Tải bản đầy đủ (.docx) (23 trang)

NHỮNG BIỆN PHÁP CHỦ YẾU TIẾP TỤC ĐỔI MỚI CƠ CẤU TỔ CHỨC Ở ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN THEO YÊU CỦA TRƯỜNG TRỌNG ĐIỂM QUỐC GIA

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (159.51 KB, 23 trang )

NHỮNG BIỆN PHÁP CHỦ YẾU TIẾP TỤC ĐỔI MỚI CƠ CẤU TỔ CHỨC Ở
ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN THEO YÊU CỦA TRƯỜNG TRỌNG ĐIỂM
QUỐC GIA.
III.1. Thách thức và vận hội đối với công tác tổ chức bộ máy trong mô
hình trường trọng điểm quốc gia.
Cơ cấu tổ chức bộ máy của trường cơ bản phù hợp với yêu cầu đào tạo
trong tình hình hiện nay. Nhưng nếu xét theo yêu cầu trường đại học trọng
điểm quốc gia, trường kinh tế đầu ngành ngang tầm các trường đại học trong
khu vực và trên thế giới thì tổ chức bộ máy và công tác cán bộ chưa đáp ứng
được mà cần phải nghiên cứu tiếp tục đổi mới, hoàn thiện. Tuy nhiên, việc đổi
mới tổ chức bộ máy là một công việc phức tạp cần phải đầu tư nhiều thời gian
công sức để nghiên cứu và giải quyết nhiều vấn đề trên cơ sở nhận thức đúng
các vận hội và thách thức đối với công tác đổi mới cơ cấu tổ chức trong tình
hình hiện nay.
Những thách thức và vận hội đối với công tác đổi mới cơ cấu tổ chức ở
trường đại học Kinh tế quốc dân khi xây dựng trường trọng điểm quốc gia có
thể tóm tắt ở một số vấn đề chính sau đây:
III.1.1. Vận hội
- Nhờ đường lối đổi mới của Đảng và Nhà nước, ngành giáo dục nói
chung, các trường đại học nói riêng được ưu tiên đầu tư phát triển. Thế và lực
của các trường đều đã được tăng cường đáng kể. Điều đó đã tạo ra áp lực
cạnh tranh giữa các trường ngày một gia tăng.
- Trong bối cảnh chung, Nhà nước đang tích cực cải cách hành chính,
tăng cường pháp chế đã tạo nhiều thuận lợi cho việc nghiên cứu hoàn chỉnh về
tổ chức bộ máy, sắp xếp lại công tác cán bộ cho phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ
được giao ở các đơn vị hành chính, sự nghiệp.
- Trường đại học Kinh tế Quốc dân là đơn vị đầu ngành có uy tín, có
truyền thống và có bề dày lịch sử trong việc đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý
kinh tế, quản trị. Ngoài ra, trường còn tham gia nghiên cứu khoa học, làm tư
vấn về các chính sách kinh tế quan trọng, nhất là trong thời kỳ đổi mới. Được
Nhà nước giao trọng trách xây dựng để trở thành trường trọng điểm quốc gia


về kinh tế để là điểm tựa quan trọng để toàn thể Đảng bộ, cán bộ, công chức
đại học Kinh tế quốc dân phấn đấu vươn lên về mọi mặt trong đó có công tác
tổ chức cán bộ.
- Từ ngày thành lập đến nay, Đảng uỷ, Ban giám hiệu trường luôn coi
công tác hoàn thiện cơ cấu tổ chức là một công tác quan trọng trong việc xây
dựng phát triển trường nên đã thường xuyên quan tâm, chỉ đạo trực tiếp công
tác này. Do vậy, qua nghiên cứu về công tác tổ chức cán bộ của trường trong
nhiều năm qua có thể thấy được một phần sự phát triển không ngừng của đại
học Kinh tế Quốc dân.
- Trường có đội ngũ cán bộ giảng dạy, cán bộ nghiên cứu đông đảo, đầu
ngành đủ sức gánh vác trọng trách của Đảng và Nhà nước giao cho, đủ sức xây
dựng thành công trường trọng điểm quốc gia có tầm cỡ khu vực. Đây chính là
niềm tin vững chắc của trường quyết tâm đổi mới cơ cấu tổ chức hoàn thiện
công tác cán bộ theo hướng xây dựng trường trọng điểm quốc gia. Mặt khác,
nhờ mối quan hệ hợp tác quốc tế ngày càng mở rộng đã tạo điều kiện cho cán
bộ công chức của trường có nhiều cơ hội tiếp xúc, quan hệ với cộng đồng quốc
tế để học tập, bồi dưỡng nâng cao năng lực, trình độ, chuyên môn phục vụ cho
công tác giảng dạy, nghiên cứu khoa học và quản lý trong đó có công tác tổ
chức và quản lý nguồn nhân lực.
III.1.2. Thách thức.
Tuy có nhiều cơ hội nhưng công tác tổ chức cán bộ trường Đại học Kinh
tế Quốc dân cũng đang đứng trước một thách thức như sau:
Đổi mới cơ cấu tổ chức phải bắt đầu từ việc đổi mới cơ cấu ngành nghề
đào tạo của trường. Với yêu cầu xây dựng Đại học Kinh tế quốc dân thành
trường trọng điểm quốc gia đa ngành, đa lĩnh vực cần nghiên cứu, giải đáp các
vấn đề cơ cấu ngành nghề đào tạo? Đa ngành theo hướng nào? Đa lĩnh vực là
như thế nào? Phát triển ra sao?
- Mâu thuẫn giữa yêu cầu đổi mới sắp xếp lại tổ chức bộ máy trong toàn
trường cho phù hợp mô hình trường trọng điểm quốc gia với tư tưởng ngại
thay đổi, với quyền lợi của tổ chức, cá nhân có thể phải mất với chuyên môn có

thể thay đổi... Việc sắp xếp, sáp nhập đã giảm dần đầu mối sẽ là nguyên nhân
gây ra lo lắng, tâm tư đến một bộ phận không nhỏ của cán bộ, công chức trong
trường.
- Về trình độ, chất lượng đội ngũ, cán bộ công chức cũng còn gặp phải
một số nguy cơ và nhiều bất cập. Số cán bộ đầu ngành, có trình độ cao, có năng
lực, kinh nghiệm trong nghiên cứu khoa học, công tác đào tạo nay tuổi cao nên
có những hạn chế nhất định khi tiếp cận các nhận thức, các kỹ năng mới hiện
đại của kinh tế thị trường, trong việc sử dụng các công cụ hiện đại trong công
tác nghiên cứu, giảng dạy. Đội ngũ giáo viên trẻ nhanh nhẹn, hoạt bát có nhiều
cơ hội, điều kiện và khả năng để tiếp thu các kiến thức mới, hiện đại nhưng
nhận thức chưa thật đầy đủ, chưa đủ độ chín, còn thiếu kinh nghiệm thậm chí
còn có hiện tượng thiên lệch về nhận thức và hành động học tập, trong rèn
luyện toàn diện phẩm chất của người cán bộ giảng dạy.
- Sự bất cập về ngoại ngữ, về khả năng ứng dụng toán, tin... vào công tác
nghiên cứu của đội ngũ cán bộ giảng dạy nhà trường đang là thách thức, thậm
chí cản trở lớn trong phát triển các chương trình hợp tác quốc tế, các chương
trình đào tạo liên thông...
III.2. Một số quan điểm khi xây dựng cơ cấu tổ chức bộ máy đại học
Kinh tế quốc dân theo yêu cầu trường trọng điểm quốc gia.
Để có cơ sở đề xuất một số giải pháp nhằm tiếp tục đổi mới cơ cấu tổ
chức bộ máy trường, hoàn thiện công tác tổ chức cán bộ theo yêu cầu trường
kinh tế trọng điểm quốc gia cần xác định một số quan điểm chủ đạo sau:
Quan điểm 1:
Cơ cấu tổ chức trường phải đảm bảo nguyên tắc tập trung dân chủ
nhằm thống nhất sự lãnh đạo của Đảng và Ban giám hiệu trên cơ sở phát huy
quyền chủ động sáng tạo của các đơn vị và tất cả cán bộ, công chức trong
trường thông qua phân cấp mạnh mẽ hơn nữa.
Quan điểm 2:
Đổi mới cơ cấu tổ chức trường phù hợp với quy hoạch phát triển trường
trong những năm đầu của thế kỷ 21 nhằm duy trì phát triển ổn định, bền vững.

Quan điểm 3:
Đổi mới cơ cấu bộ máy và công tác cán bộ phải đi liền với yêu cầu nâng
cao hiệu quả và hiệu lực hoạt động của bộ máy. Vậy phải tạo ra một cơ cấu lao
động tối ưu xử lý tích cực đội ngũ lao động do lịch sử để lại.
Đổi mới cơ cấu tổ chức trường dựa trên nguyên tắc hiệu quả nhằm phát
huy tối đa sức mạnh của đội ngũ cán bộ, công chức, khả năng đào tạo nghiên
cứu khoa học của nhà trường, tận dụng tối đa cơ sở vật chất hiện có.
Quan điểm 4:
Kết hợp đổi mới cơ cấu tổ chức nhà trường với cải tiến đồng bộ công tác
tổ chức cán bộ,công tác đào tạo, nghiên cứu khoa học, công tác tài chính, quản
lý cơ sở vật chất và công tác phân phối thu nhập theo đó cần chú trọng giải
quyết các vấn đề sau:
- Lề lối làm việc, mối quan hệ công tác giữa các đơn vị chưa rõ ràng, còn
nhiều chồng chéo nên hiệu quả hoạt động không cao. Nguyên nhân là chậm đổi
mới quy định về chức năng, nhiệm vụ ( được ban hành từ 1997) trong khi thực
tiễn hoạt động của bộ máy tổ chức trường đã thay đổi nhiều.
- Từ khi chuyển sang nền kinh tế thị trường đến nay, nhu cầu của xã hội
về cán bộ ngành kinh tế và quản lý kinh doanh tăng nhanh, quy mô đào tạo
cũng tăng trong khi đó biên chế của trường tăng chậm. Hướng giải quyết còn
gặp nhiều khó khăn. Đây cũng là một thách thức cần được giải quyết khi xây
dựng trường kinh tế trọng điểm quốc gia.
- Đời sống và thu nhập của đội ngũ cán bộ công nhân viên trong trường
không đều, cá biệt có một số giáo viên, cán bộ, công nhân viên kinh tế còn nhiều
khó khăn mà hiện nay chưa thể giải quyết đã ảnh hưởng đến tâm tư, nguyện
vọng tình cản của mọi người và sự không công bằng trong nhà trường.
III.3. Những vấn đề cần thay đổi trong cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý
của trường hiện nay.
Mô hình cơ cấu tổ chức: Cần phát triển trường có mô hình 4 cấp với sự
phân cấp mạnh mẽ
Các đầu mối quản lý: Cần được giảm bớt để dễ quản lý

Quyền hạn, trách nhiệm của lãnh đạo các đơn vị trong trường: Hiệu
trưởng cần giao thêm cho các lãnh đạo trong trường một số quyền hạn và
trách nhiệm nhằm phát huy hết khả năng nhân lực, giảm bớt sự quản lý cho
cấp trên.
Quan hệ giữa ban giám hiệu với các cấp dưới quyền và quan hệ giữa các
đơn vị trong trường cần được mở rộng và thúc đẩy hơn nữa.
III.4. Những giải pháp và kiến nghị về xây dựng cơ cấu tổ chức bộ
máy theo yêu cầu trường trọng điểm quốc gia.
Trên cơ sở những phân tích đánh giá ở chương 2 và một số quan điểm
đã nêu ở phần em xin đề xuất một số giải pháp và kiến nghị về đổi mới cơ cấu
tổ chức của trường như sau:
III.4.1 Xác định mục tiêu, yêu cầu phải đổi mới cơ cấu tổ chức
Đổi mới về cơ cấu tổ chức phải hướng tới một số mục tiêu cơ bản sau
đây:
- Xây dựng cơ cấu tổ chức theo hướng hình thành từng bước cơ cấu tổ
chức của trường trọng điểm quốc gia từ 3 cấp chuyển dần sang 4 cấp.
Trong thực tế không có một hình mẫu cố định của một trường trọng
điểm quốc gia, ở đây chủ yếu được xét đến một số tiêu chuẩn trong lĩnh vực
đào tạo, nghiên cứu khoa học, trong quản lý và xây dựng cơ sở vật chất
trường, đặc biệt là đội ngũ cán bộ giảng dạy của trường. Có nghĩa là cải tiến
và xây dựng cơ cấu tổ chức trường phải đảm bảo thực hiện tốt các chỉ tiêu về
một trường trọng điểm quốc gia và bám sát yêu cầu trong quy hoạch mạng
lưới các trường đại học đến năm 2010.
- Cơ cấu tổ chức trường phải hợp lý, phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ cụ
thể của giai đoạn phát triển trường sắp tới là phát triển hướng Đại học Kinh
tế quốc dân thành một trường đại học đa ngàng, đa lĩnh vực, hội nhập với các
trường trong khu vực và quốc tế.
Cơ cấu tổ chức trường mà thấp hơn hoặc cao hơn so với yêu cầu, nhiệm
vụ đều gây ra những bất hợp lý cản trở đến sự phát triển của trường. Nếu
thấp hơn sẽ phát sinh tình hình quá tải trong hoạt động quản lý và trong thực

thi các nhiệm vụ chính trị được giao. Nếu cao hơn sẽ gây ra sự lãng phí nguồn
lực, kém hiệu quả, hiệu lực trong hoạt động của bộ máy tổ chức nhà trường.
- Cơ cấu tổ chức trường phải quán triệt yêu cầu từng bước vươn lên
hiện đại, tiên tiến, năng động, uyển chuyển thích nghi hoàn cảnh và điều kiện
hoạt động mới.
Tổ chức bộ máy không thể chỉ chờ đủ điều kiện thực tiễn mà phải đi
trước thực tiễn, nhanh chóng tiếp cận với các mô hình tổ chức hiện đại, tiên
tiến. Đồng thời phải biết cải tiến, thay đổi khi cần thiết.
III.4.2. Một số yêu cầu cơ bản đặt ra khi đổi mới cơ cấu tổ chức.
* Đổi mới cơ cấu tổ chức phải được tiến hành nghiên cứu và tổ chức
thực hiện một cách thận trọng và có những bước đi thích hợp.
Sự chuyển đổi quá nhanh chóng về tổ chức bộ máy có thể gặp phải sự
chống trả quyết liệt của nhiều cá nhân, sự không đáp ứng nảy sinh từ chất
lượng cán bộ. Do vậy cần phải lựa chọn thời điểm bắt đầu thực hiện một cách
thích hợp có bước đi thích hợp để cải tiến tổ chức bộ máy, kết hợp cải tổ tổ
chức với công tác tư tưởng.
* Đổi mới cơ cấu tổ chức phải kết hợp chặt chẽ với công tác cán bộ.
Suy cho cùng sắp xếp lại tổ chức bộ máy sẽ đụng chạm đến bố trí lại con
người với tâm tư, nguyện vọng, năng lực trình độ khác nhau. Nếu không quan
tâm đến tâm tư, tình cảm, nguyện vọng và thậm chí lợi ích con người thì đổi
mới cơ cấu tổ chức bộ máy cũng khó có thể thành công.
* Khi thời cơ đến thì phải thực hiện triệt để đổi mới cơ cấu tổ chức hữu
khuynh có thể xảy ra khi thực hiện những biện pháp liên quan đến con người.
Chống hữu khuynh làm cho đổi mới thành công có thể phải chấp nhận hy sinh
để đạt được thắng lợi lớn hơn.
* Đổi mới cơ cấu tổ chức phải dựa trên cơ sở “nhìn xa, trông rộng”.
Để cho cơ cấu tổ chức có “sức sống” tương đối dài, ít nhất điều chỉnh
không cần thiết phải có dự báo, dự toán tương lai về nhu cầu đào tạo của xã
hội, khả năng và nguồn lực phát triển và khả năng đáp ứng nhu cầu của
trường mà hình thành cơ cấu tổ chức thích hợp nhất.

* Đổi mới cơ cấu tổ chức và công tác cán bộ phải quán triệt yêu cầu từng
bước tập trung vào nhiệm vụ chính trị của nhà trường là đào tạo và nghiên
cứu khoa học, từng bước xã hội hoá các hoạt động hỗ trợ đào tạo trong nhà
trường.
III.4.3. Sứ mệnh và mục tiêu phát triển của Đại học Kinh tế quốc dân
Việc xác định cơ cấu tổ chức của Đại học Kinh tế quốc dân theo mô hình
trường trọng điểm quốc gia xuất phát từ việc xác định sứ mạng và mục tiêu
phát triển của Nhà trường:
a. Sứ mệnh của Đại học Kinh tế Quốc dân:
Với tư cách là một trường trọng điểm quốc gia trong mạng lưới các
trường đại học của đất nước, Đại học Kinh tế Quốc dân có sứ mệnh đào tạo
nguồn nhân lực có trình độ cao, có uy tín, có bản lĩnh chính trị vững vàng;
thực hiện nghiên cứu khoa học, tư vấn thuộc lĩnh vực khoa học kinh tế, quản
lý, kinh doanh và khoa học xã hội nhân văn cho Nhà nước và mọi tổ chức, cá
nhân ở trong và ngoài nước.
b. Mục tiêu phát triển của Đại học Kinh tế Quốc dân.
Phấn đấu trở thành trường trường đại học đầu ngành trong khối các
trrường Đại học Kinh tế và quản trị kinh doanh đủ sức hội nhập với các
trường trong khu vực và thế giới. Trong năm năm tới phát triển thành trường
đa ngành: kinh tế, quản lý, kinh doanh, xã hội nhân văn và một số ngành giao
thoa; phát triển thành trường đa lĩnh vực: đào tạo, nghiên cứu, tư vấn, chuyển
giao công nghệ quản lý kinh tế và kinh doanh.
III.4.4 Xác định cơ cấu tổ chức của Đại học Kinh tế quốc dân theo mô
hình trường trọng điểm quốc gia: Mô hình tổ chức của Đại học Kinh tế
quốc dân đến năm 2010
a. Các định hướng cơ bản về đào tạo, nghiên cứu khoa học và tư vấn
đến năm 2005 và 2010:
a.1 Về đào tạo
Trong những năm tới trường không tuyển sinh cao đẳng, đồng thời ổn
định về quy mô đào tạo sinh viên ở cấp đại học. Dự kiến quy mô đào tạo chính

quy, tại chức giữ ở mức 3000- 3200, văn bằng thứ hai khoảng 800 đến 1000
sinh viên mỗi năm. Phát triển các hình thức đào tạo bồi dưỡng ngắn ngày. Đối
với đào tạo sau đại học, tỷ lệ đào tạo sau đại học so với số sinh viên của
trường còn rất thấp, khoảng 5%, phấn đấu đến năm 2005 tỷ lệ này là 10%
tiến tới 15% vào năm 2010.
Xây dựng cơ cấu ngành học theo hướng sắp xếp các ngành hiện tại
thành 5 nhóm ngành là: ngành Kinh tế, ngành Kinh doanh, ngành Toán-Tin-
Thống kê, ngành Ngân hàng-Tài chính, ngành Kế toán-Kiểm toán tiến tới hình
thành ngành Xã hội nhân văn, trong đó ngành Kinh tế và ngành Kinh doanh là
mũi nhọn.
Ngành kinh tế gồm các chuyên ngành: Kế hoạch hoá; Kinh tế quốc tế;
Kinh tế phát triển; Kinh tế công nghiệp; Luật kinh tế và kinh doanh; kinh tế và
quản lý môi trường; Kinh tế bảo hiểm; Kinh tế đầu tư; Kinh tế và quản lý đô
thị; Kinh tế nông nghiệp và phát triển nông thôn; Kinh tế và quản lý địa chính,
Tài chính công, Kinh tế lao động, Quản lý nhà nước về kinh tế.
Ngành kinh doanh gồm các chuyên ngành: Quản trị kinh doanh (Kinh
doanh thương mại; Kinh doanh quốc tế; Thương mại quốc tế; Kinh doanh du
lịch; Marketing; Quản trị chất lượng; Quản trị nhân lực); Quản trị kinh doanh
công nghiệp và xây dựng cơ bản.
Ngành ngân hàng- tài chính gồm các chuyên ngành: tài chính công, tài
chính doanh nghiệp, thuế,...
Ngành Toán-Tin-Thống kê gồm có các chuyên ngành: Toán kinh tế; Tin
học kinh tế; Thống kê kinh tế xã hội, Toán tài chính...
Ngành kế toán, kiểm toán gồm hai chuyên ngành: Kế toán tổng hợp,
Kiểm toán.
Ngành xã hội nhân văn có thể nghiên cứu hình thành các chuyên ngành
sau: Dân số học, Triết học, Kinh tế chính trị; Ngoại ngữ chuyên ngành.
Trong tương lai, từ 2005 đến 2010, nghiên cứu hình thành chương trình
đào tạo quốc tế về kinh tế và quản trị kinh doanh.
Cải tiến và hoàn thiện mục tiêu, chương trình đào tạo sau đại học theo

hướng bổ sung và hoàn thiện cơ cấu chương trình, đa dạng hoá các loại hình
đào tạo. Từng bước mở rộng quy mô đào tạo sau đại học để đáp ứng yêu cầu
nguồn nhân lực có trình độ cao ngày càng lớn của xã hội. Đào tạo, bồi dưỡng
đội ngũ giáo viên thông qua các hình thức hợp tác quốc tế và tự đào tạo của
Trường. Phấn đấu đến năm 2010 đảm bảo tỷ lệ 100% giáo viên giảng sau đại
học có trình độ tiến sỹ, số lớn có khả năng giao dịch trực tiếp bằng tiếng anh và
các ngoại ngữ thông dụng khác.
a.2 Về nghiên cứu khoa học
Để thực hiện mục tiêu “trở thành một trung tâm nghiên cứu khoa học và
tư vấn có chất lượng và uy tín cao trong nước và khu vực”, hoạt động nghiên
cứu khoa học sẽ phát triển theo những định hướng sau:

×