Tải bản đầy đủ (.docx) (43 trang)

chất thơ trong tiểu thuyết nếu em không phải một giấc mơ và gặp lại của marc levy

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (268.64 KB, 43 trang )

Chất thơ trong tiểu thuyết Nếu em không phải một giấc mơ và Gặp lại của Marc Levy
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài 1
2. Lịch sử nghiên cứu 3
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 6
4. Phương pháp nghiên cứu 7
5. Cấu trúc báo cáo 7
NỘI DUNG
1.Chất thơ qua bút pháp khắc họa thiên nhiên 8
1.1 Thiên nhiên đầy thi vị gợi cảm 8
1.2 Thiên nhiên qua con mắt của các cặp tình nhân 14
2. Chất thơ qua bút pháp khắc họa nhân vật 18
2.1 Hệ thống nhân vật lý tưởng 20
2.1.1 Sự hòa quyện vẻ đẹp hình thức và tâm hồn 21
2.1.2 Nhân vật khai thác ở mặt thánh thiện 28
2.2 Bức chân dung của những kẻ si tình 30
KẾT LUẬN 40
TÀI LIỆU THAM KHẢO 41
1
Chất thơ trong tiểu thuyết Nếu em không phải một giấc mơ và Gặp lại của Marc Levy
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Thế kỉ XXI được xem là thời đại “bùng nổ tri thức” với sự phát triển vượt bậc
của nhiều ngành khoa học. Theo lẽ thường sự phát triển của một nền văn hóa sẽ
kéo theo sự thay đổi về nhận thức và nhu cầu thưởng thức của con người trên hai
bình diện vật chất và tinh thần. Để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của công chúng,
văn học không ít lần thay da đổi thịt với mục đích tự đổi mới và hoàn thiện mình.
Từ sự kế thừa tinh hoa từ nhiều thế kỉ trước đã làm cho văn học phương Tây vốn
phong phú nay càng trở nên phong phú hơn. Sự đa dạng được thể hiện trên nhiều
khía cạnh mà trước hết phải kể đến thể loại. Các thể loại truyền thống như truyện


ngắn, thơ, kịch, tiểu thuyết xuất hiện ngày càng rầm rộ. Bên cạnh nét đẹp vốn có
mỗi tác phẩm còn khêu gợi những điều mới mẻ mang hơi hướng thời đại. Quá trình
đổi mới văn học đặc biệt là thể loại tiểu thuyết đã mang đến cho văn học nói chung
và văn học phương Tây nói riêng những bước đột phá mới trên hai lĩnh vực nội
dung và nghệ thuật. Những nhà nghiên cứu văn học đã công nhận rằng văn học Âu
châu đã thoát khỏi thời kì ấu trĩ, ngày nay những bài tình ca mơ mộng, những bài
thánh ca hoặc sự thổ lộ tình cảm trong thơ không thể tác động được ai mà cả những
bài thơ ngụ ngôn cũng không đủ khả năng giáo dục người đọc. Gánh nặng ấy
dường như chuyển hẳn sang đôi vai tiểu thuyết, bởi lẽ với khuôn khổ của tiểu
thuyết người ta có thể dựng lên những sự kiện của cuộc sống, đôi khi là toàn bộ
cuộc sống mà trong đó cũng như một bức tranh lớn, tất cả độc giả sẽ tìm thấy
những gì gần gũi và quen thuộc với họ. Với việc lấy thị hiếu, sự cảm thụ nghệ thuật
của độc giả làm điểm ngắm, tiểu thuyết phương Tây được tô điểm bởi nhiều cây
2
Chất thơ trong tiểu thuyết Nếu em không phải một giấc mơ và Gặp lại của Marc Levy
bút mới với nhiều nét phá cách độc đáo. Họ đem đến cho văn đàn những bản nhạc
du dương về tình yêu cuộc sống.
Nếu như thế kỉ trước, tiểu thuyết được thăng hoa với những tên tuổi như
V.Hugo, Thackeray, Dickens, Flaubert, Balzac, Stendhanl thì đến những năm gần
đây tiểu thuyết Pháp ngày càng khẳng định được vị thế của mình trên văn đàn thế
giới với những tác phẩm không những phản ánh một cách chân thực đời sống sinh
hoạt của xã hội mà còn đi sâu khám phá, khai thác và lý giải chiều sâu tâm lý của
nhân vật dưới các góc độ khác nhau. Đó có thể là thực hay siêu thực nhưng cùng
góp phần phơi bày hiện thực cuộc sống và lãng mạn hóa, thi vị hóa đời sống tình
cảm của con người trong mớ hỗn độn cuộc sống hiện đại. Ta có thể kể đến hàng
loạt các cây bút tài năng như Shansha, Daniel Pennac, Guillaume Musso, Anna
Gavalda, Muriel Barvery, Le Clezio (Nobel văn chương 2008), Marquet, Larry
Berman, Rowling, Alan Lightman, Katherine Tarbox và đặc biệt là sự đóng góp
của tiểu thuyết gia đang ăn khách hàng đầu tại Pháp Marc Levy. Trong khoảng thời
gian gần đây ông có nhiều tác phẩm gây xôn xao dư luận. Những tác phẩm ấy đã

lần lượt dịch ra tiếng Việt, Nếu em không phải một giấc mơ (1998), Gặp lại - phần
hai của tác phẩm Nếu em không phải một giấc mơ (2005), Kiếp sau (2006), Bạn tôi
tình tôi (2006), Em ở đâu ? (2007); Bảy ngày cho mãi mãi (2007), Những đứa con
của tự do (2007) và mới đây nhất là tác phẩm Những điều ta chưa nói (2008). Tuy
sự nghiệp vừa chớm nở nhưng Marc Levy đã đạt được những thành tựu vô cùng
rực rỡ. Ông được xem là một hiện tượng của giới xuất bản Pháp và thế giới, tờ Le
Figarô công bố ông là tác giả có số lượng sách tiêu thụ nhiều nhất tại Pháp trong
bốn năm qua (tính đến năm 2007). Cũng trong năm đó ông đã được bình chọn là
một trong mười nhà văn được yêu thích tại Pháp và là tiểu thuyết gia hàng đầu
trong số mười cây bút Pháp có tầm ảnh hưởng lớn nhất trên thế giới bởi tất cả các
tiểu thuyết của ông sau khi được xuất bản đều trở thành những "best-seller" nóng
3
Chất thơ trong tiểu thuyết Nếu em không phải một giấc mơ và Gặp lại của Marc Levy
bỏng trên kệ sách. Người ta đọc xong cuốn này lại mong chờ những cuốn khác.
Đặc biệt hơn nữa ông là nhà văn nước ngoài đầu tiên có Fanclub (Câu lạc bộ những
người hâm mộ) tại Việt Nam. Sự nổi trội của ông ngày càng thu hút nhiều nhà
nghiên cứu, phê bình văn học trong và ngoài nước. Ở Việt Nam Macr Levy được
đánh giá cao tuy nhiên những công trình nghiên cứu về tác giả, tác phẩm còn chưa
xứng tầm. Vì vậy vấn đề nghiên cứu về ông và sự nghiệp sáng tác là vấn đề được
đề ra ngày càng bức thiết. Ngoài ra sáng tác của Marc Levy còn mang một phong
cách đặc biệt, nó thể hiện những nét đặc trưng đậm phong cách tiểu thuyết lãng
mạn. Tác phẩm của ông được đánh giá như những cuốn “tiểu thuyết bằng thơ”. Bởi
lẽ Marc Levy xem “chất thơ” như gam màu chính để tô điểm cho những đứa con
tinh thần của mình. Mỗi tác phẩm như mỗi nốt nhạc trong bản tình ca, khi tập hợp
chúng lại chúng ta có cả một bản hòa ca du dương êm ái. Việc sử dụng “chất thơ”
trong sáng tác văn học đặc biệt là thể loại tiểu thuyết là vấn đề hoàn toàn mới cần
tìm hiểu, nghiên cứu. Đây là những lí do khiến người viết lựa chọn đề tài này để
khai thác và tìm hiểu.
2. Lịch sử nghiên cứu
Macr Levy sinh ra trong thời đại hoàng kim của Chủ nghĩa hậu hiện đại, thời

kì mà vị trí của tiểu thuyết ngày càng chiếm vị trí trọng yếu trên văn đàn. Sự góp
mặt của ông vào làng văn mở ra nhiều xu hướng mới cho tiểu thuyết hiện đại. Marc
Levy là người Pháp gốc Do Thái, ông sinh ngày 16 tháng 10 năm 1961 tại
Boulogne - Billancout nhưng lại sống và làm việc chủ yếu ở San Francisco - Mỹ do
vậy thời gian của Marc Levy cũng được chia sẻ giữa hai thành phố lớn này. Thời
niên thiếu ông từng học tại trường Đại học Paris Dauphine và là người đặt nền tảng
cho hai công ty chuyên về đồ họa và máy tính. Đến năm 1991, sau bảy năm làm
4
Chất thơ trong tiểu thuyết Nếu em không phải một giấc mơ và Gặp lại của Marc Levy
chủ Marc Levy từ bỏ tất cả để trở lại vạch xuất phát và bắt đầu khởi nghiệp trên
lĩnh vực hoàn toàn mới – kiến trúc sư. Ông bắt đầu sáng lập công ty thiết kế và xây
dựng mang tên Eurythmic-Cloisele.
Marc Levy đến với văn chương chỉ là sự tình cờ đầy duyên nợ, lúc đầu Marc
hoàn toàn không có ý định viết tiểu thuyết, ông định viết cho con trai đọc khi cậu
bé trở thành người lớn, chứ không phải cho cậu bé mười tuổi vào thời điểm ông
đang viết. Nhưng đến khi Louis lớn, cậu bé cho rằng: “ truyền hình hay hơn những
gì bố viết” [11; 2] thì Marc Levy chấm dứt ý định viết truyện cho con trẻ thay vào
đó là những câu chuyện về thế giới và tâm hồn của người lớn. Tuy nhiên cũng
không vì mục đích ấy mà tác giả lại quá tham vọng lớn lao vào sự nghiệp văn
chương, có lần ông chia sẻ rằng: “Tôi không nghĩ rằng mình thực sự là một nhà
văn, không có tham vọng trở thành nhà văn. Chỉ sau này mới có hãnh diện, nếu như
tôi nhận thấy mình đã học được nhiều điều có lợi cho nghề văn. Nhờ ở kinh nghiệm
trải qua bao nhiêu năm tháng. Mỗi lần khởi sự một cuốn tiểu thuyết mới, mối bận
tâm hàng đầu của tôi là làm sao tách mình ra khỏi cuốn trước, đừng nhại giọng cũ
và tránh mọi công thức sáo mòn” (Theo evan.com). Xuất phát từ ý thức đó mỗi tác
phẩm của ông đều thể hiện những bước sáng tạo đột phá. Tiểu thuyết Marc Levy
luôn có sức thu hút đông đảo dịch giả trong và ngoài nước. Văn Marc Levy như
tổng hòa nhiều trường phái trên nền cổ tích và những chất tinh túy của tình yêu.
Sức lôi cuốn của tác phẩm Marc Levy đã được đặt ra cấp thiết và nghiêm cẩn trong
giới nghiên cứu và phê bình. (Dẫn theo Đinh Thuý Hường, Báo Tiền Phong số ra

ngày 17/2/2007).
Tiểu thuyết Marc Levy ngay sau khi ra đời đã nhận được sự đón chào nồng
nhiệt từ phía người đọc, nét chủ đạo trong sáng tác của ông là cảm giác thi vị nhẹ
nhàng rất nên thơ. Năm 2004 hơn 5000 độc giả Pháp bình chọn tác phẩm Nếu em
không phải một giấc mơ (cuốn tiểu thuyết đầu tay của Marc Levy) là cuốn sách hay
5
Chất thơ trong tiểu thuyết Nếu em không phải một giấc mơ và Gặp lại của Marc Levy
nhất. Chính vì lẽ đó cuốn sách đã nhận được những giải thưởng cao quý và lập tức
được dịch trên nhiều quốc gia với hơn 30 thứ tiếng, đây cũng được đánh giá là cuốn
sách bán chạy nhất với gần một triệu bản. Suốt một năm trời Nếu em không phải
một giấc mơ luôn giữ vị trí quán quân trong danh sách “best seller” ở Pháp. Dưới
sức lan truyền mạnh mẽ đó đạo diễn Mỹ Steven Spielberg đã dựng cuốn tiểu thuyết
này thành phim. Tuần báo Cosmopolitan nhận xét về tiểu thuyết của ông như sau:
“…Một vở kịch gợi cảm, được xây dựng chặt chẽ như như một bộ phim
Hollywood”. Còn Audio- File cho rằng: “ … Một câu chuyện tình ấm áp không thể
nào quên, lay động trái tim độc giả từ đầu đến cuối”. Đồng quan điểm với ý kiến
đó tuần báo Le-Temps cũng cho rằng: “… Đây chính là những gì mà một tiểu
thuyết cần đạt tới, một cuốn sách tuyệt vời để ta đọc vào những ngày cuối tuần có
mưa…Một câu chuyện kỳ diệu đã đưa người đọc từ nước Mỹ sang Châu Âu và
ngược lại…”. Ngoài ra còn các báo khác như: L’express, Library Jounal, Publisher
Weekly, New York Post… Cũng có những đánh giá xác thực tuy ngắn gọn nhưng
đã góp phần làm toát lên giá trị của tác phẩm.
Ở Việt Nam những công trình nghiên cứu về tác phẩm Marc Levy còn rất hạn
chế. Tính đến nay chỉ có một số niên luận, luận văn hay báo cáo khoa học đề cập
tới sự nghiệp và tên tuổi của ông như: “Cuộc du lãm bất thường của Marc Levy
trong thế giới nghệ thuật tiểu thuyết” [6; 4] bên cạnh đó là các tin viết trên báo
Tiền Phong và một số báo điện tử khác. Tuy chúng chỉ dừng lại ở việc giới thiệu
tác giả, tác phẩm và một số thông tin khác nhưng điều đó cũng cung cấp cho người
đọc những hiểu biết ban đầu về nhà văn này. Nhà nghiên cứu Trần Thiệu Đạo xem
Marc Levy như một hiện tượng văn học, ông đã nhận định rằng: “Có thể so sánh

nhà văn Pháp này với hiện tượng J.K.Rowling ,tác giả bộ Harry Potter ở Anh, hay
Dan Brow tác giả cuốn The Da Vinci code ở Mỹ, tuy ba trường hợp nói tới đây
hoàn toàn khác nhau về độc giả. Độc giả của J.K.Rowling chủ yếu là tầng lớp thiếu
6
Chất thơ trong tiểu thuyết Nếu em không phải một giấc mơ và Gặp lại của Marc Levy
niên, của Dan Brow thuộc lớp người đầu óc tò mò, còn của nhà văn Pháp thì là loại
độc giả thích nghe những câu chuyện có thứ tự lớp lang, có đầu có đuôi, mạch lạc,
dễ hiểu và dễ theo dõi” (Theo báo Thể thao văn hóa).
Nhiều ý kiến cho rằng vì tác phẩm của Marc Levy đều viết về tình yêu nên
phù hợp với thị hiếu độc giả. Nhà văn tạo những mẫu số chung mà các câu chuyện
tình khác cũng có, phản ánh vấn đề này phóng viên báo Văn Nghệ Việt Nam đã
đưa ra một câu hỏi khá thẳng thắn: “Ông nghĩ sao khi những nhà phê bình Pháp
cho rằng tác phẩm của ông mang tính thương mại và thị trường ?”. Để trả lời cho
câu hỏi đó tác giả cũng không ngần ngại mà bày tỏ quan điểm của mình: “Viết văn
và phê bình văn học là hai công việc khác nhau, mỗi người có một nghề khác nhau.
Nhà văn thì viết còn nhà phê bình thì phê bình. Nếu nói tác phẩm của tôi mang tính
thị trường, thương mại thì có vẻ hơi dễ dàng với tôi quá chăng? Tôi quan niệm viết
văn giống như việc dựng một chiếc cầu thang lớn. Nếu chiếc cầu thang của tôi
được nhiều người đặt chân vào thì đó là điều quá vinh dự cho tôi”. Suy cho cùng
thì những ý kiến dù tốt hay xấu theo sau một nhà văn mới trình làng là điều tất yếu
không thể tránh. “Dù muốn hay không Marc Levy vẫn cứ xuất hiện dưới mắt giới
nghiên cứu và quan sát văn học ở đây như một hiện tượng căn học hiếm thấy, lần
đầu tiên xảy ra cho một nhà văn không chúng giải này giải nọ, không ký tên một
siêu sao lừng lẫy để câu khách. Và nhất là cho một nhà văn không hề có ý hướng
cách tân đổi mới, mà còn khai thác thuật kể chuyện cổ điển - một nhà văn đã, đang
và chắc chẵn sẽ thành công rực rỡ, theo nhận xét gần đây của tuần báo chuyên
ngành Livres Hebdo” (Theo báo Thể thao văn hóa).
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
7
Chất thơ trong tiểu thuyết Nếu em không phải một giấc mơ và Gặp lại của Marc Levy

Từ năm 1998 đến nay Marc Levy đã xuất bản nhiều tác phẩm, hầu hết chúng
đều được dịch ra tiếng Việt. Người ta gọi ông là “nhà văn của tình yêu” bởi hầu hết
tác phẩm của ông đều là những chuyện tình, chuyện đời rưng rức xúc cảm đưa đẩy
người đọc cập đến bến bờ của thế giới lãng mạn. Có thể nói “chất thơ” trong mỗi
tác phẩm là yếu tố chi phối và cuốn hút người đọc. Chính yếu tố này đã khiến cho
chúng ta liên tưởng những sáng tác của ông với những bản giao hưởng ái tình du
dương đằm thắm. Với sự hạn chế về khả năng cũng như giới hạn bài báo cáo khoa
học, người viết xin tập trung tìm hiểu chất thơ trong tác phẩm Nếu em không phải
một giấc mơ và phần tiếp nối Gặp lại.
4. Phương pháp nghiên cứu
“Chất thơ” là một phương diện nghệ thuật được biểu hiện trên nhiều khía
cạnh trong một tác phẩm. Để góp phần làm rõ chất thơ trong bộ tiểu thuyết này
người viết chú ý tiếp cận trực tiếp qua văn bản dịch của dịch giả Nguyễn Thị Bạch
Tuyết đồng thời sử dụng những phương pháp sau:
- Phương pháp phân tích
Phân tích hình tượng nhân vật và bức tranh thiên nhiên để làm sáng tỏ vấn đề.
- Phương pháp so sánh
Vận dụng phương pháp so sánh để tìm ra nét tương đồng trong sáng tác của Marc
Levy.
- Phương pháp tổng hợp
Tổng hợp những vấn đề, những ý tưởng chính từ đó dưa ra một cái nhìn tổng thể về
những vấn đề đã được khảo sát và phân tích trong báo cáo
5. Cấu trúc báo cáo
Ngoài phần mở đầu và kết thúc bài báo cáo gồm có hai phần như sau:
8
Chất thơ trong tiểu thuyết Nếu em không phải một giấc mơ và Gặp lại của Marc Levy
1. Chất thơ qua bút pháp khắc họa thiên nhiên
2. Chất thơ qua bút pháp khắc họa nhân vật
NỘI DUNG
1.Chất thơ qua bút pháp khắc họa thiên nhiên

1.1 Thiên nhiên đầy thi vị gợi cảm
Marc Levy tuy đến với văn chương chỉ là sự tình cờ nhưng khi đặt mình vào
những sáng tác của ông không ít người có cảm giác như lạc vào thế giới thần tiên
đầy hương hoa cỏ lạ… Ông bắt đầu và thành công ngay trong thể loại tiểu thuyết,
có thể nói những câu chuyện của ông có hồn, có tứ và rất đậm “chất thơ”. Với một
tác phẩm văn xuôi nếu như nhân vật, cốt truyện là yếu tố cần để tạo nên cái khung
sườn thì “chất thơ” là yếu tố đủ để tác phẩm lan tỏa vào tâm hồn người đọc. Trong
mỗi tác phẩm của Marc Levy yếu tố “chất thơ” luôn co duỗi nhịp nhàng khiến cho
những câu văn dường như không còn chỉ là văn nữa. Nó như sợi chỉ xanh óng ánh
xuyên suốt tạo “linh hồn” và “cấu tứ” cho tác phẩm.
Trong văn học “thơ” là một thể loại thuộc phương thức trữ tình. Nó hình thành
từ rất sớm trong đời sống con người. Những bài ca lao động của người nguyên thủy
hay những bài niệm chú cầu mùa có thể được xem như hình thức đầu tiên của thơ
ca. Trong cuốn thuật ngữ văn học do tác giả Lê Bá Hán chủ biên “thơ” là hình thức
9
Chất thơ trong tiểu thuyết Nếu em không phải một giấc mơ và Gặp lại của Marc Levy
sáng tác văn học phản ánh cuộc sống, thể hiện tâm trạng, những xúc cảm mạnh mẽ
bằng ngôn ngữ hàm súc, giàu hình ảnh và nhất là nhịp điệu [4;309]. Bàn về thơ,
Sóng Hồng đã nhận định rằng: “Thơ là một hình thái nghệ thuật cao quý, tinh vi.
Người làm thơ phải có tình cảm mãnh liệt thể hiện sự nồng cháy trong lòng. Nhưng
thơ là tình cảm và lí trí kết hợp một cách nhuần nhuyễn và có nghệ thuật. Tình cảm
và lí trí ấy được diễn đạt bằng những hình tượng đẹp đẽ qua những lời thơ trong
sáng vang lên nhạc điệu khác thường” (Theo báo Thể thao văn hóa). “Chất thơ”,
được viết là poetic (thuật ngữ tiếng Anh). Thuật ngữ này dùng để chỉ đặc trưng cơ
bản của thơ ca, chỉ những sáng tác văn học (bằng văn vần hoặc văn xuôi) giàu xúc
cảm, có nội dung cô đọng ngôn ngữ giàu hình ảnh và nhịp điệu [4; 310]. Bản thân
thơ ca đã là một địa hạt đầy mơ hồ, bởi vậy cho đến nay thuật ngữ “chất thơ” vẫn
còn là một khái niệm chưa được lý thuyết hóa.
Tiểu thuyết Marc Levy được xem như những áng thơ bằng văn xuôi. “Chất
thơ” của tác phẩm được thể hiện trước hết trong bức tranh thiên nhiên thơ mộng,

huyền ảo nhiều màu sắc và đường nét. Tuy ngòi bút của ông không hướng hẳn về
thiên nhiên nhưng thiên nhiên lại hiện lên qua ngòi bút ấy với một dáng vẻ dịu
dàng nên thơ hiếm thấy. Trong mỗi tác phẩm thiên nhiên như một điểm nhấn, tạo
sức hút lôi cuốn người đọc. Thực tế khi gấp truyện lại hình ảnh thiên nhiên làm ta
cứ mãi vấn vương. Văn học xem thiên nhiên như một đối tượng tiềm năng để khai
thác. Trước kia văn học Việt Nam người ta đã quen lắm với “tùng”, “trúc”, “cúc”,
“mai” giờ đây những yếu tố ấy vẫn còn nhưng tầm phổ biến đã bị thu hẹp hơn cho
phù hợp với nhận thức và xu hướng phát triển của thời đại. Trong lĩnh vực nghệ
thuật, đặc biệt là văn học thiên nhiên đóng vai trò vô cùng quan trọng. Thiên nhiên
là nền, là bệ phóng cho nhân vật và tình tiết truyện phát triển. Có thể khẳng định
rằng không tác phẩm nào có thể vắng đi sự góp mặt của thiên nhiên. Ở mỗi chương,
mỗi đoạn thiên nhiên được hiện lên trong sự đối sánh soi rọi với con người.
10
Chất thơ trong tiểu thuyết Nếu em không phải một giấc mơ và Gặp lại của Marc Levy
Nếu em không phải một giấc mơ và Gặp lại ngay từ những buổi đầu ra mắt đã
tạo sức lay động to lớn trong lòng bạn đọc. Ấn tượng sâu sắc ban đầu có lẽ được
tạo bởi những bức tranh thiên nhiên, có lẽ yếu tố “chất thơ” cũng được toát lên từ
đó. Mở đầu tiểu thuyết Nếu em không phải một giấc mơ Marc Levy đã đem đến cho
ta một buổi sáng tinh khôi nhiều màu sắc. Dưới cặp mắt tinh anh của tác giả ngày
mới bắt đầu với thứ “ánh sáng ban mai nhợt nhạt mỗi lúc lại hồng lên làm lộ ra dần
dần cảnh sắc rực rỡ của thành phố” [11; 23] và “vào những giờ đầu tiên của buổi
sáng, mặt trời vừa thức dậy đã đủ rực rỡ để làm cho tất cả những đám mây phải
hoảng sợ mà lặng lẽ rút lui. Một bình minh ẩm ướt bừng lên quanh ngôi nhà”
[11; 159]. Câu văn tả chân có sự kết hợp của hình ảnh, mầu sắc và cả đường nét.
Bức tranh thiên nhiên hiện lên thật lộng lẫy với muôn vàn những thứ ánh sáng long
lanh nhiều màu sắc. Sau một đêm ngủ dài thành phố bị đánh thức bởi thứ ánh sáng
“ban mai”, lúc đầu tuy nhợt nhạt nhưng “mỗi lúc lại hồng lên”, thứ ánh sáng diệu kì
ôm trọn như vỗ về thành phố đang thức giấc. Ở trên kia, bầu trời ngày càng cao. Nó
như bức rèm bị ai kéo lên cho mặt trời lộ diện. Vầng dương xuất hiện với sức mạnh
phi thường đã góp phần xua đi những đám mây vẩn vơ trả lại bầu trời cao xanh cho

sự sống. Nhà văn quan sát cảnh vật trên nhiều góc độ khác nhau, tất cả mọi vận
động cho dù nhỏ bé nhất cũng được ông thu vào nhãn quan. Cảnh vật được miêu tả
qua những lời văn êm ái mềm mượt tựa như nhung. Những câu văn ấy xuất hiện rất
nhiều trong tác phẩm, chúng thể hiện thật đắc địa sự bâng khuâng, xao xác của tâm
hồn. Những câu văn đó không chỉ chứa đựng thông tin sự kiện mà còn chứa đựng
cả tâm trạng của nhân vật lẫn nhà văn. Dường như trong lời văn ấy có sự cộng
hưởng của nhịp thơ và nhịp rung của những tâm hồn thiết tha yêu mến cảnh vật,
gắn bó máu thịt với quê hương xứ sở.
Cảnh vật, tự thân nó đã là hình ảnh của thơ, dưới ngòi bút của Marc Levy
cảnh vật càng trở nên “thơ” hơn nữa. Không gian bình minh nơi thành thị có lẽ là
11
Chất thơ trong tiểu thuyết Nếu em không phải một giấc mơ và Gặp lại của Marc Levy
một không gian không mấy xa lạ với cả mọi người. Được sinh ra và lớn lên ở chốn
thành thị chắc hẳn nhà văn ắt có tình cảm với nơi này. Tuy miêu tả thành thị nhưng
cảnh vật nơi đây hiện lên gần gũi, bình dị đầy sức gợi. Nhà văn đứng từ ngoài quan
sát và thuật lại cho chúng ta trên cương vị một nghệ thuật gia yêu nghề, sành sỏi và
điêu luyện. Tuy không dành nhiều trang văn để viết về thiên nhiên, nhưng ông đã
dành cho thiên nhiên cả bầu trời ưu ái. Nhiều hình ảnh thiên nhiên được tác giả đặc
biệt chú ý đến, chúng như những bộ khung hình tạo bối cảnh cho toàn tác phẩm.
Hình ảnh thiên nhiên trong tác phẩm về số lượng xuất hiện không nhiều nhưng
tần xuất xuất hiện vô cùng lớn. Cây cầu Golden Gate, quang cảnh bờ biển là
những ví dụ điển hình. Chúng là hình ảnh ảnh đẹp và mang tính chủ đạo, ngay đầu
tiểu thuyết Nếu em không phải một giấc mơ tác giả đã để nó xuất hiện trong bầu
không khí trong lành của buổi sớm. “Cầu Golden Gate hãy còn ngủ trong một đám
mây xốp như bông. Chỉ có đỉnh hai cột trụ của chiếc cầu đỏ này là nhô ra khỏi lớp
sương mù bao bọc của nó” [11; 119]. Khung cảnh thiên nhiên thật tinh khiết, cây
cầu hiện lên qua cái nhìn trực diện của anh chàng kiến trúc sư trẻ tuổi thật mềm
mại, thật dịu dàng. Tác giả đã biến vật vô tri vô giác trở nên có hồn, có cảm xúc.
Đọc những câu văn miêu tả cây cầu mà ta cứ ngỡ tác giả đang miêu tả một cô gái
xinh đẹp chốn thị thành. Khung cảnh thiên nhiên hiện lên trên trang viết mờ mờ ảo

ảo khiến người đọc khó đoán định. Cái vô hình và cái hữu hình hòa quện cùng nhau
tại nên bức tranh thiên nhiên tuyệt mĩ. “Khoảng trời phía trên vịnh San Francisco
rực đỏ. Bên ngoài cửa sổ máy bay, cầu Golden Gate nhô ra từ một đám mây mù.
Máy bay chúc thấp đầu về phía Tiburon, hạ dần độ cao, hướng về phía nam rồi
ngoặt lại, bay vòng phía trên cầu San Mateo. Ngồi trong máy bay, có cảm giác như
nó đang tự trượt dần về phía những cánh đồng muối hắt lên hàng ngàn tia sáng”
[12; 4]. Ở lần xuất hiện thứ hai, cây cầu vẫn hiện lên qua lời kể của Arthur. Tuy
nhiên tác giả đã thay đổi điểm nhìn của anh. Nếu lần trước là cái nhìn cận cảnh với
12
Chất thơ trong tiểu thuyết Nếu em không phải một giấc mơ và Gặp lại của Marc Levy
vị trí ngang bằng khi anh đi dạo ở công viên buổi sớm thì lần này vị trí của anh lại
ở trên cao, đó là lần anh từ Mỹ trở về. Có lẽ tác giả để cho nhân vật đứng ở vị trí ấy
để chúng ta thấy được cái nhìn toàn cảnh về cây cầu Golden Gate nổi tiếng. Tuy
điểm nhìn và thời gian có thay đổi nhưng cây cầu vẫn hiện lên duyên dáng và tình
tứ như thế. Cầu Golden Gate là hình ảnh gắn liền với Marc Levy, chắc hẳn ông
phải tự hào lắm khi có dịp gắn bó với mảnh đất có địa danh nổi tiếng này. Hình ảnh
ấy cầu đã ăn sâu trong tiềm thức, tác giả nói rằng “cây cầu treo kéo dài ra như một
gạch nối trên bầu trời giữa vịnh và đại dương” [12; 249]. Trong tâm tưởng của tác
giả cây cầu hiện lên thật hình ảnh, vẻ đẹp của nó trường tồn cùng thời gian. Hình
ảnh cây cầu ấy ở cuốn Nếu em không phải một giấc mơ vẫn được giữ nguyên trong
cuốn Gặp lại. Mặc dù Gặp lại là phần tiếp nối của Nếu em không phải một giấc mơ
nhưng thời gian sáng tác giữa hai tác phẩm cách nhau khá xa. Sự thống nhất ấy thể
hiện tư duy nhất quán và ấn tượng sâu sắc của tác giả về cây cầu. Trong tiểu thuyết
Marc Levy hình ảnh chiếc cầu Golden Gate không những xuất hiện nhiều lần trong
tiểu thuyết Nếu em không phải một giấc mơ và Gặp lại mà còn xuất hiện trong
nhiều tiểu thuyết khác. Sự xuất hiện lặp lại như vậy cũng là một trong những thủ
thuật tạo dựng “chất thơ” cho tác phẩm.
Ngoài chi tiết cây cầu bộ tiểu thuyết còn đề cập tới nhiều hình ảnh thiên nhiên
khác, ấn tượng hơn cả là khung cảnh bờ biển. Trong bức họa mà tác giả vẽ ra thì
“bờ biển được chạm trổ tinh vi biết bao, tưởng như đó là một mảnh đăng ten, con

thấy mặt trời đang rọi xuống đó hàng nghìn tia sáng khác nhau. Mỗi cây rung rinh
một kiểu khi được gió vuốt ve” [12; 249]. Đây là không gian khá quan trọng trong
tác phẩm. Nó như chứng nhân cho tình yêu và những mối quan hệ của con người.
Khi miêu tả bức tranh này tác giả phẩy thật nhiều nét bút với mức độ đậm nhạt và
màu sắc khác nhau để tô điểm cho bờ biển thêm sinh động. “Mặt biển bị giam hãm
trong vịnh đang tĩnh lặng, những con hải âu dậy sớm lượn những vòng tròn rộng
13
Chất thơ trong tiểu thuyết Nếu em không phải một giấc mơ và Gặp lại của Marc Levy
tìm bắt cá, những thảm cỏ rộng bao quanh bến tàu hãy còn đẫm sương đêm, và
những chiếc tàu thuỷ được neo vào bến đang đung đưa rất nhẹ nhàng. Cảnh vật thật
thanh bình, vài người tập chạy thích dậy sớm làm đánh động bầu không khí ẩm ướt
và tươi mát. Vài tiếng nữa một mặt trời to lừng lững sẽ xuất hiện phía trên đồi
Saussalito và đồi Tiburon và sẽ giải phóng cây cầu đỏ ra khỏi đám sương mù của
nó. Mặt trời chơi trốn tìm với những trận mưa bóng mây” [11; 119]. Bức tranh
thiên nhiên như hoàn thiện hơn với sự điểm xuyết của con người. Trong bức tranh
ấy con người và cảnh vật hòa quyện cùng nhau. Trước sự dịu dàng tình tứ đó ta có
cảm giác như đứng trước một áng thơ trữ tình. Chất liệu tạo nên thiên nhiên thơ
mộng trong Nếu em không phải một giấc mơ và Gặp lại là những sợi tơ ngôn từ
chau chuốt, óng ả. Điểm nổi bật trong thiên nhiên Marc Levy là hình ảnh và màu
sắc. Với thiên nhiên ông ưa dùng những gam màu nhẹ, nhất quán. Sự kết hợp màu
sắc trong mỗi bức tranh không đem đến sự tương phản chói mắt, tất cả đều thống
nhất, dịu dàng. “Nước biến thành màu xám, cuốn đi những đám rong rêu quện lẫn
những búi gai. Bầu trời chuyển thành màu tím rồi đen hẳn. Trước khoảnh khắc
ngày tàn những dải màu da cam và trắng xen kẽ nhau ở mỗi chỗ ngoặt xẻ sâu vào
vách đá” [12; 189]. Rõ ràng màu sắc thiên nhiên được tách làm hai tuyến, hoặc
sáng, hoặc tối sự pha chộn màu sắc tuân theo quy luật hội họa chặt chẽ.
Bên cạnh màu sắc tác giả còn kết hợp với những dải hình ảnh để tạo nên bức
tranh thiên nhiên nên thơ, gợi cảm. Đọc những câu văn: “Sương mù trên biển Thái
Bình Dương kéo tấm khăn choàng đêm ra đến tận thành phố…” [12; 38], ai chẳng
thấy nao lòng? Thiên nhiên là yếu tố truyền tải tình cảm thông dụng nhất trong mỗi

tác phẩm. Thiên nhiên trong tiểu thuyết Marc mang đến cho ta cảm giác êm ả nhẹ
nhàng, nó không những thi vị mà rất gợi cảm. Trong không gian tĩnh lặng mỗi chi
tiết đều được tác giả chau chuốt từng nét vẽ… Những hình ảnh, màu sắc, âm thanh
vô cùng quen thuộc, bình dị qua ngòi bút của ông sao mà mới mẻ, gợi cảm đến thế.
14
Chất thơ trong tiểu thuyết Nếu em không phải một giấc mơ và Gặp lại của Marc Levy
Trong những câu văn Marc Levy nó không chỉ hiện diện như một khái niệm mà
còn như một trạng thái của sự sống. Tất cả được tác giả chắp cánh để bay vào tâm
hồn con người. Dưới ngòi bút của ông, thậm chí đến những thứ tầm thường nhất
cũng gợi nhớ bao ý niệm. Khu vườn, bờ biển, con sóng… là những hình ảnh điển
hình. Tác phẩm được vút lên với giọng điệu du dương êm ả, nó giống như một áng
thơ dịu nhẹ nhiều tiết tấu. “Trong văn xuôi chân chính bao giờ cũng có tiết tấu của
nó”. Tiết tấu đó chính là sự thể hiện những điệu tâm hồn, những cung bậc khác
nhau trong tình cảm của nhà văn. Tác giả rất tinh tế khi lựa chọn những hình ảnh,
những câu văn dài, ngân nga, êm ái tạo nên chất thơ cho thiên nhiên tuyệt mĩ. Phải
chăng chính cái chất thơ ấy đã tạo nên chất men say cho tác phẩm để rồi nó thấm
vào và lan tỏa trong lòng người. Trước cái nhẹ nhàng và ngọt ngào ta như chìm
đắm trong bản nhạc tình ca trong trẻo. Trong thơ có nhạc đã đành, ngay cả trong
văn xuôi Marc Levy cũng làm cho nó tràn ngập nhạc tính với việc sử dụng linh
hoạt hình ảnh cũng như những từ ngữ gợi cảm cùng với cách ngắt nhịp cũng sáng
tạo và linh hoạt. Tất cả làm cho những trang văn của ông trở thành những bài thơ,
những bản nhạc réo rắt mãi trong tim người đọc.
Mới đây Marc Levy đến thăm nước Nga và có cuộc trao đổi với phóng viên
tờ Knizhnoye obozryenye. Ông đã bộc bạch rằng: “Tôi viết và không ngước nhìn
lên giới văn học thượng lưu, tôi kể những câu chuyệnh của mình bằng một ngôn
ngữ mộc mạc, và tôi muốn tất cả bạn đọc đều hiểu được chúng” [8; 3]. Văn chương
của Marc Levy là hương vị của cuộc sống. Bạn đọc có thể nhận thấy được những
góc khuất tâm hồn, thấy được tâm tư tình cảm của bản thân mình trong đó, đọc tác
phẩm ta có thể cảm thấy được mưa rơi, ngửi được và thậm chí tưởng tượng mình
đang nhấm nháp được mùi vị của ly cà phê hòa tan trong cổ họng, cảm thấy được

hương sắc của đất trời, hoa cỏ Bản thân Marc Levy thì gọi đó là hương vị chân
thực của cuộc sống mà ông cảm nhận được và chuyển tải vào tác phẩm của mình,
15
Chất thơ trong tiểu thuyết Nếu em không phải một giấc mơ và Gặp lại của Marc Levy
như Marc nói: “Tạo ra được mùi hương riêng trong tác phẩm quả là khó. Tôi thì
thấy tác phẩm của mình không chỉ có mưa rơi, có cà phê mà còn có nhiều hương vị
khác như hương hoa hồng dại, hương chanh leo, mùi của lửa cháy…” [8; 3].
1.2 Thiên nhiên qua con mắt của các cặp tình nhân
Bức tranh thiên nhiên được hiện lên với những nét bút đậm nhạt và màu sắc
khác nhau. Trong tác phẩm thiên nhiên có sức biểu cảm và lay động lớn. Mỗi nhân
vật được phú cho cặp mắt tinh anh để chiêm nghiệm nhìn ngắm sự vật. Qua cặp
mắt ấy, đặc biệt là cặp mắt của những kẻ đang yêu thiên nhiên hiện lên thật thi vị
gợi cảm. Từ cái nhìn tổng thể về thiên nhiên đã ánh lên nét đồng điệu hòa trong
tâm hồn mỗi người. Pha-đê-ep từng nói văn xuôi cần phải có cánh. Đôi cánh ấy
chính là thơ. “Chất thơ” chính là chiếc cầu nối mềm mại đưa văn xuôi thấm vào
hồn người êm ái và dịu dàng hơn bao giờ hết. “Chất thơ” vốn là một thuật ngữ lý
luận chỉ một phẩm chất đặc biệt của văn xuôi. Tác phẩm văn xuôi được xem là có
chất thơ khi nội dung của nó đi sâu vào trạng thái cảm xúc diễn tả diễn biến trong
trạng thái chủ quan với những rung động tinh tế. Ngoài ra “chất thơ” còn nằm trong
hình thức thể hiện của tác phẩm đó là tính nhạc, sự hàm xúc của ngôn từ, đó là sự
linh hoạt của các thủ pháp nghệ thuật tạo cho giọng văn, lời văn sức truyền cảm
rộng lớn. “Chất thơ” có vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình sáng tạo nghệ
thuật. Nó như đôi cánh giúp văn học bay liệng vào tận cùng ngõ ngách, tận cùng
tâm hồn người đọc.
Marc Levy là “nhà văn của tình yêu”. Hầu hết các tác phẩm của ông đều kể
những câu chuyện tình yêu lãng mạn và say đắm. Những tình cảm dịu nhẹ ấy được
tác giả lồng trong khung cảnh thiên nhiên muôn màu cảm xúc. Trong hai tập tiểu
thuyết này ngoài tình yêu giữa Athur và Laureen tác giả còn miêu tả đề cập đến
tình yêu của những cặp tình nhân khác mà ta có thể kể ra ở đây đó là: Paul và
16

Chất thơ trong tiểu thuyết Nếu em không phải một giấc mơ và Gặp lại của Marc Levy
Onega; giáo sư Fernstein và Norma; thanh tra George Pilguez và Nathalia; Lili và
Antoni… Với thiên nhiên, mỗi cặp đều có cảm quan riêng trên tinh thần hòa nhập
và đồng điệu. Thế giới ái tình là thế giới tràn ngập cỏ hoa và hương sắc. Khung
cảnh thiên nhiên dưới ánh mắt của những kẻ tình si luôn tràn ngập sắc hồng. Dưới
con mắt của các cặp tình nhân thiên nhiên vốn đã thi vị gợi cảm nay càng thi vị gợi
cảm hơn, vốn đã thơ nay lại càng đậm thơ hơn nữa. Trong tác phẩm thiên nhiên
hiện lên qua ánh nhìn của mỗi nhân vật, tuy nhiên mức độ đậm nhạt lại được thể
hiện khác nhau. Thiên nhiên vẫn được hiện lên qua ngòi bút mềm mại thật có hồn,
nó không những đẹp mà còn là chìa khóa mở ra những cuộc hò hẹn, những kỉ niệm
vui buồn, những dự đoán tương lai của từng nhân vật. Trong những cặp tình nhân
kể trên thiên nhiên được phản ánh rõ nhất qua hai nhân vật chính. Có thể nói Marc
Levy cho thiên nhiên hiện lên trong tác phẩm như bản nhạc đệm cho những khúc
tình ca thăng hoa và bất tử. Nét đặc sắc trong bút pháp miêu tả thiên nhiên của tiểu
thuyết Marc Levy là bức tranh thiên nhiên tâm lý. Bức tranh thiên nhiên diễn tả
được tâm hồn nhân vật, khêu gợi những xúc cảm buồn vui đồng thời dự báo cho ta
thấy số phận từng nhân vật.
Trong mỗi khung cảnh tâm tư tình cảm của con người như được tác giả lồng
vào cảnh vật. Thiên nhiên và con người có mối quan hệ đa chiều tương hỗ. Có lúc
thiên nhiên tác động gây xáo động lòng người, ngược lại tâm trạng con người cũng
góp phần làm biến đổi cảnh sắc thiên nhiên. “Chất thơ” toả ra trong cách tác giả
miêu tả hồn người, Marc Levy thật tinh tế trong việc nắm bắt những rung cảm tinh
tế tâm hồn nhân vật, tác giả dường như hoá thân vào nhân vật để cảm nhận được
những tác động rất nhẹ nhàng của cảnh vật vào tâm trạng. Dưới ánh nhìn tâm trạng
của mỗi nhân vật thiên nhiên được cảm quan theo những hướng khác nhau. Ta có
thể thấy rõ điều đó trong từng bước chuyển của thiên nhiên. Khi Laureen và Athur
đến bãi biển, “nước giận dữ nổi sóng, đất trơ trơ bất cần, những ngọn núi vượt hẳn
lên trên, rồi cây cối, rồi ánh sáng mà mỗi phút trong ngày lại đùa nghịch thay đổi
17
Chất thơ trong tiểu thuyết Nếu em không phải một giấc mơ và Gặp lại của Marc Levy

cường độ và màu sắc, những con chim bay lượn trên đầu ta, những con cá vừa cố
tìm cách để khỏi phải làm mồi cho lũ hải âu vừa đi săn lùng những con cá khác”
[11; 147]. Khung cảnh thiên nhiên có phần dữ dội quá, nó như điểm báo chẳng lành
cho tương lai trắc trở mà hai nhân vật phải vượt qua. Và quả thật sau lần gặp gỡ đó
họ đã phải xa cách nhau. Sự lãng quên của Laureen là điều khiến cho Athur đau
đớn nhất. Đối với anh cuộc sống chẳng còn chút ý nghĩa, tất cả chỉ toàn là màu
trắng phôi phai. Với tâm trạng ấy ngước lên cao anh thấy “bầu trời trắng nhợt báo
hiệu bắt đầu một ngày không màu sắc. Tất cả các buổi ban mai đều tĩnh lặng,
nhưng chỉ có một số sự tĩnh lặng là đồng nghĩa với sự trống vắng, những sự tĩnh
lặng khác đôi khi tràn đầy đồng điệu” [12; 176]. Qua ánh mắt ấy ta thấy sự cô đơn
trống trải sâu thẳm trong lòng. Ngày anh trở về nhà “khu vườn bị bỏ hoang nhưng
vô số mùi hương quyện vào nhau đã làm thức dậy ở mỗi bước chân anh vũ điệu
farandole của những kỉ niệm toả hương” [12; 34]. Và “những mảnh ghép sàn dưới
mái hiên đã bị long ra, những miếng ốp mặt tiền đã tróc sơn bởi cái nắng thiêu đốt
mùa hè và sương muối mùa đông, khu vườn bỏ hoang toát lên vẻ buồn thảm”
[12; 38]. Bức tranh thiên nhiên đẹp lộng lẫy, đầy chất thơ nhưng sao buồn đến thế.
Cùng tâm trạng với Athur, Lauren cũng có những cảm giác chẳng mấy yên lành.
Khi cô tỉnh dậy sau một giấc ngủ dài, mọi kí ức về Athur hầu như đã tan đi hẳn. Cô
rất mơ hồ về hình ảnh người đàn ông luôn cận kề chăm sóc những ngày cô trên
giường bệnh. Trong tâm trí cô mọi thứ đều lẫn lộn, “cô đến một thành phố gần như
vắng ngắt khi chiều buông xuống. Cô đỗ xe ở khu vực đậu xe dọc bãi biển và ra
ngồi một mình trên đê chắn sóng. Những đám mây lớn bao phủ chân trời. Đằng xa,
bầu trời đang chuyển từ màu tím nhạt sang màu đen” [12; 320]. “Ngày thứ năm ấy
bầu trời u ám và đại dương dường như muốn đập vỡ những mỏm đá chắn đường nó
ở phía dưới khu vườn. Vào cuối ngày, Lauren đến ngồi dưới mái hiên và chiêm
ngưỡng cảnh tượng. “Nước biến thành màu xám, cuốn đi những đám rong rêu quện
lẫn những búi gai. Bầu trời chuyển thành màu tím rồi đen hẳn” [12; 89]. Rõ ràng
18
Chất thơ trong tiểu thuyết Nếu em không phải một giấc mơ và Gặp lại của Marc Levy
mọi thứ đều u ám, những hình ảnh mờ nhạt trước mắt chẳng khác gì quá khứ cô đã

lãng quên. Trong họ luôn chan chứa hi vọng về tương lai. Trong những lúc tuyệt
vọng nhất Athur lại nhớ đến lời dạy của mẹ mình. Bài học về niềm tin và hi vọng
cũng được bà bắt đầu từ hình ảnh thiên nhiên. “Hãy khuấy động thế giới, thế giới
của con ! Hãy nhìn cái khung cảnh đang bày ra trước mắt con đây, con xem bờ biển
được chạm trổ tinh vi biết bao, tưởng như đó là một mảnh đăng ten, con thấy mặt
trời đang rọi xuống đó hàng nghìn tia sáng khác nhau. Mỗi cây rung rinh một kiểu
khi được gió vuốt ve. Nhưng điều đẹp nhất mà trái đất cho chúng ta, điều làm
chúng ta trở thành con người, đó là hạnh phúc được chia sẻ” [11; 162]. Nghĩ về
hình ảnh ấy Athur như có thêm sức mạnh để bước tiếp, ánh sáng từ bức tranh thiên
nhiên tỏa ra như ánh sáng của niềm tin và hi vọng. Và quả thật khi trải qua bao gian
nan thử thách tình yêu đích thực đã chiến thắng Laureen trở về vòng tay ấm áp đầy
yêu thương vỗ về của Athur. Tình yêu trở lại làm cho bức tranh thiên nhiên cũng
thay đổi. Sau cơn mưa trời lại sáng, đó là quy luật của tự nhiên. Bầu trời trong sáng
mở ra tương lai rộng mở. “Kỳ nghỉ cuối tuần báo hiệu nắng sẽ đẹp, chân trời không
một gợn mây. Tất cả đều tĩnh lặng, dường như thành phố đã thức dậy sau một đêm
hè quá ngắn” [12; 234]. Trong tác phẩm bức tranh thiên nhiên ít hiện lên qua lời kể
của mỗi nhân vật. Nó chủ yếu được khắc họa qua sự miêu tả của nhân vật người kể
chuyện. Bức tranh thiên nhiên vẫn thi vị gợi cảm, đặc biệt hơn nó còn nhuốn màu
tâm trạng của con người. Dưới ngòi bút của Marc Levy những vật vô tri vô giác
như thiên nhiên, cảnh vật cũng trở nên có hồn như chính con người vậy. Trong tác
phẩm Athur có nói với Lauren rằng: “ ngày mẹ anh mất, anh thề vời em là điều này
có thật, lũ ong trong vườn không bay ra khỏi tổ, không có con nào hút mật ở vườn
hồng, y như là chúng cũng biết ấy…” [11; 99].
Sự cảm nhận về thiên nhiên cho ta thấy cảm nhận tinh tế của nhà văn. Thiên
nhiên không những là tâm trạng của nhân vật, thiên nhiên còn biểu hiện tâm hồn
nhạy cảm của Marc Levy.
19
Chất thơ trong tiểu thuyết Nếu em không phải một giấc mơ và Gặp lại của Marc Levy
2. Chất thơ qua bút pháp khắc họa nhân vật
Tiếp cận thế giới nhân vật trong các tác phẩm của Marc Levy, người đọc có

thể nhận thấy đó không phải là một thế giới nhân vật đồ sộ, đa tầng, với tính cách
phức tạp của các nhân vật chính như điều ta vẫn thấy ở đặc điểm của nhân vật trong
tiểu thuyết.
Tiểu thuyết Marc Levy tuy không phong phú về hệ thống nhân vật nhưng dưới
ngòi bút của ông mỗi nhân vât được hiện lên như một cá thể độc đáo. Nhân vật
trong văn học là hiện tượng mang tính ước lệ, đó không phải là sự sao chụp đầy đủ
mọi chi tiết biểu hiện của con người mà chỉ là sự thể hiện con người qua những đặc
điểm điển hình về tiểu sử, nghề nghiệp, tính cách…Và cần chú ý thêm một điều:
thực ra, khái niệm nhân vật được quan niệm với một phạm vi rộng hơn nhiều, đó
không chỉ là con người, mà còn có khi là những sự vật, loài vật khác ít nhiều mang
bóng dáng tính cách của con người, được dùng như những phương thức khác nhau
để biểu hiện con người [3; 126]… Nhân vật văn học là đơn vị nghệ thuật, nó mang
tính ước lệ, không bị đồng nhất với con người thực [3; 126]. Đây cũng là trung tâm,
là nơi quy tụ, là hạt nhân và cũng là nguồn dinh dưỡng của mỗi tác phẩm. Thực tế
đã chứng minh rằng nhân vật không những là yếu tố làm nên tên tuổi tác giả, nhân
vật còn là yếu tố duy trì sự sống cho tác phẩm. Trong tiểu thuyết của mình nói
chung và hai tiểu thuyết Nếu em không phải một giấc mơ, Gặp lại nói riêng tác giả
đã lựa chọn những chất liệu tốt đẹp nhất để tạo nên hình hài và tính cách nhân vật
của mình. Để rồi giữa hiện thức cuộc sống bộn bề ta vẫn thấy những chàng hoàng
tử và nàng công chúa nhân từ bước ra.
Thế giới nhân vật mà Marc Levy tạo ra chẳng khác gì thế giới nhân vật trong
những câu chuyện cổ tích. Để có được điều đó tác giả đã sử dụng bút pháp lãng
mạn kết hợp với chất liệu chính là “chất thơ” để miêu tả nhân vật. “Chất thơ” được
tạo nên từ sự hoà quyện giữa vẻ đẹp của cảm xúc, tâm trạng, tình cảm với vẻ đẹp
20
Chất thơ trong tiểu thuyết Nếu em không phải một giấc mơ và Gặp lại của Marc Levy
của cách biểu hiện nó để có thể khơi gợi những rung động thẩm mĩ và cảm tính
nhân văn.
“Chất thơ” trong bút pháp miêu tả nhân vật trong tiểu thuyết Marc Levy được
tạo nên khi nhà văn chú ý khai thác và biểu hiện một cách tinh tế mạch cảm xúc,

tâm trạng, tình cảm của nhân vật hoặc của chính mình trước thế giới bằng những
chi tiết, hình ảnh đầy gợi cảm và một lối văn trong sáng, truyền cảm, phù hợp với
nhịp điệu riêng của cảm xúc, tâm hồn. Văn học quan niệm rằng một tác phẩm được
coi là giàu “chất thơ” khi mối bận tâm của người viết không đặt vào việc kể lại một
biến cố, sự việc, hành động mà là việc làm bật lên một trạng thái của đời sống hoặc
của tâm hồn con người. Trong văn học thơ ca là một thể loại văn học cho đến nay
vẫn còn tồn tại nhiều cách hiểu về đặc thù của nó. Vì thế khái niệm “chất thơ” vẫn
còn là một khái niệm mơ hồ, trừu tượng mà qua bài báo cáo người viết chỉ có thể
giải nguyên một cách chung nhất.
2.1 Hệ thống nhân vật lý tưởng
Dung lượng văn bản tiểu thuyết của M. Levy thường không quá dài, không ẩn
chứa những điều xa xôi khó hiểu. Nội dung mỗi tác phẩm hầu hết là những câu
chuyện về tình bạn, tình yêu thể hiện bằng chất văn đằm thắm, pha chút hài hước,
dí dỏm. Các chi tiết thắt nút, mở nút được xử lý khéo léo lần lượt xuất hiện trong
cấu trúc văn bản. Bao trùm tác phẩm là sự xen kẽ những chi tiết kỳ ảo với hiện
thực, giữa hư vô với hữu hạn, giữa thể xác và tâm linh. Có thể nói đó là một thế
giới “Liêu trai” giữa xã hội văn minh Châu Âu đầy náo nhiệt, quay cuồng của thời
kì hậu hiện đại.
Mặc dù những chuyện tình của Levy khó có thật trong đời thường, nhưng đọc
tiểu thuyết của ông chúng ta vẫn mong manh một niềm tin, một khát vọng, một ước
21
Chất thơ trong tiểu thuyết Nếu em không phải một giấc mơ và Gặp lại của Marc Levy
mơ về một thế giới trong trẻo của một miền cổ tích đầy thương yêu. Nơi ấy - chỉ có
tình yêu là cứu cánh duy nhất cho tâm hồn. Bởi vậy “dẫu cổ tích chẳng bao giờ có
thật, em cứ chờ điều kỳ diệu xa xôi” [9; 167].
Tiểu thuyết Marc Levy nổi bật nhất là hệ thống nhân vật, hệ thống ấy được
phân bổ dàn đều trong mỗi tác phẩm. Tác giả không tập trung vào việc tạo lập số
lượng khổng lồ như các tiểu thuyết thông thường mà chỉ quan tâm đến chất lượng
mỗi nhân vật đem lại. Mỗi tác phẩm với số lượng nhân vật không nhiều, và nội
dung cũng chỉ xoay quanh một vài nhân vật nhưng chỉ vậy thôi cũng đủ để truyền

tải tư tưởng tác phẩm. Mỗi nhân vật được tác giả khoác cho một tấm áo riêng để
làm nên nét đặc thù trong tính cách, tuy nhiên họ lại có sự thống nhất về tư tưởng.
Trong văn học “nhân vật lí tưởng là nhân vật có ý nghĩa mẫu mực cao độ cho lối
sống của một tầng lớp, một giai cấp, một dân tộc…” [3; 127]. Dưới ngòi bút của
Marc Levy nhân vật được hiện lên trong sự nhất quán trong tư tưởng của tác giả.
Yếu tố nhất quán đó được thể hiện xuyên suốt từ đầu đến cuối tác phẩm và hình
thành lên một hệ thống. Có lần tác giả đã chia sẻ quan niệm của mình: “Tôi không
cho rằng mình là người cực kỳ tài năng, tôi cũng không phát hiện ra cái gì mới.
Nhưng tôi viết bằng một tâm hồn rộng mở, và muốn chia sẻ với những người khác
những gì mình thích thú. Đơn giản là tôi lao động một cách trung thực và cố gắng
để mỗi ngày một tốt đẹp hơn” [8; 3]. Xuất phát từ quan niệm ấy Marc Levy luôn
cho rằng công việc của mình không hề to lớn, ông so sánh công việc viết văn của
mình như bao việc làm hết sức bình thường khác. “Tôi là người thợ làm bánh mì,
mỗi buổi sáng làm ra những chiếc bánh của mình. Hạnh phúc của người thợ làm
bánh mì là khi mọi người thích bánh mì của anh ta. Và nếu như sự nổi tiếng đến, thì
nó không phải của anh ta, mà là của chiếc bánh mì anh ta làm ra, không ai nhìn
thấy anh, anh đứng khuất trong lò bánh của mình. Và tôi thích sống như vậy, khiêm
nhường, giản dị” [8; 3]. Độc giả Pháp hâm mộ Marc Levy phải chăng cũng bắt
nguồn từ những suy nghĩ giản dị đó. Ngoài thông điệp yêu thương ấy người ta còn
22
Chất thơ trong tiểu thuyết Nếu em không phải một giấc mơ và Gặp lại của Marc Levy
thấy ở ông một quan niệm nghề nghiệp hết sức cao cả: “Người ta thường viết cho
tôi rằng các cuốn tiểu thuyết của tôi đã trả lại cho mọi người niềm hứng thú đọc
sách. Những bức thư như vậy đối với tôi có ý nghĩa gấp trăm lần những giải thưởng
quan trọng nhất” [8; 3]. Tư tưởng và mục đích của tác giả đã được gửi gắm qua
tuyến nhân vật trong truyện. Có thể nói thông qua đó ta sẽ có cái nhìn toàn diện về
tác giả.
2.1.1 Sự hòa quyện vẻ đẹp hình thức và tâm hồn
Nhà văn M.Gorki từng nói: “Văn học là nhân học”, văn học thường hướng ta
đến những điều tốt đẹp, đó là cái gốc rễ cội nguồn Chân - Thiện - Mĩ trong cuộc

sống cũng như tâm hồn con người. Trong văn học, nhân vật là phương tiện truyền
tải những vấn đề nhân sinh và quan niệm cuộc sống. Có lẽ vì thế cho nên trong văn
học, vẻ đẹp nhân bản của con người luôn luôn là một phương diện được chú ý tìm
tòi và khai thác. Yếu tố ấy cũng là phương tiện thẩm mĩ mà ở đó chất thơ và chất
hiện thực luôn có sự hoà quyện cùng nhau.
Với tác phẩm văn xuôi “chất thơ” là yếu tố khó nhận thấy, nó thường lẩn
khuất đâu đó trong tác phẩm. Trên thế giới Pautôpxki là nhà văn nổi tiếng với
những tác phẩm văn xuôi chan chứa “chất thơ”, ông được mệnh danh là “nhà thơ bị
đóng đinh trên cây thánh giá của văn xuôi” (Theo evan.com.vn). Đọc Lẵng quả
thông ta sẽ phần nào hiểu được tại sao người ta nói như vậy. Chất thơ trong tác
phẩm thấm đượm vào từng câu từng chữ, từ đó toát lên vẻ đẹp của thiên nhiên và
con người Nga - Xô Viết. Tác giả đã từng bộc bạch rằng: “Tôi đã nhìn thế giới
xung quanh qua tấm lăng kính trong suốt của thơ Tôi biết rằng thơ – đó là cuộc
sống được thể hiện ở dạng hoàn thiện nhất, là thế giới mở ra trong tất cả chiều sâu
mà cặp mắt dửng dưng lười nhác không thể nào bao quát được” (Theo
evan.com.vn). Ở Việt Nam cũng có nhiều tác giả viết văn với phong cách ấy, mà ta
23
Chất thơ trong tiểu thuyết Nếu em không phải một giấc mơ và Gặp lại của Marc Levy
có thể kể ra hàng loạt những tác giả như: Thạch Lam, Xuân Thiều, Văn Xương,
Nguyễn Huy Thiệp và mới đây là Nguyễn Ngọc Tư
Cuộc sống đương đại của chúng ta ngày càng nhiều điều bất ổn, những lo toan
eo hẹp đôi khi làm lu mờ giá trị chân thực của cuộc sống. Người ta có thể bỏ qua
những giá trị cao đẹp ấy và chấp nhận sự khiếm khuyết của con người. Vẫn biết
văn học là tấm gương phản chiều cuộc sống, và qua văn học ta có thể thấy được tất
cả những hình hài sự sống. Tuy nhiên trên thực tế vẫn tồn tại những tác phẩm văn
học hời hợt, rẻ tiền. Marc Levy vô cùng công kích điều đó, bản thân ông luôn tìm
tòi khám phá để đem đến cho người đọc những hình tượng nhân vật độc đáo nhất.
Ông không chấp nhận sự trùng lặp trong tác phẩm của mình đặc biệt là hình tượng
nhân vật văn học. Vì thế vấn đề nhân vật luôn được quan tâm và ý thức cao độ. Đối
với tác giả mỗi nhân vật là một công trình nghệ thuật hoàn chỉnh chính vì lẽ đó

nhân vật được tác giả chau chuốt bằng tất cả tài năng và tâm huyết của mình. Theo
dõi từng bước chân của Marc Levy trên từng chặng đường đến với văn học ta mới
thấy tác giả để ý chau chuốt nhân vật của mình đến mức nào. Nếu nói những tác
phẩm của Marc Levy là những tòa lâu đài nguy nga lộng lẫy thì mỗi nhân vật là
mỗi ô cửa sổ, ô cửa sổ tâm hồn. Mỗi ô cửa sẽ quay về một hướng đón đợi những
nguồn sáng và hướng gió khác nhau tuy nhiên tất cả đều phục vụ lợi ích và làm tôn
lên vẻ đẹp của tòa lâu đài .
Trước hết trong tiểu thuyết Marc Levy ai ai cũng có thể dễ dàng nhận thấy
nhân vật của ông đều là những chỉnh thể hoàn mĩ. Dù có tinh ý đến mức nào ta
cũng không thể nhận thấy sự khiếm khuyết trong quá trình miêu tả nhân vật của tác
giả. Nét đặc biệt nhất trong bút pháp miêu tả nhân vật của Marc Levy là yếu tố lãng
mạn. Trong quá trình sáng tạo và miêu tả nhân vật tác giả không ngừng thi vị hóa
nhân vật của mình, mỗi nhân vật được hiện lên trong sự tương tác hợp lí giữa hình
thức bên ngoài và phẩm chất bên trong. Nhân vật mà tác giả bỏ tâm huyết để tạo
dựng có thể sánh ngang với thiên thần, sự hoàn mĩ dường như đã đạt tới ngưỡng
24
Chất thơ trong tiểu thuyết Nếu em không phải một giấc mơ và Gặp lại của Marc Levy
cực điểm. Qua hệ thống nhân vật ấy ta còn thấy được “chất thơ” trong bút pháp
miêu tả của Marc Levy. Trong các tác phẩm của mình tác giả đi vào miêu tả từng
chặng đường thăng trầm của số phận nhân vật, từ khi hai nhân vật chính gặp nhau
cho đến lúc kết thúc. Có khi đó là kết thúc có hậu, hai nhân vật chính, hai người
yêu nhau được sống hạnh phúc bên nhau như Laureen và Athur trong Nếu em
không phải một giấc mơ và Gặp lại hay Lucas và Sofia trong Bảy ngày cho mãi
mãi, cũng có khi cái kết thúc bi thảm, là cái chết của hai nhân vật chính để bảo vệ
những giá trị cuộc sống như Jonathan và Clara trong Kiếp sau.
Dường như hệ thống nhân vật trong tiểu thuyết Marc Levy đều được nhà văn
sắp vào một tuyến. Trong văn chương sự lặp lại như vậy ở một số tác phẩm có thể
tạo ra sự phản cảm về tính đơn điệu. Nhưng với Marc Levy thì đó là dụng ý nghệ
thuật. Và đây cũng chính là yếu tố hình thành “chất thơ” trong nghệ thuật miêu tả
nhân vật của nhà văn. Với dung lượng không dài của mỗi tác phẩm, số lượng nhân

vật không nhiều, có lẽ vì vậy mà nhân vật trong mỗi tác phẩm của Marc Levy hiện
lên chi tiết và đầy đủ hơn. Từ Nếu em không phải một giấc mơ đến Gặp lại và
những tác phẩm khác nữa cốt truyện đều xoay quanh chuyện tình giữa hai nhân vật
chính. Là nhà văn của những câu chuyện tình đương đại thế nhưng Marc Levy lại
xây dựng thế giới nhân vật đậm màu sắc cổ tích. Mỗi nhân vật đều là những hình
mẫu lí tưởng mang một vẻ đẹp hoàn mĩ. Họ không chỉ đẹp trong tâm hồn mà đẹp
ngay cả vẻ đẹp hình thể. Văn học Đông Tây xưa nay vốn không thiếu những câu
chuyện tình lãng mạn. Chuyện tình của Laureen và Athur, của Lusca và Sofia, của
Jonatha và Clara là những mối tình kiểu Rômêô và Juliet (Romeo và Juliet) hay
Heathclif và Catherine Earnshaw (Đồi gió hú).
Lauren là một nữ sinh viên y khoa xinh đẹp và tài giỏi nội trú tại bệnh viện
San Francisco. Trong tác phẩm Marc Levy miêu tả “một cô gái cao lớn, mắt rất to,
miệng xinh, gương mặt dịu dàng” [11; 67]. Thậm chí có chi tiết tác giả đã thốt lên
rằng: “Cô không phải là ma mà là một cô gái đẹp ” [11; 118]. Cô đến với nghề y
25

×