Tập cho bé con một cách sống tốt nhất
Nhìn trên mặt bằng hiện nay, hầu như gia đình trẻ nào cũng chỉ có một
con. Ít gia đình có 2, 3 con lắm. Một phần là do thời gian, công việc
ngốn hết tâm trí họ rồi, chẳng còn tý rảnh rỗi để nghĩ đến việc có thêm
con nữa. Cũng có gia đình khó khăn quá, chẳng có điều kiện để có thêm
con, v.v… cuối cùng thì nhiều gia đình chỉ có độc một con.
Và đấy chính là nguyên nhân mà các bé rất được cưng chiều, nếu không
muốn nói là “muốn gì được nấy”. Nhưng kiểu dạy dỗ con thế này là sai,
không thể tập cho con thói dựa dẫm, ỷ y vào cha mẹ như thế được. Mai
mốt lớn lên thì chúng chả thể đối đầu với xã hội bon chen này đâu…
Dưới đây là một số cách nuôi dạy con một trong gia đình của Parents.
Mọi người tham khảo nghen:
1. Tránh kỳ vọng nhiều ở con
Trẻ nhỏ phải được vui chơi, phải có không gian tự do để bé làm những
điều mình yêu thích. Chính vì thế, bạn đừng vội vàng ép con vài khuôn
khổ tập luyện hay học tập để có thể trở thành vận động viên Olympic,
diễn viên múa, nhà toán học, v.v… Những điều này chỉ gây áp lực,
khiến bé cảm thấy tù túng và mệt mỏi lắm.
Cứ để bé làm điều mình thích, cứ để bé phát triển năng khiếu một cách
tự nhiên. Nếu muốn can thiệp thì chỉ nên dừng lại ở chỗ hướng dẫn
đường đi cho bé mà thôi. Chứ tuyệt đối không can thiệp quá sâu vào tự
do, năng khiếu, v.v… của bé.
2. Tránh cầu toàn
Bé con một có xu hướng cầu toàn khá cao, nếu bạn làm lại những việc
bé vừa hoàn thành. Như lau lại cái bàn bé vừa lau, dọn lại cái thùng đồ
chơi bé vừa dọn, v.v… Cứ để tự nhiên, đừng hoàn hảo tất cả mọi thứ
trong quá trình nuôi dạy bé yêu.
3. Không "biến" bé thành người ích kỷ
Trẻ con một thường có xu hướng xem mình là trung tâm của vũ trụ, mọi
người xung quanh phải vì mình hết. Chính vì thế, những trẻ này rất khó
khăn trong việc san sẻ, hợp tác và nhượng bộ với những người xung
quanh, nhất là với bạn bè đồng tranh lứa. Chúng thích áp đặt suy nghĩ,
cảm xúc của mình vào người khác…
Vậy nên, bạn hãy dạy bé cách chia sẻ, cách lắng nghe, tính kỷ luật và
chấp nhận thất bại ngay từ đầu. Nếu bé làm sai thì phải áp dụng hình
phạt cần thiết để răn đe, giáo dục bé. Chứ không nên du di, nhắm mắt
mặc bé muốn làm gì thì làm.
4. Để bé không thiếu bản lĩnh khi thất bại
Trẻ con thường không có tính kiên nhẫn và chịu khó ngay từ đầu. Chúng
thường nhờ vả vào cha mẹ. Chỉ vấp ngả một xíu là nản lòng, v.v… Nhất
là trẻ con một đó.
Thế nên để bé đủ bản lĩnh, dám đương đầu thất bại, dám đứng lên sau
những thất bại thì từ bây giờ cha mẹ nên dạy bé cách ứng phó với thất
bại. Đầu tiên, bạn nên cùng bé phân tích rõ nguyên nhân khiến bé gặp
thất bại. Sau đó đưa ra cách thức, phương pháp để khắc phục và làm tốt
công việc hơn. Có thế thì mai mốt bé mới bản lĩnh đối đầu với những
khó khăn của cuộc sống được.
5. Tránh bảo bọc con quá mức
Luôn dạy, chỉ cách sống cho con chứ nhất quyết không sống thay con,
làm thay con bất cứ việc gì mà sức con có thể làm. Cứ để tự bé làm tất
cả để bé có thể phát triển kỹ năng giải quyết vấn đề, tính độc lập của bé
ngày một tốt hơn.
6. Tránh cho bé cảm giác cô đơn
Vì nỗi, bé không có anh chị em gì hết nên không tránh khỏi cảm giác cô
đơn, không ai chơi cùng, không ai chia sẻ cùng, v.v… Cha mẹ thì lo
làm, chẳng có mấy thời gian vui đùa cùng bé, thế nên bé kết bạn với thú
nhồi bông, với trò chơi điện tử. Đúng là không có gì xấu, thế nhưng sẽ
tốt cho bé hơn nếu bé vui chơi và trò chuyện với mấy bé khác.
Thế nên, dù bận cách mấy cha mẹ cũng nên đưa con đi công viên, tham
gia các lớp học dành cho độ tuổi của bé, v.v… để bé có thể phát triển
nhân cách và trí tuệ một cách hoàn chỉnh.
7. Cùng bé vui cười
Như tui đã nói ở trên, trẻ con một ít có niềm vui lắm. Vì thế bạn hãy tạo
điều kiện để bé mở lòng hơn với mọi người. Bạn có thể dành chút thời
gian vui đùa cùng con, nào bày hàng, nào chơi rượt bắt, v.v… vì bé luôn
thích chơi đùa mà. Để bé cười cũng không khó mấy đâu.
8. Biết cách nói “không”
Đây được xem là điều vô cùng quan trọng, không chỉ đối với bé mà còn
đối với người lớn nữa. Mà thật sự vậy đó, nhiều người lớn đâu biết từ
chối, đâu biết nói “không” trước những sai trái, những cám dỗ đâu nè.
Thế nên, để tránh bé hư hỏng về sau, từ bây giờ bạn nên tập cho bé biết
nói “không” với những điều sai, điều không đúng nha.
~~~> thật sự dạy bé con một không hề khó như dạy các bé khác đâu. Chỉ
có điều cha mẹ phải tinh ý hơn, biết quan tâm bé hơn, biết cách để
hướng dẫn con mình đi đúng đường hơn thôi à. Thế nên cứ an tâm, nếu
bạn chịu bỏ công dạy dỗ, uốn nắn bé tập cách sống tốt từ đầu thì không
lo bé hư hỏng về sau đâu.