Tải bản đầy đủ (.ppt) (27 trang)

chọn giống cây ngắn ngày nâng cao

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (532.62 KB, 27 trang )


CHỌN GIỐNG CÂY NGẮN NGÀY
NÂNG CAO
Chuyên đề: Chọn giống đậu tương
GVHD : PGS. TS. NGUYỄN VĂN HOAN
HVTH : 1. PHẠM THỊ THU HÀ
2. DƯƠNG THỊ HỒNG
3. TRẦN THỊ KHEN
4. VŨ VĂN QUANG
5. NGUYỄN VĂN TÂN
LỚP : DTG - 18

Nguồn gốc lịch sử

Cây đậu tương (Glycine max (L) Merr)
là nguồn thực phẩm quan trọng cung cấp
cả hai loại protein và dầu thực vật.

Đậu tương có giá trị dinh dưỡng cao, hạt
có chứa 38-42% protein, 18-22% dầu,
30-40% hyđrat cacbon, 4-5% các chất
khoáng, các sản phẩm đậu tương được sử
dụng nhiều cho người và gia súc và các
mục đích khác.

Đậu tương có nguồn gốc ở Trung Quốc,
đã được biết đến cách đây hơn 5000
năm. Từ phía Bắc Trung Quốc đậu tương
phát triển sang Triều Tiên, Nhật Bản, thế
kỷ 17 thâm nhập sang Châu Âu.


Ở miền Đông và Nam Trung Quốc, đậu
tương truyền lan sang các nước Đông
Nam Châu Á.

Sự phát triển của đậu tương trên thế giới

Đậu tương là cây lấy hạt, cây có dầu quan trọng bậc nhất
của thế giới, đứng thứ 4 sau cây lúa mì, lúa nước và ngô.

Do khả năng thích ứng rộng nên nó đã được trồng khắp ở
năm châu lục, nhưng tập trung nhiều nhất là châu Mỹ
73,03%, tiếp đến là châu Á 23,15%...

Sản phẩm đậu tương được lưu hành trên thế giới chủ yếu
dưới 3 dạng: hạt, dầu và bột.

Khu vực tiêu thụ dầu nhiều nhất là Mỹ, Braxin, Trung Quốc,
Nhật, Ân Độ …

Ở Việt Nam ta, cây đậu tương đã được phát triển sớm ngay
từ khi nó còn là một cây hoang dại, sau được thuần hoá và
trồng như một cây thực phẩm có giá trị dinh duỡng cao.

Năng suất đậu tương bình quân của nước ta rất thấp, chỉ đạt
39,27% năng suất bình quân của thế giới

Sản lượng đậu tương của một số nước trên thế giới như
bảng 1

Top Soybean Producers

in 2006 (tons/ha)
United States 87.7
Brazil 52.4
Argentina 40.4
China 15.5
India 8.3
Paraguay 3.8
Canada 3.5
Bolivia 1.4
World Total 221.5
Source:
UN Food & Agriculture Organisation
(FAO)[1]

Quỹ gen của đậu tương

Đậu tương trồng (Glycine max) có số
lượng NST 2n = 40 thuộc họ: Fabaceae
họ phụ Lyguminosae Việt Nam thường
gọi là “đậu tương” hoặc “đậu nành”.

Chi Glycine wild gồm 2 chi phụ: Glycine
và Soja (bảng 1)
Phân loại khoa học
Tên hai phần
Glycine L. max
(L.) Merr.
Giới (regnum): Plantae
Bộ (ordo): Fabales
Họ (familia): Fabaceae

Phân họ (subfamilia): Faboideae
Tông (tribus): Phaseoleae
Phân tông
(subtribus):
Glycininae
Chi (genus): Glycine
Loài (species): G. max

Quỹ gen cây đậu tương

Bộ gen đậu tương là khá lớn, bao gồm khoảng 1 100 MBP.

Nó là nhỏ hơn nhiều so với bộ gen của cây ngô và lúa mạch, nhưng lớn hơn so
với bộ gen của Arabidopsis và lúa (Arumuganathan và Earle, 1991).

Đậu tương hiện đại được coi là kết quả của một tổ tiên lưỡng bội (n = 11),
trong đó đã giảm đi một thể lệch bội lẻ (n = 10), tiếp theo là sự đa bội hóa (n =
20) và sự hình thành thể lưỡng bội (Hymowitz, 2004).

Đậu tương được coi là tứ bội (Pagel et al., 2004).

Một trong những thách thức trong nghiên cứu di truyền của đậu tương là do cấu
trúcđa bội của nó, mức độ trùng lặp phân đoạn trong bộ gen của nó.

Do đó, điều này thể hiện những thách thức trong việc điều hành toàn bộ hệ
gene và trình tự lắp ráp do chuỗi DNA lặp đi lặp lại. Hơn nữa, trình tự sự đa
dạng trong gieo trồng đậu tương là tương đối thấp so với các loài khác dẫn đến
những thách thức bổ sung trong các bản đồ di truyền

Loài 2n Sự phân bố

Chi phụ Glycine
1. G. albicans Tind và Craven 40 Australia
2. G. arenaria Tind 40 Australia
3. G. argyrea Tind 40 Australia
4. G. canescens F. J. Herm 40 Australia
5. G. clandestina Wendl 40 Australia
6. G. curvata Tind 40 Australia
7. G. cyrtoloba Tind 40 Australia
8. G. falcata Benth 40 Australia
9. G. hirticaulis Tind và Craven 40; 80 Australia
10. G. lactovirens Tind và Craven 40 Australia
11. G. latifolia (Benth) Newell và Hymowitz 40 Australia
12. G.latrobeana (meissn) Benth 40 Australia
13. G. microphylla (Benth) Tind 40 Australia
14. G. Pindanica Tind và Craven 40 Australia
15. G. tabacina (Labill) Benth 40; 80 Australia, các đảo Nam Thái Bình Dương
16. G. tometella Hayata 38; 40
78; 40
Australia, Papua New, Guinea
Australia, Philippine, Đài Loan
Chi phụ Soja (Moench) F.J. Herm
17. G. Soja Seib. Và Zucc 40 Trung Quốc, Nga, Đài Loan, Nhật Bản, Triều
Tiên - đậu tương dại
18. G. max (L) merrill 40 Đậu trương trồng hiện nay trên thế giới có ở
nhiều nước

Đặc điểm di truyền của đậu tương
Đậu tương thuộc nhóm cây tự thụ phấn điển hình
Hoa đậu tương có kích thước rất bé, chiều dài từ 5 – 7
mm. Một hoa bình thường bao gồm các bộ phận: đài hoa

hình ống, 5 cánh hoa trong đó có 1 cánh rộng nhất là cánh
cờ, 2 cánh bên và 2 cánh thìa, 2 bó nhị đực dính liền nhau
và 1 nhị đực tách rời, tạo thành một hình ống bao quanh
nhị cái. Bầu nhuỵ cái hơi cong về phía nhị đực tách rời,
đỉnh của bầu nhuỵ là một cụm vòi nhuỵ.
Với cấu tạo như vậy đảm bảo cho sự tự thụ phấn của đậu
tương.
tỷ lệ giao phấn khoảng 0,5 – 1%.
Hiện nay người ta vẫn chưa tìm ra cách truyền phấn cho
đậu tương. Vì vậy đến nay công tác chọn giống đậu tương
chủ yếu vẫn là sử dụng dòng thuần

Mục tiêu tạo giống đậu tương

Mục đích chung

Mục tiêu tổng quát

Mục tiêu cụ thể

Mục đích chung

Năng suất cao, thời gian chín phù hợp cho từng vùng,
vụ khác nhau

Khả năng chống chịu sâu bệnh, tính chống đổ, chống
tách vỏ, chống chịu với điều kiện môi trường không
thuận lợi

Khả năng tổng hợp nitơ, thành phần và chất lượng hạt


Ngoài ra trong các điều kiện cụ thể cho từng khu vực
sinh thái và các mục đích sử dụng riêng biệt

×