Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Tài liệu Tác phong chuyên nghiệp trong phỏng vấn doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (135.52 KB, 5 trang )

Tác phong chuyên nghiệp trong phỏng vấn
Trong cuộc phỏng vấn xin việc, không chỉ những điều bạn nói là quan trọng,
cách bạn nói và dáng vẻ của bạn như thế nào cũng quan trọng không kém.

Hãy bước vào phòng một cách tự tin.
Dù bạn mới lần đầu tiên đi dự phỏng vấn, bạn vẫn cứ thật bình tĩnh, đầu
ngẩng cao (nhưng đừng thái quá, sẽ bị xem là tự cao), mở một nụ cười và
chắc chắn rằng bạn đang rất nhiệt tình chờ đón cơ hội phỏng vấn này.

Những câu phỏng vấn sẽ không phải lúc nào cũng thú vị, nhưng nếu bạn đã
chuẩn bị trước tâm lý và kiến thức cho những câu hỏi "kinh điển" thì dáng
vẻ của bạn sẽ bộc lộ thái độ tự tin ấy.

Đừng bắt tay một cách... ũ rũ.
Trong một số môi trường chuyên nghiệp, cái bắt tay có thể nói rất nhiều về
một con người. Hãy chắc là cái bắt tay của bạn đủ mạnh mẽ, không rụt rè, ...
ẻo lả! Trong sự tôn trọng, cũng đừng bắt tay quá trớn. Hẳn bạn cũng không
muốn bị "ghi sổ" như một người làm hỏng cuộc phỏng vấn chỉ vì những
ngón tay!

Cố gắng phản chiếu người phỏng vấn của bạn
Hãy luôn "theo sát" người phỏng vấn bạn và cố gắng phản chiếu lại thái độ
và những hành động của anh ta hay cô ta trong một cách tinh tế. Nếu người
phỏng vấn bạn đang rất hào hứng, hãy cố gắng bắt kịp cảm xúc đó. Tuy
nhiên, điều này không có nghĩa khuyên bạn làm những gì người phỏng vấn
bạn làm!

Đừng rung rung đôi chân của bạn
Gõ nhịp bàn chân, vặn vẹo đôi bàn tay, xoắn vài lọn tóc hoặc cắn móng tay...
Tất cả những hình ảnh đó phản ánh sự thiếu tự tin và sợ hãi và hoàn toàn có
thể làm lãng phí những lời nói của bạn. Hãy làm sao cho người nghe tập


trung vào những câu trả lời hay nhất của bạn, chứ không phải là cách cư xử
bồn chồn - không yên ấy!
Quan tâm đến tư thế của bạn
Hãy cố gắng ngồi thẳng và có một dáng điệu tốt, điều này sẽ giúp bạn nói
với người đang phỏng vấn bạn rằng bạn là một người tự tin và có cá tính.
Ngược lại, dáng đi lừ đừ sẽ vẽ nên một chân dung lười biếng và yếu kém về
bạn.

Đừng vắt chéo đôi cánh tay trước người của bạn
Ngồi với đôi tay bắt chéo trước bạn có thể sẽ chỉ ra một tính cách phòng thủ,
sự kháng cự, tính công kích và một suy nghĩ không cởi mở. Sử dụng đôi bàn
tay diễn cảm những gì bạn đang nói. Khi người phỏng vấn đang nói, hãy đặt
đôi bàn tay vào lòng bạn, thoải mái với đôi cánh tay dựa vào ghế của bạn.

Giữ đôi mắt nhìn thẳng
Luôn hướng đôi mắt về người phỏng vấn bạn sẽ giúp bạn thật sự nối kết với
họ và hãy làm điều này dù bạn là người nhút nhát. Vâng, việc hướng mắt về
người phỏng vấn có thể làm bạn lúng túng nhưng đó là một cách thức rất
quan trọng.

Tương tự,
cố gắng vận dụng những ngôn ngữ hình thể khác để gây một
ấn tượng tốt như gật đầu, nghiêng nghiêng đầu, nhướng lông mày lên khi
người khác đang nhấn mạnh quan điểm của họ.

Đừng thường xuyên thay đổi tư thế ngồi
Hãy tìm một tư thế cho đôi chân của bạn, sao cho thoải mái và cố gắng duy
trì tư thế này. Nếu bạn chọn cách ngồi bắt chéo chân, hãy chắc rằng bạn có
thể bắt chéo chân suốt buổi phỏng vấn.


Quan tâm đến giọng điệu của bạn
Giống như những cử động lý tính, giọng nói sẽ nói rất nhiều về bạn. Hãy
chắc là bạn đã trả lời những câu hỏi bằng một giọng điệu mạnh mẽ, phù hợp.
Tránh việc trả lời quá nhỏ nhẹ, hoặc nói lầm bầm, hoặc nói quá nhanh.

Điều tốt nhất bạn nên nhớ là trước khi trả lời một câu hỏi là hãy hít một hơi
thở sâu
, suy nghĩ một vài giầy và sau đó hãy bắt đầu trả lời. Điều này sẽ
giúp bạn "khống chế" được sự căng thẳng và giúp bạn thể hiện mình tốt nhất
khi bạn đưa ra những câu trả lời quan trọng.

×