Tải bản đầy đủ (.doc) (28 trang)

tiểu luận khảo sát tính từ trong tập gái quê của hàn mặc tử

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (150.71 KB, 28 trang )

MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Mỗi bài thơ lại mang một vẻ đẹp ngôn từ khác nhau. Ngôn ngữ thơ
là ngôn ngữ của cảm xúc, là sự thăng hoa của nhà thơ. Mỗi từ ngữ, mỗi
hình ảnh đều thể hiện cung bậc tình cảm của nhà thơ. Từ ngữ trong thơ giữ
một vai trò rất quan trọng. Nó không chỉ là chất liệu để sáng tác mà còn là
phương tiện để nhà thơ giãi bày cảm xúc. Lịch sử văn học đã chứng minh,
một tác phẩm văn học có tồn tại với thời gian hay không là tùy thuộc vào
những giá trị mà tác phẩm đó mang lại, trong đó có khả năng sử dụng ngôn
từ của tác giả.
1
Tính từ trong tiếng Việt không chỉ đa dạng, phong phú mà còn có vai
trò quan trọng trong cấu tạo câu và tạo lập văn bản. Cũng có thể nói rằng
tính từ là một công cụ đặc biệt của các nhà văn, nhà thơ trong quá trình
sáng tác. Trong nền văn học Việt Nam cũng như trong các công trình
nghiên cứu đã có rất khá nhiều những tác phẩm của các nhà văn, nhà thơ
nổi tiếng được tìm hiểu về giá trị của tính từ như: “Truyện Kiều” của
Nguyễn Du, “Góc sân và khoảng trời” của Trần Đăng Khoa. Hay như các
tác phẩm thơ của Nguyễn Khuyến, Xuân Quỳnh, Xuân Diệu,…
Hàn Mặc Tử là một hiện tượng thơ kì lạ vào bậc nhất của phong trào
Thơ mới. Đọc thơ Ông ta bắt gặp một tâm hồn thiết tha yêu cuộc sống, yêu
thiên cảnh, yêu con người đến khát khao, cháy bỏng; một khát vọng sống
mãnh liệt đến đau đớn tột cùng. Thơ của ông thể hiện chân thật con người
của ông, cũng như cuộc đời của ông. Tuy cuộc đời của ông rất ngắn ngủi
nhưng ông đã để lại lượng thơ khá đồ sộ và có ý nghĩa cho nền thơ ca Việt
Nam. Thơ Hàn Mặc Tử là sự hòa trộn, đan xen giữa lãng mạn, tượng trưng
và siêu thực. Ngôn ngữ thơ của ông được đánh giá là độc đáo và có sức ám
ảnh lớn. Tính từ là một phương diện nổi trội góp phần làm nên cái độc đáo
ấy. Vì vậy, việc “ Tìm hiểu tính từ trong tập thơ Gái Quê của Hàn Mặc Tử”
là một phần cơ sở để chúng ta khẳng đinh tài năng và khẳng định nét riêng


biệt của thơ Hàn Mặc Tử.
2. Lịch sử vấn đề
Vấn đề khảo sát từ loại tính từ trong tác phẩm văn học tuy còn ít, tuy
cũng có một số công trình đề cập đến như: “ Khảo sát từ loại tính từ trong
Truyện Kiều” của Nguyễn Thị Kim Anh, “ Khảo sát nhóm từ biếu thị màu
sắc trong thơ mới” của Nguyễn Thị Ngọc Quỳnh, “ Tính từ mô phỏng trong
tập thơ Góc sân và khoảng trời” của Trần Đăng Khoa, hay như: “ Màu
xanh trong thơ Tố Hữu” của Nguyễn Thị Ngân Hoa (Ngữ học trẻ, 2005).
Hàn Mặc Tử là một hiện tượng nổi bật của văn học Việt Nam giữa
thời kì hoàng kim của thơ mới, và ông cũng là nhà thơ lạ nhất trong những
2
nhà thơ mới. Thơ ông không chỉ đặc sắc về nội dung tư tưởng mà còn có
giá trị nổi bật về nghệ thuật trên các phương diện về phong cách và ngôn
ngữ thơ. Chính vì thế đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về thơ ông.
Tiêu biểu như: “Thơ Hàn Mặc Tử hay những bài tình ca bi thiết” của Huy
Phong và Yến Anh, “Hàn Mặc Tử thơ và đời” của Lữ Huy Nguyên, “Thơ
Hàn Mặc Tử” của Lại Nguyên Ân.
Công trình nghiên cứu của Trần Thanh Mại “Hàn Mặc Tử thân thế và
thi văn” vào năm 1941, một công trình có quy mô và chuyên biệt đầu tiên
viết về Hàn Mặc Tử. Công trình nghiên cứu của ông có ý nghĩa đặc biệt
quan trọng vì đã đem đến cho độc giả một cái nhìn tổng quan nhất về thơ
Hàn Mặc Tử.
Nghiên cứu về thơ của Hàn Mặc Tử trên phương diện ngôn ngữ thì
đã có công trình của các tác giả như: “Tính từ chỉ màu sắc trong thơ Hàn
Mặc Tử” của Ngô Thị Hiền( khóa luận tốt nghiệp Đại Học Vinh_chuyên
ngành ngôn ngữ - 2011). Những nghiên cứu về ngôn ngữ thơ Hàn Mặc Tử
thì chưa nhiều, và đặc biệt những nghiên cứu về sử dụng tính từ trong thơ
Hàn Mặc Tử thì chưa có nhiều tác giả quan tâm.
Vì vậy có thể nói rằng, việc nghiên cứu sự sử dụng tính từ trong thơ
Hàn Mặc Tử là một vấn đề rất thú vị, hấp dẫn và có phần mới mẻ. Chính vì

vậy tôi chọn đề tài: “ Tính từ trong tập thơ Gái Quê của Hàn Mặc Tử ” làm
đối tượng nghiên cứu.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đề tài này đối tượng nghiên cứu là tất cả tính từ được sử dụng trong
tập thơ “ Gái Quê ” của Hàn Mặc Tử.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Khảo sát tính từ trong tập thơ “ Gái Quê ”của Hàn Mặc Tử.
4. Mục đích nghiên cứu
- Tìm hiểu các tính từ trong tập thơ “ Gái Quê ” của Hàn Mặc Tử.
3
- Phân tích đặc điểm của tính từ trong tập thơ Hàn Mặc Tử. Từ
những tính từ đó có thể thấy được vai trò của nó đối với thơ của Ông. Qua
hệ thống tính từ, đề tài nhằm tìm ra những đặc trưng, nét độc đáo của thơ
Hàn Mặc Tử.
- Làm tăng thêm tình yêu với Tiếng việt, tiếng mẹ đẻ và tình yêu với
môn học này.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Tiến hành khảo sát tính từ trong thơ Hàn Mặc Tử, Thống kê , nhận
xét, đánh giá.
- Tìm hiểu giá trị của lớp tính từ trong thơ Hàn Mặc Tử.
6. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp thống kê, phân loại dùng để thống kê và phân loại
tính từ trong tập thơ của Hàn Mặc Tử và tính tỉ lệ phần trăm của chúng.
- Phương pháp phân tích tổng hợp: trong quá trình tìm hiểu những
bài thơ có xuất hiện tính từ tôi dùng phương pháp phân tích các dẫn chứng
làm sáng tỏ luận điểm đã nêu, từ đó rút ra kết luận.
7. Bố cục đề tài
Ngoài phần Mở đầu và phần Kết luận, đề tài gồm có 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận

Chương 2: Kết quả khảo sát tính từ trong tập thơ “ Gái Quê ” của
Hàn Mặc Tử.
Chương 3: Giá trị của tính từ trong tập thơ “ Gái Quê ” của Hàn Mặc Tử.
4
PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN
1.1. Một số khái niệm
1.1.1. Từ loại
1.1.1.1. Khái niệm
Theo giáo trình “Ngữ pháp tiếng Việt” của Bùi Minh Toán – Nguyễn
Thị Lương: “từ loại là lớp từ có sự giống nhau về đặc điểm ngữ pháp.
Muốn phân định được từ loại cần xác định được những đặc điểm ngữ pháp
của từ”.[3, tr23]
Theo cuốn “Ngữ pháp tiếng Việt – từ loại” của Đinh Văn Đức: từ
loại là những lớp từ có cùng bản chất ngữ pháp, được phân chia theo ý
5
nghĩa khái quát, theo khả năng kết hợp với các từ ngữ khác trong ngữ lưu
và thực hiện những chức năng ngữ pháp nhất định trong câu.[3; tr134]
Theo “ Từ loại tiếng Việt hiện đại” của Lê Biên có đưa ra khái
niệm: sự phân loại từ nhằm mục đích ngữ pháp, theo bản chất ngữ pháp của
từ mới được gọi là từ loại. Đó là sự phân loại vốn từ của một loại ngôn ngữ
cụ thể thành những loại, những lớp hạng dựa vào đặc trưng ngữ pháp của
từ (việc thực hiện các chức vụ ngữ pháp nhất định của từ).
Từ loại là một phạm trù từ vựng ngữ-ngữ pháp, Những từ có đặc
điểm ngữ pháp giống nhau tạo nên một từ loại. Muốn phân định từ loại thì
nhất thiết phải xác định những đặc điểm ngữ pháp của từ.
1.1.1.2. Phân loại
Muốn phân loại các từ của một ngôn ngữ, hoặc muốn xác định từ
loại cho các từ phải căn cứ vào các tiêu chí nhất định.
a. Tiêu chí ý nghĩa ngữ pháp khái quát

Đây là loại ý nghĩa phạm trù có mức độ khái quát cao, do đó là ý
nghĩa chung cho các từ thuộc cùng một từ loại.
Ví dụ:
- Các từ: Năm, bốn, hai, bốn mốt, trăm, triệu, vạn… có nghĩa khái
quát chỉ số lượng
- Các từ: ăn, đi, chạy, học tập, nghiên cứu, đấu tranh,….có ý nghĩa
khái quát chung là chỉ hành động.
Trong một phạm trù ý nghĩa lại có các ý nghĩa khái quát ở mức độ
thấp hơn, hẹp hơn. Các ý nghĩa khái quát thấp hơn, hẹp hơn này là tiêu chí
để xác định các tiểu loại của từ.
b. Đặc điểm về hình thức ngữ pháp
Hình thức ngữ pháp của từ tiếng Việt không bộc lộ trong bản thân từ
(trong hình thức cấu tạo từ hay hình thức biến đổi như từ của nhiều ngôn
6
ngữ khác). Từ tiếng Việt chỉ bộc lộ các đặc điểm ngữ pháp trong hoạt động
cấu tạo các đơn vị lớn hơn: cụm từ và câu. Vì vậy khi xem xét phương diện
hình thúc ngữ pháp của tiếng Việt cần phải dựa vào khả năng kết hợp của
từ khi cấu tạo cụm từ và khả năng đảm nhiệm các thành phần câu.
Tiêu chí khả năng kết hợp của từ là một tiêu chí quan trọng trong
việc phân định từ loại.
Ví dụ: các từ người, con, cái, nhà máy,…đều có khả năng kết hợp
như sau:
- Với các từ chỉ lượng, tức số từ và lượng từ(sáu, bảy, vài, mươi ) ở
phái trước: vài người, mươi cái, những đứa trẻ,…
- Với các từ (này, kia, ấy, đó…) ở phía sau: người này, con ấy, nhà
máy kia, tư tưởng nọ,…
Nguyễn Tài Cẩn cũng dựa vào khả năng kết hợp của từ, nhưng giới
hạn rõ trong khuôn khổ của một đoản ngữ (một cụm từ chính phụ). Có
những từ loại có thể làm trung tâm (thành tố chính) cho một cụm từ. Có
những loại không có khả năng đó mà chỉ có khả năng đóng vai trò làm

thành tố phụ. Lại có những từ không thể làm thành tố chính lẫn vai trò làm
thành tố phụ, mà chỉ có nhiệm vụ kết nối các thành tố hoặc nằm ngoài cấu
tạo cụm từ.
Và nó được nhìn nhận theo khả năng (hay không có khả năng) cấu tạo
cụm từ và khả năng (hay không có khả năng) đảm nhiệm thành tố chính hay
thành tố phụ của cụm từ, hơn nữa đó là khả năng cấu tạo loại cụm từ nào.
Khả năng cấu tạo câu và đảm nhiệm chức vụ các thành phần câu
cũng là một phương diện bộc lộ đặc điểm và bản chất ngữ pháp của các từ
trong tiếng Việt.
Bùi Minh Toán trong giáo trình “Ngữ pháp tiếng Việt” dựa vào ý
nghĩa ngữ pháp và đặc điểm hình thức ngữ pháp đã chia các từ của tiếng Việt
thành hai phạm trù lớn là thực từ và hư từ, biểu hiện qua sơ đồ sau:
7
Thực từ Hư từ
Danh từ Động từ Tính từ Đại từ Số từ
Phụ (phó)
từ
Quan hệ từ
Tình thái từ
(Trợ từ, thán từ)
1.1.2. Tính từ
1.1.2.1. Khái niệm tính từ
Theo quan niệm của tác giả Đinh Văn Đức thì: “ Tính từ là từ loại có
vị trí quan trọng trong các thực từ, sau danh từ và động từ. Tính từ có một
số lượng lớn và như lệ thường được coi là từ loại có ý nghĩa chỉ tính chất,
rộng hơn là chỉ đặc trưng nói chung”.[4; tr145]
Trong cuốn Tiếng Việt hiện đại, tác giả Nguyễn Hữu Quỳnh đã đưa
ra quan niệm: “ Tính từ là những từ chỉ tính chất, chỉ đặc trưng của sự vật
như hình thể, màu sắc, dung lượng, kích thước, đặc trưng. Ví dụ: to, nhỏ,
xanh, đỏ, dài, vui, buồn…” [3; tr158]

Bùi Minh Toán trong cuốn Ngữ pháp tiếng Việt cho rằng: “ Tính từ
là từ có ý nghĩa khái quát về tính chất” [36; tr70]. Và đây được xem là khái
niệm cơ bản của tính từ.
Tính từ là một loại từ cần thiết có tác dụng miêu tả các đơn vị ngôn
ngữ và làm phong phú khả năng diễn đạt của tiếng Việt, đặc trưng tính từ là
gọi tên tính chất về màu sắc, thuộc tính, phẩm chất, mùi vị, hình dáng, kích
thước,…của sự vật. Nó là loại từ có khả năng tích cực tạo từ.
1.1.2.2. Đặc điểm tính từ
Trong giáo trình Ngữ pháp tiếng Việt của Bùi Minh Toán – Nguyễn
Thị Lương đã nêu ra các đặc điểm cơ bản của tính từ như sau:
- Tính từ có ý nghĩa khái quát là chỉ tính chất, đặc điểm của sự vật,
của hoạt động, của trạng thái.
8
- Gần gũi với động từ, tính từ cũng có khả năng kết hợp với phụ từ.
Nhưng tính từ rất ít kết hợp với phụ từ chỉ mệnh lệnh, ngược lại tính từ lại
dễ dàng kết hợp với phụ từ chỉ mức độ.
- Về khả năng kết hợp:
+ Kết hợp phía trước: khả năng kết hợp tiêu biểu là có các phụ từ đi
kèm như: Hơi, rất, khá, cực kì, tương đối,…VD : rất đẹp, hơi xấu, giỏi
quá…hay: cô ấy rất thật thà.
+ Kết hợp phía sau: tính từ có khả năng kết hợp với nhiều loại từ
khác nhau đứng sau nó, nhưng phổ biến nhất là danh từ. VD: Tốt gỗ hơn
tốt nước sơn./ Xấu người đẹp nết còn hơn đẹp người.
- Về chức vị ngữ pháp:
+ Chức vụ thường trực của tính từ là làm định ngữ:
VD: Quyển sách mới / có nhiều tranh đẹp
VD: Đó là phim / mới
+ Tính từ có thể làm chủ ngữ, vị ngữ trong câu. Khả năng làm vị ngữ
của tính từ hạn chế hơn so với động từ:
VD: Trung thực / là đức tính tốt của học sinh .

VD: Cái áo này / trắng tinh
+ Tính từ có thể làm bổ ngữ:
VD: Anh nói nhanh như gió
VD: Bạn Lan học giỏi
1.1.2.3. Phân loại tính từ
a. Căn cứ vào ý nghĩa khái quát của các tiểu loại phạm trù, có thể phân biệt
hai loại tính từ
* Các tính từ biểu hiện các đặc điểm về chất
- Chỉ màu sắc: xanh, đỏ, tím, vàng, đen, hồng, …
- Chỉ kích thước, hình dáng: To, nhỏ, lớn, bé, …
- Chỉ mùi vị: Cay, đắng, ngọt, bùi,…
- Chỉ tính chất vật lí: cứng, rắn, mềm. dẻo,…
9
- Chỉ phẩm chất của sự vật: Tốt, xấu, hay, dở, xinh đẹp, tồi,….
- Chỉ đặc điểm tâm lí: Hiền, ác, dữ, lành, dịu dàng, nóng nảy, …
- Chỉ đặc điểm sinh lí: khỏe, yếu, mạnh, cườngt ráng,…
- Chỉ đặc điểm trí tuệ: Ngu đần, dốt, thông minh, không khéo,…
- Chỉ cách thức hoạt động: Nhanh, chậm, vững, thạo, rề rà,…
* Tính từ chỉ đặc điểm về lượng
Những đặc điểm này có thể “lượng hóa” (nhờ một thành tố phụ có số
từ chính xác đi sau: sâu 200m). Ví dụ: Cao, thấp, nông, sâu, rộng, hẹp,
ngắn, dài, nặng, nhẹ, mỏng, dày, xa, gần,….
b. Căn cứ vào nét nghĩa mức độ và khả năng thể hiện ý nghĩa mức độ nhờ
các thành tố phụ, có thể phân biệt hai nhóm từ khác nhau:
Các tính từ này không kết hợp với các thành tố phụ chỉ mức độ.
- Các tính từ chỉ đặc điểm, tính chất có các thang độ khác nhau. Tùy theo
thang độ của các đặc điểm tính chất mà các tính từ đó có thể kết hợp với các
thành tố phụ khác nhau: hơi, khá, rất, lắm, vô cùng, cực, cực kì, tuyệt.
VD: Rất tốt, vô cùng dũng cảm, khá hay, cực kì thông minh,
….

- Các tính từ chỉ đặc điểm không phân biệt theo các thang độ khác
nhau. Các tính từ cấu tạo theo phương thức ghép trong đó hình vị đi sau
vừa sắc thái hóa cho hình vị đi trước, vừa chỉ mức độ cao nhất của đặc
điểm tính chất mà hình vị đi trước biểu hiện.
VD: Thơm phức, đen kịt, vàng xuộm, tím ngắt, nhỏ xíu,…
c. Căn cứ vào cấu tạo
Căn cứ vào cấu tạo từ thì có thể chia tính từ thành hai loại đó là tính
từ đơn và tính từ ghép ( tính từ một âm tiết và tính từ hai âm tiết)
- Tính từ một âm tiết: Tính từ có cấu tạo là một từ
- Tính từ hai âm tiết: Tính từ có cấu tạo là hai từ
Trong tính từ hai âm tiết thì gồm có tính từ thuộc loại từ láy và tính
từ thuộc loại từ ghép.
10
Từ láy thì có láy hoàn toàn và láy bộ phận.
Từ ghép: Tính từ là những cụm từ có tính chất so sánh hoặc có cấu
tạo là hai từ trở lên ghép với nhau theo những quy tắc nhất định. Ví dụ:
lạnh nhạt, ấm áp, vui vẻ, cao sâu.
1.2. Vài nét về Hàn Mặc Tử và tập thơ “ Gái Quê ”
1.2.1 Vài nét về Hàn Mặc Tử
Hàn Mặc Tử tên thật là Nguyễn Trọng Trí, sinh ngày 22-9-1912 tại
làng Lệ Mỹ, Đồng Hới, Quảng Bình. Lớn lên ở Quy Nhơn, tỉnh Bình Định
trong một gia đình theo đạo Công giáo. Tính tình ông hiền lành giản dị,
hiếu học và thích giao du bạn bè trong lĩnh vực văn thơ. Thân phụ ông làm
thông ngôn, kí lục nên thường phải di chuyển nhiều nơi, nhiều nhiệm sở.
Vì vậy Hàn Mặc Tử cũng theo học ở nhiều trường khác nhau như Sa Kì
(1920), Qui Nhơn, Bồng Sơn (1921- 1923), Pellerin Huế ( 1926). Năm
1938 – 1939, Hàn Mặc Tử đau đớn dữ dộ vì bệnh phong hành hạ.
Ông bỏ tất cả quay về Quy Nhơn vào nhà thương Quy Hòa ( 20
tháng 9 năm 1940) mang số bệnh nhân 1.134 và từ trần vào lúc 5 giờ 45
phút rạng sáng 11 tháng 11 năm 1940, tại nhà thương này, khi mới bước

sang tuổi 28.
Hàn Mặc Tử, Lệ Thanh, Phong Trần là các bút danh của ông. Ông có
tài năng làm thơ từ rất sớm khi mới 16 tuổi. Tác phẩm tiêu biểu: các tập thơ
Gái Quê (1936, tập thơ duy nhất được xuất bản trong sinh thời tác giả), Thơ
Điên (hay Đau Thương), Thượng Thanh Khí, Cẩm Châu Duyên, Chơi Giữa
Mùa Trăng…
Thơ Hàn Mặc Tử bình dị mà khắc họa, day dứt của một kẻ lạc loài, đau
đớn và máu thịt. Có sự đan xen, ràng rịt của những gì thân thuộc, thanh khiết,
thiêng liêng nhất, cả những gì điên loạn, ghê rợn, ma quái nhất. Có trăng, hoa,
nhạc, hương,….lẫn hồn, máu, yêu, ma…Cái cốt vẫn là lòng ham sống, ham
sống đến si mê mà không được sống của một hồn thơ đau thương.
1.2.2 Tập thơ “ Gái Quê ”
11
Tập “ Gái Quê” được xuất bản năm 1936, gồm 23 bài thơ: Đời Phiêu
Lãng, Âm Thầm, Bẽn lẽn, Duyên Muộn, Em Sắp Lấy Chồng, Gái Quê, Hái
Dâu, Lòng Quê, Mất Duyên, Một Đêm Nói Chuyện Với Gái Quê, Mơ, Nắng
Tươi, Nụ Cười, Nhớ Chăng, Nhớ Nhung, Quả Dưa, Sượng Sùng, Tình Quê,
TÌnh Thu, Tôi Không Mún Gặp, Tiếng Vang, Trái Mùa, Uống Trăng. Với lời
thơ dễ dàng, tứ thơ bình dị. Tả tình quê trong cảnh quê, nhưng tình ở đây không
có cái vẻ mơ màng thanh sạch như những mối tình ta vẫn quen gọi. Đó là thứ
tình nồng nàn, lơi lả, rạo rực đầy hình ảnh khêu gợi.
* Tiểu kết chương 1
Trong chương 1 tôi đã trình bày những vẫn đề có liên quan đến đề tài
như sau:
Về từ loại tiếng Việt, chúng tôi đã trình bày khái niệm và các tiêu chí
để phân loại từ loại tiếng Việt.
Về tính từ, chúng tôi đã trình bày các khái niệm tính từ và các quan
niệm của một số nhà nghiên cứu trong lịch sử nghiên cứu tính từ. Tiếp đó
chúng tôi trình bày về đặc điểm của tính từ và cách phân loại tính từ. Đó
chính là cơ sở lí luận để giúp chúng tôi có cái nhìn khác quan và đánh giá

một cách đúng đắn nhất về tính từ.
Trình bày khái quát vài nét về nhà thơ Hàn Mặc Tử và tập thơ “ Gái
Quê ”của ông. Để từ đó làm cơ sở cho việc khảo sát tính từ trong tập thơ đó.
12
CHƯƠNG 2: KẾT QUẢ KHẢO SÁT TÍNH TỪ TRONG TẬP
THƠ GÁI QUÊ CỦA HÀN MẶC TỬ
2.1. Tiêu chí khảo sát
Dựa vào phần cơ sở lí luận ở chương 1 tôi sẽ đi khảo sát tính từ trên
hai tiêu chí cụ thể :
2.1.1. Căn cứ vào tiêu chí ý nghĩa khái quát
Dựa vào ý nghĩa của tính từ trong tập thơ và cách phân loại tính từ
đã nêu ở chương I có thể phân loại tính từ trong các tập thơ như sau:
- Tính từ chỉ các đặc điểm về chất: màu sắc, kích thước, mùi vị, tính
chất vật lí, phẩm chất của sự vật, đặc điểm tâm lí, sinh lí, trí tuệ, cách thức
hoạt động.
- Tính từ chỉ các đặc điểm về lượng
2.1.2. Căn cứ và cấu tạo
13
Trong các tập thơ Hàn Mặc Tử đã sử dụng một số lượng tính từ bao
gồm cả từ đơn và từ láy. Dựa vào đặc điểm này ta có thể kháo sát tính từ
trong tác phẩm trên phương diện cấu tạo từ. Theo đó có thể chia thành các
loại sau:
- Tính từ một âm tiết: Tính từ có cấu tạo là một từ
- Tính từ hai âm tiết: Tính từ có cấu tạo là hai từ
Trong tính từ hai âm tiết thì có chia ra thành tính từ thuộc loại từ láy
và tính từ thuộc loại từ ghép.
Tính từ thuộc loại từ láy thì gồm có láy hoàn toàn và láy bộ phận:
Từ láy hoàn toàn là những tù láy có sự đồng nhất, tương ứng hoàn toàn
giữa các thành phần cấu tạo của hai thành tố. Ví dụ: Xinh xinh, buồn buồn.
Từ láy bộ phận là từ láy trong đó có sự phối hợp ngữ âm của từng bộ

phận, âm tiết theo những nguyên tắc nhất định. Dựa vào bộ phận được láy
lại chúng ta có hai kiểu láy nhỏ: láy âm và láy vần.
Láy âm là những từ láy mà âm đầu được láy lại, phần vần khác nhau,
thanh điệu có thể giống hoặc khác nhau. Ví dụ: Thật thà, thướt tha, thơ thẩn
Láy vần là từ láy trong đó phần vần được lặp lại ở hai âm tiết, phần
âm đầu khác biệt. Ví dụ: Bẽn Lẽn, mong mỏng,…
Từ ghép: Tính từ là những cụm từ có tính chất so sánh hoặc có cấu
tạo là hai từ trở lên ghép với nhau theo những quy tắc nhất định. Ví dụ:
Điên cuồng, yếu đuối,…
2.2. Kết quả khảo sát tính từ được sử dụng trong thơ Hàn Mặc Tử
2.2.1. Bảng thống kê chung
Theo kết quả khảo sát, trong 23 bài thơ in trong tập: "Gái Quê, Tác
giả đã sử dụng tất cả là 52 tính từ ( với số lần sử dụng là 69 từ). Tính từ sử
dụng trong thơ Hàn Mặc Tử khảo sát trên hai tiêu chí ý nghĩa khái quát và
cấu tạo thì chúng tôi có bảng khảo sát chung như sau:
STT Tiêu chí khảo sát Số lần xuất hiện Tỉ lệ phần trăm
1 Ý nghĩa khái quát 53 76,81%
14
2 Cấu tạo 16 23,19%
Tổng 69 100%
Bảng 1- Bảng khảo sát chung dựa vào hai tiêu chí
Nhìn vào bảng khảo sát trên chúng tôi thấy rằng số lượng tính từ theo
ý nghĩa khái quát (chiếm 76,81%) nhiều hơn hẳn theo tiêu chí cấu tạo
(chiếm 23,19%) Có thể thấy rằng Hàn Mặc Tử dùng lượng tính từ này
nhiều hơn, vì đặc trưng của nó là làm nổi bật nên tâm trạng, cảm xúc, vui
buồn, và bức tranh thiên nhiên phong phú, đa dạng. Tác giả dường như đã
có dụng ý, dùng thơ nói nên nỗi niềm của lòng mình. Hàn Mặc Tử đã rất
cân đối hài hòa, và chọn lựa tính từ trong thơ rất nổi bật, đặc sắc.
2.2.2. Căn cứ vào ý nghĩa
Phân loại tính từ Số lượng

Tỉ lệ phần
trăm
Ví dụ
1.Tính từ biểu
hiện các đặc
điểm về chất
Màu sắc
19 36,55%
Đỏ(au au),vàng,
xanh, hồng, nâu,
trắng, đen,….
Kích thước 2 3,85% nhỏ, to,…
Mùi vị 4 7,69% Ngọt, nhạt…
Tính chất vật lý 1 1,92% Khô,…
Phẩm chất của sự vật 3 5,77%
Xinh xinh, xinh
xắn, nõn nà,…
Đặc điểm tâm lí 21 40,38% Độc ác, dịu dàng,
ngây dại, thơ thẩn,
hồi hộp, nao nức,
15
điên cuồng, não
nề, bẽn lẽn, sượng
sùng, ngượng
nghịu, mừng, khát,
nhớ…
Đặc điểm sinh lí Không có Không có Không có
Đặc điểm trí tuệ 1 1,92% Thật thà,…
Cách thức hoạt động Không có Không có Không có
2.Tính từ biểu hiện các đặc điểm về lượng 1 1,92% Xa,….

Tổng số 52 100%
Bảng 2 – Kết quả phân loại tính từ dựa vào tiêu chí ý nghĩa khái
Nhìn vào bảng thống kê chúng ta có thể thấy trong tập thơ của mình
Hàn Mặc Tử đã sử dụng đa số các tính từ chỉ đặc điểm về chất (98,08%),
còn tính từ chỉ đặc điểm về lượng chỉ chiếm 1,92%. Số lượng tính từ chỉ
đặc điểm về chất nhiều hơn về lượng, và chiếm ưu thế hơn rất nhiều, bởi vì
các tính từ chỉ đặc điểm về chất đặc sắc và tinh tế hơn, và những tính từ
này thường chú ý đến việc diễn tả tâm trạng, cảm xúc, tình cảm, đồng thời
nói tới bức tranh thiên nhiên đặc sắc hơn. Và những tính từ chỉ đặc điểm về
chất có giá trị gợi tả nhiều hơn các tính từ chỉ đặc điểm về lượng.
2.2.3. Căn cứ vào đặc điểm cấu tạo
Phân loại tính từ Số lượng Tỉ lệ phần trăm Ví dụ
1.Tính từ một âm tiết 26 50%
Lạnh, yêu, trẻ,
khát, nhỏ…
Láy hoàn toàn 2 3,85%
Xinh xinh, buồn
buồn
Láy bộ
phận
Láy âm 16 30,77% Hồng hào, dịu
dàng, não nề, thơ
thẩn,…
16
2.Tính từ
hai âm tiết
Từ láy
Láy vần 2 3,85%
Mong mỏng, bẽn
lẽn

Từ ghép 6 11,53%
Độc ác, điên
cuồng, yếu đuối,
ngây dại,…
Tổng 52 100%
Bảng 3 – Kết quả phân loại tính từ dựa vào đặc điểm cấu tạo
Nhìn vào bảng khảo sát ta thấy rằng, xét về mặt cấu tạo từ, tính từ
được sử dụng trong tập thơ chủ yếu là từ đơn chiếm tới 50%. Ngôn ngữ
tính từ được Hàn Mặc Tử sử dụng rất tinh tế, số lượng tính từ là từ đơn
trong tác phẩm của ông chiếm một nửa, có thể với Hàn Mặc Tử việc sử
dụng ngôn ngữ thơ là điều vô cùng độc đáo, số lượng tính từ là từ một âm
tiết được ưu ái sử dụng nhiều hơn tính từ hai âm tiết và chiếm tới 50%, đây
là một số lượng tính từ đơn được tác giả sử dụng rất thành công. Nhưng số
lượng tính từ thuộc loại từ láy được sử dụng cũng khá nhiều ( 38,47%). Và
từ láy là từ có vai trò quan trọng trong văn học bởi sức gợi hình, tạo vần,
tạo nhịp điệu.
Tiếng ca ngắt – Cành lá rung rinh
Một nường con gái trông xinh xinh (nụ cười)
Tính từ là từ ghép chiếm tỷ lệ ít nhất (115,3%), được sử dụng một
cách linh hoạt, loại từ này thường dùng với chức năng miêu tả các sự vật,
đối tượng, cụ thể hóa các sự vật ấy với đường nét, hình khối, màu sắc…đôi
khi biểu thì cảm xúc của người viết. Chẳng hạn như:
Cánh cô nhạn bơ vơ
Liệng dưới trời xanh ngát (Nhớ Nhung)
* Tiểu kết chương 2
17
Như vậy ở chương 2 tôi đã tiến hành khảo sát 23 bài thơ trong tập “
Gái Quê ” của Hàn Mặc Tử và đã khảo sát được 52 tính từ, với số lần xuất
hiện là 69 lần. Ở chương 2 này, tôi dựa vào hai tiêu chí cụ thể để làm tiêu
chí khảo sát tính từ và lập bảng khảo sát đó là căn cứ vào tiêu chí ý nghĩa

khái quát và căn cứ vào cấu tạo. Dựa vào kết quả của hai bảng khảo sát để
đưa ra những nhận xét ngắn gọn về tính từ trong thơ Hàn Mặc Tử.
CHƯƠNG 3: GIÁ TRỊ CỦA TỪ LOẠI TÍNH TỪ TRONG TẬP THƠ
GÁI QUÊ CỦA HÀN MẶC TỬ
Để thấy được bức tranh tâm trạng và màu sắc, cùng với những nét
đặc sắc trong ngôn ngữ của nhà thơ dùng hay chính là giá trị của từ loại
tính từ trong thơ Hàn Mặc Tử thì ta đi tìm hiểu trên hai phương diện là giá
trị nội dung và giá trị nghệ thuật mà tính từ mang đến cho thơ Hàn Mặc Tử
3.1. Giá trị nội dung
3.1.1. Gợi bức tranh tâm trạng
Hàn Mặc Tử là con người của sự đau thương vô hạn, là một người
bình thương, sống vui vẻ với cộng đồng của mình thì khi đọc thơ ông sẽ
thấy hết những cô đơn, buồn khổ mà ông phải chịu. Trong thơ ông sử dụng
rất nhiều tính từ “buồn”, buồn là một trạng thái đau khổ, cảm giác cô đơn
và trống trải. Nhưng hơn ai hết nỗi buồn của Hàn Mặc Tử là nỗi buồn
thương thân, buồn xót xa cho số phận của mình, cuộc đời của mình.
18
“Buồn buồn”, cái buồn trong lòng chỉ man mác gợi buồn, nhưng
Hàn Mặc Tử đã cho thấy sự nỗi buồn vô tận, và như đang “ năn nỉ” hãy cho
ông được sống, được ước mơ.
Không chỉ buồn, thương cho số phận của mình, ông còn buồn cho
tình duyên của mình, xót xa cho tình yêu của mình.
Cách nhau ngàn vạn dặm
Nhớ chi đến trăng thề
Dầu ai không mong đợi
Dầu ai không lắng nghe
Tiếng buồn trong sương đục
Tiếng hờn trong lũy tre (Tình quê)
Hay
Nghe tin em sắp lấy chồng

Anh cười đã lắm anh buồn cũng ghê
Em ơi em nuốt lời thề
Anh lầm anh tưởng gái quê thật thà!
(Em sắp lấy chồng)
Hàn Mặc Tử dùng những tính từ để miêu tả rất chân thật tâm trạng
mình, ông không che dấu cảm xúc mà ông bộc lộ trực tiếp những nỗi lòng,
những tâm sự của chính mình.
Tính từ gợi bức tranh tâm trạng trong thơ của ông đã phần nào nói
nên chân thật những khoảnh khắc tâm trạng, hay cực tả những đớn đau, nỗi
cô đơn và làm rõ bức tranh tâm trạng rối bời, buồn và lạnh lẽo trong tâm
hồn Hàn Mặc Tử
3.1.2. Gợi bức tranh màu sắc
Bức tranh màu sắc trong thơ Hàn Mặc Tử khá phong phú. Nếu xét
riêng về tính từ chỉ màu sắc trong tập thơ “ Gái Quê ”ông thì có bảy tính từ
(vàng, xanh, đỏ, đen, nâu, trắng, hồng) và với tần số xuất hiện là 19 lần
chiếm 36,55%. Hầu hết các màu sắc trong thơ ông đều là các màu cơ bản
Bức tranh màu sắc trong thơ ông sở dĩ màu vàng chiếm đa số bởi vì
nó là màu của ánh trăng, là màu của thời gian, là màu của tâm trạng, là màu
19
của những gì đó sắp tan biến, và đã “chín”, những chiếc lá khi nó sắp lìa
khỏi cành nó cũng có màu vàng, nó đã đến lúc phải lìa khỏi cành và không
còn tồn tại ở trên cây và cũng là màu vàng của nắng tươi của niềm hi vọng.
Phải chăng Hàn Mặc Tử cũng trong tâm trạng như vậy. Ánh trăng trong thơ
ông là ánh trăng nhuộm thắm, ánh trăng gắn liền với sự cô đơn.
Trong tập “ Gái Quê ”của Hàn Mặc Tử trăng ngập tràn, trăng dường
như có thứ ánh sáng kì lạ lạnh lùng, bởi với những người bị bệnh phong thì
mỗi khi trăng lên, càng sáng thì người bệnh càng phải đối mặt với đau đớn
tuột cùng. Nhưng chính ánh trăng lại trở thành nguồn sáng tác dồi dào cho
thơ ông.
Từ ấy anh ra đi

Bóng trăng vàng dải cát
Cánh cô nhạn bơ vơ
Liệng dưới trời xanh ngát ( Nhớ Nhung )
Tính từ miêu tả về bức tranh màu sắc phong phú, đa dạng. Nhà thơ cũng
dùng tính từ để miêu tả về người rất đặc sắc:
Từ lúc tóc em bỏ trái đào
Tới chừng cặp má đỏ au au (Gái Quê)
Hay
Má hồng ưng ửng lại răng đen
Đã nhìn tận mặt còn chi nữa (Quả Dưa)
Ống quần vo xắn lên đầu gối
Da thịt, trời ơi! Trắng rợn mình ( Nụ Cười)
Bức tranh màu sắc trong thơ Hàn Mặc Tử rất phong phú, tuy rằng số
lượng tính từ màu sắc không nhiều nhưng ông đã có cách kết hợp các từ lại
với nhau và làm thành một bưc tranh màu sắc sinh động, vừa tả màu vàng
của xanh thiên nhiên và những màu sắc tả người rất đặc sắc.
3.2. Giá trị về nghệ thuật
Tạo nhịp điệu và âm thanh
20
Nhịp điệu là thứ ngôn ngữ đặc biệt của thơ ca, một tác phẩm thơ
không thể không kể đến yếu tố nhịp điệu nhưng để có một tác phẩm văn xuôi
giàu tính nhạc tức là có nhịp điệu là một sáng tạo hết sức độc đáo và đặc sắc.
Theo Hàn Mặc Tử thơ phải làm cho người ta say, thơ là tình cảm ở nồng độ
mãnh liệt, là cảm giác phát triển toàn vẹn đến gần đứt sự sống. Thơ chính là lẽ
sống cao nhất của Hàn Mặc Tử, nhất là khi biết mình có bệnh và sẽ phải chết,
thì khi ấy Hàn Mặc Tử chỉ biết làm thơ, và sống cùng thơ.
Việc sử dụng các tính từ đa dạng, linh hoạt, luôn luôn thay đổi sáng
tạo để phù hợp với hoàn cảnh, đã tạo nên nhịp điệu, tiết tấu hài hòa tạo nên
thi phẩm thơ Hàn Mặc Tử vô cùng đặc sắc.
* Tiểu kết chương 3

Ở chương 3, chúng tôi đưa ra giá trị của tính từ trên hai phương diện
chủ yếu là giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật.
Trong giá trị nội dung, chúng tôi đã tìm hiểu giá trị của tính từ trước
hết là gợi nên bức tranh tâm trạng độc đáo, tâm trạng của sự cô đơn, nỗi
đau đớn và cuộc sống buồn và lạnh của ông. Màu sắc thiên nhiên và tâm
trạng hòa quyện vào nhau bổ sung và làm rõ hơn thế giới nội tâm, nỗi
niềm và cảm xúc của Hàn Mặc Tử.
Trong phần giá trị nghệ thuật chúng tôi tìm hiểu ở các đặc điểm là
tạo nhịp điệu và âm thanh của nó. Để qua đó thấy được những giá trị mà
tính từ trong thơ Hàn Mặc Tử mang lại. Để tạo ra những tập thơ, những bài
thơ rất đặc sắc, mang nặng tâm tư, tình cảm, cảm xúc của Hàn Mặc Tử.
21
PHẦN BA: PHẦN KẾT LUẬN
Thơ Hàn Mặc Tử là thơ kết tinh của sự đau thương và nỗi cô đơn.
Qua thơ ông có thể nổi bật lên thế giới nội tâm của ông. Qua các tập thơ
của ông, phương diện ngôn ngữ được thể hiện rất đặc biệt, đó là tính từ
trong các tập thơ ông sử dụng. Hàn Mặc Tử là một trong những nhà thơ
tiên phong trong việc cách tân thi pháp của phong trào thơ mới. Thế giới
nghệ thuật trong thơ Hàn Mặc Tử là một thế giới đa dạng, nhiều sắc màu.
Hàn Mặc Tử đã đưa vào Thơ mới những sáng tạo độc đáo, những hình
tượng ngôn từ đầy ấn tượng, gợi cảm giác liên tưởng và suy tưởng phong
phú. Ngoài bút pháp lãng mạn, nhà thơ còn sử dụng bút pháp tượng trưng
và yếu tố siêu thực.
Tính từ được Hàn Mặc Tử sử dụng trong các tập thơ là 52 từ với tần
số xuất hiện là 69 lần. Căn cứ vào mặt ý nghĩa khái quát, thứ nhất, tính từ
22
biểu hiện các đặc điểm về chất gồm có tính từ chỉ: màu sắc, kích thước,
mùi vị, tính chất vật lí, phẩm chất sự vật, đặc điểm tâm lí, đặc điểm sinh lí,
đặc điểm trí tuệ, cách thức hoạt động. Trong đó tính từ chỉ màu sắc, và đặc
điểm tâm lí là được sử dụng nhiều nhất. Thứ hai, là các tính từ biểu hiện

các đặc điểm về lượng thì chiếm rất ít.
Tính từ trong thơ Hàn Mặc Tử thể hiện giá trị trên những bình diện
cụ thể. Đó là giá trị về mặt nội dung và, giá trị về mặt nghệ thuật. Với việc
sử dụng thành công tính từ trong thơ của mình, Hàn Mặc Tử đã tạo nên một
nét riêng trong phong cách ngôn ngữ thơ của mình. Chúng giúp người viết
bộc lộ được thái độ, cảm xúc trước sự vật, hiện tượng, qua đó thấy được thế
giới nội tâm cũng như tư tưởng của tác giả.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Diệp Quang Ban (1991) – Hoàng Văn Thung (tái bản năm 2000),
Ngữ pháp tiếng việt, tập 1, Nxb Giáo dục, Hà nội.
2. Diệp Quang Ban (chủ biên) – Hoàng Dân (2000), Ngữ pháp tiếng
Việt, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
3. Đỗ Hữu Châu (1981), Từ vựng – ngữ nghĩa tiếng Việt, Nxb Giáo
Dục, Hà Nội.
4. Đỗ Hữu Châu (2007) Giáo trình Từ vựng học tiếng Việt, Nxb Đại
học Sư phạm, Hà Nội.
5. Phan Cự Đệ (2003) Hàn Mặc Tử về tác gia tác phẩm, Nxb Giáo
dục TP. Hồ Chí Minh.
6. Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi (1992), Từ điển
thuật ngữ văn học, Nxb Giáo dục.
23
7. Nguyễn Thị Nhung (2010), Định tố tính từ trong tiếng Việt, Nxb
Khoa học xã hội, Hà Nội.
8. Hoàng Phê (chủ biên, 2005), Từ điển tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng,
Trung tâm Từ điển học.
9. Nguyễn Hữu Quỳnh (1994), Tiếng Việt hiện đại, cục xuất bản –
Bộ Văn hóa thông tin.
10. Bùi Minh Toán (chủ biên) – Nguyễn Thị Lương (2007), Giáo
trình Ngữ pháp tiếng Việt, Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội.
11.Hàn Mặc Tử Thơ và Văn (2006) – Nxb hội nhà văn.

PHỤ LỤC
NHỮNG TÍNH TỪ TRONG TẬP THƠ “ GÁI QUÊ ”
CỦA HÀN MẶC TỬ
STT Tính từ Tần số Ví dụ
1 Lạnh 2 Không có nhà ai cho nghỉ bước
Vì anh là kẻ chẳng giàu sang
( Đời Phiêu Lãng )
2 Ngây Dại 1 Anh đi thơ thẩn như ngây dại
( Âm Thầm )
3 Yêu 1 Yêu cái môi hồng chẳng nói ra
(Âm Thầm )
4 Thướt Tha 1 Bên khóm thùy dương em thướt tha
(Âm Thầm )
24
5 Hồi Hộp 2 Hoa lá ngây tình không muốn động
Lòng em hồi hộp, chị Hằng ơi
( Bẽn Lẽn )
6 Bẽn Lẽn 1 Vô tình để gió hôn lên má
Bẽn lẽn làm sao lúc nửa đêm
( Bẽn Lẽn )
7 Muộn Màng 1 Người nói duyên em đã muộn màng
(Duyên Muộn )
8 Mừng 1 Em mừng sắp được lấy chồng đây
(Duyên Muộn )
9 Nao Nức 1 Và lòng em chẳng còn nao nức
Như lúc trăng lên đốt khói trầm
(Duyên Muộn )
10 Thật Thà 1 Em đi em nuốt lời thề
Anh lầm anh tưởng gái quê thật thà
( Em Sắp Lấy Chồng )

11 Trẻ 1 Xuân trẻ, xuân non, xuân lịch sự
( Gái Quê )
12 Đỏ 3 Tới chừng cặp má đỏ au au
( Gái Quê )
13 Mong Mỏng 1 Làn môi mong mỏng tươi như máu
( Gái Quê )
14 Nhỏ 1 Mớ lá dâu về xắt nhỏ, to
( Hái Dâu )
15 Độc Ác 1 Hái dâu em nghĩ lúc làm dâu
In trí bà già độc ác sao
( Hái Dâu )
16 Sầu 2 Nước mắt em ràn rụa
Lòng anh xiết bi sầu
( Lòng Quê )
17 Non 1 Xuân em hơ hớ đào non
25

×