Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

đổi mới kết cấu của tiểu thuyết tố tâm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (117.5 KB, 14 trang )


ĐỔI MỚI KẾT CẤU CỦA TIỂU THUYẾT “TỐ TÂM"
MỞ ĐÂU
NỘI DUNG
Chương 1.Tiểu thuyết Tố Tâm và kết cấu văn xuôi trung đại
1.1 Tiểu thuyết Tố Tâm
1.2 Kết cấu thơ văn trung đại
Chương 2.Kết cấu của tiểu thuyết Tố Tâm và tín hiệu đổi mới
2.1 Cốt truyện
2.1.1.Đảo lộn trật tự cốt truyện
2.1.2.Phá vở lối kết cấu hội ngộ-li biệt –đoàn viên
2.2 Điểm nhìn trần thuật
2.1.1.Sử dụng lời trần thuật ngôi thứ nhất
2.3.Nhân vật
2.3.1. Không phân chia nhân vật thành hai tuyên nhân vật
2. 3.2. Kiểu nhân vật
2.4.Thời gian –không gian
2.4.1Thời gian nghệ thuật bị đảo ngược
2.4.2.Không gian tâm lý
2.5. Kể chuyện theo diễn biến tâm lý nhân vật và kết hợp với
phương pháp dùng thư để nhân vật bộc lộ rỏ cảm xúc của mình

KẾT LUẬN
MỞ ĐẦU
Khi thực dân Pháp xâm lược nước ta đã khới động một loạt biện pháp
cụ thể có tác dụng nhằm hiện đại hóa văn học:phổ biến chữ quốc ngữ,lập
nhà in , xuất bản , bắt đầu dịch tác phẩm văn học pháp Mở đầu có thể nói
đến tác phẩm Thầy Lazaro Phiền của Nguyễn Trọng Quảng năm 1887, đã
đánh dấu việc cách tân tiểu thuyết Việt Nam theo hướng hiện đại hóa.
Nhưng chỉ khi xuất hiện tiểu thuyết Tố Tâm mới thưc sự dược hiện đại
hóa trên mọi phương diện.Đó là cuốn tiểu thuyết đúng với ý đồ và mong


muốn của tác giả”viết về cuốn tiểu thuyết khác hẳn những quyển tiểu thuyết
đã có, kể cả hình thức lẫn tinh thần”
Từ Tố Tâm thì mười năm sau đã hình thành một khuynh hướng mới cho
tiểu thuyết đương đại theo lối kết cấu tâm lý ái tình mà Tố Tâm đã mở ra,
với vai trò của Tự Lực văn đoàn.Nó không chỉ đoạn tuyệt với lối viết cũ dụa
vapf sụ kiện và cốt truyện, và cốt truyện càng có lắm tình tiết li ki càng tốt,
mà cũng khác với tất cả tiểu thuyết cùng thời hoạc trước đó như: Hồ Biểu
Chánh, Trọng Khiêm, Nguyễn Trọng Thuật
Tố tâm ra đời cũng như sự hình dung sự mong đợi của lớp người , hình
dung của một lớp người đọc.Vì vậy nó được sụ đón nhận nồng nhiệt của
người đọc, một sự đón nhận mà trước dó chưa có tác giả nào có được.
Vì vậy Tố Tâm mở đầu cho nền tiểu thuyêt mới, đồng thời tác phẩm
khác sinh cho văn xuôi, lãng mạn Việt Nam thế kỉ XX với sự cách tân về
nhiều phương diện.Đặc biệt là mặt ngôn ngữ, kết cấu ,đề tài
NỘI DUNG
Chương 1.Tiểu thuyết Tố Tâm và kết cấu văn xuôi trung đại
1.1Tiểu thuyết Tố Tâm
Cuốn tiểu thuyết nhăm kể về một câu chuyện tình duễn ra trong
vòng hơn một năm,kể từ khi hai nhân vật chính là cô gái con nhà gia giáo Tố
Tâm và chàng sinh viên Cao Đẳng Đạm Thủy ngẫu nhiên(do trời sắp đặt)
mà quen nhau rồi yêu nhau. Mối tình diễn ra rất mực tha thiết say đắm
nhưng lại không đi đến hôn nhân vì ràng buộc ý thức hệ phong kiến và chế
độ đại gia đình. Tố Tâm vì gia đình, vì chữ hiếu, vì người mình yêu mà phải
buộc lòng hi sinh tình yêu đẹp của mình để bằng lòng với số phận,nhưng
nàng dù đã yên bề gia thất nhưng không quên không nguôi nỗ nhớ với Đạm
Thủy. Vì quá đau đớn,vì quá yêu Đạm Thủy nên cuối cùng kết thúc bi kịch
bằng cái chết của Tố Tâm, một cái chết mang tính bi kịch nhưng không bi
quan. Còn Đạm Thủy thì chế độ đại gia đình mà bằng lòng rời xa Tố Tâm,
để cuối cùng dẫn tới bi kịch là cái chết của Tố Tâm. Có thể nói kết thúc như
vậy là “vô hậu” theo lối kết cấu tiểu thuyết hiện đại,còn “có hậu”theo lối kết

cấu chuyện cổ Thế nhưng sau bi kịch không mang tính bi quan mà lại mở
ra lối kết cấu mới. Cái cũ tỏ ra thắng thế cái mới nhưng cái mới lại có đất
hiện diện.
Nhưng nếu họ cưỡng lại, muốn cưỡng lại, biết cách cưỡng lại thi
có lẽ cuốn tiểu thuyết đã đi theo một hướng mới va không còn dư vị “Tố
Tâm” của Hoàng Ngọc Phách.
1.2.Kết cấu văn xuôi trung đại
1.2.1.Khái niệm kết cấu
- Khái niệm kết cấu: Kết cấu được hiểu là sự sắp xếp, tổ chức xâu
chuỗi tất cả các bộ phận khác nhau trong tác phẩm thành một trật tự nhất
định. Nó tổ chức mối liên hệ giữa các yếu tố nội dung của tác phẩm (tính
cách & hoàn cảnh, hành động & biến cố…) và hình thức (bố cục, hệ thống,
ngôn ngữ, nhịp điệu…). Ngoài cốt truyện, kết cấu còn bao gồm phần bình
luận trữ tình phụ đề của tác giả.
1.2.2.Kết cấu thơ văn trung đại
1.2.2.1 Kết cấu chương hồi
Các tác phẩm văn học trung đại đều có kết cấu theo lối chương hồi
Kết cấu chương hồi là một phương diện thi pháp của tiểu thuyết chương hồi.
Cấp độ bề mặt của kết cấu chương hồi là các chương (hồi) - các đơn vị kết
cấu. Một chương (hồi) trong tiểu thuyết chương hồi thường có các dấu hiệu
nhận biết cụ thể. Dễ nhận biết nhất là tác phẩm được chia thành nhiều hồi,
mỗi hồi ứng với một sự kiện trong tác phẩm và được mở đầu bằng một câu
hay một cặp câu văn vần.
- 1.2.2.2Kết thúc có hậu
Trong văn xuôi trung đại thương là sử dụng lối kết cấu có hậu.ví như
trong các tác phẩm như:Truyện Kiều,Lục Vân Tiên
1.2.2.3Chia tác phẩm thành 3 phân : hội ngộ-li biệt –đoàn viên
1.2.2.4.Kết cấu theo hai tuyến nhân vật đối lập
Lối kết cấu này được sử dụng nhiều trong văn học cổ. Nhà văn xây
dựng hai tuyến nhân vật chính diện và phản diện đối lập nhau về lí tưởng,

chính kiến, đạo đức, hành động Một bên đại diện cho lực lượng chính
nghĩa, cái đẹp, chân lí. Một bên thì ngược lại. Hai lực lượng này đấu tranh
không khoan nhượng với nhau và thường kết thúc với thắng lợi của lực
lượng chính nghĩa. Hầu hết những truyện thơ Nôm ở Việt Nam sử dụng kết
cấu này.
Kết cấu này có tác dụng làm nổi rõ chủ đề tư tưởng thông qua so
sánh, đối chiếu giữa 2 tuyến nhân vật đối lập. Tuy nhiên sự phân biệt khá
rạch ròi giữa thiện và ác nhiều khi dẫn đến lí tưởng hóa hiện thực. Trong
thực tế cuộc sống, các lực lượng xã hội có tác động qua lại, chuyển hóa cho
nhau chứ không tồn tại một cách ổn định và tĩnh tại.
Hình thức kết cấu theo 2 tuyến nhân vật đôi khi được trình bày không
phải là sự đối lập mà là 2 tuyến song song, làm cơ sở để đối chiếu và hỗ trợ
cho nhau. Ở đây mỗi tuyến tập hợp những kiểu người gần gũi với nhau về
hoàn cảnh sống, về tính cách, đạo đức Có thể coi Anna Karênina của L.
Tônxtôi được xây dựng theo hình thức kết cấu này.
1.2.2.5Kết cấu tâm lí.
Ðây là hình thức kết cấu dựa theo qui luật phát triển tâm lí của
các nhân vật trong tác phẩm. Loại kết cấu này xuất hiện cùng với sự xuất
hiện của các trào lưu văn học khẳng định vai trò của cá nhân trong xã hội.
Kết cấu này thường dựa vào trạng thái tâm lí có ý nghĩa nào đó để sắp .
1.2.2.6. Kết cấu theo trình tự thời gian.
Ðây là dạng kết cấu phổ biến nhất trong văn học Việt Nam từ
trước 1930. Theo kết cấu này, câu chuyện được trình bày theo thứ tự, phát
triển trước sau của thời gian. Các sự kiện được sắp xếp, xâu chuỗi lại và lần
lượt xuất hiện không bị đứt quãng. Hầu hết những tác phẩm chương hồi sử
dụng lối kết cấu này. Ở đây, tác phẩm được chia thành nhiều chương, hồi
théo sự phân bố về mặt hành động sự kiện của cốt truyện. Mỗi chương, mỗi
hồi thường gắn liền với một giai đoạn nào đó của cốt truyện và nhiêu khi
khá trọn ven, loại kết cấu này gíup người đọc dễ theo dõi câu chuyện nhưng
nhiều khi lại đơn điệu xếp các sự kiện, nhân vật

Chương 2.Kết cấu của tiểu thuyết Tố Tâm và tín hiệu đổi mới
2.1 Cốt truyện

2.1.1.Đảo lộn trật tự cốt truyện
Đem kết cục để lên đầu rồi mới quay về tư đầu câu truyện,thỉnh
thoảng đẩy đọc giả từ quá khứ về hiện tại.Diễn biến truyện không còn theo
tuyến tính cũ.Nó lật ngược lại để cho truyện đi theo dòng hồi ức,thành một
vòng tròn gặp gở giữa kết thúc và mở đầu.Nội dung không có mấy hành
động mà chỉ diễn biến tâm lí hai người yêu nhau,với những trở ngại được
hiểu là từ bên ngoài-hai bên gia đình.Cốt truyện với kết thúc đã biết trước
nhưng niêm hứng thú vẫn nuôi dưỡng nội tâm nhân vật,sự say đắm hai tâm
hồn yêu nhau.Ngay từ khi mở đầu tác phẩm Hoàng Ngọc Phách đã để cho
đọc giả thấy trước kết thúc tác phẩm là cái chết của Tố Tâm
“Ký giả mở ra xem thấy đây hộp thư bỏ vào ba cái phong bì trên đề mấy
chữ:”Tố Tâm di bút”,ở dưới phong thư ấy thấy mấy chiếc khăn thêu,hai
chiếc nhẫn vàng,một cái kim vàng,đầu đính một đóa hoa lan nhỏ ”
Rồi sau đó tác giả mới đưa độc giả trở về với tùng sụ kiện cốt truyện.Tác giả
đôi lúc đang ở hiện tại thì đưa độc giả trở về quá khứ,rồi người đọc đang
chìm đắm trong quá khứ thì tác giả lại đưa vế với hiện tại.Ơ văn học giai
đoạn trước thì hầu hết cốt truyện dược diễn ra theo trình tự từ mở đâu đến
kết thúc,từ quá khứ trở về tương lai chứ không có kiểu đảo lộn trật tự kết cấu
như Hoàng Ngọc Phách.Như vậy thì chúng ta có thể thấy thông qua tác
phẩm Tố Tâm thi Hoàng Ngọc Phách đã làm đổi mới phần nào so với văn
học trước kia.
2.1.2.Phá vở lối kết cấu hội ngộ-li biệt –đoàn viên.
Tố Tâm đã phá vỡ lối kết cấu truyền thống của truyện thơ Nôm giai
đoạn trước, không chia tác phẩm thành ba phần: hội ngộ, biệt ly, đoàn viên
mà thay đổi nó bằng cách kết truyện không có hậu, cuối cùng Tố Tâm cũng
chết. Kiểu kết thúc này thường gặp ở những tiểu thuyết giai đoạn sau này,
nhất là trong tác phẩm của nhóm Tự Lực Văn Đoàn. Nhưng Hoàng Ngọc

Phách không phải là người đầu tiên sử dụng lối kết không có hậu này, trong
Thầy Lazarô Phiền Nguyễn Trọng Quản cũng đã sử dụng lối kết này. Có thể
nói sự đổi mới này là kết quả của việc tiếp thu văn học phương Tây đặc biệt
là văn học Pháp của các trí thức Tây học, trong đó có Hoàng Ngọc Phách.
Với việc sử dụng kết thúc không có hậu, Tố Tâm phần nào đã phản ánh
được hoàn cảnh giao thời của xã hội lúc bấy giờ khi diễn ra sự mâu thuẫn
giữa quan niệm đạo đức cũ và quan niệm đạo đức mới du nhập từ phương
Tây sang. Thiếu Sơn trong “Lời phê bình của một độc giả” cũng đã nhận
thấy được điều này: Đọc sách “Tố Tâm” ta phải nhận thấy cái chỗ yếu hèn
của luân lí nước nhà, vì nó mà một giai nhân phải giã thế từ trần để lại một
bực tài tử phải sống mà nuốt lệ. Nhà văn đôi chỗ ngắt quãng câu chuyện
chen vào đó những đoạn đối thoại của ký giả và Đạm Thủy và vài bức thư
của Tố Tâm gởi cho Đạm Thủy. Như vậy có thể nói trong Tố Tâm có hai
câu chuyện đồng thời được kể lại song song với nhau: một là cuộc trò
chuyện giữa Đạm Thủy và ký giả, hai là chuyện tình Đạm Thủy – Tố Tâm.
Mặc dù kể song hành như vậy nhưng mạch truyện vẫn diễn ra bình thường,
logic không gượng ép. Ngược lại chính nhờ cách kể này mà câu chuyện
dường như thật hơn, người người đọc càng tò mò hơn, hồi hộp theo dõi diễn
biến câu chuyện hơn. Thật ra cách đảo lộn thời gian này đã được Nguyễn
Trọng Quản sử dụng từ năm 1887 trong tiểu thuyết Thầy Lazarô Phiền,
nhưng đó chỉ là bước thử nghiệm đầu tiên, phải đến Tố Tâm của Hoàng
Ngọc Phách biện pháp này mới phát huy hết hiệu quả.
2.2 Điểm nhìn trần thuật
2.1.1.Sử dụng lời trần thuật ngôi thứ nhất
Sử dụng lơi trần thuật la cách viết mới mẻ,chua từng thấy ở đâu trong
truyện ,tiểu thuyết giai đoạn trước.Vì lẽ,đi theo mạch hối cố của nhân vật thù
tất cả mọi tình tiết dều mang dấu ấn tâm trạng của chỉ một cá nhân.Sử dụng
lời trần thuật của ngôi thứ nhất là thủ pháp thấy nhiêu nhất trong tiểu thuyết
tình cảm của Châu Âu thế kỉ thứ XVIII.Có thể nói trước Tố Tâm thì
Nguyễn Tọng Quảng cũn đã sử dụng lơi trần thuat ngôi thứ nhất này,nhưng

chỉ khi đến Tố Tâm của Hoàng Ngọc Phách mới thật sự thành công,mang lại
dấu ấn riêng của tác phẩm.Hoang ngọc Phách đã mở đầu cho lối viết này và
có tác dụng “cắt đứt sợi dây liên kết với truyền thống.”.Nhưng với cách viết
này rất dễ rơi vao lối viết chung chung,giọng tự sự, đơn điệu. Hoàng Ngọc
Phách đã biết cách tránh đi sự đơn điệu này bằng nhiêu cách như :đảo lộn
trật tự cốt truyện Ông còn thêm vao nhiều đoạn độc thoại nội tâm qua ký và
thư,những đặc tả và đối thoại xen trong trần thuật,có thêm nhân vật kí giả.
Đang đứng ở vị trí Đạm Thủy chờ mong ngóng Tố Tâm,người viết nhảy
sang chỗ đứng của kí giả nhin vào Đạm Thủy và thay Đạm Thủy theo dõi
diễn biến tình cảm của Tố Tâm.
“Sáng hôm sau người coi của trường đưa tôi một phong thư,nhìn chữ biết
là của nàng, trong long thấy chuyến động, lại tưởng là bức thư vĩnh biệt mà
những giọt nước mắt hôm đó đã mấy chén quan hà Đạm Thủy nói đến đó
mà mở hộp đưa cho kí giả mà nói rằng: “Thư đây anh xem lấy cho tôi nghỉ
một tí”.Đạm Thủy tựa lưng vào ghế, ngửa đầu ra sau rồi gọi “bồi” lấy
nước ”
Đang đứng ở vị trí người trần thuật là Đạm Thủy người viết lại miêu tả và
đặc luôn Đạm Thủy vào trong cuộc, tìm ra một lăng kính đẻ nhằm thông qua
hình ảnh khúc xạ của Tố Tâm mà thấu hiểu được tâm lý của Đạm Thủy:
“Trong ngần ấy cô thiếu nữ cái đẹp Tố Tâm lại càng được rỏ rệt mười phần
làm cho Đạm Thủy thấy trong mình lúc đó nảy ra một thứ kiêu căng, kiêu
căng của ái tình, vì khi mà Tố Tâm dạo qua đó thì mười mấy con mawys
cũng nhìn theo”.
Có thể nói dòng trần thuật ẩn hồi trong hồi cố đã giúp tác giả đưa tác giả
đến thành công với tiểu thuyết Tố Tâm.
2.3.Nhân vật
2.3.1. Không phân chia nhân vật thành hai tuyên nhân vật
Hoàng Ngọc Phách không phân chia nhân vật của mình làm hai
tuyến chính - tà, thiện – ác như trong các truyện thơ Trong Tố Tâm Nôm, vì
vậy xung đột truyện không gay gắt, chủ yếu là xung đột trong nội tâm nhân

vật. Ông kể lại mối tình giữa hai nhân vật chính Đạm Thủy – Tố Tâm và
không để một nhân vật phản diện nào ngăn trở họ. Mối tình của họ tan vỡ là
bởi luân lí đạo đức xã hội không cho phép hai người đến với nhau, chính vì
vậy đây là tác phẩm đầu tiên đòi quyền sống cá nhân. Hơn nữa, Hoàng Ngọc
Phách cũng như những nhà văn cùng thời, đã thoát khỏi thi pháp tượng
trưng ước lệ của văn học cổ điển, không mượn những chuyện xưa tích cũ để
nói lại, mà chọn “người thật việc thật” để kể lại. Điều này làm tăng tính
“thật” cho câu chuyện, bởi vậy mà nó có sức hấp dẫn đối với độc giả thời ấy.
Ở các tác phẩm giai đoạn trước luôn phân chia nhân vật thành hai tuyến
nhân vật hai tuyến :thiện –ác, tà –chính.Ví như trong các tác phẩm như :
Truyện Kiều, Lục Vân Tiên và luôn luôn bao giờ cũng là kết thúc có
hậu,cái thiện luôn tháng cái ác,cái thiện luôn luôn tháng cái tà nhưng với
Tố Tâm tác giả không phân chia thành hai tuyến nhân vật như vậy mà là Tố
Tâm chết do chế độ đại gia đình
2. 3.2. Kiểu nhân vật
Nhân vật là những trí thức mới vừa kế thừa văn hóa truyền thống, vừa
tiếp thu văn hóa Âu Tây nên họ có nét đặc biệt riêng của con người giai
đoạn giao thời. Ngôn ngữ mà nhân vật sử dụng hợp với tính cách vừa cũ vừa
mới của họ, lại có sự xen lẫn giữa ngôn ngữ văn chương và ngôn ngữ sinh
hoạt hoạt ngày tạo nên tính nhịp nhàng, vần điệu, không quá bóng bẩy tượng
trưng, lại không mang tính thô tục.
Thế nhưng có điều đáng chú ý là lớp người như Tố Tâm và Đạm Thủy
trong buổi giao thời này vần thuộc tỉ lệ rất nhỏ trong xã hôi.Đạm Thủy –
chàng sinh viên Cao Đẳng- vào cái thời Đông Dương chỉ có 7 trường Cao
Đẳng và số sinh viên ít ỏi. Họ trở thanh lớp người có gia trong xã hội mà đặc
biệt là đối với phụ nữ. Còn Tố Tâm là con nhà gia thế,vừa có nhan sắc vừa
có học thức, Tố Tâm ham thích văn chương, biết làm thơ. Viết thư cho Đạm
Thủy cũng reo rắt không kém gì chàng sinh viên Cao Đằng.
Như vậy xem ra nhân vật là cá biệt, không phổ biến, nó chỉ đại diện cho
một số ít người. Nhưng tác giả rất tin vào sự tác động vào xã hội của lớp

người này.
2.4.Thời gian –không gian
2.4.1.Thời gian nghệ thuật bị đảo ngược
Thời gian nghệ thuật trong truyện bị đảo ngược, không còn lối kết cấu thời
gian đơn tuyến như trước, thay vào đó là một thời gian tâm lí và không gian
hồi tưởng. Nhà văn không kể lại câu chuyện theo trật tự từ trước đến sau gắn
liền với sự phát triển cuộc đời nhân vật, mà đảo lộn trật tự thời gian đơn
tuyến ấy. Mở đầu truyện nhà văn không giới thiệu về nhân vật chính và hoàn
cảnh gia đình của các nhân vật chính mà lại giới thiệu về hoàn cảnh nhà văn
(tự xưng là ký giả) gặp Đạm Thủy, tình cờ trông thấy kỷ vật của mối tình
đầu của chàng. Sau đó, tác giả để nhân vật tự kể lại chuyện tình của mình.
Trong quá trình nhân vật kể lại câu chuyện, quả nghệ thuật của nó.
2.4.2.Không gian tâm lý
Hoàng Ngọc Phách biêt đặt mối tình của Tố Tâm và Đạm Thủy
vào trong khung cảnh thích hợp, rất ăn nhập với cục diện từng chặn đường
của họ. Khi mới bắt đầu quen biết quen hơi bén tiếng, họ chỉ có thể miên
mang chuyện trò trong cảnh trí một thư phòng. Không gian lúc đó phán ánh
sự mực thước của một mối tình vượt qua ranh giới tình bạn nhưng chưa ra
ngoài khuôn phép. Nhưng tình cảm đôi bên nay càng ngày càng lớn mãi
lên,ngôi nhà số 58 phố X tror nên chật chội. Cái cảm giác bắt hai người phải
giử gìn ý tứ- chàng không đến nhà nàng nữa, và nàng bớt trò chuyên với
chàng trước mặt mẹ, cũng chính là một thôi thúc buộc họ tim đến chân trời
rộng mở hơn.
Và thế tình yêu đã được mở rộng.Không gian lấp lánh những vung ánh
sáng rực rỡ của một mối tình đang đọ chín.
Nếu không gian chỉ rút lại một hình ảnh Tố Tâm thì đó hẳn là không gian
riêng của Đạm Thủy. Nhưng một không gian tấp nập đông người mà có hai
người đối thoại ngăm với nhau và chỉ có nhau mới hiểu thì đúng là không
gian cộng hưởng của tình yêu. Hoàng Ngọc Phách đã đặt họ vào không gian
của đêm trăng nhưng họ không thấy ai cả họ chỉ biết mấy chữ Đ.T.T.T. là tí

hiệu tình yêu của riêng họ,mà chỉ hai người họ mới hiểu.
2.5. Kể chuyện theo diễn biến tâm lý nhân vật và kết hợp với
phương pháp dùng thư để nhân vật bộc lộ rỏ cảm xúc của mình
Kể chuyện theo quá trình diễn biến tâm lí của nhân vật, kết hợp với
phương pháp dùng thư để nhân vật dễ dàng bày tỏ cảm xúc bản thân, vì vậy
tác phẩm này có chất tự thuật cao. Bên cạnh đó Hoàng Ngọc Phách còn sử
dụng lời bạt đầu truyện, coi mình là một ký giả trung thành, trò chuyện cùng
nhân vật, ghi chép lại và đóng vai một độc giả bình luận câu chuyện. Điều
này càng làm tăng tính “thật” của câu chuyện, tạo cho người đọc cảm giác
tin cậy vào câu chuyện. Có thể nói hình thức dùng thư để để kể diễn biến
câu chuyện là một cách tân vô cung mới so với trước đây,vi trước đây chưa
có tác giả nào thành công với phương pháp nay, mặt khác tác giả cũng dùng
những lá thu này để cho Đạm Thủy bộc lộ cảm xúc của minh đối với ngươi
mình yêu là một cách tân vô cung mới mẻ.
Đây cũng là một cách tân mới của Hoàng Ngọc Phách so với tiểu thuyết
trước kia.

KẾT LUẬN
Như vậy, về kết cấu Tố Tâm đã có những nét đổi mới theo hướng
hiện đại. Mặc dù nhà văn cũng có sử dụng lối viết biền ngẫu, ngôn ngữ bóng
bẩy…của thi pháp cổ điển nhưng nó vẫn được đánh giá là mới hơn so với
các tác phẩm trước đó và cùng thời. Đó là một thành công lớn của Hoàng
Ngọc Phách, mở đường cho tiểu thuyết Việt Nam giai đoạn sau này phát
triển. Sau khi Tố Tâm ra đời nó đã gây ra một làn sóng mới trong văn học
Việt Nam những năm đầu thế kỷ XX. Người ta tranh nhau đọc và sững sờ
trước cái mới của nó. Đây là điều đáng chú ý, bởi vì Tố Tâm ra đời sau Thầy
Lazarô Phiền của Nguyễn Trọng Quản đúng 38 năm. Trong Thầy Lazarô
Phiền, Nguyễn Trọng Quản cũng đã có những cách tân về mặt nghệ thuật và
nội dung, nhưng sau khi ra đời nó nhanh chóng bị rơi vào quên lãng. Điều
này do nhiều nguyên nhân chi phối: về xã hội vào năm 1887 độc giả vẫn

chưa quen với cách viết mới nên không dễ dàng đón nhận nó, về mặt nghệ
thuật Nguyễn Trọng Quản tuy có những đổi mới đáng kể nhưng vẫn chịu
ảnh hưởng của lối viết văn biền ngẫu, lối kể chuyện tự thuật…Tuy nhiên sở
dĩ Tố Tâm có sức hấp dẫn như vậy là vì nó là quyển tiểu thuyết tâm lí đầu
tiên của văn học Việt Nam. Và có thể nói thành công lớn nhất của Hoàng
Ngọc Phách là nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật, điều này sẽ được trình bày
ở phần sau.
Nhưng sự cố gắng phi thường của bút tiểu thuyết gia Hoàng Ngọc Phách
trên nhiều mặt cũng đã dành được những thành công vể vang. Trước hết là
sự đong góp của ông danh cho thể loại tiểu thuyết hiện đại này. Nếu so sánh
với các tiểu thuyết chương hồi ra đời trước Tố Tâm, cuốn tiểu thuyết của
ông có phần quá dung dị nhưng lại đem đến thành công lớn,mở đường cho
tiểu thuyết tâm lí thế kỉ XX.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.Tiểu thuyết Tố Tâm của Hoàng Ngọc Phách.
2.Mấy vấn đề thi pháp văn học trung đại Việt Nam- Trần Đình Sử.
3.Gíao sư Nguyễn Huệ Chi- Tố Tâm: từ góc nhìn thi pháp học.
4.Giáo sư Phong Lê :Hoàng Ngọc Phách với “Tố Tâm”.

×