Tải bản đầy đủ (.pdf) (20 trang)

HỒI SỨC TIM-PHỔI CAO CẤP ADVANCED LIFE SUPPORT : ĐẠI CƯƠNG - Phần 1 potx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (182.61 KB, 20 trang )

HỒI SỨC TIM-PHỔI CAO CẤP
ADVANCED LIFE SUPPORT : ĐẠI CƯƠNG
Phần 1


I /NHẬP ĐỀ
Các bệnh tim mạch do thiếu máu cục bộ là nguyên nhân chính gây tử
vong trên thế giới. Ở Châu Âu, những bệnh tim mạch này chiếm khoảng
40% của tất cả các tử vong của những người dưới 75 tuổi. Ngừng tim đột
ngột chịu trách nhiệm hơn 60% những trường hợp tử vong người lớn do
bệnh động mạch vành. Các dữ kiện gom lại của 37 nước châu Âu chỉ rõ rằng
tỷ lệ bị ngừng tim- hô hấp ngoài bệnh viện đối với những người trưởng
thành được xử trí bởi những service de secours d’urgence là 38 đối với
100.000. Theo các dữ kiện này, tỷ lệ hàng năm ngừng tim do rung thất là 17
đối với 100.000. Tỷ lệ sinh tồn lúc ra viện là 10,7% đối với những ngừng
tim do các loại nhịp khác nhau và 21,2% đối với những ngừng tim do rung
thất.
Một phần ba trong số những người phát triển một nhồi máu cơ tim,
chết trước khi đến được bệnh viện; phần lớn những người này chết trong giờ
sau khi xuất hiện những triệu chứng cấp tính. Đối với phần lớn những
trường hợp tử vong này, nhịp ban đầu là một rung thất (FV : fibrillation
ventriculaire) hay một tim nhịp nhanh thất không mạch (TV: Tachycardie
ventriculaire sans pouls). Điều trị duy nhất có hiệu quả đối với loạn nhịp này
là một khử rung (défibrillation ), và với mỗi phút trì hoãn, những cơ may của
một tiên lượng thuận lợi sụt khoảng 7 đến 10%. Một khi bệnh nhân được
nhập viện, tỷ lệ rung thất sau nhồi máu cơ tim khoảng 5%.
Tỷ lệ ngừng tim trong bệnh viện (arrêt cardiaque intra-hospitalier) khó
đánh giá được bởi vì tỷ lệ này bị ảnh hưởng nhiều bởi những yếu tố như
những tiêu chuẩn nhập viện và sự thiết đặt những khuyến nghị thuộc loại
DNAR (do not attempt resuscitation). Tỷ lệ ngừng tim nguyên phát (arrêt
cardiaque primaire) ở bệnh viện là khoảng 1,5-3 đối với mỗi 1000 trường


hợp nhập viện. Đối với 2/3 trong số những trường hợp ngừng tim này, nhịp
đầu tiên được ghi thuộc loại không phải FV/TV : đó là một vô tâm thu
(asytolie) hay một hoạt động điện vô mạch (activité électrique sans pouls).
Phần lớn những bệnh nhân này có một bệnh kèm theo (comorbidité) quan
trọng, ảnh hưởng lên nhịp ban đầu và trong những trường hợp này, những
chiến lược ngăn ngừa ngừng tim có một tầm quan trọng căn bản.
II/ DÂY XÍCH SINH TỒN (CHAINE DE SURVIE)
Những can thiệp góp phần cho tiên lượng thuận lợi vào lúc xảy ra một
trường hợp ngừng tim có thể được quan niệm như là được cấu tạo bởi những
mắt xích khác nhau của một dây xích : dây xích sinh tồn (chaine de survie).
Sự vững chắc của dây xích này phụ thuộc vào mắt xích yếu nhất của nó; tất
cả 4 mắt xích của dây xích sinh tồn phải vững chắc.
Những mắt xích khác nhau này là :
- Một sự nhận biết sớm và kêu cứu nhanh.
- Một hồi sức tim-phổi (RCP : réanimation cardio-pulmonaire) sớm.
- Một sự khử rung sớm.
- Một điều trị sau hồi sinh.
1/ NHẬN BIẾT SỚM VÀ GỌI CỨU
Ngoài bệnh viện, một sự nhận biết sớm về mức độ nghiêm trọng của
một cơn đau ngực sẽ cho phép nạn nhân và người thân gọi service de
secours và nhận một điều trị thích đáng để ngăn ngừa sự phát triển của một
ngừng tim. Sau một ngừng tim ngoài bệnh viện, sự tiếp cận tức thời với các
service de secours là vấn đề sinh tử. Trong phần lớn các nước, sự tiếp cận
với service de secours được thực hiện bởi số điện thoại duy nhất.
Trong bệnh viện, một sự nhận biết sớm một bệnh nhân trong tình
trạng nghiêm trọng và có nguy cơ phát triển một ngừng tim sẽ cho phép gọi
một kíp hồi sức hay MET (medical emergency team), nhằm cố gắng tránh sự
xuất hiện của một ngừng tim. Một số điện thoại phổ quát (numéro universel)
để gọi kíp ARCA nội bộ hay MET phải được thông qua bởi tất cả các bệnh
viện. Nếu ngừng tim xuất hiện, không nên trì hoãn sự khử rung cho đến khi

kíp hồi sức đến : nhân viên hiện diện phải được huấn luyện sử dụng một
máy khử rung.
2/ HỒI SỨC TIM PHỔI SỚM (RCP PRECOCE)
Những đè ép ngực và sự thông khí phổi nạn nhân sẽ cho phép làm
chậm lại tốc độ suy thoái của não bộ và của tim. Sau một ngừng tim ngoài
bệnh viện, RCP bởi một nhân chứng sẽ kéo dài thời kỳ, trong đó ta có thể hy
vọng một hồi sinh thành công và có lẽ làm tăng gấp đôi các khả năng sống
sót. Dầu thế, trong phần lớn các nước châu Âu, một hồi sinh bởi nhân chứng
chỉ được thực hiện trong một số ít các trường hợp. Sau một ngừng tìm trong
bệnh viện, xoa bóp tim và thông khí phải được thực hiện tức thời nhưng điều
đó không được gây nên một kỳ hạn đối với sự khử rung những bệnh nhân
trong tình trạng FV/TV. Những gián đoạn trong xoa bóp ngực phải được
giảm thiểu tối đa và chỉ xảy ra rất ngắn ngủi trong khi cố thực hiện khử rung
và trong khi xác định nhịp.
3/ KHỬ RUNG SỚM
Sau một ngừng tim ngoài bệnh viện, mục đích là gây nên một sốc điện
(nếu được chỉ định) trong vòng 5 phút, là lúc hệ thống cấp cứu đã nhận kêu
cứu. Trong nhiều vùng, để đạt mục tiêu này sẽ cần đưa vào một chương trình
khử rung đại chúng (PAD : public access defibrillation), sử dụng những máy
khử rung ngoài tự động (DEA : défibrillateur externe automatisé). Trong các
bệnh viện, trong số các nhân viên y tế, một số phải được huấn luyện và cho
phép sử dụng máy khử rung để cho phép người can thiệp đầu tiên, trong một
ngừng tim, thực hiện một khử rung nếu được chỉ định, không trì hoãn, trong
hầu hết các trường hợp.
4/ ĐIỀU TRỊ SAU HỒI SINH
Sự trở lại tuần hoàn tự nhiên là một giai đoạn quan trọng trong chuỗi
kế tục của điều trị ngừng tim ; tuy nhiên, mục đích tối hậu là bệnh nhân trở
lại một tình trạng chức năng não bình thường, với một nhịp tim ổn định và
một chức năng huyết động bình thường, để cho phép bệnh nhân giã từ bệnh
viện trong một tình trạng sức khỏe thỏa mãn và với một nguy cơ tối thiểu tái

phát một ngừng tim mới. Chất lượng điều trị cao cấp (ALS) trong thời kỳ
sau hồi sinh ảnh hưởng tương lai sau này của bệnh nhân. Giai đoạn sau hồi
sức bắt đầu ngay lúc và ngay nơi có được sự trở lại tuần hoàn tự nhiên. Các
sơ cứu đầu tiên phải có khả năng cho những điều trị sau hồi sinh có chất
lượng cao cho đến khi bệnh nhân được chuyển vào trong một đơn vị điều trị
tăng cường thích hợp.
III/ KHOA HỌC VÀ CÁC CHỈ THỊ (SCIENCE ET
GUIDELINES)
Sự công bố của hội nghị nhất trí quốc tế 2005 về hồi sinh tim-phổi và
việc điều trị tim-mạch cấp cứu, với những khuyến nghị về điều trị, đã là
point d’orgue của một thời kỳ hợp tác lâu dài giữa các chuyên gia về vấn đề
này trên thế giới. Các chỉ thị (guideline) của ERC 2005 phát xuất từ sự nhất
trí này và nội dung của cuốn sách ALS provider phù hợp với những
guideline này. Hầu hết các cơ quan hồi sức châu Âu đã phê chuẩn và theo
các guideline của Hội đồng hồi sức châu Âu (ERC : European Resuscitation
Council).
IV/ ALGORITHME ALS
Algorithme ALS là nền tảng của cours ALS và có thể áp dụng trong
phần lớn các tình huống hồi sức tim-phổi. Vài biến đổi có thể cần thiết khi
người ta điều trị một ngừng tim trong những trường hợp đặc biệt.
V/ ĐÀO TẠO ALS
Lớp Hồi sức tim cao cấp (cours ALS) mang lại một phương pháp
được tiêu chuẩn hóa đối với sự hồi sức tim-phổi của người lớn. Sự đào tạo
được dành cho các bác sĩ, y tá cũng như những nhân viên y tế khác, buộc
phải thực hiện ALS trong hay ngoài bệnh viện. Tính chất đa khoa của lớp
đào tạo này khuyến khích một lối làm việc theo kíp có hiệu quả. Do được
học tập chung, tất cả các ALS provider có cơ hội nhận được một kinh
nghiệm bổ sung đồng thời với tư cách là thành viên của kíp hồi sức (team de
réanimation) cũng như là với tư cách lãnh đạo kíp.
Lớp học ALS bao gồm các buổi biểu diễn (workshop), các atelier thực

hành và các buổi thực tập những trường hợp ngừng tim giả (simulation
d’arrêt cardiaque) cũng như vài bài thuyết trình. Kiến thức của các ứng viên
được đánh giá qua một bảng câu hỏi có nhiều chọn lựa. Các năng lực kỹ
thuật trong xử trí đường hô hấp và trong phương thức ban đầu của một bệnh
nhân ngã qụy (bao gồm cả một khử rung nếu cần thiết) được đánh giá một
cách liên tục. Cũng có một sự đánh giá một ngừng tim giả (arrêt cardiaque
simulé) (cas test). Các ứng viên đạt trình độ mong muốn sẽ nhận một chứng
chỉ ALS provider. Người ta đã chứng tỏ rằng các kiến thức lý thuyết và năng
lực thực hành trong các động tác hồi sức suy giảm với thời gian và chính vì
vậy một sự tái đánh giá và cấp lại chứng chỉ (recertification) là cần thiết đối
những người đã không theo một lớp học ALS trong thời gian gần đây. Sự tái
đánh giá này mang lại cơ hội ôn lại kiến thức về các động tác thực hành hồi
sức và nhận những chỉ thị mới nhất và điều đó có thể thực hiện bằng cách
tham dự một lớp học ALS provider hay một lớp học mà sự cấp chứng chỉ
(certification) được công nhận. Tất cả các provider ALS có trách nhiệm duy
trì các năng lực hồi sức của mình và theo sát những biến đổi mới nhất trong
các chỉ thị cũng nhưng trong những điều khuyến nghị ; sự cần thiết của một
sự tái đánh giá và cấp lại chứng chỉ (recertification) phải được xem như một
nhu cầu tối thiểu tuyệt đối để ôn lại kiến thức và những năng lực kỹ thuật.
HỒI SỨC TIM-PHỐI CAO CẤP : NHÌN CHUNG

NHỮNG NGUYÊN NHÂN CÓ KHẢ NĂNG ĐẢO NGƯỢC
ĐƯỢC
- Giảm oxy mô
- Giảm thể tích máu
- Giảm/tăng kali-huyết
- Giảm thân nhiệt
- Tràn khí màng phổi dưới áp lực
- Chèn ép tim
- Độc chất

- Huyết khối (mạch vành hay phổi)
Reference : Advanced Life Support. European Resuscitation 2009
BS NGUYỄN VĂN THỊNH, Chuyên khoa Nội Thương và Cấp Cứu
(28/12/2010)
TAGS : Rung thất (FV : fibrillation ventriculaire), Tim nhịp nhanh
thất không mạch (TV : Tachycardie ventriculaire sans pouls), Khử rung
(Défibrillation), Ngừng tim trong bệnh viện (Arrêt cardiaque intra-
hospitalier), Hoạt động điện vô mạch (Activité électrique sans pouls), MET
(Medical emergency team), PAD (Public access defibrillation), DEA
(Défibrillateur externe automatisé), DEA (défibrillateur externe automatisé),
Nguyen Van Thinh

CHƯƠNG 2
NHẬN BIẾT MỘT BỆNH NHÂN TRONG TÌNH TRẠNG NGUY
KỊCH VÀ NGĂN NGỪA NGỪNG TIM-HÔ HẤP (RECONNAITRE UN
PATIENT EN ÉTAT CRITIQUE ET PRÉVENIR L’ARRÊT CARDIO-
REPIRATOIRE)
Chương này bao gồm :
- Tầm quan trọng của sự nhận biết sớm một bệnh nhân trong tình
trạng nguy kịch.
- Những nguyên nhân của một ngừng tim-hô hấp nơi người lớn.
- Làm sao nhận diện và điều trị những bệnh nhân có nguy cơ ngừng
tim-hô hấp bằng cách sử dụng phương pháp ABCDE.
A/ NHẬP ĐỀ
Hầu hết những người bị ngừng tim-hô hấp đều chết. Những người
sống sót thường bị ngừng tim trước một nhân chứng, với một rung thất
(fibrillation ventriculaire) lúc làm monitoring, gây nên bởi một thiếu máu
cục bộ cơ tim nguyên phát (ischémie myocardique primaire), và họ đã nhận
một khử rung tức thời và với kết quả thành công.
Đại đa số các trường hợp ngừng tim-hô hấp trong bệnh viện không đột

ngột hay không thể tiên đoán được : trong hầu hết 80% các trường hợp, có
một sự sa sút các tham số lâm sàng trong vài giờ trước khi ngừng tim.
Những bệnh nhân này thuờng có một sự thoái biến các tham số sinh lý
(paramètre physiologique) chậm và dần dần, thuờng nhất với một tình trạng
giảm oxy (hypoxie) và hạ huyết áp không được phát hiện bởi nursing hay
được nhận biết nhưng không được điều trị đầy đủ. Nhịp của ngừng tim trong
nhóm các bệnh nhân này thường không có thể điều trị bằng một sốc điện
(hoạt động điện không có mạch hay vô tâm thu) và tỷ lệ sinh tồn lúc ra viện
rất thấp.
Một sự nhận biết sớm và một điều trị có hiệu quả những bệnh nhân
trong tình trạng nguy kịch này có thể ngăn ngừa vài trường hợp ngừng tim,
những trường hợp tử vong và những trường hợp nhập viện không được dự
kiến vào đơn vị điều trị tăng cường. Một sự nhận biết sớm cũng sẽ cho phép
nhận diện những cá nhân nào mà một hồi sinh tim-phổi không thích hợp hay
những cá nhân không muốn được hồi sinh.
B/ NHẬN BIẾT BỆNH NHÂN TRONG TÌNH TRẠNG NGUY
KỊCH
Nói chung, những dấu hiệu lâm sàng của một tình trạng nguy kịch
(état critique) đều tương tự nhau, dầu quá trình bệnh lý nguyên nhân là gì,
chủ yếu là bởi vì những dấu hiệu này chứng tỏ một sự suy thuộc loại hô hấp,
tim-mạch và thần kinh, có thể được đánh giá bằng kỹ thuật ABCDE. Những
tham số bất thường thường xảy ra nơi các khoa phòng bệnh viện, nhưng phải
nhận xét rằng việc đo và lấy các tham số sinh lý quan trọng nơi các bệnh
nhân cấp tính được thực hiện một cách rõ rệt ít thường xuyên hơn mong
muốn. Tuy vậy, việc xét đến những dấu hiệu sống đơn giản, như tần số hô
hấp có thể giúp tiên đoán một ngừng tim. Để giúp nhận biết sớm một tình
trạng nguy kịch, bây giờ nhiều bệnh viện dùng các tiêu chuẩn gọi sớm
(critères d’appel précoce) hay những tiêu chuẩn gọi (critères d’appel). Một
điểm sổ gọi sớm (score d’appel précoce) cho phép cho điểm theo các trị số
đo của các tham số sinh tử (paramètres vitaux) thông thường, trên cơ sở sự

lệch của chúng đối với những trị số bình thường được xác định một cách quy
ước. Tầm quan trọng của điểm số của một trong các tham số sinh tử hay của
tổng cộng của điểm số chỉ rõ mức độ can thiệp cần thiết, thí dụ một sự gia
tăng tần số monitoring các tham số sinh tử hay gọi thầy thuốc khoa phòng
hay đội hồi sinh nội bộ (team de réanimation interne). Mặt khác, các hệ
thống với những triệu chứng gọi được căn cứ trên những quan sát thường
quy, với sự khởi động đáp ứng khi một hay nhiều trong số các biến số đạt
đến những trị số rất là bất thường. Việc xác định hệ thống nào trong hai hệ
thống này là tốt nhất không được rõ ràng. Ngay cả khi các thầy thuốc được
báo động về những dữ kiện bất thường của các tham số sinh tử của một bệnh
nhân, thường có một kỳ hạn trước khi xử trí bệnh nhân hãy trước khi gọi
soins intensifs.
C/ ĐÁP ỨNG VỚI MỘT TÌNH TRẠNG NGUY KỊCH
Đáp ứng thông thường đối với một trường hợp ngừng tim là một phản
ứng cổ điển, bao gồm việc gọi một kíp thuộc loại “team arrêt cardiaque” (đội
ngừng tim), điều này hàm ý đội này chỉ được gọi khi ngừng tim đã xảy ra.
Trong vài bệnh viện, đội ngừng tim đã được thay thế bởi một đội khác. Thí
dụ “ đội cấp cứu nội khoa ” (medical emergency team) (MET) đáp ứng
không những chỉ đối với những bệnh nhân trong tình trạng ngừng tim mà cả
những bệnh nhân có một sự suy thoái trầm trọng các tham số sinh lý. MET
thường gồm có một thầy thuốc và một y tá của khoa điều trị tăng cường
(soins intensifs) và hội đủ một loạt các tiêu chuẩn gọi đặc biệt (critères
spécifiques d’appel). Mỗi thành viên của một kíp điều trị (équipe de soins)
đều có thể gọi MET. Sự can thiệp sớm của MET có thể làm giảm sự xuất
hiện của các ngừng tim, của những tử vong và của những nhập viện bất ngờ
vào đơn vị điều trị tăng cường. Các can thiệp của MET thường hàm ý những
động tác đơn giản như bắt đầu cho oxy hay truyền dịch. Những lợi ích của
MET còn cần phải được chứng tỏ.
Tất cả các bệnh nhân trong tình trạng nguy kịch đều phải được nhận
vào một đơn vị có thể đảm bảo cho họ một sự giám sát lý tưởng và sự hỗ trợ

và điều trị ở mức cao nhất. Điều này thường được thực hiện trong các khoa
điều trị nguy kịch (services de soins critiques), thí dụ đơn vị điều trị tăng
cường (soins intensifs), unité de middle care, một phòng hồi sức (salle de
réanimation). Những khoa này được bố trí bởi những thầy thuốc và y tá có
kinh nghiệm trong những kỹ thuật hồi sức và điều trị nguy kịch (techniques
de réanimation et de soins critiques).
Biên chế của một bệnh viện có khuynh hướng thấp nhất trong đêm và
cuối tuần. Điều này ảnh hưởng lên monitoring, điều trị và tiên lượng của
bệnh nhân. Việc nhận bệnh nhân vào trong các đơn vị điều trị trong đêm hay
sự nhập viện lúc cuối tuần được liên kết với sự gia tăng tỷ lệ tử vong. Những
bệnh nhân được chuyển từ đơn vị điều trị tăng cường đến các khoa phòng
điều trị trong đêm có một nguy cơ gia tăng chết trong bệnh viện, so sánh với
những bệnh nhân xuất viện ban đêm hay những bệnh nhân được đưa đến các
unités de middle care.
NHỮNG TIÊU CHUẨN GỌI MEDICAL EMERGENCY TEAM
Biến đổi cấp tính Sinh lý
Đường dẫn khí Bị đe dọa
Hô Hấp
Mọi ngừng hô hấp
RR < 5/ phút
RR > 36/ phút
Tuần Hoàn
Mọi ngừng tim
Mạch < 40/ phút
Mạch > 140/ phút
Huyết áp tâm thu < 90 mmHg
Tr
ạng thái thần
kinh
Mất tình trạng tri giác

Sụt GCS 2 diểm
Cơn động kinh liên tiếp hay kéo dài
Những tình hu
ống
khác
Mọi bệnh nhân đặt vấn đề cho một ti
êu
chuẩn khác
D/ NHỮNG NGUYÊN NHÂN CỦA NGỪNG TIM-HÔ HẤP
Sự ngừng tim-hô hấp có thể gây nên bởi một vấn đề hoặc là ở các
đường hô hấp, hoặc là ở sự hô hấp hoặc ở nơi tim mạch.
I/ TẮC ĐƯỜNG HÔ HẤP (OBSTRUCTION DE L’AIRWAY)
1/ Những nguyên nhân của vấn đề
Sự tắc đường hô hấp có thể hoàn toàn hay không hoàn toàn. Một sự
tắc hoàn toàn đường hô hấp (obstruction complète des voies aériennes) có
thể nhanh chóng gây nên ngừng tim. Một tắc không hoàn toàn (obstruction
partielle) thường đi trước tắc hoàn toàn. Một tắc không hoàn toàn các đường
hô hấp có thể gây nên phù não hay phổi, một tình trạng suy kiệt, một ngừng
thở thứ phát (apnée secondaire) cũng như một thương tổn não do giảm oxy
mô (lésion cérébrale hypoxique) và nhiên hậu một ngừng tim.
Những nguyên nhân tắc đường hô hấp:
- máu
- các chất nôn mửa
- các dị vật (thí dụ răng và thức ăn)
- chấn thương trực tiếp vào mặt và họng.
- sự suy giảm của hệ thần kinh trung ương
- viêm nắp thanh quản (épiglottite)
- phù hầu, do nhiễm trùng hay phù nề.
- co thắt thanh quản (laryngospasme)
- co thắt khí quản (bronchospasme)

- các dịch tiết khí quản (sécrétions bronchiques).
Một sự giảm áp của hệ thần kinh trung ương (dépression du système
nerveux central) cũng có thể gây nên một sự mất khả năng thông suốt của
đường hô hấp và các phản xạ bảo vệ. Thí dụ, đó có thể là các chấn thương sọ
và những bệnh lý trong não, một tình trạng tăng thán huyết (hypercapnie)
hay những tác dụng giảm áp (effets dépresseurs) của vài bệnh chuyển hóa
(ví dụ đái đường) hay các loại thuốc, trong đó chủ yếu là alcool, opiacés, các
thuốc gây mê tổng quát. Một co thắt thanh quản (laryngospasme) có thể xảy
ra sau khi kích thích những đường hô hấp trên nơi những bệnh nhân bán hôn
mê nhưng các phản xạ nơi đường khí vẫn còn.
2/ Nhận biết vấn đề
Phải đánh giá mức độ thông suốt của các đường khí (perméabilité des
voies aériennes) nơi mọi người có nguy cơ bị tắc. Một bệnh nhân tỉnh táo sẽ
kêu khó thở, anh ta có thể bị tắc đường hô hấp trên và cho thấy những dấu
hiệu khốn đốn. Trong trường hợp tắc không hoàn toàn các đường khí, những
cố gắng hô hấp sẽ ồn ào. Với một sự tắc hoàn toàn, hô hấp sẽ yên lặng, sẽ
không có một chuyển động khí nào ở miệng. Tất cả những cử động hô hấp
thường sẽ dữ dội. Sẽ có sự can dự của các cơ phụ hô hấp với một cử động
ngã về phía thành bụng : lồng ngực bị kéo vào bên trong còn bụng bị kéo ra
ngoài lúc thở vào và các cử động đi theo chiều ngược lại lúc thở ra.
3/ Điều trị
Ưu tiên là phải đảm bảo rằng các đường hô hấp vẫn thông suốt. Phải
điều trị mọi vấn đề có thể khiến các đường hô hấp bị nguy cơ ; thí dụ hút
máu và các chất chứa trong dạ dày ra khỏi các đường hô hấp và, trừ phi có
chống chỉ định, đặt bệnh nhân nghiêng về một phía. Phải cho là có một mối
đe dọa của tắc đường hô hấp đang xảy ra hay sắp xảy ra tức thời nơi mọi
người với giảm tình trạng tri giác, đau do là nguyên nhân gì đi nữa. Phải áp
dụng những biện pháp thích đáng để đảm bảo sự thông suốt của các đường
hô hấp và ngăn ngừa mọi biến chứng về sau như hít phải chất chứa trong dạ
dày. Điều này có thể được thực hiện, hoặc bằng cách quay bệnh nhân về một

phía hoặc đặt đầu ở vị thế cao, hoặc bằng những thủ thuật đơn giản mở
đường khí như thủ thuật nghiêng đầu (head tilt)/nâng cằm (chin lift) hay đấy
hàm (jaw thrust) hoặc bằng canun khẩu-hầu (canule oro-pharyngée) hoặc tỵ-
hầu (canule naso-pharyngée), hoặc bằng thông nội khí quản (intubation
trachéale) hoặc mở khí quản (trachéostomie) cũng như bằng ống thông mũi-
dạ dày(sonde nasogastrique) để tháo dạ dày.

×