Tải bản đầy đủ (.doc) (21 trang)

Giải pháp phát triển dịch vụ vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt ở Hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (145.07 KB, 21 trang )

ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
Đinh Trung Sơn
GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ VẬN TẢI HÀNH
KHÁCH CÔNG CỘNG BẰNG XE BUÝT Ở HÀ NỘI
Chuyên ngành: Kinh tế chính trị
Người hướng dẫn: Nguyễn Tuấn Hùng
Hà Nội - 2008
1
MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU
PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN DỊCH VỤ VẬN TẢI
HÀNH KHÁCH CÔNG CỘNG BẰNG XE BUÝT
1.1 Dịch vụ vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt.
1.2 Sự cần thiết phải phát triển dịch vụ vận tải hành khách công cộng
bằng xe buýt.
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG DỊCH VỤ VẬN TẢI HÀNH KHÁCH
CÔNG CỘNG BẰNG XE BUÝT Ở HÀ NỘI
2.1 Khái quát sự phát triển dịch vụ vận tải hành khách công cộng bằng xe
buýt ở Hà Nội.
2.2 Tình hình mạng lưới xe buýt ở Hà Nội.
2.3 Những vấn đề còn tồn tại của dịch vụ vận tải hành khách công cộng
bằng xe buýt ở Hà Nội.
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ VẬN
TẢI HÀNH KHÁCH CÔNG CỘNG BẰNG XE BUÝT Ở HÀ
NỘI
3.1 Hoàn thiện cơ chế, chính sách phát triển dịch vụ vận tải hành khách
công cộng bằng xe buýt ở Hà Nội.
3.2 Xã hội hóa dịch vụ vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt ở Hà
Nội.
PHẦN KẾT LUẬN


PHẦN TÀI LIỆU THAM KHẢO
2
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài.
Thành phố Hà Nội là nơi tập trung dân số đông, nơi diễn ra các
hoạt động nói chung cũng như hoạt động giao thông vận tải nói riêng.
Phương tiện giao thông thuận tiện là cơ sở cho các hoạt động khác được
thực hiện tốt và là điều kiện quan trọng để tăng trưởng và phát triển kinh
tế. Hà Nội là thủ đô của Việt Nam, nơi tập trung hầu hết các cơ quan của
Đảng và Nhà nước, nơi diễn ra các hoạt động ngoại giao quan trọng của
đất nước. Do vậy việc sử dụng dịch vụ vận tải hành khách công cộng là
một nhu cầu cấp thiết, không thể tách rời với cuộc sống của công dân thủ
đô, tạo cảnh quan đô thị.
Những năm qua, Hà Nội đã có những bước phát triển đáng kể về
các dịch vụ vận tải, đặc biệt là dịch vụ vận tải hành khách công cộng
bằng xe buýt. Tuy nhiên với sự phát triển của nền kinh tế, sức ép tăng dân
số, sự gia tăng của các phương tiện giao thông cá nhân, sự mất cân đối
giữa mạng lưới giao thông và lưu lượng phương tiện tham gia, hạn chế
trong quản lý đô thị… đã gây nên nạn ùn tắc giao thông, đặc biệt là ở giờ
tan tầm và tai nạn giao thông vẫn đang là vấn đề nan giải gây thiệt hại về
kinh tế. Từ những vấn đề tồn tại trên, tác giả chọn đề tài: “Giải pháp phát
triển dịch vụ vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt ở Hà Nội” làm
đề tài nghiên cứu của mình.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài.
Liên quan đên chủ đề này đã có một số công trình nghiên cứu khoa
học, các bài viết được đăng tải như:
3
- Đoàn Dũng, “Tổ chức quản lý vận tải hành khách công cộng ở
thủ đô Hà Nội”, Luận văn Cao học, bảo vệ năm 1996, tại Học viện Chính
trị quốc gia Hồ Chí Minh.

- Nguyễn Thanh Cao Huy, “Khuyến khích đầu tư phát triển vận
tải hành khách công cộng bằng xe buýt ở thủ đô Hà Nội”, Luận văn Cao
học, bảo vệ năm 1998, tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh.
- Vũ Qúy Trị, “Dịch vụ vận tải hành khách công cộng bằng xe
buýt tại Hà Nội”, Luận văn Thạc Sĩ kinh tế, bảo vệ năm 2006, tại Học
viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh.
- Lâm Quang Cường, “Đề xuất các giải pháp khả thi hạn chế ách
tắc giao thông trên địa bàn thành phố Hà Nội (2005-2010)”, Đề tài khoa
học cấp Thành Phố, MS: TC - ĐT/07.02-2
Các công trình trên nghiên cứu ở các góc độ khác nhau cả về lý
luận và thực tiễn. Song ở đây tác giả nghiên cứu chủ đề ở góc độ kinh tế
chính trị đi sâu làm rõ vị trí, vai trò của nó trong đời sống của dân cư đô
thị và đưa ra một số giải pháp chủ yếu phát triển nó trong điều kiện hội
nhập kinh tế quốc tế.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu.
a. Mục đích nghiên cứu.
Làm rõ thực trạng hoạt động dịch vụ vận tải hành khách công cộng
bằng xe buýt ở Hà Nội thời gian qua. Từ đó, đánh giá những kết quả đạt
được và những vấn đề còn tồn tại, đề xuất giải pháp chủ yếu để phát triển
loại hình dịch vụ vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt.
b. Nhiệm vụ nghiên cứu.
- Hệ thống hóa những vấn đề lý luận về dịch vụ, dịch vụ công cộng
và dịch vụ vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt.
- Phân tích thực trạng hoạt động dịch vụ vận tải hành khách công
cộng bằng xe buýt tại Hà Nội.
4
- Đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển dịch vụ hành khách
công cộng bằng xe buýt ở Hà Nội.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
a. Đối tượng nghiên cứu.

Dịch vụ vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt ở Hà Nội.
b. Phạm vi nghiên cứu.
Không gian: Thành phố Hà Nội
Thời gian: Thực trạng từ năm 2000 đến năm 2007. Giải pháp từ
năm 2008 đến 2015.
5. Phương pháp nghiên cứu.
Đề tài nghiên cứu dựa theo phương pháp luận nói chung của kinh
tế chính trị, đặc biệt phương pháp trừu tượng hóa khoa học, kết hợp sử
dụng các phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh, điều tra, khảo sát
thực tế… để làm sáng tỏ vấn đề nghiên cứu.
6. Đóng góp của đề tài.
- Làm rõ cơ sở lý luận về dịch vụ công cộng và dịch vụ vận tải
hành khách công cộng bằng xe buýt.
- Phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động dịch vụ vận tải hành
khách công cộng bằng xe buýt từ năm 2000 đến năm 2007.
- Đưa ra một số giải pháp có tính khả thi nhằm phát triển dịch vụ
vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt tại Hà Nội.
7. Kết cấu của đề tài.
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, đề tài
được kết cấu 3 chương 7 tiết.
5
PHẦN NỘI DUNG
Chương 1
LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN DỊCH VỤ VẬN TẢI HÀNH KHÁCH
CÔNG CỘNG BẰNG XE BUÝT Ở ĐÔ THỊ
1.1 Dịch vụ vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt.
1.1.1 Khái niệm dịch vụ và dịch vụ công cộng.
a. Khái niệm dịch vụ.
Ngày nay, dịch vụ phát triển rất đa dạng, có mặt ở khắp mọi nơi
trong đời sống kinh tế - xã hội, toàn bộ những ngành dịch vụ hợp thành

khu vực thứ ba của nền kinh tế. Một số ngành dịch vụ như bảo hiểm, y tế,
giáo dục, du lịch, vận tải, giải trí v..v
Trong kinh tế học, dịch vụ được hiểu là những thứ tương tự như
hàng hóa nhưng là hàng hóa phi vật chất. Mọi người chi tiền mua những
dịch vụ không khác gì chi tiền mua bất cứ loại hàng hóa nào khác.
Theo C.Mác, dịch vụ chỉ giá trị sử dụng đặc thù do lao động đem
lại giống như mọi hàng hóa khác, nhưng ở đây, cái giá trị sử dụng đặc thù
của lao động này được gọi bằng một danh hiệu đặc biệt là dịch vụ, bởi vì
lao động đó cung cấp những sự phục vụ không phải với tư cách là một đồ
vật mà với tư cách là một sự hoạt động [5,tr577]. Với tư cách là một loại
hàng hóa, dịch vụ cũng có giá trị và cả giá trị sử dụng, nghĩa là nó đáp
ứng một nhu cầu nào của người mua và do những chi phí sản xuất ra
chúng.
Vậy có thể hiểu khái niệm dịch vụ một cách chung nhất là: Dịch vụ
là những hoạt động mang tính xã hội, tạo ra các sản phẩm hàng hóa
không tồn tại dưới hình thái vật thể; nhằm thỏa mãn kịp thời, thuận lợi,
hiệu quả hơn các nhu cầu trong sản xuất và đời sống của con người.
6
Dịch vụ có những đặc tính sau.
- Sản xuất và tiêu dùng dịch vụ xảy ra đồng thời, không thể tách
rời.
- Dịch vụ là sản phẩm vô hình, không rõ hình hài, không thể thấy
trước khi tiêu dùng.
- Không dự trữ được, không tích lũy được.
- Dịch vụ có tính không ổn định, không có chất lượng đồng nhất.
b. Khái niệm dịch vụ công cộng.
Khu vực công cộng là tổng thể các hoạt động do nhà nước đầu tư
vốn, trực tiếp thực hiện hoặc một phần do tư nhân đầu tư, tiến hành có sự
trợ giúp tài chính của nhà nước và được nhà nước quản lý với những cơ
chế đặc biệt nhằm tạo ra những sản phẩm và dịch vụ phục vụ nhu cầu của

xã hội. Ở đây, cơ quan nhà nước chịu trách nhiệm cung ứng vì lợi ích
chung, việc thực hiện là của các tổ chức kinh tế và tư nhân. Hoạt động
của khu vực công cộng là:
- Những hoạt động nhằm đảm bảo cho hệ thống pháp luật của quốc
gia có hiệu quả.
- Những hoạt động sản xuất, cung cấp các loại hàng hóa và dịch vụ
cho xã hội. Loại hàng hóa và dịch vụ này được gọi là hàng hóa công cộng
và dịch vụ công cộng.
Hàng hóa công cộng là những loại hàng hóa không có tính cạnh
tranh trong tiêu dùng.
Dịch vụ công cộng có đầy đủ các đặc tính của dịch vụ. Dịch vụ
công cộng là loại hình dịch vụ phục vụ cho khu vực công cộng của xã
hội, đáp ứng các nhu cầu công cộng của xã hội. Không phải tất cả các nhu
cầu công cộng của xã hội đều có thể tự trở thành dịch vụ công cộng của
chính phủ, chúng chỉ trở thành dịch vụ công cộng khi được Chính phủ
cung cấp.
7
Vậy dịch vụ công cộng là những hoạt động của các tổ chức nhà
nứoc hoặc của các doanh nghiệp, tổ chức xã hội, tư nhân được nhà nước
ủy quyền để thực hiện nhiệm vụ do pháp luật quy định, phục vụ trực tiếp
những nhu cầu thiết yếu chung của cộng đồng; theo nguyên tắc không vụ
lợi, đảm bảo sự công bằng và ổn định xã hội.
Theo kinh tế học, dịch vụ công cộng là các hoạt động cung ứng cho
xã hội những hàng hóa công cộng, đáp ứng lợi ích công cộng cho đồng
đảo dân cư, như các nhu cầu tối thiểu cho cuộc sống cộng đồng, đảm bảo
an ninh xã hội.
1.1.2 Khái niệm và đặc điểm dịch vụ vận tải hành khách công cộng
bằng xe buýt.
Dịch vụ vận tải hành khách công cộng là một ngành dịch vụ công
cộng cung cấp những phương tiện vận tải đáp ứng nhu cầu di chuyển của

một số lượng hành khách nhất định.
Dịch vụ vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt là dịch vụ vận
chuyển hành khách bằng các loại xe buýt từ nhỏ đến các loại xe buýt lớn
trên những tuyến đường cố định; được ra đời từ rất sớm và có mặt ở hầu
hết các nước trên thế giới.
Có nhiều loại hình vận tải công cộng khác, nhưng xe buýt vẫn là
loại hình quan trọng trong lĩnh vực vận tải hành khách công cộng, loại
hình xe buýt có những đặc điểm sau:
- Thuận tiện, an toàn, văn minh,
- Tính linh hoạt cao, vốn đầu tư thấp, sử dụng được hệ thống
đường sá của mạng lưới giao thông đường bộ.
- Tuyến đường cố định, đúng về thời gian, giá vé thống nhất, có
quy định nghiêm ngặt.
- Được phân bố hợp lý, đều khắp tất cả các khu dân cư, phù hợp
với quy hoạch của mạng lưới giao thông đường bộ.
8

×