Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Liệu pháp sốc trong phỏng vấn ứng viên cao cấp ppsx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (89.23 KB, 4 trang )

Liệu pháp sốc trong phỏng vấn ứng viên cao
cấp
Theo nhiều chuyên viên tuyển dụng, các bài test mang tính chất
gây căng thẳng thường được dùng để nhận diện những điểm yếu
cũng như những “vết đen” trong bản lý lịch của ứng viên.
Lãnh đạo cao cấp một ngân hàng lớn của Nga rất tâm đắc với
“liệu pháp sốc” khi phỏng vấn các ứng cử viên vào các chức vụ
top manager (người lãnh đạo cao nhất). Sau nhiều câu hỏi hóc
búa xoay quanh nghiệp vụ chuyên môn, ông thường đưa ra một
số câu hỏi khác hơi “khó chịu” mang tính chất cá nhân riêng tư,
ví dụ như: “Anh chị có tình nhân (ngoài vợ, chồng) không?”.
Đối với đa số các ứng viên thì riêng cuộc phỏng vấn đã là một
quá trình stress, đó là chưa kể đến các “mánh nhà nghề” của
chuyên viên tuyển dụng thường dùng để “quay” ứng viên.
Nói chung, “liệu pháp gây sốc” thường được dùng như một
phương pháp hữu hiệu trong các cuộc phỏng vấn các ứng viên
cao cấp. Theo ý kiến của một chuyên gia tuyển dụng thì việc
“gây sốc” ứng viên bằng một loạt các câu hỏi “khó chịu”, nhiều
khi còn mang tính chất khiêu khích sẽ giúp nhà tuyển dụng nhận
diện một cách đầy đủ về ứng viên hơn.
Ví dụ, ứng viên có thể được mời đến dự phỏng vấn không phải
tại văn phòng công sở mà là tại một quán bar. Tại đây, nhà tuyển
dụng vờ như thân thiện lắm, mời ứng viên uống rượu và tự gọi
thực đơn. Sau đó, nếu ứng viên tỏ vẻ là một kẻ “rượu vào lời
ra”, chắc chắn anh ta sẽ không bao giờ được mời vào những
chức vụ liên quan đến các thông tin bảo mật.
Cũng có nhiều nhà tuyển dụng tiếp ứng viên rất nhẹ nhàng, lịch
sự, thậm chí còn mời ứng viên tự nhiên hút thuốc để rồi vài giây
sau đó nói rằng tại công ty này không có chỗ dành cho những
người hút thuốc. “Dĩ nhiên, bạn có thể hỏi thẳng ứng viên xem
họ hút thuốc hay không, nếu chỉ vậy thôi thì quá đơn giản. Tôi


muốn nhấn mạnh là nhiều khi bạn phải tạo ra tình huống để ứng
viên có thể bộc lộ ra tính cách của mình”, một chuyên gia tư vấn
tuyển dụng nhận xét.
Một ứng viên được tiến cử vào chức vụ phó tổng giám đốc ngân
hàng có khi phải trải qua những tình huống hết sức gay cấn và
“khó chịu”. Anh ta được mời đến phỏng vấn với hai vị lãnh đạo
ngân hàng. Trong khi hai bên đang say sưa tìm hiểu về nhau,
bỗng thình lình một trong hai vị lãnh đạo kia chớp lấy cái ly
đựng trà và thản nhiên vấy nước vào mặt khách. Đây là một
chiêu mà các ông chủ nhà băng muốn kiểm tra mức độ bản lĩnh
về tâm lý của ứng viên.
Hầu hết các ứng viên không lường trước được các câu hỏi, tình
huống mà chuyên gia phỏng vấn sẽ hỏi và làm với họ. Thậm chí
trong buổi phỏng vấn các ứng viên cao cấp, các chuyên gia
tuyển dụng còn cố tình nói chuyện thật lâu qua điện thoại với
một ai đó, hoặc còn quát tháo nhân viên dưới quyền một cách
ầm ĩ. Và thực ra các “thủ thuật” này cũng chỉ nhằm kiểm tra
phản xạ của ứng viên trước các áp lực “bất thường”.
Tuy nhiên, nếu như không nắm vững được cách phỏng vấn theo
“liệu pháp sốc”, các nhà tuyển dụng có thể “sổng” rất nhiều ứng
viên tốt. Khi bạn cần những ứng viên mẫn cán, cẩn thận, chính
xác ví dụ như kế toán, thủ quỹ hoặc lập trình viên, kiểu phỏng
vấn “gây sốc” có thể sẽ làm bạn mất đi những ứng viên sáng giá.
(Theo TBKTVN)


×