, truyện kể và thơ ngụ ngôn của LaFonten chan chứa tình cảm và
say mê trái tim, tác phẩm của Fenelon, Fontenelle, Vanban,…thoát thai từ văn
học cổ điển và đặc biệt là hài kịch của Môlie là những ngọn nguồn đầu tiên của
thế kỷ ánh sáng.
Môlie là nhà hài kịch vĩ đại của nước Pháp và của nhân loại. Sáng tác của
ông đa dạng, đầy sức sống, đầy màu sắc, là bức tranh rộng lớn của nước Pháp
thế kỷ XVII và mang tính nhân loại sâu sắc, với những biến động dữ dội, đầy
sức trẻ, đầy chất thơ. Hài kịch Môlie thấm thía một chủ nghĩa nhân văn tươi
sáng, yêu đời, nó thức tỉnh con người, nó khuấy đảo những ai thờ ơ với cuộc
sống, với con người và cái đẹp.
Nhắc đến Môlie không thể không nói đến vỡ hài kịch “lão hà tiện”. Vở
hài kịch này thể hiện một cách toàn diện tài năng của nghệ sĩ, vui nhộn từ
đầu đến cuối và có ý nghĩa triết lý, xã hội sâu sắc, nó phản ánh một khía
cạnh vừa buồn cười vừa chua chát của một tầng lớp tư sản giàu có hồi thế kỷ
XVII và hiện nay vẫn còn là một bài học phong phú về tư tưởng cũng như
nghệ thuật hài kịch.
Thành tựu mà ông đem đến đó là những nhận thức mới mẻ sâu sắc,
những giá trị nhân văn cao đẹp đã làm rung động cho tâm hồn bao thế hệ.
Chính điều đó mà tư tưởng và hài kịch của Môlie bao giờ cũng là hạt
ngọc toả sáng cho chính dân tộc ông và có giá trị phổ biến trường tồn cho
nhân loại.
Từ sự yêu thích văn chương, từ những rung cảm mãnh liệt với hài
kịch Pháp nói chung và sự yêu mến ngưỡng mộ tài năng trí tuệ của Môlie
nói riêng. Đồng thời,với hy vọng tìm hiểu thấu đáo, cặn kẽ, sâu sắc những
yếu tố nghệ thuật đã làm nên thành công cho hài kịch của Môlie. Chúng tôi
mạnh dạn chọn và nghiên cứu đề tài Nghệ thuật gây cười trong hài kịch lão
hà tiện của Môlie.
2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu.
Theo dòng lịch sử tác phẩm văn chương luôn chịu sự thử thách khắc
nghiệt của thời gian và nhiều tác phẩm đã rơi vào lãng quên. Dường như đi
ngược với quy luật ấy, tác giả Môlie với tác phẩm “lão hà tiện” lại không
ngừng được bàn luận qua các thời kỳ lịch sử. Tìm hiểu và nghiên cứu về nhà
hài kịch Môlie không chỉ là niềm yêu mến, tự hào chỉ riêng chúng ta mà đã
từ rất lâu và còn mãi mãi là nguồn cảm hứng vô tận, là đối tượng khám phá
không cùng cho các lĩnh vực nghiên cứu văn học nói riêng và của nhiều
ngành, nhiều giới khác. Chính vì vậy từ trước đến nay đã có rất nhiều công
trình nghiên cứu về hài kịch của Môlie nói chung và vở kịch lão hà tiện nói
riêng. Bằng sự khảo sát tinh tế, nhận định sâu sắc những nhà nghiên cứu đã
đánh giá một cách khái quát về vở kịch lão hà tiện như sau:
Năm 1979, các tác giả trong cuốn lịch sử văn học phương Tây, tập 1,
có những nhận xét, bình luận về hài kịch của tác giả Môlie như sau: “Môlie
không phải chỉ là một chiến sĩ dũng cảm trên mặt trận tư tưởng. Ông còn là
một nghệ sĩ lớn đã đem tiếng cười xây dựng thành một nền hài kịch quan
trọng. Từ những hề kịch, ông đã bước dần qua hài kịch tình tiết cho đến hài
kịch tính cách. Quá trình đi từ kỹ thuật Phác-xơ sang kỹ thuật hài kịch tính
cách chính là quá trình đi sâu vào bản chất sự vật, chính yêu cầu viết theo
tự nhiên, yêu cầu vẽ giống như thật đã chỉ đạo quá trình này. Yêu cầu phản
ánh hiện thực của xã hội giúp Môlie xây dựng thiên tài của mình trong kỹ
thuật hài kịch. Càng đi sát hiện thực kỹ thuật Môlie càng sắc sảo….lão hà
tiện gốc từ Plô-tơ”. Đó là những nhận xét hết sức khái quát và sâu sắc về hài
kịch của Môlie.
Năm 2001, Đỗ Đức Hiểu dịch cuốn lão hà tiện khi nhận xét về vở kịch đã
nhận định như sau: Ông nhấn mạnh vở “Lão hà tiện” thể hiện khá đầy đủ nghệ
thuật hài kịch của Môlie. Ở đây có đủ cung bậc của những tiếng cười. Môlie sử
dụng nhiều phương pháp nghệ thuật khác nhau để gây những tiếng cười: “Môlie
mượn của Plốt cốt truyện kịch, một số tình tiết, độc thoại Ácpagông mất tráp, cảnh
đứa con hoang toàng gặp người cha cho vay nặng lãi, tình trạng những con ngựa
đói ăn của lão hà tiện, của các tác giả khác chỗ này một gợi ý, chỗ khác một nhân
vật, một cử chỉ, một lời nói. Và Môlie đã sáng tạo một vở kịch hoàn chỉnh, sống
với những tính cách sâu sắc, những tình huống hài kịch tuyệt vời, mang ý nghĩa xã
hội to lớn, làm mọi người xem nhận được đó là một nhân vật của thời đại mình”.
Năm 2002, tiêu biểu là công trình của Lê Nguyên Cẩn. Ông đã nghiên cứu
khá kỹ về cuộc đời cũng như sự nghiệp sáng tác của Môlie. Theo tác giả, cuộc đời của
nhà hài kịch này gắn liền giữa vinh quang và sóng gió, ông đã đi sâu phân tích những
giá trị nội dung và nghệ thuật của vở hài kịch “Lão hà tiện: “Môlie nói chung và trong
vở lão hà tiện nói riêng. Tiếng cười phác xơ toát lên từ những cảnh đấm đá nhau trên
sân khấu, từ những sự nhầm lẫn râu ông nọ cằm bà kia, từ những cử chỉ hành động
ngớ ngẩn, máy móc, từ những từ đồng nghĩa, từ ngữ lửng lơ lắm nghĩa, từ những bộ
quần áo kì quặc, lố bịch, không hợp thời trang, từ những cái mặt nạ đủ kiểu, đủ
màu, ”. Ông đặc biệt chú ý đến nghệ thuật gây cười trong hài kịch Môlie nên đã có
những nhận xét rất xác đáng về vở kịch.
Năm 2004, trong một bài viết ở cuốn nghiên cứu văn học số 11/ 11/ 2004
cũng có những nhận xét, bình luận về hài kịch của tác giả: “Môlie là nhà soạn kịch
đầu tiên xây dựng được các kiểu nhân vật hài kịch đam mê điển hình thuộc đủ loại
giai cấp, cả quý tộc lẫn bình dân. Nhân vật của Môlie gần hơn với nhân vật của
Banzac, họ gắn liền vói cuộc sống thời hiện tại. Môlie miêu tả các tính cách nhân
vật như bản chất của họ, trên cơ sở thực tiễn cuộc sống. Và những nhân vật của
ông đã vượt qua thời gian trở thành những nhân vật bất tử muôn đời”.
Năm 2005, trong cuốn Lịch sử văn học Pháp trung cổ của tác giả Phan Quý,
Đỗ Đức Hiểu (chủ biên) khi nhận xét về vở kịch lão hà tiện của Môlie đã viết:
“Các vấn đề xã hội mà hài kịch Môlie đặt ra là những vấn đề xã hội nóng bỏng
của nước pháp thế kỷ XVII: quyền lực tàn bạo của quý tộc và của tôn giáo, quan
hệ gia trưởng, giải phóng phụ nữ, tình yêu và tự do. Hài kịch Môlie là tấn trò đời
của thế kỷ XVII Pháp. Ở chiều sâu, là sự hòa hợp và sự đấu tranh giữa lý thuyết
chủ nghĩa cổ điển và nghệ thuật baroc, là xung đột và sự xen kẽ giữa lý luận và
triết lý tự nhiên tức là văn chương và tư tưởng của thế kỷ cổ điển Pháp”.
Trong cuốn lịch sử sân khấu thế giới, NXB Văn hoá Hà Nội, các tác giả cũng
đã trình bày khá đầy đủ về tình hình phát triển chung của sân khấu Pháp trong thế
kỷ XVIII và cuộc đời, sự nghiệp sáng tác của Môlie.
Ngoài ra còn có rất nhiều giảng viên, giáo viên, sinh viên, tham gia tìm
hiểu, nghiên cứu đề tài này. Tuy nhiên, việc đi sâu tìm hiểu những yếu tố nghệ thuật
trong hài kịch lão hà tiện của Môlie thì hầu như vẫn chưa có một công trình cụ thể và
chuyên biệt nào. Nghiên cứu về nghệ thuật gây cười trong hài kịch lão hà tiện là một
đề tài khá mới mẽ, lý thú, hấp dẫn cho bạn đọc.
4. Phương pháp nghiên cứu.
- Phương pháp hệ thống: Trong quá trình nghiên cứu chúng tôi không
nghiên cứu nghệ thuật gây cười kịch của Môlie trong hài kịch lão hà tiện
một cách riêng lẻ mà luôn đặt Môlie trong tiến trình phát triển văn học Pháp
cổ điển nói chung để nhìn nhận tổng quan về quá trình sáng tác vở kịch lão
hà tiện.
- Phương pháp phân tích: Dựa trên những biểu hiện trên vở hài kịch
Môlie để chia ra thành những luận điểm cụ thể và dùng phương pháp phân
tích để làm rõ luận điểm. Từ đó khảo sát những biểu hiện đã chọn lọc để tìm
ra biện pháp gây cười kịch được thể hiện trong tác phẩm lão hà tiện.
- Phương pháp so sánh: Chúng tôi sử dụng phương pháp so sánh để so
sánh đối chiếu với các tác giả cùng thời với Môlie để thấy được phong cách
độc đáo, mới lạ, hấp dẫn của Môlie qua vở kịch lão hà tiện.
5. Cấu trúc của tiểu luận.
Bài tiểu luận gồm ba phần chính: phần mở đầu, phần nội dung và
phần kết luận. Ngoài ra còn có phần phụ lục và danh mục tài liệu tham khảo.
Trong đó trọng tâm là phần nội dung. Phần nội dung bao gồm hai
chương:
Chương I: Môlie – người hề vĩ đại trên sân khấu hài kịch.
Chương II: Thủ pháp gây cười trong hài kịch “Lão hà tiện” của Môlie.
PHẦN NỘI DUNG
Chương I: MÔLIE – NGƯỜI HỀ VĨ ĐẠI TRÊN SÂN KHẤU HÀI KỊCH.
1.1. Giới thuyết thuật ngữ hài kịch.
Theo Tsernưsepxki định nghĩa về hài kịch: “Bản chất của hài kịch là sự
trống rỗng và vô nghĩa ở bên trong được che đậy bằng một vẻ ngoài huyênh hoang
tự cho rằng nó có nội dung và ý nghĩa thực sự. Do đó có cái xấu hiểu theo ý nghĩa
rộng của từ này là nguồn gốc, là bản chất của hài kịch. Nhưng phải là cái xấu
không biết mình là xấu, nghĩa là có sự mâu thuẫn giữa nội dung và hình thức”.
Trong cuốn thuật ngữ văn học của Lê Bá Hán và Trần Đình Sử đã định
nghĩa về hài kịch như sau: “Hài kịch là thể loại kịch trong đó tính cách, tình
huống và hành động thể hiện dưới dạng buồn cười hoặc ẩn chứa cái hài
nhằm giễu cợt, phê phán cái xấu, cái lố bịch, cái lỗi thời để tống tiễn nó một
cách vui vẻ ra khởi đời sống xã hội”. Hài kịch cho đến thế kỷ XVII được coi
như một thể loại đối sống xã hội. Hài kịch cho đến thế kỷ XVII được coi
như là một thể loại đối lập với bi kịch, và tác phẩm của nó kết thúc nhất thiết
phải có hậu. Nhân vật của nó, theo nguyên tắc thuộc về các tầng lớp bình
dân,… hài kịch hướng vào sự cười nhạo cái xấu xa, lố bịch đối lập với lý
tưởng xã hội hoặc chuẩn mực đạo đức. Nhân vật của hài kịch thường không
có sự tương xứng giữa thực chất bên trong với danh nghĩa bên ngoài của
mình nên đã trở thành lố bịch. Các tính cách trong hài kịch thường được mô
tả một cách đậm nét, cận cảnh và ở trạng thái tĩnh, nhất là những nét gây
cười. Phạm vi ảnh hưởng của hài kịch hết sức rộng lớn: từ những vấn đề
chính trị - xã hội đến những thói xấu trong sinh hoạt hằng ngày. Trong hài
kịch cũng có thể mô tả nỗi đau của con người, song chỉ có thể cho phép ở
mức độ nhất định sao cho nỗi đau không lấn át cái cười để từ đó hài kịch trở
thành chính kịch.
Do nội dung tính chất, cung bậc của tiếng cười, hài kịch chia thành nhiều
tiểu loại khác nhau như hài kịch tính cách, hài kịch tình huống, hài kịch sinh
hoạt, hài kịch trào phúng. Cho đến nay những tác phẩm của nhà hài kịch vĩ
đại người pháp Môlie được coi là hình thức cổ điển của thể loại hài kịch.
Nếu như hài kịch Sếchxpia là hài kịch trữ tình ca ngợi con người, cuộc
sống trần thế, sức mạnh của tuổi trẻ, của tình yêu. Hài kịch Sếchxpia vang
dội tiếng cười yêu đời, tiếng đàn, tiếng hát, nó là hài kịch trữ tình, đằm thắm,
thơ mộng, tràn ngập ánh trăng. Hài kịch Môlie là hài kịch châm biếm, hài
kịch Môlie phê phán tất cả những kẻ xúc phạm đến cuộc sống, phê phán
những thành kiến hủ bại về đẳng cấp, những kẻ tư sản ích kỷ, gia trưởng.
Ông yêu mến những người xuất thân từ dân chúng, có lương tri trong sáng,
khỏe mạnh, ngôn ngữ cụ thể, khỏe khoắn và đầy tính thơ ca của nhân dân.
Nói tóm lại, hài kịch là hình thức gây cười để chế giễu hoặc đã kích những
thói xấu, những biểu hiện tiêu cực trong xã hội. Hài kịch là thể loại kịch, trong đó
tích cách, tình huống và hành động được thể hiện dưới dạng buồn cười hoặc ẩn
chứa cái hài, nhằm giễu cợt, phê phán cái xấu, cái lố bịch, cái lỗi thời để tống tiển
nó một cách vui vẻ ra khỏi đời sống xã hội.
1.2. Vài nét về nhà viết hài kịch lỗi lạc Môlie.
Môlie là một trong những nhà văn xuất sắc nhất của chủ nghĩa cổ điển Pháp
và của lịch sử sân khấu thế giới. Là một nhà viết hài kịch lỗi lạc, một diễn viên
danh tiếng, một nhà đạo diễn tài năng, một người quản lý xuất sắc đoàn kịch là
người hiến cả đời mình cho một loại văn vốn bị khinh rẻ là hài kịch, ông đã dựng
nó lên thành một vũ khí đấu tranh xã hội sắc bén, đã tạo ra một nền hài kịch khá vĩ
đại của dân tộc. Hoạt động chủ yếu vào nửa cuối thế kỷ XVII. Môlie đem đến cho
văn đàn Pháp những cống hiến rất lớn với tư cách sáng lập ra hài kịch cổ điển và
đưa đó lên đỉnh cao. Cuộc đời của ông là một quá trình chiến đấu dũng cảm không
ngừng chống lại mọi thế lực phản động đương thời. môlie đã dốc tất cả cho sự
nghiệp cao quý của mình.
Môlie tên thật là Giăng Baptixtơ Pôcơlanh sinh năm 1662 tại Pari, trong một
gia đình thị dân giàu có, cha của ông làm hầu cận nhà vua. Ông được dạy dỗ chu
đáo ở trong trung học Clecmông nổi tiếng với sở thích văn chương, triết học, đặc
biệt là triết học Gaxangđi. Ông môn luật theo yêu cầu của gia đình, song vẫn theo
đuổi sở thích sân khấu. Học xong trung học và luật, ông từ chối mọi dự định công
danh của cha mình, ông quyết theo nghề sân khấu mà ông đã ham mê từ thuở nhỏ.
Sống trong một gia đình tư sản như vậy, ông hiểu biết tường tận cuộc sống của bọn
quý tộc nơi cung đình và của những người tư sản nơi đô thành.
Năm 1643, ông cùng gia đình Bêgia thành lập đội kịch. Đêm ra mắt đầu tiên
của đội kịch cũng là đêm thất bại thảm hại. Sau hai năm diễn không thành công ở
Pari, Môlie quyết định đưa đội kịch của mình đi biểu diễn ở các miền tỉnh lẻ khác
nhau, ở đó họ sẽ có những tác giả dễ tính và rộng lượng hơn. Mười bốn năm chu
du cùng đoàn kịch cũng là khoảng thời gian ông tìm hiểu xã hội và tìm đường cho
sự nghiệp sáng tác của mình. Ông đã dần dần làm chủ đoàn kịch và làm chủ lối đi
của mình.
Đoàn kịch Môlie ngày càng tích lũy thêm nhiều kinh nghiệm và phát triển, nổi
tiếng hơn vang tận đến kinh đô. Từ năm 1945 cho đến 1658 đoàn kịch của ông mới
trở về Paris và biểu diễn ở vùng ngoại ô, ông có cơ hội rèn luyện tài năng và chuẩn
bị sự nghiệp sáng tác của mình. Từ đây trong một dịp may hiếm có, đội kịch của
ông được biểu diễn cho nhà vua Lui XIV xem, vở kịch mà đội kịch biểu diễn là
một sáng tạo của ông nhan đề Những ả cầu kỳ rởm. Vở kịch được hoan nghênh và
nhà vua tỏ ra hài lòng. Nhà vua cho phép đội kịch của Môlie được vào biểu diễn ở
Paris và trở thành đội kịch của vua. Đó là thắng lợi có ảnh hưởng nhiều mặt đến
đội kịch và Môlie.
Môlie là người lãnh đạo đội kịch có uy tín và ảnh hưởng lớn; là đạo diễn xuất sắc
của thế kỷ; là diễn viên xuất chúng tạo nên một phong cách diễn xuất độc đáo trên
lĩnh vực hài kịch. Ông còn là nhà nghệ sĩ sáng tác. Ông đã sáng tạo ra hàng chục
tác phẩm hìa kịch lớn, trong đó phần lớn là kiệt tác, đóng góp cho kho tàng văn
học nhân loại.
Ngày 17/2/1673, khi đóng vai Acgăng, nhân vật chính trong vở Người bệnh
tưởng thì Môlie, người bệnh thật đã gục xuống trên sân khấu. Được đưa về nhà, vài
tiếng đồng hồ sau thì ông qua đời. Khi sống ông bị giáo hội coi là kẻ thù không đội
trời chung, thậm chí có lần giáo hội đòi thiêu sống tác giả và đốt tác phẩm, đến lúc
này giáo hội cấm không cho chôn ông trong nghĩa địa nhà chung. Đêm ấy, đi theo
quan tài của ông là nhà lý luận phê bình của thế kỷ - Boalô; nhà ngụ ngôn của mọi
thời đại La Phôngten; nghệ sĩ Minha, nhà triết học Sapen, các diễn viên của đoàn
kịch đã cùng gắn bó với ông trong mọi hoàn cảnh và những người yêu thích sân
khấu hài kịch, yêu thích tiếng cười mà ông sáng tạo ra.
Môlie là nhà hài kịch vĩ đại, xuất sắc. Ba mươi năm cuộc đời hoạt động dành
hết tâm huyết cho sáng tạo nghệ thuật sân khấu của ông, một mặt thì kiên trì rèn
luyện trong thực tế vĩ đại của nhân dân, một mặt thì đấu tranh không khoan
nhượng với những lực lưọng xã hội đen tối, cống hiến trọn vẹn cho nghệ thuật
chân chính. Chỉ riêng cuộc đời ấy cũng đủ khiến Môlie trở nên bất hủ. Thật xứng
đáng khi Boa –lô trả lời vua Lu-I XIV rằng: “Theo người, thì suốt mấy chục năm
vương nghiệp của ta, nước pháp có gì là hiển hách nhất?”, Boa- lô đáp ngay rằng:
“Tâu bệ hạ: Môlie”
Trải qua bao biến động thăng trầm của cuộc sống, trải qua 30 năm hoạt động
sân khấu của mình, Môlie đã để lại cho nhân loại những vở kịch bất hủ mãi mãi
trường tồn với với thời gian. Sự nghiệp sáng tác của ông hình thành và phát triển
theo bốn giai đoạn lớn:
Trong giai đoạn đầu (1645 - 1658), giai đoạn lang thang phiêu bạt, Môlie đã
sang tác những vở hài kịch đầu tiên Anh chàng ngớ ngẩn(1655) và Ghen(1656),
Anh chàng ngớ ngẩn. Các vở kịch đầu tay ra đời ban đầu khẳng định tài năng của
Môlie. Sự nghiệp sáng tác của Môlie dần bước đi lên, sau thành công buổi đầu ở
tỉnh lẻ triều đình đã chú ý đến đoàn kịch của ông. Đến năm 1658 đoàn kịch được
mời vào biểu diễn trong triều đình và dần chiếm được tình cảm của nhà vua. Đoàn
kịch của Môlie đã vinh dự trở thành đội kịch của vua, được tiếp xúc, giao lưu với
cung đình, với giới quý tộc.
Trong giai đoạn tiếp theo (1659 – 1663), giai đoạn trưởng thành. Từ đây
tiểu sử Môlie bước vào một giai đoạn mới: giai đoạn đấu tranh xây dựng một nền
nghệ thuật sân khấu hiện thực. Môlie đã khẳng định tài năng của mình với nhiều
vở kịch mới. nhũng tác phẩm nổi danh của Môlie ra đời liên tiếp, mỗi tác phẩm là
một đòn quyết liệt đánh vào bọn quý tộc, nhà thờ, vào chế độ đoán đang bành
trướng Đáng để ý là vở Những ả cầu kì rởm (1659). Đến vở kịch này, tính chất hề
vẫn còn nhiều, nhưng ý nghĩa xã hội đã sâu sắc. Đả kích bọn quí tộc ăn bám, nghèo
nàn về đạo đức và tâm hồn. Vở kịch có ý nghĩa rất lớn đối với sự nghiệp sáng tác
của Môlie. Những vở Trường học làm chồng (1661), và Trường học làm vợ (1662)
được công chúng chào đón nhiệt tình và là thành công lớn của Môlie. Những vở
kịch này được trình diễn liên tiếp trên săn khấu và gây một dư luận sôi nổi. Kẻ thù
của Môlie kết tội, có nhà quí tộc định hành hình ông, có nhà văn đã đưa Môlie lên
sân khấu làm trò cười. Để trả lời và bênh vực cho những quan điểm nghệ thuật của
mình. Môlie viết liền hai vở bút chiến: Phê bình “Trường học làm vợ” (1663) và
Kịch ứng diễn ở Vecxây (1663). Hai vở kịch đã chế giễu, chống lại những kẻ luôn
thù ghét ông.
Nhìn chung các tác phẩm của ông giai đoạn này đã gây những cơn bão táp
liên tục trong văn học cổ điển nửa sau thế kỷ XVII. Mỗi cơn sóng gió của ông gieo
ra là bị bao nhiêu đòn tới tấp của kẻ địch đánh vào ông. Nhưng với ông người nghệ
sĩ chân chính không lùi bước trước khó khăn, ông đã sống và tiếp tục chiến đấu hết
mình vì sự nghiệp. Những giai đoạn tiếp theo đánh dấu thêm những trang sách
vàng của Môlie.
Giai đoạn (1664 – 1666), đây là giai đoạn đánh dấu đỉnh cao phát triển của hài
kịch Môlie với những kiệt tác Tactuyf (1664) và Đông Juăng (1665), Anh ghét đời
(1666). Đây là những vở kịch chiếm vị trí đặc biệt trong sang tác của Môlie.
Những tác phẩm này là những đòn tấn công liên tiếp, dữ dội vào hiện thực tối đen
của thời đại. Thái độ phê phán gay gắt của Môlie khiến hài kịch của ông giai đoạn
này mang những yếu tố không phù hợp với những quy tắc quen thuộc của sân khấu
cổ điển chủ nghĩa, nhưng lại có sức biểu hiện lớn: văn xuôi, không duy nhất về địa
điểm, nhân vật hành khất, kết thúc rùng rợn… Tactuyf là lời tuyên chiến công khai
với toàn bộ tôn giáo từ thầy tu đến nhà thờ, đến pháp lí. Đông Juăng là lời kết án
đanh thép đối với bọn quí tộc phóng đãng sa đọa, hư vô chủ nghĩa. Anh ghét đời là
sự phủ nhận quyết liệt đối với hết thảy xã hội đạo đức giả cuối thế kỷ XVII dưới
triều Lui XIV. Giá trị hiện thực của các tác phẩm này rất lớn, rất sâu, tuy mục tiêu
đả kích trước mắt nói chung vẫn là thói đạo đức giả.
Giai đoạn (1667 - 1673): giai đoạn chuyển hướng chĩa mũi nhọn vào giai cấp
tư sản và những quan hệ xã hội của giai cấp này. Môlie đã cho ra đời những vở
kịch lớn như Lão hà tiện (1668), Trường giả học làm sang (1670), Những ngón bịp
của Xcapanh (1671), và Người bệnh tưởng (1673). Sự ra đời liên tiếp của các vở
kịch đã thể hiện một quá trình sáng tạo không biết mệt mỏi của Môlie, một quá
trình nở rộ tài năng của ông. Đó là những tiếng nói giàu sắc điệu, những đòn giáng
mạnh vào xã hội.
Viết hài kịch, Môlie cũng như các các nhà văn cổ điển khác nhằm sửa chữa
tật xấu và xây dựng đạo đức con người, bồi dưỡng tâm tính cho khán giả. Môlie
hướng ngòi bút của mình vào hiện thực của con người và xã hội. Tất cả các hạng
người lớp người từ quý tộc cho đến nông dân, từ nhà tư sản cho đến cô ở…đều có
mặt trên sân khấu Môlie với những tính cách sinh động của mình.
1.3. “Lão hà tiện” – vở hài kịch xuất sắc của Môlie.
Như chúng ta đã biết, văn học nói chung và nghệ thuật nói riêng bao giờ cũng
đi ra từ cuộc đời, cũng lớn lên từ hiện thực rồi từ đó nhờ gió đời mà cách cánh bay
cao. Xuất phát từ đó Môlie nhà hài kịch xuất sắc nước Pháp đã khai thác triệt để
những nghịch cảnh những mặt trái của xã hội đương thời để đưa lên sân khấu.
Đề tài hà tiện là một đề tài mang tính chất hài kịch. Khác với các đề tài văn
học khác và hình tượng văn học khác,đề tài hà tiện và con người hà tiện đều đi vào
văn học bằng con dường tiếng cười. phải chăng do hà tiện là một tật cố hữu Mỗi
khu vực đề tài đều có lịch sử hình thành của nó. Có những đề tài, do tính chất bản
chất của nó, gắn chặt chẽ với một thể loại văn học. Đề tài hà tiện nằm trong trường
hợp này, nó xuất hiện khá sớm trong văn học và bản thân đề tài hà tiện luôn luôn
gắn liền với tiếng cười, một trong các sắc thái biểu cảm của con người.
Một đề tài có thể trở thành hài kịch thì bản thân nó phải mang tính chất đáng
cười, nghĩa là bản thân đề tài ấy phải mang được, phải có được sự mâu thuẫn giữa
nội dung phản ánh và hình thúc phản ánh. Do đó, hà tiện mang trong nó tính chất
mâu thuẫn giữa nội dung và hình thức. Hà tiện phải đi đôi và gắn bó với sự giàu có
với của cải, tức là nguyên nhân để gây ra kết quả hà tiện. Bản thân hà tiện là một
thói hư, một tật xấu, nó gắn liền với cái sai trái và tự thân cái xấu là nguồn gốc của
cái hài. Đặc biệt là khi xấu mà lại không biết là mình xấu, lại muốn tô vẽ thành
đẹp, muốn khoác vào mình một bộ áo thật sang thì cái xấu càng trở nên lố bịch,
càng trở thành đối tượng của tiếng cười. Một điều cần nhấn mạnh nữa là thói quen
hà tện gắn chặt với bản chất của giai cấp bóc lột. Và khi dung tiếng cười để chế
giễu châm biếm thói xấu đó, cũng chính là bóc trần bộ mặt của giai cấp thống trị,
bóc trần cái mâu thuẫn giũa nội dung và hình thức có tính hài kịch ấy. Xét trên
phương diện này, hà tiện phải là đề tài của hài kịch và là đối tượng của tiếng cười.
cái hà tiện ở đây còn được phê phán từ một gốc độ khác biệt: đó là sự mất cân đối
trong cuộc sống bình thường khi yếu tố của cải vật chất xuất hiện. tiếng cười ở đây
mang tính chất giễu cợt một thói hư tật xấu cố hữu của con người. Cái hà tiện ở
đây còn ở mức độ tự phát, được sinh ra bởi một trường hợp ngẫu nhiên.
Như vậy, có thể khẳng định rằng: đề tài hà tiện là một đề tài được khai thác từ
lâu trong các nền văn học và là một đề tài mang tính chất hài kịch, là đề tài muôn
thuở tạo ra tiếng cười châm biếm khi nhẹ nhàng khai sôi nổi, có khi cười ra nước
mắt. Đề tài hà tiện đi vào nghệ thuật hài kịch không phải là ngẫu nhiên, không phải
do tình cờ mà là tất yếu, do bản chất nó chứa đựng yếu tố hài hước, chứa đựng tính
chất đáng cười, nó đi liền với tiếng cười, nó đi vào văn học và trường tồn trong văn
học với bao thử thách của thời gian.
Môlie dành trọn vở kịch cho đề tài hà tiện: một vở kịch đã để lại tiếng vang
trteen sân khấu, vở Lão hà tiện, dài năm hồi ra mắt công chúng năm 1668. Đề tài
về người hà tiện không phải là đề tài mới mẻ, càng không phải là khám phá của
Môlie cũng như chất liệu mà Môlie sử dụng ở đây chưa phải hoàn toàn là sáng tạo
của riêng ông. Chủ nghĩa cổ điển cho phép tự do vay mượn đề tài cũng như chất
liệu tác phẩm và Môlie đã làm việc đó. Nhưng bằng những trải nghiện của bản
thân và trí tuệ của mình ông đã tạo nên vở hài kịch hấp dẫn, độc đáo.
Khi viết lão hà tiện, Môlie thực hiện việc vay mượn của mình từ vở kịch “Cái
nồi” của nhà hài kịch cổ đại La Mã Plôtơ. Có thể nói rằng Môlie chịu ảnh hưởng
rất sâu sắc của nhà viết kịch này. Vở kịch Lão hà tiện của Môlie có năm hồi với 32
màn mà trong đó có 17 màn có vay mượn chi tiết, sự việc hoạc tình tiết kịch. Sự
vay mượn này không làm giảm đi giá trị lớn lao của hình tượng Acpagông mà
Môlie sáng tạo ra. Quả vậy, khi sử dụng đề tài hà tiện làm đối tượng phê phán của
tiếng cười, Môlie đã có những sáng tạo lớn. Trước hết, vở kịch Lão hà tiện chiếm
vị trí đặc biệt trong hệ thống đề tài của Môlie: nó đánh dấu giai đoạn sang tác cuối
cùng của ông là giai đoạn ông tập trung dùi mài phê phán vào giai cấp tư sản. Tuy
vậy ở các tác phẩm khác, các nét riêng của đề tài hà tiện cũng được thể hiện qua
các vở Tư sản quý tộc (1670) và Người bệnh tưởng (1673).
Tóm lại, lão hà tiện nằm trong hệ thống đề tài chung mà Môlie sử dụng làm
đối tượng phê phán của tiếng cười, đề tài hà tiện có một vị trí đặc biệt và là một đề
tài lớn mà Môlie thực sự quan tâm. Thông qua đề tài này, Môlie đã thực hiện các
dự đò chủ quan của mình: hướng mũi dùi phê phán chống lại giai cấp tư sản. Môlie
đã sáng tạo một vở kịch hoàn chỉnh, sống với những tính cách sâu sắc, những tình
huống hài kịch tuyệt vời, mang ý nghĩa xã hội to lớn.
Vở hài kịch Lão hà tiện được diễn lần đầu tiên vào năm 1668 trên sân khấu
của Hoàng cung. Ban đầu nó không được dư luận tán thưởng lắm, vì kịch viết bằng
văn xuôi không phù hợp với khiếu thẩm mỹ của công chúng Pháp lúc bấy giờ, vì
tính chất phóng đại quá đáng của tính cách nhân vật làm cho nó trở nên “không
giống như thật”, và vì âm hưởng hài hước mà tiếng cười của Môlie gây nên. Sau
này, tác phẩm lão hà tiện được coi là một trong những kiệt tác hàng đầu của Môlie.
Lão hà tiện được diễn rất nhiều nơi trên thế giới và được nhiều người đánh giá rất
cao. Lão hà tiện không phải là hoàn toàn do Môlie dựng lên. Nó có khả năng dẫn
dắt người xem đến thế giới sâu xa thuộc bản chất xã hội có giai cấp, nó khám phá
những quan hệ tồi tệ giữa người và người trong xã hội đồng tiền.
Lão hà tiện được Môlie một vở hài kịch được viết (1668). Câu chuyện xoay
quanh nhân vật chính là Acpagông, goá vợ, có một con trai là Clêăng, một con gái
là Êlidơ. Acpagông giàu có nhưng rất keo kiệt. Lão định cưới cho con trai một
người đàn bà goá giàu có, gả con gái cho ông già Ăngxenmơ để không mất của hồi
môn. Trong khi đó, Clêăng yêu Marian , Êlidơ yêu Valer (quản gia của Acpagông),
còn Acpagông lại say mê Marian. Clêăng buồn chán, ăn chơi hoang tàng hơn vì
thói keo kiệt đến mức không chịu nổi của cha mình. Để có tiền, anh ta tìm đến một
người cho vay nặng lãi. Khi kí giao kèo, Clêăng mới biết người cho vay là cha
mình, còn Acpagông bấy giờ mới vỡ lẽ người đi vay là con trai lão. Lại tình cờ,
Acpagông khám phá ra rằng người con gái mà lão định cưới làm vợ là người yêu
của Clêăng và ông già Ăngxenmơ là cha của Marian và Valer. Câu chuyện kết thúc
khi Acpagông tìm lại được tráp vàng chôn trong vườn, lão vô cùng sung sướng, đã
bằng lòng gả Êlidơ cho Valer, nhường Marian cho Clêăng khi Ăngxenmơ chịu mọi
phí tổn cưới xin của Clêăng và không đòi của hồi môn của Êlidơ. Nghệ thuật gây
cười của Môlie làm cho vở "Lão hà tiện " trở thành một tác phẩm lớn.
Tác giả đặt ra nhiều tình huống gây cười xung quanh những vấn đề xã hội,
xây dựng được một tính cách nổi bật: tính keo kiệt. Tất cả đều do tính keo kiệt mà
ra, và mọi việc đều được giải quyết khi Acpagông tìm lại được tráp vàng và gả con
gái không mất của hồi môn. Lão hà tiện là một trong những vở hài kịch, kiệt tác
của Môlie, có một địa vị ưu việt trên văn đàn thế giới, do bức tranh sắc nét và đậm
đà của tác giả vẽ nên điển hình của tên hà tiện và những nhân vật khác.
Lão hà tiện cũng như mọi vở kịch lớn nhỏ khác của Môlie gây những nụ cười
kín đáo, gây những tiếng cười ồn ào từ đầu đến cuối. Một trong những sản phẩm
vô giá của con người là tiếng cười. Cái cười không tồn tại bên trong xã hội loài
người. Bản thân của cái cười được sinh ra từ sự mâu thuẫn giữa nội dung được
phản ánh và hình thức phản ánh, nảy sinh khi cái ti tiện tự làm ra vẻ vĩ đại, cái ngu
ngốc tự làm ra vẻ thông thái, cái trì trệ ngưng đọng tự làm ra vẻ tràn đấy sức sống
và phát triển. Cái cười đánh gục sự trống rỗng bên trong và sự hèn mạt của những
kẻ nuôi ảo vọng có nội dung phong phú và có ý nghĩa hiện thực. Nói cách khác cái
cười là phản ứng cảm xúc của con người trong ý thức thẩm mỹ của nó khi nhìn
nhận thực tại mang các xung đội hài kịch. Một hiện tượng xã hội được coi là lỗi
thời theo quan điểm triết học, là phản động theo quan điểm chính trị thì quan điểm
mỹ học nó được coi là có tính hài. Cái hài là giá trị khách quan là cái cười cao, cái
cười có ý nghĩa giá trị xã hội . Phù hợp vớí những phẩm chất đa dạng của hiện thực
là cái sắc thái khác nhau của tiếng cười.
Ở đây, trong vở kịch Lão hà tiện này Môlie đã dùng tiếng cười để làm một
phương tiện nghệ thuật nhằm nỗi bậc lên những giá trị nhân văn và thẩm mỹ sâu
sắc. Là một nghệ sĩ hài kịch vĩ đại, Môlie đã tạo ra tiếng cười có nhiều cung bậc
mang đậm ý nghĩa xã hội. Tiếng cười toát lên từ các vở kịch của ông bao hàm một
tư tưởng sâu sắc, một sự tìm tòi xem xét nghiêm túc, một thái độ biểu hiện tích cực
của nghệ sĩ trước cuộc sống. Xuất phát từ quan điểm cho rằng “quy tắc cao nhất
của mọi quy tắc là mua vui cho khán giả” và “dùng tiếng cười để sửa chữa phong
hoá”, Môlie đã xây dựng tiếng cười bất hủ mang ý nghĩa giáo dục tích cực và có
giá trị chiến đấu cao.
Tiếng cười nhiều cung bậc được Môlie xây dựng và thể hiện rất thành công.
Tiếng cười đó là thái độ phản ứng của con người trước những hiện tượng chứa mâu
thuẫn, khôi hài, đáng cười. Môlie đã phát hiện ra những khía cạnh bi đát của cuộc
sống rồi thể hiện nó dưới hình thức hài kịch rất đặc sắc. Đó là những tiếng cười
mang âm hưởng xót xa thể hiện ý nghĩa xã hội. Nó là lời tố cáo gay gắc con người
trước sự tha hoá của đồng tiền.
Đầu tiên phải nói đến là tiếng cười “phácxơ”, tiếng cười này chiếm một vị trí
quan trọng trong vở Lão hà tiện, Môlie đã dùng nó để khắc hoạ thành công tính
cách của nhân vật Acpagông. Tiếp đến là tiếng cười khôi hài, bản thân cái cười
khôi hài mang tính cách nhân đạo sâu sắc, nó đặt cơ sở vào niềm tin ở bản chất con
người, hướng con người đến cái tốt đẹp. Cái cười khôi hài bật ra trong cảnh than
thở giữa Valer và Elidơ, bật ra từ những lời bộc bạch tình cảm, chân thật vụng về
của Clêăng khi nói với với em gái Elidơ về cô gái Marian mà anh ta yêu dấu. Tiếng
cười khôi hài xuất hiện ở tác phẩm Lão hà tiện không nhiều lắm, tuy nhiên nó lại
mang một ý nghĩa rất sâu sắc. Sau đó là phải kể đến tiếng cười mỉa mai, Môlie đã
nắm bắt được cung bậc mỉa mai của cái cười và sử dụng nó đan xen với những
cung bậc khác tạo nên âm thanh của tiếng cười mang đậm ý nghĩa xã hội. Tiếng
cười nhiều cung bậc còn là tiếng cười châm biếm, cười ra nước mắt, tiếng cười
nhiều cung bậc trong độc thoại của Acpagông.
Một bộ phận quan trọng trong gia tài hài kịch Môlie là những hài kịch tính
cách. Những hài kịch này phản ánh xu hướng đi vào lòng người, mô tả tâm lý,
nghiên cứu tự nhiên của chủ nghĩa cổ điển nói chung. Xây dựng Acpagông, Môlie
tập trung mô tả nét tính cách cơ bản của nhân vật, làm cho Acpagông trở thành một
điển hình độc đáo tiêu biểu cho thói hà tiện. Mọi nét tính cách đều xoay quanh thói
hà tiện, do hà tiện sinh ra, và có tác dụng nỗi bậc tính xấu này. Đó là một thành
công xuất sắc của Môlie gắn liền với phương pháp điển hình hoá của chủ nghĩa cổ
điển. Tính cách của Acpagông có một ý nghĩa lịch sử không thể chối cãi. Nó cũng
không cứng nhắc, khô khan, đơn điệu.
Tính cổ điển của hài kịch Môlie thể hiện trong tác phẩm Lão hà tiện đó chính
là tinh thần duy lý, duy vật, Môlie đã nhận xét, phê phán các hiện tượng của xã hội,
các tính cách đáng chê cười. Môlie đã mượn đề tài trong văn học cổ đại Hy Lạp-La
Mã để xây dựng nên hình tượng Acpagông. Với quy tắc sáng tác của sân khấu cổ
điển, Môlie có một cách hiểu rộng rãi, phù hợp với yêu cầu cơ bản của thời đại, mà
vẫn thích hợp với việc phản ánh chân thật hiện thực.
Tác phẩm Lão hà tiện sống mãi trong lòng nhân dân thế giới một phần lớn nhờ
nghệ thuật kịch được Môlie xây dựng rất thành công. Đề tài hà tiện là đề tài nóng
hổi mang tính mang tính thời sự của xã hội Pháp lúc bấy giờ lên sân khấu và giải
quyết nó theo quan điểm tiến bộ của xã hội. Hài kịch của Môlie do đó nghiễm
nhiên là một bộ phận của cuộc sống, đã tham gia vào việc thúc đẩy tiến trình của
cuộc sống, và trở thành lợi khí đấu tranh xã hội. Hành động trong sân khấu của
Môlie khá đơn giản. Kịch băt đầu bằng xu thế mỗi lúc một tập trung hơn, mạnh mẽ
hơn. Những xung đột kịch không qua phức tạp, gay gắt đòi hỏi những giải pháp
quyết liệt. Tạo nên những thành công lớn trong nghệ thuật hài kịch của Môlie.
Chương II: THỦ PHÁP GÂY CƯỜI TRONG HÀI KỊCH “LÃO HÀ TIỆN”
CỦA MÔLIE.
2.1. Nghệ thuật khắc họa tính cách nhân vật.
2.1.1. Ácpagông – nhân vật hà tiện điển hình.
Cống hiến lớn lao của Môlie là ông đã xây dựng được một nhân vật hà tiện
điển hình sinh động. Môlie đã rất sắc sảo khi lựa chọn nhân vật điển hình như vậy:
một nhân vật tư sản giàu có góa vợ và đã ngoài sáu mươi tuổi nhưng đang rắp tâm
cưới một cô vợ trẻ ngang tuổi con gái lão. Tất cả các nét: giàu có, muốn cưới vợ
trẻ,…đều là những khát vọng trần thế mang tính chất tư sản và chính những cái này
sẽ phải đối mặt với bản chất hà tiện của lão. Ở đây, Môlie đã đặt nhân vật của mình
vào một tình huống thực sự hài kịch: bản thân lão muốn cưới một cô gái trẻ làm
vợ, trong khi đó muốn gã con gái cho một ông già, gả con trai cho một bà góa. Đó
cũng là một cái mới, cái sáng tạo trong nghệ thuật hài kịch Môlie tạo ra kịch tính
và những tiếng cười sinh động.
Tính sinh động biểu hiện trong tính cách được xây dựng đã làm cho hình
tượng nghệ thuật của Môlie mất tính trừu tượng và động thời tạo ra cho tiếng cười
các sắc thái khác nhau. Nói cách khác, việc xây dựng tính cách ở Môlie cũng là
một thủ pháp gâu cười có hiệu quả. Tính cách hà tiện được xây dựng ở đây hàm ý
keo kiệt, bủn xỉn, chứ không phải là một chắt bóp tằn tiện nào đó. Ngay từ đầu tác
giả dung phương pháp khai triển để giới thiệu tính cách Acpagông.
Tính cách nhân vật chính được thông báo từ đầu khi nhân vật chính chưa xuất hiện
đã có tác dụng đẩy dư luận chú ý và gây hứng thú chờ đợi của người xem. Ngay từ
hối I, Acpagông được giới thiệu qua cửa miệng quản gia Valer nhận xét: “tính hà
tiện quá đáng của ông cụ, tính khắc nghiệt của cụ trong cuộc sống với các con…”,
“kẻ thích nịnh hót”. Chính con cái lão cũng nhận xét về lão là một người tằn tiện
một cách tàn nhẫn, chi ky kỳ lạ, keo kiệt chịu không nổi: “…chỉ vì tính hà tiện của
người cha mà anh ở tình trạng bất lực…”, “người ta có thể thấy cái gì tàn nhẫn
hơn tính hà tiện khắc nghiệt đối với chúng ta, tính chi li kì lạ làm chúng ta mòn
mỏi”, “…đã từ lâu cái tính keo kiệt không chịu nổi của cha giam hãm chúng ta”.
Tất cả những nhận xét đó của các nhân vật được Acpagông minh họa bằng hành
động thực tế: chửi mắng om sòm, quát tháo đầy tớ, xua đuổi đầy tớ vì tính hay nghi
ngờ của lão.
Bên cạnh việc dùng nhiều cách để giới thiệu tính cách nhân vật chính, Môlie còn
dùng cả chính nhân vật đó và để cho nhân vật đó tực bộc lộ tính cách của mình. Đó
là mâu thuẫn giữa bản chất và sự thật, suy nghĩ và thực tiễn: Lão lẫm bẩm một
mình về món tiền lão có, lão sợ khi nghe tiếng chó sủa, khi có người hỏi thì lão kêu
bận, nhưng khi bảo người ấy mang tiền đến thì lão hộc tốc ra ngay, tựa hồ như có
hai con người trong một con người Acpagông vậy. Ngôn ngữ từ cửa miệng của lão
cũng rất phù hợp với tính cách lão: “quân ăn cắp”, “thổ tả”, “đồ chết treo”,… lão
đòi khám bàn tay thứ ba, thứ tư . Vì sợ bóng gió và lão vốn không yên tâm, vừa
hăm dọa vừa dỗ dành nhưng cũng không ổn thỏa do đó lão đuổi không: “Vĩnh biệt!
Bước đi đâu thì bước”. Sang lớp 4, hồi I, tính cách hà tiện được triển khai thêm
bằng nét yêu đương. Cách đặt vấn đề của lão cũng quanh co, buộc hai đứa con phải
nói thật hết những nhận xét của mình về cô gái mà lão đang theo đuổi. Cái quanh
co này cũng không che giấu được tính cách hà tiện của lão. Người xem không thể
nhịn cười khi nghe lão nói: “có một khó khăn nho nhỏ, cha sợ, với đám này, ta sẽ
không được lắm của mà ta có thể trông chờ” và “…thì phải mà cố gỡ gạc ở cái
khác” (lớp 4, hồi I). Nét hà tiện tiếp tục được phác họa thêm với ý định của
Acpagông là hỏi cho con trai một “bà góa nào đó” và gả con gái lão cho một ông
già được người ta “tán tụng là lắm của”. Sự triển khai của nét tính cách hà tiện
được phát triển ở các khía cạnh khác nhau trong các hồi khác nhau. Nó làm công
việc phanh phui bản chất con người Acpagông, khắc họa rõ ràng và sinh động tính
cách Acpagông và là điều kiện để tiếng cười xuất hiện. Sự khai triển tính cách này
trong từng lớp, từng hồi của vở lão hà tiện cũng không giống nhau.
Nói hội tụ không có nghĩa là tất cả các nét riêng khác của tính cách đều hòa
nhập vào nét đặc trưng chủ yếu, mà các nét này đều được sử dụng, được phát triển
theo hướng làm sáng tỏ, làm nổi bật nét chủ yếu, tô đậm nét chủ yếu. Cái hách
dịch, cái xảo quyệt, nham hiểm theo thói ân nghĩa giả, thói xu nịnh lố bịch hay tính
hào phóng giả tạo khi đòi khắc câu châm ngôn “ăn để sống chứ không phải sống
để ăn” bằng vàng đều không ngoài mục đích làm nổi bật tính cách hà tiện, keo kiệt,
bủn xỉn và bần tiện của Acpagông. Sự hồi tụ này đã làm cho tính hà tiện mang một
màu sắc mới, giúp cho nó có thêm một phẩm chất mới khiến cho nhân vật thêm
sinh động và sâu sắc. Bản chất là hà tiện nên lão rất sợ khi người ta nói lão lắm
của, lão xa xả mắng con tội ăn tiêu hoang toàng mà không biết lấy tiền đó để đặt
lãi, lão mê người đi vì sự nịnh hót của Phrôphin, nhưng khi Phrôphin nói sang
chuyện vay mượn xin xỏ tiền nong thì lão nghiêm mặt lão, cho đến phút cuối cùng
của vở kịch, nét hà tiện vẫn được hội tụ lại, được tô đậm thêm bằng các đòi hỏi
như những điều kiện đầu tiên của lão: không phải bỏ tiền cưới cho hai con, phải
được may một bộ lễ phục mới, không phải trả tiền công và tiền giấy bút cho ông
Cẩm.
Môlie không chỉ hội tụ các nét tính cách vào nét chủ yếu trung tâm mà còn
phóng đại các nét tính cách phức tạp đã được hội tụ lên nữa. Do đó Acpagông
khám hai bàn tay còn cho là chưa đủ mà còn đòi khan cả “những bàn tay khác”, hà
tiện tới mức không dám dung chữ “cho” mà chỉ “đưa tay bắt”. Ở các điểm hội tụ
các nét khác cũng bị nét chủ yếu thấm vào và chi phối. Lão hỏi các con về cô gái
Marian và khả năng các mặt của cô gái: hình thức, đức hạnh, khả năng quán xuyến
công việc gia đình nhưng vẫn phàn nàn vì “không được lắm của” và khi nghe bà
mối Phrôdin tán tỉnh, xu nịnh, lão say mê đi nhưng vẫn đòi “phải góp chút đỉnh”,
“phải chịu tốn đôi tí” “bởi vì xưa nay, chẳng ai đi lấy một người con gái mà cô
gái không mang gì về” nghĩa là dù Acpagông có si mê Marian nhưng bản chất hà
tiện của lão vẫn đòi hỏi phải “kiếm cái gì đó sờ mó được”. Mặt khác cũng ở điềm
hội tụ này các nét khác thấm vào nét chủ yếu thành ra một yếu tố tố tổng hợp tạo ra
sức mạnh biểu đạt và khắc họa mạnh mẽ. Bởi vậy ta có được một con người hà tiện
sinh động, không chỉ hà tiện mà si tình nữa, một con người sợ lau bàn mạnh quá sẽ
mòn gỗ đi, biết tính toán rằng tám người ăn đủ thì mười người ăn cũng đủ, nhưng
vẫn không từ bỏ ý định lấy Marian. Lão chỉ chịu nhượng bộ khi cái tráp tiền của
lão bị mất cắp, nghĩa là lão yêu Marian nhưng lão còn yêu tiền hơn một tý. Tất cả
mọi chi tiết được phóng đại đó đã tô đậm tính cách hà tiện của Acpagông. Bởi vậy
phóng đại là một thủ pháp nghệ thuật của các nhà văn trong quá trình sáng tác.
Cái phóng đại của Môlie là tập trung làm nổi bật nét chủ yếu của tính cách nhân
vật so với các nét khác việc phóng đại kiểu này có nguyên nhân lịch sử của nó. Ở
lão hà tiện là nét hà tiện. Nét chủ yếu được phóng đại đậm nét hơn, nét tổng hợp
được thổi phồng lên đến mức có thể chi phối ngày càng mạnh các nét khác, khiến
các nét này chỉ còn là biểu hiện của nét chủ yếu. Ở nhân vật Acpagông, cái si mê
Marian của lão chỉ là một biểu hiện, do đó chỉ có thể lão si mê một cách thật hà
tiện một cách si tình, tính cáu gắt, cục cằn thô lỗ của lão cũng là các nét biểu hiện
khác nhau của tính cách hà tiện. Trong quá trình hoạt động của nhân vật chính
Acpagông, tiếng cười bật ra và các sắc thái của nó phù hợp tương ứng với các bước
phát triển của tính cách.
Điều này được tác giả khắc họa rõ nét qua màn thết tiệc: lão Acpagông phân
chia việc cho mọi người làm: bà Clốt lau bàn ghế, chuẩn bị chai lọ, Branhđavoan
và la Mecluysơ chuẩn bị hầu bàn bằng quần thủng đít và áo bị dầu loang, con gái
Elidơ phải quán xuyến mọi việc nội trợ, con trai Clêăng phải mặt tươi mày tỉnh,
còn bác Giắc phải chuẩn bị một bữa ăn và chuẩn bị xe ngựa đi chợ phiên. Công
việc phân công rõ ràng nhưng lão luôn luôn nhắc lại nếu vỡ chai lọ thì phải trừ vào
tiền công, rượu phải pha nước lã vào và khi nào người ta gọi mới rót “hãy chờ khi
người ta hò hét đôi ba lần đã, và nhớ là phải mang thêm thật nhiều nước lã” , bữa
tiệc tám người ăn đủ thì mười người ăn cũng đủ và phải dọn toàn những món mà
người ta chưa ăn đã thấy no: đậu hột thật béo, thịt độn hạt dẻ rõ thật nhiều vào. Và
cuối cùng ta được một bức chân dung hoàn thiện về tính keo kiệt, keo bẩn của lão
Acpagông hiện ra như: gấp đôi số ngày ăn chay, tìm mọi lý do để không cho quà
gia nhân vào các dịp tết nhất, kiện con mèo hàng xóm ăn vụng một mẩu thịt, ăn
cắp thóc của ngựa,…và được kết luận bằng “những cái tên hà tiện, keo kiệt, đểu
giả, vắt cổ chày ra nước”, (lớp I, hồi 3). Là một người đã có tuổi nhưng lão vẫn
tranh giành một cô gái trẻ với con trai, hai cha con nhanh chóng trở thành tình địch
của nhau. Mối tình tay ba này dẫn đến những cảnh bi hài đan xen vừa đáng cười
vừa chua xót. Để làm đẹp lòng người mình yêu và khiến nàng phải cảm động,
Acpagông quyết định sẽ mở tiệc thết khách mời nàng đến dự. Thế nhưng tình yêu
cũng không làm cho tính cách hà tiện của lão giảm bớt đi. Bữa tiệc lão định tiếp
đãi mọi người được tiến hành trong sự tính toán chi li đến nực cười với phương
châm: “Ăn ngon nhưng ít tiền thôi và phải có những món mà người ta không đụng
đến, làm cho người ta thấy no trước khi ăn” và “phải ăn để mà sống chứ không
phải sống để mà ăn”. Khi cần dùng đến ngựa đi ra ngoài, Acpagông gặp phải sự
phản ứng của đầy tớ là ngựa rất gầy thì lão gắt lên “ngựa ốm khối ra đấy chúng có
làm gì đâu”.
Tất cả đều không ngoài mục đích làm nổi bật tính cách hà tiện, keo kiệt, bủn xỉn và
bẩn thỉu của Acpagông. Sự hội tụ này đã làm cho tính hà tiện mang một màu sắc
mới khiến cho nhân vật thêm sinh động thêm và sâu sắc. Những con người này
luôn luôn nghỉ mình đúng, không chịu chấp nhận sự thật nên thường chuốc lấy thất
bại. từ đó làm xuất hiện tiếng cười bi kịch. Có thể nói nghệ thuật xây dựng tính
cách là một phương tiện rất quan trọng để thể hiện tiếng cười bi kịch trong hài kịch
Môlie.
Có thể nói đến cảnh Acpagông mất tráp bạc thì tính cách hà tiện của lão càng
được bộc lộ rõ hơn. Khi biết mình bị mất tráp lão như bị phát điên, tiền đối với
Acpagông là tất cả, ngoài nó ra tất cả không có giá trị. Mất tiền lão đã than khóc:
“Không có mày tao không thể nào sống nổi. Tôi chết rồi, tôi bị giết rồi, người ta
cắt cổ tôi rồi”.
Tính cách hám vàng đã làm cho lão trở nên mù quáng đến hài hước, lão đã tự nắm
lấy tay mình mà đòi tiền. Rồi lão tuyên bố : “Nếu không tìm thấy tiền của tôi, tôi
sẽ treo cổ toàn nhân loại và cả tôi nữa”.
Khi con trai lão được lựa chọn giữa một bên là cái tráp bạc, một bên là cô
người yêu thì lão đã nhanh chống chấp nhận từ bỏ người yêu để nhận lại cái tráp.
Tính cách hà tiện đã làm cho Acpagông trở nên hài hước lố bịch. Việc kết hợp hài
hòa trong việc vận dụng các khâu khai triển- hội tụ- phóng đại thể hiện tài năng
của Môlie trong việc vận dụng các sắc thái của tiếng cười. Do đó tính cách nhân
vật do ông xây dựng trở thành một thủ pháp gây cười đặc sắc trong hài kịch lão hà
tiện của ông.
Mô tả tính cách hà tiện trong tất cả vẻ lố bịch đáng chê cười ấy, Acpagông của
Môlie không chỉ là con người hà tiện trong văn học cổ, chỉ biết khư khư ôm lấy
vàng nữa mà lão trở thành một tay tư sản của thời đại, một người chuyên cho vay
nặng lãi. Đồng tiền với con người ấy không chỉ nằm im nữa mà đã biết sản sinh.
Lão ham lợi đến quên cả bổn phận làm cha, mất cả tình máu mủ và tình người, trở
nên mù quáng lố bịch. Lão khiến con trai mình lâm vào cảnh đi vay nặng lãi mà
mình chính là người cho vay. Tính cách keo kiệt đến mức quá thể của Apagông đã
gây ra cảnh cha con gặp nhau trong cảnh kẻ đi vay người cho mượn thật đáng chê
cười.
Đồng tiền là năng lực bị tha hóa của loài người. đồng tiền lúc đầu được sáng
tạo ra như một phương tiện lưu thông, nhưng đến thời tư bản, nó trở thành mục
đích của giai cấp tư bản. Đồng tiền từ chỗ bị sai khiến trở thành kẻ sai khiến, chi
phối và thống trị Acpagông, làm cho lão mất hết những phẩm chất nhân tính. La
Fleche nói rất đúng rằng: “Acpagông là người có ít tính người nhất trong loài
người”. Hám tiền là dục vọng tuyệt đối thống trị loài người. Bằng tài năng nghệ
thuật xuất sắc của mình Môlie đã xây dựng thành công nhân vật Acpagông. Lão
quý tiền hơn cả danh tiếng, vinh dự đạo nghĩa, nó như một người bạn tâm giao là
nơi ac pa gông gửi gắm mọi nỗi niềm tâm sự, nới nương tựa, niềm an ủi, bạn tri kỉ,
…vì tiền lão sẵn sang gã con trai cho một bà góa, gã con gái cho một lão già không
một chút day dứt, áy náy, miễn sao không của hồi môn là lão vui mừng khôn xiết
rồi.
Môie đã chọn những tình tiết rất đắt làm cho tính cách hà tiện của Acpagông càng
thêm điển hình. Cách xây dựng tính cách nhân vật chính của Môlie rất thành công
tạo ra tiếng cười phong phú, đặc sắc cho tác phẩm. Đồng thời nó đã làm nổi bật nét
chủ đạo trong tính cách nhân vật chính để từ đó tạo ra được một tiếng cười sâu sắc,
có ý nghĩa xã hội cao.
2.1.2. Nghệ thuật cường điệu hóa tính cách.
Với tiếng cười nhiều cung bậc Môlie đã đưa vở kịch “Lão hà tiện” đến đỉnh
cao của sự thành công. Để đạt được điều đó ông đã sử dụng và phối hợp tài tình
nhiều nghệ thuật gây cười khác nhau. Biết vận dụng và kết hợp tài tình các kinh
nghiệm gây cười của nghệ thuật hài kịch truyền thống. Môlie đã sáng tạo nên thủ
pháp gây cười độc đáo.
Môlie thường tập trung miêu tả một tính cách, một dục vọng và biện pháp
nghệ thuật được ông dung là cường điệu tính cách và dục vọng đó lên. Tính hà tiện
của Acpagông được cường điệu tới mức điển hình, nó được thể hiện mọi nơi, mọi
lúc, mọi hành vi cử chỉ nhân vật. Tất cả con người Acpagông đều gắn với thói vụ
lợi, quan hệ với ai lão cũng sợ thiệt thòi cho nên lão chỉ đưa tay cho người khác
mượn chứ không phải đưa cho bắt “cho là một tiếng mà lão ta căm ghét đến mức
không khi nào lão ta nói” (lớp 4, hồi II). Bản kê khai “các đồ đạc thổ tả” là một sự
cương điệu ấy cũng làm bật ra một tiếng cười. Như vậy xét về phương diện gây
cười, cường điệu là một yếu tố quan trọng trong hư cấu tác phẩm, nó làm cho tính
cách nhân vật chình được bộc lộ rõ thêm và hình tượng nhân vật thêm sinh động,
bộc lộ được mâu thuẫn và có hiệu quả gây cười. Đây là một biện pháp mà Môlie đã
sử dụng rất thành công trong hài kịch Môlie. Khi thổi phồng hiện tượng hoặc sự
việc, cường điệu đã làm tăng và làm nổi bật sự mâu thuẫn giữa nội dung phản ánh
và hình thức phản ánh, hình thành ngay từ đầu cơ chế của cái cười. Bởi vì, một
hiện tượng hoặc một sự vật nếu chỉ tồn tại đơn điệu thì không có khả năng gây
cười, nhưng tô đậm nó, thổi phồng nó lên làm cho nó biến dạng so với bản chất
đích thực của nó thì lúc ấy nó sẽ có tính hài. Như vậy cường điệu là một biện pháp
gây cười. Sắc thái của tiếng cười phụ thuộc vào sự cường điệu ấy gắn với nhân vật
nào, gắn với hoàn cảnh nào và với tính cách nhân vật nào. Môlie trong tác phẩm
lão hà tiện đã sử dụng nhiều lần biện pháp này gắn liền với tính cách nhân vật ac
pa gông, thổi phồng tính cách này lên với một dụng ý nghệ thuật nhất định. Môlie
cường điệu chi tiết “yêu tiền hơn một tý”, tiếng cười ở đây đã đạt tới đỉnh cao. Đặc
biệt khép lại vở hại kịch không ai có thể quên được câu nói tiêu biểu của
Acpagông: “Còn ta, mau đi xem cái tráo yêu quý của ta”. Sự cường điệu đó đã làm
tăng hiệu quả hài kịch, tạo cho tiếng cười một giá trị cao.
Phóng đại tính cách nhân vật làm cho nhân vật có tính cách cứng nhắc, nhất quán
từ đầu đến cuối. Đồng thời tính cách được thổi phồng và đưa lên đỉnh cao với ranh
giới của sự phi lý, không có thật. Sự phóng đại mà Môlie sử dụng nhằm làm nổi
bật những nét chủ yếu của tính cách nhân vật so với các nhân vật khác. Tuy vậy
nghệ thuật cường điệu tính cách của Môie không phải sử dụng một cách ngẫu hứng
mà nó vẫn có nền móng cơ sở của hiện thực.
Nét chủ yếu được phóng đại đậm nét hơn. Ở nhân vật Acpagông, cái si mê của
Marian của lão chỉ là một biểu hiện của tính hà tiện, do đó có thể nói lão si mê một
cách thật hà tiện chứ không nói được là lão hà tiện một cách si tình. Với nghệ thuật
cường điệu, phóng đại tính cách hà tiện của Acpagông được đẩy lên đỉnh cao, là
một điển hình cho những con người hà tiện trong xã hội bấy giờ. Tính cách hà tiện
của lão được phóng đại đến mức hám vàng đến quên cả bổn phận làm cha, mất cả