LỜI MỞ ĐẦU
Việt Nam đang trong thời kì quá độ lên CNXH, Đảng và Nhà nước ta
chủ trương phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN mà thực tế
cho thấy chưa có một nước nào thành công trong phát triển kinh tế thị
trường lại thiếu khu vực kinh tế tư nhân, khu vực kinh tế tư nhân như một
động lực thúc đẩy sản xuất hàng hoá phát triển trong nền kinh tế thị trường.
Khu vực kinh tế tư nhân đang thực sự trở thành một động lực mạnh mẽ cho
sự phát triển kinh tế- xã hội ở nước ta. Vai trò tích cực của kinh tế tư nhân ở
nước ta đã được nhận định ở Nghị Quyết TƯ 5 khoá IX:” Sự phát triển của
kinh tế tư nhân đã góp phần giải phóng lực lượng sản xuất, thúc đẩy phân
công lao động xã hội, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp
hoá, hiện đại hoá, phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa,
tăng thêm lượng công nhân, lao động và doanh nhân Việt Nam, thực hiện
các chủ trương xã hội hoá y tế, văn hoá, giáo dục…”
1
Trước vai trò to lớn
của kinh tế tư nhân việc đòi hỏi cần phải nhận thức một cách đúng đắn khu
vực kinh tế tư nhân được đặt ra ngày càng trở nên bức thiết hơn. Đó chính là
động lực thúc đẩy em lựa chọn đề tài: "Phát triển kinh tế tư nhân trong
thời kì quá độ lên CNXH ở Việt Nam"
Trong bài viết này em tập trung vào việc làm rõ hơn nữa về khái niệm
kinh tế tư nhân, xác định rõ vị trí, vai trò của khu vực kinh tế này, đồng thời
nêu lên thực trạng phát triển kinh tế tư nhân ở Việt Nam hiện nay để từ đó
đưa ra được những giải pháp phát triển phù hợp kinh tế tư nhân nhằm phát
huy mặt tích cực và hạn chế những mặt tiêu cực của khu vực kinh tế tư nhân.
Em xin trân thành cảm ơn PGS,TS.ĐÀO PHƯƠNG LIÊN
đã hướng dẫn em hoàn thành bài viết này. Là sinh viên năm nhất, kiến thức
còn hạn chế nên đề án này khó tránh khỏi những sai sót. Em rất mong nhận
được sự đóng góp ý kiến của các bạn sinh viên và các thầy giáo, cô giáo để đề
1
Đảng cộng sản Vịêt Nam: Văn kiện Hội nghị lần thứ năm Ban chấp h nh Trung à ương khoá IX, Nxb.
Chính trị quốc gia, H Nà ội, 2003, tr55-56.
1
án được hoàn chỉnh hơn, đồng thời giúp em bổ sung,hoàn thêm kiến thức và
kinh nghiệm của mình.
Em xin chân thành cảm ơn.
1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CỦA KINH TẾ TƯ NHÂN
TRONG THỜI KỲ QUÁ ĐỘ LÊN CNXH Ở VIỆT NAM.
1.1. KINH TẾ TƯ NHÂN.
1.1.1. Khái niệm.
Kinh tế tư nhân là khái niệm chỉ khu vực bao gồm các hình thức tổ
chức sản xuất kinh doanh thuộc nhóm các thành phần kinh tế tư nhân. Tiêu
thức cơ bản để xác định một thành phần kinh tế, một hình thức tổ chức sản
xuất nào đó có thuộc kinh tế tư nhân hay không là quan hệ sản xuất, trước
hết là quan hệ sở hữu. Từ đó cho thấy kinh tế tư nhân là khu vực kinh tế dựa
trên sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất với các hình thức tổ chức kinh doanh
như: doanh nghiệp, công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty
hợp doanh, các cơ sở kinh tế cá thể, tiểu chủ. Kinh tế tư nhân không phải là
một thành phần kinh tế mà là phạm trù để chỉ nhóm các thành phần kinh tế,
gồm các thành phần sau:
• Kinh tế cá thể là hình thức kinh tế dựa trên tư hữu nhỏ về tư liệu
sản xuất và khả năng lao động của bản thân người lao động và gia đình.
• Kinh tế tiểu chủ cũng là hình thức kinh tế dựa trên tư hữu nhỏ về
tư liệu sản xuất nhưng có thuê mướn lao động, tuy nhiên thu nhập vẫn chủ
yếu dựa trên sức lao động và vốn của bản thân và gia đình.
2
• Kinh tế tư bản tư nhân là hình thức kinh tế mà sản xuất, kinh
doanh dựa trên cơ sở chiếm hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa về tư liệu sản xuất
và bóc lột sức lao động làm thuê.
Dựa trên đặc điểm của từng thành phần kinh tế trên mà áp dụng phương
thức kinh doanh cho phù hợp với từng lĩnh vực.Kinh tế cá thể, tiểu chủ đang
có vị trí rất quan trọng trong nhiều ngành, nghề ở nông thôn và thành thị, có
điều kiện phát huy nhanh và hiệu quả tiềm năng về vốn, sức lao động, tay
nghề của từng gia đình, từng người lao động. Do đó, việc mở rộng sản xuất,
kinh doanh của kinh tế cá thể và tiểu chủ cần được khuyến khích. Hiện nay ở
nước ta, các hình thức kinh tế này hoạt động dưới hình thức hộ gia đình,
đang là một bộ phận đông đảo, có tiềm năng to lớn, có vị trí quan trọng, lâu
dài nó góp phần tạo ra nhiều của cải vật chất cho xã hội, giải quyết nhiều
việc làm cho người lao động- một vấn đề bức bách hiện nay của đời sống
kinh tế-xã hội. Tuy nhiên cũng cần thấy rằng, kinh tế cá thể, tiểu chủ dù cố
gắng đến bao nhiêu cũng không thể loại bỏ được những hạn chế vốn có như:
tính tự phát, manh mún, hạn chế về kỹ thuật. Do đó Đảng chỉ rõ: cần giúp đỡ
kinh tế cá thể, tiểu chủ, giải quyết các khó khăn về vốn, về khoa học và công
nghệ, về thị trường tiêu thụ sản phẩm. “Nhà nước tạo điều kiện để giúp đỡ
và phát triển, khuyến khích các hình thức tổ chức hợp tác tự nguyện, làm vệ
tinh cho các doanh nghiệp hoặc phát triển lớn hơn.” - Văn kiện Đại hội đại
biểu toàn quốc lần thứ IX.
Trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta hiện nay, kinh tế tư
bản tư nhân còn có vai trò đáng kể xét về phương diện phát triển lực lượng
sản xuất, xã hội hóa sản xuất cũng như về phương diện giải quyết các vấn đề
xã hội. Kinh tế tư bản tư nhân rất năng động, nhạy bén với kinh tế thị
trường, do đó sẽ có đóng góp không nhỏ vào quá trình tăng trưởng kinh tế
3
của đất nước. Hiện nay, kinh tế tư bản tư nhân bắt đầu có sự phát triển
nhưng phần lớn tập trung vào lĩnh vực thương mại, dịch vụ và kinh doanh
bất động sản; đầu tư vào sản xuất còn ít và chủ yếu quy mô vừa và nhỏ.
Chính sách của Đảng và Nhà nước ta là khuyến khích tư bản tư nhân bỏ vốn
phát triển sản xuất, đáp ứng các nhu cầu của dân cư. Nhà nước bảo hộ quyền
sở hữu và lợi ích hợp pháp của họ; xóa bỏ định kiến và tạo điều kiện thuận
lợi về tín dụng, về khoa học công nghệ, về đào tạo cán bộ ... cho kinh tế tư
bản tư nhân. Tuy nhiên, kinh tế tư bản tư nhân có tính tự phát rất cao. Đầu
cơ, buôn lậu, trốn thuế, làm hàng giả... là những hiện tượng thường xuất hiện
ở kinh tế tư bản tư nhân. Điều đó đói hỏi phải tăng cường quản lý đối với
kinh tế tư bản tư nhân.
4
1.1.2. Bản chất của kinh tế tư nhân.
Kinh tế tư nhân thể hiện qua quan hệ sở hữu tư nhân về tư liện sản xuất
cũng như phần của cải vật chất được tạo ra từ tư liệu sản xuất hay vốn đó.
Nó gồm:
• Sở hữu tư nhân nhỏ là sở hữu của những người lao động tự do
sản xuất ra sản phẩm nhờ lao động của chính mình và các thành viên trong
gia đình như thợ thủ công, tiểu thương, các hộ nông dân ...
• Sở hữu tư nhân lớn của các nhà sản xuất kinh doanh trong nước
và nước ngoài đầu tư vào Việt Nam.
Xuất phát từ quan hệ sở hữu của kinh tế tư nhân, quan hệ kinh tế của
khu vực kinh tế này cũng bao gồm quan hệ quản lý dựa trên sở hữu tư nhân
nhỏ và quan hệ quản lý dựa trên sở hữu tư nhân lớn:
• Quan hệ quản lý dựa trên sở hữu tư nhân nhỏ là quan hệ dựa trên
sự tự tổ chức, điều hành, phân phối công việc trong nội bộ gia đình, giữa các
thành viên gia đình với nhau.
• Quan hệ quản lý dựa trên sở hữu tư nhân lớn là quan hệ quản lý
giữa chủ thể quản lý với đối tượng quản lý và khách thể quản lý, giữa người
quản lý và người bị quản lý.
Trong kinh tế tư nhân, quan hệ phân phối dựa trên cơ sở các loại hình
sở hữu tư nhân khác. Đối với các cơ sở sản xuất kinh doanh mà người sở
hữu đồng thời là người trực tiếp lao động, không thuê mướn nhân công thì
phân phối kết quả sản xuất là tự phân phối trong nội bộ chủ thể kinh tế đó.
Còn đối với các cơ sở sản xuất kinh doanh lớn, chủ sở hữu tư liệu sản xuất
sử dụng lao động của lao động làm thuê thì phân phối kết quả sản xuất căn
cứ vào sở hữu giá trị, tức là giá trị sức lao động của lao động làm thuê và sở
5
hữu tư bản. Tất nhiên, trong các chế độ xã hội chính trị khác nhau thì quan
hệ phân phối của kinh tế tư nhân cũng có sự khác biệt nhất định.
1.2 TÍNH TẤT YẾU KHÁCH QUAN CỦA SỰ TỒN TẠI VÀ PHÁT
TRIỂN KINH TẾ TƯ NHÂN TRONG THỜI KỲ QUÁ ĐỘ LÊN CNXH
Ở NƯỚC TA.
Mỗi thành phần kinh tế không thể tự tiến hành sản xuất và lưu thông hàng
hoá một cách bình thường, nếu không thực hiện những mối quan hệ trong
nội bộ từng thàh phần và giữa các thành phần kinh tế, các khu vực kinh tế
chỉ có thể tồn tại và phát triển trong mối quan hệ phụ thuộc vào nhau qua các
khâu của quá trình tái sản xuất xã hội. Các thành phần kinh tế, khu vực kinh
tế vừa cạnh tranh với nhau, vừa hợp tác, hỗ trợ, thúc đẩy nhau, là tiền đề
phát triển của nhau theo cơ chế thị trường trong nền kinh tế thống nhất. Do
đó, kinh tế tư nhân trở thành một bộ phận quan trọng trong nền kinh tế thị
trường. Nó có vai trò rất lớn trong nền kinh tế thể hiện trên những vấn đề
sau:
- Kinh tế tư nhân có đóng góp quan trọng để tăng trưởng kinh tế. Kinh
tế tư nhân cung cấp cho xã hội các sản phẩm vật chất và dịch vụ để
thoả mãn nhu cầu về đời sống, nhu cầu cho quá trình tái sản xuất của
xã hội.
- Kinh tế tư nhân đã huy động được nhiều nguồn lực đang có của đất
nước, như vấn đề vốn và về nguồn lao động. Khu vực kinh tế tư nhân
đã huy động được một nguồn vốn lớn và giải quyết việc làm cho hàng
triệu lao động trên cả nước.
- Phát triển kinh tế tư nhân góp phần xoá đói, giảm nghèo, tăng thu
ngân sách cho Nhà Nước. Kinh tế tư nhân góp phần quan trọng để tạo
việc làm tại chỗ cho gia đình và địa phương, đem lại thu nhập cho
6
người lao động. Mức thu nhập của khu vực kinh tế tư nhân tuy thấp
hơn doanh nghiệp nhà nước nhưng cao hơn khu vực kinh tế tập thể.
Nhận thấy được tầm quan trọng của kinh tế tư nhân trong nền kinh tế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa nên việc khuyến khích, phát triển
kinh tế tư nhân trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội là việc làm cấp
thiết làm đẩy nhanh quá trình đi lên CNXH.
1.3. BÀI HỌC LỊCH SỬ VỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ TƯ NHÂN RÚT
RA TỪ KINH NGHIỆM MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI.
1.3.1. Tư tưởng của LêNin trong thời kỳ chính sách kinh tế mới.
Trong thời kỳ nội chiến 1918-1920, V.I.Lênin đã áp dụng chính sách
cộng sản thời chiến. Nội dung cơ bản của Chính sách cộng sản thời chiến là
trưng thu lương thực thừa của nông dấn sau khi dành cho họ mức ăn tối
thiểu. Đồng thời xóa bỏ quan hệ hàng hóa- tiền tệ, xóa bỏ việc tự do mua
bán lương thực trên thị trường, thực hiện chế độ cung cấp hiện vật cho quân
đội và bộ máy nhà nước. Chính sách cộng sản thời chiến đã đóng vai trò
quan trọng trong thắng lợi của nhà nước Xôviết. Tuy nhiên khi hòa binh lập
lại, Chính sách cộng sản thời chiến không còn thích hợp. Nó trở thành nhân
tố kìm hãm sự phát triển của lực lượng sản xuất. Điều đó đòi hỏi phải có
chính sách kinh tế thích ứng thay thế. Chính sách kinh tế mới được
V.I.Lênin đề xướng để đáp ứng yêu cầu tiếp tục kế hoạch xây dựng chủ
nghĩa xã hội trong giai đoạn mới.
Trong chính sách kinh tế mới V.I.Lênin đã chủ trương khôi phục và
phát triển kinh tế dựa trên nguyên tắc của nền kinh tế hàng hóa,kinh tế thị
trường, sử dụng sức mạnh kinh tế nhiều thành phần, các hình thức kinh tế
quá độ như khuyến khích phát triển sản xuất hàng hóa nhỏ của nông dân, thợ
thủ công; khuyến khích kinh tế tư bản tư nhân; sử dụng chủ nghĩa tư bản nhà
7
nước, chuyển sang chế độ hạch toán kinh tế. Đồng thời V.I.Lênin chủ trương
phát triển mạnh mẽ quan hệ hợp tác kinh tế với các nước tư bản phương Tây
để tranh thủ kỹ thuật, vốn và khuyến khích kinh tế phát triển.
Như vậy, ta có thể thấy Lênin cũng đã rất đề cao vai trò của kinh tế tư
nhân trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Để xây dựng chủ nghĩa xã
hội nhất thiết phải có một nền kinh tế phát triển vững mạnh và trong thời kỳ
quá độ thì sự tồn tại của nền kinh tế nhiều thành phần là tất yếu. Kinh tế tư
nhân là một phần hết sức quan trọng của nền kinh tế ấy, nó có tính năng
động, dễ thích nghi nên phù hợp với nền kinh tế thị trường.
1.3.2. Sự phát triển của kinh tế tư nhân ở Trung Quốc trong bối cảnh hội
nhập.
Phát triển kinh tế tư nhân ở Trung Quốc cũng có những vấn đề tương tự như
ở nước ta. Kinh tế tư nhân là đối tượng cần được cải tạo trong giai đoạn đầu,
không cho phép tồn tại trong giai đoạn tiếp theo. Khi được thực hiện thì vẫn
duy trì thái độ phân biệt đối xử trong tiếo cận các nguồn lực xã hội, vấn đề
lý luận và tâm lý xã hội kỳ thị đối với kinh tế tư nhân vẫn còn đến ngày nay.
Sau thành lập nước, Trung quốc đã nhanh chóng hình thành một khu vực
kinh tế nhà nước lớn mạnh cùng với sự giúp đỡ của Liên Xô. Do đó, Doanh
nghiệp tư nhân của Trung quốc đã giảm từ 63,3% và năm 1949 xuống còn
39% vào năm 1952. Nhà nước kiểm soát kinh tế tư nhân thông qua quốc hữu
hoá. Một vài doanh nghiệp tư nhân cũng chuyển sang hình thức hợp doanh.
Năm 1952, sản lượng của kinh tế tư nhân chiếm 5,7% sản lượng quốc dân.
Nhưng sau cách mạng văn hoá 1966, tất cả các doanh nghiệp tư nhân phải
đóng cửa. Kinh tế tư nhân không tồn tại trong giai đoạn từ 1966-1979.
Cuối 1988, Trung Quốc có rất nhiều doanh nghiệp tập thể nhưng thực chất là
sở hữu tư nhân. Đó là những “ doanh nghiệp đội mũ đỏ” với mục đích núp
8
dưới danh nghĩa tập thể để tránh những ngăn cấm từ phía chính phủ và
những phân biệt về tư tưởng hệ. Năm 1988 đánh dấu sự thừa nhận chính
thức doanh nghiệp tư nhân ở Trung Quốc. Vào tháng 4-1988 đại hội đại biểu
nhân dân toàn quốc đã thông qua hiến pháp sửa đổi, điều 11 của Hiến pháp
này được sửa như sau: “ Nhà nước Trung Quốc cho phép kinh tế tư nhân tồn
tại và phát triển trong phạm vi luật pháp quy định. Kinh tế tư nhân là một
thành phần bổ sung cho kinh tế nhà nước xã hội chủ nghĩa. Nhà nước bảo vệ
quyền và thu nhập hợp pháp của doanh nghiệp tư nhân, có sự hướng dẫn,
giám sát, điều chỉnh đối với kinh tế tư nhân.
Từ đó đến nay, Nhà nước Cộng hoà dân chủ nhân dân Trung Hoa đã dưa ra
nhiều chính sách nhằm khuyến khích kinh tế tư nhân phát triển và trở thành
bộ phận quan trọng trong nền kinh tế. Qua đó, đề ra những bài học kinh
nghiệm cho Việt Nam.
- Phải giải phóng được tư tưởng về sự tiêu cực phát triển kinh tế tư
nhân đến nền kinh tế xã hội chủ nghĩa. Cuộc tranh cãi kéo dài về mặt
lý luận rằng kinh tế tư nhân phát triển liệu có làm lệch hướng sự
nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội mang màu sắc Trung Quốc hay
không? Nhưng cuối cùng Hiến pháp sửa đổi năm 1999 đã chính thức
thừa nhận tầm quan trọng tương đương nhau của khu vực kinh tế tư
nhân và khu vực kinh tế nhà nước.
- Thông qua chính sách và pháp luật, Nhà nước phát huy thế mạnh, hạn
chế được mặt trái của kinh té tư nhân và hướng nó vào sự nghiệp xây
dựng chủ nghĩa xã hội mang màu sắc Trung Quốc. Tháo gỡ được
quan điểm kinh tế tư nhân không đối lập với nền kinh tế xã hội chủ
nghĩa là cơ sở cho việc giải toả tâm lý xã hội và sự kỳ thị, phân biệt
9
đối xử đối với kinh tế tư nhân, tạo niềm tin và sự an tâm cho người
dân bỏ vốn đầu tư kinh doanh.
- Xây dựng những chính sách và thể chế phù hợp thúc đẩy phát triển
đối với doanh nghiệp tư nhân vừa và nhỏ như: vốn, nguồn nhân lực,
đất đai…
- Chính phủ và các hiệp hội doanh nghiệp có vai trò quan trọng thúc
đẩy hỗ trợ phát triển kinh tế tư nhân.
2. THỰC TRẠNG CỦA KINH TẾ TƯ NHÂN TRONG THỜI KỲ QUÁ
ĐỘ LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở NƯỚC TA HIỆN NAY.
2.1. TIẾN TRÌNH PHÁT TRIỂN.
2.1.1. Trước những năm 1986.
Sau khi chiến thắng sự xâm lược của thực dân Pháp và đế quốc Mỹ,
Đảng ta đã bắt tay ngay vào việc phát triển kinh tế. Việt Nam đã thử áp dụng
kế hoạch tập trung đối với nền kinh tế nông thôn nghèo sau khi thống nhất
đất nước năm 1975. Ở Miền Bắc, việc chiến tranh kết thúc và sự quen thuộc
đối với nền nông nghiệp tập thể không đem lại nhiều tiến bộ, sản lượng
lương thực tăng 22% trong giai đoạn từ 1974 đến 1986, chậm hơn tỷ lệ tăng
dân số.Chính sách này cũng không có kết quả tốt đẹp ở miền Nam với
nhưng nỗ lực tập thể hóa bị chống đối một cách tiêu cực. Tuy nhiên, việc
tăng diện tích trồng các mùa vụ hàng năm lên 30% thông qua những đầu tư
vào hệ thống thủy lợi và việc đưa ra nhiều loại giống cải tạo đã đẩy sản
lượng gạo năm 1986 tăng mạnh thêm 39% so với năm 1975. Dù vậy lương
thực vẫn bị thiếu hụt và lạm phát tăng nhanh. Sản lượng lúa tăng 28% nhưng
do dân số trong giai đoạn này tăng 27% nên hầu như không có chút cải thiện
nào đối với sản lượng gạo tính theo đầu người. Điều đó hoàn toàn không gây
ấn tượng đối với một quốc gia phục hồi từ chiến tranh.
10
Đặc biệt ở thời kỳ này, kinh tế tư nhân được coi là bộ phận đối lập với
kinh tế xã hội chủ nghĩa, vì vậy nằm trong diện cải tạo và tiến tới xóa bỏ.
Nhà nước tiến hành cấm các hình thức kinh doanh hộ gia đình, tập trung lại
hợp tác xã. Mọi cá nhân trước đây từng làm ăn buôn bán đều bị nghi ngờ là
phần tử phản động, có tư tưởng chống đối cách mạng.
2.1.2. Những năm sau 1986.
Sau năm 1986, nhận thức được những sai lầm đã mắc phải trong thời kỳ
đầu xây dựng đất nước Đảng và Nhà nước ta đã đưa đất nước bước vào thời
kỳ đổi mới.Và có thể nói đó là một thành công lớn của nước ta, đổi mới đã
đưa Việt Nam từ một nước nghèo lên một nước đang phát triển hàng đầu.
Đổi mới đã giải phóng các lực lượng sản xuất trong toàn bộ dân chúng và
trên khắp đất nước, cải thiện hầu hết mọi khía cạnh của đời sống cho hầu hết
tất cả mọi người.
Nhưng trong những năm đầu của đổi mới kinh tế tư nhân vẫn không
được thừa nhận đúng vị trí, vai trò của nó trong nền kinh tế. Kinh tế tư nhân
vẫn bị coi là thành phần tư bản, là thành phần chống phá chủ nghĩa xã hội
nên vẫn chưa có điều kiện để phát triển cho xứng với tiềm năng vốn có. Nhà
nước vẫn chưa đưa ra những chính sách khuyến khích, tạo điều kiện thuận
lợi cho kinh tế tư nhân phát triển. Nên trong giai đoạn này sự phát triển của
kinh tế tư nhân rất mờ nhạt, không có gì nổi bật.
Đến đại hội Đảng lần thứ IX, thấy được tính tất yếu của nền kinh tế
nhiều thành phần, Đảng và Nhà nước đã nhận rõ vai trò của kinh tế tư nhân
đối với sự phát triển của đất nước. Đại hội Đảng khẳng định: “Khuyến khích
kinh tế tư bản tư nhân phát triển rộng rãi, không hạn chế quy mô hoạt động
trong những ngành nghề sản xuất kinh doanh có lợi cho quốc kế dân sinh.
Tạo môi trường kinh doanh thuận lợi về chính sách pháp lý để kinh tế tư bản
11
tư nhân phát triển”, “Tạo điều kiện để kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài phát
triển thuận lợi”, “kinh tế cá thể tiểu chủ cả ở nông thôn và thành thị được
nhà nước tạo điều kiện và giúp đỡ để phát triển năng động, có hiệu quả”.
Những chính sách đó đã được biểu hiện cụ thể qua sự tăng trưởng các doanh
nghiệp tư nhân trên mọi lĩnh vực kinh tế.
Việc “tư nhân hóa” trong lĩnh vực nông nghiệp là một thành công đáng
ngạc nhiên, góp phần làm giảm đói nghèo nhiều hơn bất cứ điều gì khác
trong thập niên đầu của đổi mới. Tỷ lệ nghèo đói giảm từ khoảng 3/4 xuống
dưới 1/4 sau hai thập kỷ, bất chấp sự sụp đổ của Liên bang Xô viết- đối tác
viện trợ và thương mại chính của Việt Nam.
Tiếp đó là quyết định năm 1999 và được triển khai vào tháng 1-2000 về
việc giảm các rào cản pháp luật đối với công ty tư nhân là một quyết định
quan trọng, có thể coi đây là quyết định lớn nhất kể từ sau các cải cách nông
nghiệp cuối những năm 1980. Một danh nhân giờ không cần xin sự chấp
thuận của một cán bộ để khởi đầu hoạt động kinh doanh hợp pháp nữa mà
chỉ còn đăng ký và nộp đơn. Tất nhiên là điều đó cũng không hẳn dễ dàng
nhưng các cuộc khảo sát cho thấy thời gian, tiền bạc và tình trạng không rõ
ràng xung quanh việc đăng ký kinh doanh mới đã giảm đáng kể. Trong giai
đoạn từ 1991-1999 chỉ có duới 5.000 doanh nghiệp mới đăng ký hàng năm,
còn trước năm 1991 thì tổng cộng chỉ có 5.000 doanh nghiệp. Phản ứng
trong vòng vài năm sau khi thông qua Luật đó đã vượt xa sự mong đợi của
gần như tất cả mọi người. Cho đến năm 2005, có trên 120.000 công ty mới
đã đăng ký, một tỷ lệ đăng ký hàng năm gấp 6 lần so với những năm 1990!
Trong khi một số doanh nghiệp đã tồn tại trước đó như những công ty gia
đình rồi mới “xuất hiện” khi đã an toàn hơn, hầu hết các doanh nghiệp khác
mới là thật sự. Tất nhiên là cũng nhiều doanh nghiệp trong số đó không còn
12
nữa. Những con số ước tính về tăng trưởng tổng sản phẩm công nghiệp của
các công ty tư nhân trong nước điển hình từ 18-24%/năm sau khi Luật
Doanh Nghiệp ra đời. Tỷ lệ sản phẩm công nghiệp của lĩnh vực này là 33%
trong quý đầu tiên năm 2006, lớn hơn so với tỷ lệ 30% của lĩnh vực nhà
nước. Liên quan đến việc làm, có khoảng một triệu người trong các công ty
tư nhân chính thức và tập thể (khó phân biệt tư nhân và tập thể trên thực tế
nếu không phải trên lý thuyết: tư nhân bao gồm các công ty một chủ, công ty
hợp danh và công ty cổ phần). Đến năm 2004, khảo sát về lực lượng lao
động cho thấy 3,3 triệu người làm việc trong các công ty tập thể và “tư
nhân” ( không phải hộ gia đình). Điều đó có nghĩa là tăng hơn gấp 3 lần
trong 5 năm.
Đối với tổng sản phẩm công nghiệp, tỷ lệ của lĩnh vực tư nhân trong
nước tăng từ 1/4 năm 2000 lên 1/3 trong quý I năm 2006, còn các lĩnh vực
nhà nước và nước ngoài đều giảm với tỷ lệ tương đương. Tỷ lệ tăng trưởng
sản phẩm công nghiệp trong lĩnh vực nhà nước nay chỉ còn 15-20%, mặc dù
sử dụng nhiều vốn và lao động có trình độ hơn trong lĩnh vực tư nhân. Một
lần nữa, việc dựa vào lĩnh vực tư nhân đã có kết quả tốt đẹp đáng kinh ngạc,
góp phần tiếp tục giảm đói nghèo và tăng cao hơn nữa tỷ kệ tăng trưởng
GDP.
2.2. THỰC TRẠNG KINH TẾ TƯ NHÂN Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
2.2.1. Những đánh giá chung.
Chỉ sau mấy năm, khi tư tưởng của đai hội VI được quán triệt trong
cuộc sống, khu vực kinh tế tư nhân có những bước phát triển rõ rệt. Nếu
quan niệm kinh tế tư nhân gồm các doanh nghiệp tư nhân, các công ty trách
nhiệm hữu hạn và các công ty cổ phần được thành lập theo Luật doanh
13
nghiệp thì ta thấy có bước phát triển rất nhanh chóng và trở thành một thành
phần kinh tế hết sức quan trọng đối với nền kinh tế nước ta giai đoạn hiện
nay.
• Đóng gópvào GDP: Khu vực kinh tế tư nhân đã có đóng góp
đáng kể vào GDP. Khu vực này đã tạo ra 255,7 nghìn tỷ đồng, chiếm 33.2%
tổng GDP ( năm 2003). Trong đó doanh nghiệp ngoài quốc doanh chiếm
8,8%, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chiếm 13,8%.
• Vốn đầu tư : Hiện nay doanh nghiệp ngoài quốc doanh chiếm tỷ
trọng đầu tư 26,7% toàn xã hội. Đặc biệt, sau 6 năm áp dụng Luật Doanh
Nghiệp 1999, đã có 26 tỷ USD vốn nội địa được huy động.
• Thu hút lao động: Lao động làm việc trong khối doanh nghiệp
năm 2000 chiếm 11,3% tổng số lao động toàn xã hội đang tham gia làm việc
và tăng lên 13% trong năm 2001.Trong những năm gần đây, số doanh
nghiệp tăng nhanh đã giải quyết được nhiều việc làmcho người lao động. Tại
thời điểm 01-01-2003 là 4,658 triệu lao động. Bình quân mỗi năm gần 700
nghìn lao động, là con số đáng kể trong giải quyết yêu cầu tạo ra việc làm
mới cho toàn xã hội.
• Về cơ cấu : Những năm 1991-1996 trong tổng số 17.442 cơ sở thì
lĩnh vực thương mại dịch vụ có khoảng 6.802 cơ sở chiếm tỷ trọng 39%, lĩnh
vực công nghiệp chế biến có 6.105 cơ sở chiếm tỷ trọng 35%, các lĩnh vực
khác có 4.534 cơ sở chiếm 26%. Trong những năm 1997-1998 có sự chuyển
biến theo hướng các doanh nghiệp thương mại dịch vụ tăng (trong tổng số
26.021 doanh nghiệp thì các doanh nghiệp thương mại và dịch vụ có 12.753
cơ sở chiếm 49%). Với các vùng : loại hình doanh nghiệp tư nhân phát triển
mạnh và tập trung nhiều nhất ở vùng đồng bằng sông Cửu Long 40%, ở
đồng bằng sông Hồng là 33% và ở Đông Nam Bộ là 25%. Các công ty cổ
14